Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

Chuyện dài Biển Đông

Nguyễn đạt Thịnh
Biển Đông, ngoài tính chất một câu chuyện dài -dài gần bằng tham vọng của Trung Cộng, dài hơn thái độ phản quốc của bọn lãnh tụ cộng sản Việt Nam- còn là câu chuyện chuyên chở nhiều hành động quả cảm, oai hùng của người Việt quốc nội, và nhiều hành động lẩm cẩm của nhiều chính khách thế giới.
Hai thí dụ về lẩm cẩm: ông Susilo Bambang Yudhoyono, tổng thống Indonesia, và Fidel Ramos, cựu Tổng thống Philipines, vừa cộng tác với nhau tiết lộ một bí mật; bí mật đó là hiểu biết của quý vị tổng thống tương đối cũng khá giới hạn.
Trước khi được chính quý vị tổng thống và cựu tổng thống tiết lộ kiến thức của họ, mọi người yên chí tổng thống phải là người hiểu biết quán triệt thiên hạ -ít nhất cũng trên bình diện chính trị. Nhưng 2 vị lãnh đạo quốc gia Indonesia và Phi Luật Tân vừa chứng minh tầm hiểu biết giới hạn của họ bằng 2 đề nghị không những không giải quyết được những khó khăn họ đến dự hội nghị ASEAN (Đông Nam Á) để tìm giải pháp, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho những khó khăn đó kéo dài thêm, nẩy nở rộng hơn.
Ông Yudhoyono vận động quý vị nguyên thủ, quý vị ngoại trưởng Đông Nam Á đến dự hội nghị ASEAN, thảo ra một nghị quyết, để nghị quyết này trở thành một "thông điệp mạnh mẽ" gửi tới toàn thế giới, khẳng định rằng tình hình trong khu vực vẫn còn có thể kiểm soát được.
Sở dĩ ông Yudhoyono đặt nặng vấn đề kiểm soát Biển Đông, vì Biển Đông đang nằm trong tình trạng "mất" kiểm soát, dù quyền kiểm soát nằm trong tay bất cứ cường quốc nào, kể cả Trung Cộng. Bằng cớ là cái lưỡi bò của họ đang bị hầu hết các quốc gia Đông Nam Á phản đối. Tôi dùng hai chữ "hầu hết" vì không tin là Việt Cộng phản đối lưỡi bò Trung Cộng.
Điểm không hiểu biết của ông Yudhoyono là đề nghị một thông điệp nói lên được ý chí không chấp nhận Biển Đông vượt khỏi tầm kiểm soát của những quốc gia Đông Nam Á.
Không một văn bản thông điệp nào có được cái mãnh lực thần thánh đó cả, nghị quyết ông Yudhoyono tìm kiếm chỉ có trong thế giới huyền ảo và công bằng, nơi mọi thế lực đều tuân hành một khuôn mẫu pháp lý không xây dựng trên sức mạnh.
Ngoài lỗi lầm mơ tưởng của những chính khách dự hội nghị ASEAN viết một kiến nghị chỉ có giá trị trên mặt giấy, Yudhoyono còn phạm lỗi lầm trí nhớ cụt. Ông không nhớ được là 9 năm trước ASEAN cũng đã ký kết tài liệu DOC (Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea- Tuyên bố chung về Quy tắc ứng xử) và suốt 9 năm nay, cuộc thảo luận về hình thức thực hiện DOC vẫn chưa đạt tới một thỏa thuận nào cả.
Lỗi lầm của ông Ramos còn trầm trọng hơn: ông kêu gọi 2 nỗ lực: một là xây dựng khối Châu Á + Thái Bình Dương, và hai là tạo tình trạng phi quân sự trên, và quanh đảo Trường Sa.
Trong một bài báo đăng ngày thứ Hai 7/18 tại Manila, đánh dấu ngày khai mạc hội nghị Đông Nam Á, ông Ramos nêu lên thực trạng không có cơ cấu mang tính định chế cho vùng Biển Đông, nhận định này lập lại điều ông tổng tưởng quốc phòng Robert Michael Gates nói trong cuộc hội luận The Asia Security Summit, tại khách sạn Shangri-La trong 3 ngày từ mùng 3 đến mùng 5 tháng Sáu 2011.
Nêu lên hiện trạng Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh hải và không phận Phi Luật Tân ngoài khơi Palawan, ông Ramos đặt câu hỏi "xung đột sẽ nổ tung, với một bên là Phi Luật Tân và Việt Nam, bên kia là Trung Quốc không?"
Đề nghị "phi quân sự Biển Đông" không những không giúp tạo thanh bình trên Biển Đông, mà còn vô cùng tai hại, nếu quy chế phi quân sự chỉ ngăn cấm những chiến hạm Hoa Kỳ vào Biển Đông bảo vệ Phi Luật Tân, trong lúc không gạt bỏ được những chiếc chiến hạm Trung Cộng ngụy trang dưới mầu sơn trắng, mạo xưng là tầu ngư chính, tầu hải giám, và tầu cảnh sát biển, để xâm chiếm lãnh hải của những quốc gia sống quanh Biển Đông.
Quy chế phi quân sự Biển Đông sẽ giúp Trung Cộng độc chiếm mặt biển rộng lớn, giầu tài nguyên; và nghị hội ASEAN 2011 là cơ hội bằng vàng giúp Trung Cộng lợi thế "một mình, một chợ", với hai ông Yudhoyono, Ramos, chỉ có những hiểu biết chính trị giới hạn, và ông phỗng đá Phạm Gia Khiêm với lập trường 3 không, "không nghe, không thấy, không biết", đang ngồi yên giữa hội nghị, với quyết tâm không mở miệng nói bất cứ điều gì cả.
Bên cạnh những lẩm cẩm của các chính khách ngoại quốc như hai ông Susilo Bambang Yudhoyono và Fidel Ramos, và bên cạnh những bội phản của các chính khách Việt Cộng như Phạm Gia Khiêm, Hà Xuân Sơn, người Việt Nam vẫn kiên trì đấu tranh bảo vệ lãnh hải, lãnh thổ, chấp nhận những trận đòn thù hận, những tiếng chửi ác độc của bọn công an Việt Cộng đàn áp họ.
Tay không họ tranh đấu một mặt chống giặc ngoài, mặt thứ nhì chống thù trong, như cha, anh họ tay không chống giặc Pháp năm 1945, và chống liên quân Việt Cộng-Trung Cộng trong cuộc nội chiến 21 năm. Đối diện với xe tăng, đại pháo của địch họ đem những khẩu súng ngựa trời, những cây gậy tầm vông vót nhọn, những lũy tre Ấp Chiến Lược ra đương cự.
Lần này họ sử dụng hai thứ vũ khí mới là blogg điện tử và máy quay phim, chụp hình. Hai loại vũ khí này rất lợi hại. Blogg giúp phổ biến tin tức ngay trong phút sự kiện xẩy ra, và máy chụp hình, máy quay phim giúp người đọc tin, dù xa vạn dậm, vẫn thấy vô cùng gần gụi với cuộc đấu tranh cam khổ của đồng bào.
Ngay sáng Chúa Nhật 24 tháng Bẩy, người Việt hải ngoại đã được xem ảnh, xem phim cuộc xuống đường cuối tuần, lần thứ 8 tại Hà Nội.
Sự kiện người Hà Nội tiếp tục biểu tình, chấp nhận mọi ngược đãi, mọi thủ đoạn đàn áp của công an trong suốt 8 tuần lễ, cho bọn lãnh tụ Việt Cộng thấy rằng đàn áp không phải là giải pháp bóp nghẹt tiếng nói yêu nước của người Việt Nam.
Vũ khí "máy chụp hình" đang làm cán bộ công an chùn bước, sợ sệt trước chiến thuật chỉ trích đích danh những tên bưng bợ Trung Cộng, như trường hợp của đại úy Minh đạp 4 đạp vào mặt người biểu tình Nguyễn Trí Đức.
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 17/07/2011 trong cuộc biểu tình cuối tuần, lần thứ 7 tại Hà Nội, đại úy Minh – đội phó đội an ninh công an quận Hoàn Kiếm, công an Hà Nội, từ trên xe bus, thẳng chân đạp lên mặt anh Nguyễn Trí Đức bốn lần, khi anh Đức đang bị bốn công an khiêng từ dưới đất để vất lên xe như khiêng một con lợn. Anh Đức là một thanh niên yêu nước, đi biểu tình ôn hòa chống bọn xâm lược Trung Quốc đang cướp biển đảo Việt Nam. Phổ biến cùng với những bức chân dung của Minh là bài thơ:
Gương mặt người yêu nước
Là gương mặt nhân dân
Gương mặt nhân dân
Là gương mặt Tổ Quốc

