Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

MẮC XÍCH !

Letamanh

Trên bàn tiệc chỉ còn hai cái ly và một đĩa đồ nhậu. Hai chai bia, một chai còn một nửa, chai kia thì hết sạch. Đĩa đồ nhậu đã vơi phân nửa, một đôi đũa đặt hờ nữa trên nữa dưới. Mấy miếng giấy lau thay khăn ăn rơi vãi lung tung. Hai cái chén nằm hai bên góc bàn cô đơn với một ít thức ăn còn dang dỡ... Ngoài trời lúc bấy giờ lạnh và mưa phùn. Một vài chiếc lá bị gió cuốn rơi theo chiều những hạt mưa. Ngoài đường một vài chiếc xe chạy vội, mấy cái quạt nước cũng vội vàng theo những giọt nước ngược chiều gió cuối tháng chạp!
Hai người mải miết cãi nhau quên cả gắp thức ăn, quên cả hai ly bia, quên cả hai chai bia, quên cả ngoài trời đang giông tố. Câu chuyện mà họ đang bất đồng với nhau đến độ quên ăn quên nhậu là một câu chuyện dài, rất dài. Nó cũng dài như cuộc đời của hai người, nó cũng dính dáng đến một thời son trẻ của nhiều người, của cả một thế hệ mà họ đã trót sinh ra để gánh lấy... Dĩ nhiên là giờ đây họ đã gần đến tuổi lục tuần. Cuộc sống họ đã trải qua như một tiếp nối của những cơn co giật, những cơn hồng thủy đầy truân chuyên theo vận nước! Những thăng trầm tổ quốc đã làm cho cả dân tộc chìm nổi trong vũng lầy của chính con người tự chuốt lấy trong hành động vô thức hay ý thức, vị kỷ gian dối hay thành thật đầy đau thương...
Với hơn cái tuổi "ngũ thập tri Thiên mệnh", con cháu học hành đổ đạt, có công ăn việc làm, sui gia, dựng vợ gã chồng gần hết... Thế mà họ vẫn cứ gọi nhau mầy tao mi tớ giống như hồi còn để chỏm theo học trường làng!
- Mầy nói cái gì? Giao lưu văn hóa à! Mầy không hiểu cái nghĩa của giao lưu hay sao? Nó phải được thể hiện qua lại, phải trao đổi có tính cách ngang bằng... Đó mới là giao lưu chứ! Đàng nầy Họ chỉ kêu gọi hợp tác giao lưu nhưng là một chiều từ trong nước ra hải ngoại, các văn hóa phẩm hải ngoại thì không bao giờ được đem vào! Văn nghệ sĩ mà được ra hải ngoại thì chỉ công tác theo lệnh. Nghệ sĩ hải ngoại muốn về trình diễn thì phải theo điều kiện của Họ... Phải hát hay nói theo yêu cầu...
- Tao đồng ý với mầy! ngay bây giờ Họ phải giữ cái ghế chứ , người Việt tị nạn hải ngoại bao nhiêu năm nay "quậy" quá, nếu cho giao lưu văn hóa theo đúng nghĩa thì..
- Thì Họ bị teo chứ gì! Như thế là Họ sợ phải không? Sợ thì đừng có nói cái
giọng giao lưu hay không giao lưu. Người hải ngoại chống là phải rồi! Đúng nghĩa của nó là anh cho văn nghệ sĩ trong nước ra hải ngoại để làm tuyên vận, văn hóa vận mà thôi...Ta cứ lấy trường hợp Đơn Dương đóng phim. Người ta đóng phim là phải nhập vai, theo tuồng tích chứ có phải theo ý riêng đâu! Thế mà kết án phản quốc!
- Thôi! Tao không chày cối với lý luận cái gì cũng chống của mầy!
- À! Mầy nói như thế không phải là chỉ có mình tao chống mà cả dân tộc đang đứng lên chống, tao chỉ ở ngoài la làng cho cả thế giới biết. Trong nước nhiều người đang can đảm đứng lên. Mầy có thấy thế không, biên giới bị triều cống, hải phận bị xâm lăng... Dân thì bị khóa mồm, không được ý kiến, không được biểu tình chống quân xâm lược, báo chí thì toàn quốc doanh. Vì cái ghế ngồi mà Họ đã bán nước...
- Tao đã nói với mầy nhiều lần rồi, tao đã khẳng định rằng chúng ta chỉ là những con cờ thí mầy biết chứ!
- Nhưng đâu phải chỉ có một mình tao với mầy mà cả một dân tộc là con bài thí. Tao đâu cải với mầy thí hay không thí! Nhưng ai là tác giả của cuộc chơi, ai là thủ phạm?