Biển đảo Việt Nam ta

giặc China tràn qua xâm lược
Nhân dân yêu nước biểu tình
Đại úy công an tên Minh
Bốn lần đạp vào mặt người yêu nước
Minh đã đạp thẳng vào mặt Nhân Dân - Tổ Quốc

Trước công an Minh
Giặc Ân từng đạp lên mặt Người-Tổ Quốc
Người trả lời bằng Thánh Gióng

Trước công an Minh
Giặc Hán từng đạp lên mặt Người-Tổ Quốc
Người trả lời bằng Hai Bà Trưng

Trước công an Minh
Giặc Tống, Nguyên, Minh, Thanh từng đạp lên mặt Người-Tổ Quốc
Người trả lời bằng Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung
Bài thơ, trở thành lợi khí thứ 3 của người biểu tình, nhắc tôi nhớ đến 2 câu vè ca tụng người Hà Nội:
Không thơm cũng thể hoa lài
Dẫu không thanh lịch cũng người Trường An
Người Trường An đem cả văn thơ ra chống ngoại xâm, và chống bọn thái thú người Việt lòng Tầu thì ngày tàn của chế độ Việt Cộng không còn xa nữa.
Ba thứ vũ khí (1) thông tin điện tử (2) phim, ảnh, và (3) văn thơ đang kiến hiệu giúp người Việt Nam chống xâm lăng, viết lên trang sử Biển Đông hiển hách, có những đoạn viết bằng văn vần như bài thơ Gương mặt người yêu nước đang tạo tê liệt cánh tay đàn áp của Việt Cộng.
Tôi nghe thèm trẻ lại vài chục tuổi để trở về nước tham dự cuộc xuống đường cuối tuần lần thứ 9 sẽ xẩy ra vào ngày cuối cùng của tháng Bẩy, ngày 7/31/2011.
Việt Cộng sẽ đàn áp tàn bạo hơn, nhưng chúng có làm gì thì người Hà Nội vẫn xuống đường lần thứ 10, lần thứ 11,... để viết trang sử hiển hách Biển Đông.

Nguyển đạt Thịnh