- Thủ phạm à! Đến giờ nầy mà mầy còn hỏi những câu vô cùng lãng nhách. Nầy nhé! Mình là một dân tộc nhược tiểu, một món mồi vô cùng ngon cho bọn Đế quốc dù đỏ hay vàng, xanh hay trắng. Hơn nữa, vị trí nước ta cũng là một địa điễm quan trọng trong khu vực, Thằng nào cũng thèm chảy nước giãi, thằng nào cũng muốn lấy Việt Nam làm bàn đạp, làm tiền đồn để có thể khống chế toàn vùng Đông Nam Á...
- Mầy nói giống như cối xay cùn! Vấn đề ấy đứa con nít còn biết, há là người như tao! Nhưng ở thời điểm nầy, trong nước thì sau hai mươi mấy năm...
- Tao không muốn nói đến chính trị, tao không muốn đề cập động đến chính trị. Mình nên nói những vấn đề cấp bách như làm thế nào cho đồng bào mình trong nước bớt khổ... Trước mắt là những người bạn của mình, những người thân...
- Mầy là thằng tiền hậu bất nhất, là một người không có óc suy luận! Không biết mình đang làm gì và đang nói những gì...
- Sao mầy mắng tao nặng thế!
- Tao đang nổi cơn điên rồi, mầy nói như vậy mà không điên lên sao! Thế nào là chính trị? Mầy lúc nào cũng nói chính trị mà cứ khư khư cho mình là không làm chính trị! Đồ ngu!
- Đừng có lên giọng nhé! Đừng làm thầy đời. Tao nói là tao không muốn bàn đến chính trị, không làm chính trị...
- Ừ! thì như vậy là mầy tự chửi mầy đó! Mầy và tao cãi lộn với nhau, cố tranh luận thế nào cho vấn đề nó sáng ra, cố thảo luận thế nào cho một công việc hay một đề tài nào đó sáng tỏ. Đó chính là bàn luận chính trị, đó là đang làm chính trị! Chính trị là làm cho công việc sáng ra, là thi hành việc gì cũng chính danh chính nghĩa... Nói nghĩa rộng là cai trị, việc nhà, việc giao thiệp người với người, với kẽ thù, với đất nước... là chính trị! Mầy nói rằng mầy không muốn làm chính trị chính là thái độ, là hành động chính trị... Mầy muốn giúp đỡ anh em bạn bè bằng cách vận động tiền bạc, bằng cách quyên góp... là gì mà không đang làm chính trị hã thằng ngu! Mầy dạy con mầy nên học hành để sau nầy ấm thân, đừng xì ke ma túy, đừng ham chơi theo băng đảng... Đó là mầy làm chính trị với con mầy. Mầy khuyên bạn mầy nên gởi tiền về VN giúp bạn bè hay cứu lụt, cứu đói... là mầy làm chính trị với bạn mầy. Mầy tự mình quyên góp những người quen, đem tiền về phân phát làm phước... Đó là gì nếu không nói là làm chính trị? Những người tị nạn biểu tình hay chống giao lưu văn hóa một chiều, đòi nhân quyền...Đó là hành động chính trị năng động. Còn mầy không làm như họ, không chống đối mà có chiều hướng hợp tác, đó là hành động chính trị thụ động. Tóm lại, chẳng ai trên cái cỏi đời nầy không làm chính trị...
- Tao không cải với mầy nữa, tao muốn nói rằng, CS trong nước bây giờ không như xưa nữa, tao không chống nữa có nghĩa là tao không làm chính trị. Tao không về cộng tác với CS, tao chỉ về thăm quê nhà và tao thấy đời sống bên nhà ngon lành rồi, nhà to cửa lớn, xe cộ tấp nập...
- Vậy thì mầy quyên góp cho ai trong lúc mầy nói bên nhà ngon lành rồi? Mầy tưởng người VN tị nạn bên nầy lấy tiền đô la trong kho ra phát hay sao? Như tao đây, mầy biết đó, tối ngày làm hai job, lái xe trên xa lộ đến sở hàng ngày gần cả trăm miles, ngày thứ bảy chúa nhật thì có bao nhiêu giờ để nghỉ ngơi và lo việc nhà... Tiền bill đủ thứ muốn phờ con mắt...!
- Dĩ nhiên là tao chỉ nói ở thành phố, tao chỉ thấy hiện tượng nhà to cửa rộng, xe cộ chạy tấp nập, người ta ăn xài hơn bên Mỹ... Nhưng bạn bè bà con mình thì thất nghiệp, thì đói...
- Ô hay! Mày làm chính trị tư tưởng với tao đó à! Tao tưởng mầy nói không làm chính trị, không nói chính trị mà mầy nói , mầy làm chính trị tài tình như vậy thì tao chào thua! Ông có biết thằng CS nó dùng tam đoạn luận thế nào không? này nhé! Hiện tượng đánh giá bản chất, hiện tượng mất đi, thì bản chất cũng mất đi(?)! Hồi trong tù, tao bị nhồi sọ như thế. Bây giờ tao thử lý luận theo kiểu đó xem mầy nói cái gì: Cuộc sống tại VN bây giờ ngon lành rồi, đó là vế thứ nhất. tới vế thứ hai: Nhà to cửa rộng mọc lên như nấm, xe cộ tấp nập! Như vậy vế thứ ba của tam đoạn luận phải như vầy: Dân VN không nghèo như trước kia! Có phải như vậy không? Mà nếu mầy nói rằng bà con mình còn nghèo, bạn bè mình cần giúp đỡ...Thì lại nghịch ý với lý luận trước. Nếu thế thì phải nói rằng Hiện tượng không thể nào đánh giá được bản chất phải không? Vậy thì ai giàu có lầu cao nhà to, xe cộ tấp nập và ai nghèo rớt mồng tơi cần mầy và những người "không làm chính trị" như mầy quyên góp cứu trợ thay cho thằng chính phủ, thay cho thằng Đảng CS...Mà tiền viện trợ hàng năm của LHQ, của các nước, đủ mọi loại tiền nó chạy đi đâu? Gạo thì dư để xuất cảng thứ nhất nhì thế giới mà dân thì đói kêu khóc đòi bố thí... Tụi mình là dân bị xua đuổi, bị cho là phản quốc, bị cho là ôm chân đế quốc... Sao bây giờ được trải thảm đỏ, năn nỉ về cứu quê hương... là thế nào?
- Tao không nói chày nói cối với mầy nữa! Tức ói máu! Mầy với tao là hai thằng sanh ra và lớn lên trong vùng CS chiếm, vùng Liên Khu 5. Tao không lạ gì ...
- Không lạ gì nhưng là rất lạ. Chính cái đầu của mầy làm cho mầy giống như một người ngủ mê không tỉnh ra! Hồi 1954 mầy đòi tập kết theo VC ra Bắc mà không được vì mầy là thành phần địa chủ. Ông nội mầy có lần bị đem ra đấu tố, lúc mầy mới có chín mười tuổi gì đó nhớ không? Ông bà Nội mầy bị gông bằng hai cái gông tre dắt đi an trí trên thượng nguồn An Lão rồi chết luôn ở đó... Mầy học đến đại học trong chế độ QG mà tư tưởng của mầy vẫn còn mơ thiên đường CS nên mầy trốn quân dịch, mầy kiếm nơi trú ẩn trong ngành giáo dục. Sau năm 75 mầy cố lập công với kẽ chiến thắng, nhưng vẫn bị đi tù "cải tạo" . Mầy trốn qua Mỹ theo diện con lai trong lúc vợ con mầy bỏ mầy từ khi mầy còn trong tù... Hay là mầy cứ muốn về VN là vì mầy có bồ nhí hay có con cán bộ nào nó móc nối...!
- Thôi đi! Mày tưởng tao mê CS lắm hay sao? Tao nói là tao không muốn bàn đến chính trị mà cứ du tao vào chuyện chính trị. Tao ghét nghe nói chính trị, tao ghét nhắc đến chuyện riêng của tao, tao thù những gì quá khứ của tao...
- Vậy thì có lẽ mầy không còn là mầy cho nên mầy không biết mầy đang muốn gì,muốn làm gì trong khi mầy kêu gọi tụi tao, góp tiền cho mầy về giúp về cứu dân thay thế nhà cầm quyền...
- Im cái miệng thối của mầy đi! Tao có giúp CS đâu, tao nói là giúp bạn bè đang đói thôi mà!
- Mầy nói bên VN bây giờ nhà cất lên như nấm, xe cộ tấp nập, người người áo quần dẹp...
- Nhưng ở quê thì đang đói, đang gần chết đói, gạo không có mà ăn cần cứu giúp, cần làm phước, miếng khi đói bằng gói khi no...
- Nói với mầy giống như nói chuyện với đầu gối..!
Câu chuyện dang dỡ tới đó thì người ta nghe một cái rầm và một tiếng động cực lớn, theo sau là những tiếng đổ vỡ loảng choảng của chén bát, của ly tách, của chai lọ...Người thì tức quá đấm mạnh tay xuống chiếc bàn có đồ nhậu dang dỡ. Người kia cũng tức giận không kèm chế được lấy chân đá bồi cho chiếc bàn văng xa ra... Sau đó hai người cùng đứng dậy! Một người lưỡng lự một lúc, thở dài, nhìn trước nhìn sau... Lấy cây chổi trong xó bếp, cúi xuống dọn dẹp, lấy chổi quét quét, lấy tay lượm lượm, lấy khăn lau mồ hôi... Người kia thoáng cau mày, quay nhìn lại hiện trường, nửa muốn xin lỗi, nửa không... lửng thửng bỏ ra xe, rồ máy dông mất! Chẳng ai buồn nói với ai lời nào nữa...