Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

CÕI THƠ VI KHUÊ

DIÊN NGHỊ - SONG NHỊ

Vi Khuê tên thật là Trần Trinh Thuận, chánh quán Thừa Thiên-Huế. Bút hiệu này đã xuất hiện từ những năm giữa thập niên 50, khi bà còn là biên tập viên, xướng ngôn viên đài phát thanh Huế. Bà chính thức xuất hiện trên thi đàn miền Nam với tập thơ Giọt Lệ đã in và gửi đi dự thi Giải Văn Học Nghệ Thuật Đệ Nhị Cộng Hòa. Giọt Lệ đã cùng hai tác phẩm khác vào chung kết. Đây là thời kỳ Vi Khuê đang ở chức vụ Hiệu trưởng Trung Học đệ nhị cấp Văn Khoa, thành phố sương mù Đà Lạt.
Sau biến cố 30 tháng Tư 1975, bà cùng gia đình vượt biên, đến Mỹ định cư, bà đã sớm hội nhập vào sinh hoạt cầm bút, một lãnh vực vốn là sở trường, sở thích và là giấc mơ một đời của bà. Từ năm 1980, Vi Khuê cộng tác với hầu hết các tạp chí văn học tại hải ngoại của cộng đồng Việt như các tờ: Văn, Văn Học, Thế Kỷ 21, Thời Luận...
Từ năm 1982, là cây bút chủ lực của nguyệt san Diễn Đàn Phụ Nữ, phụ trách nhiều mục với các thể loại thơ, văn, ký dưới nhiều bút hiệu: Vi Khuê, Đào Thị Khánh, Đoàn Văn, Nguyễn Thị Bình Thường. Từ năm 1996 bà chuyển qua cộng tác với Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn trên nhật báo Thời Báo, Bắc California, Hoa Kỳ.
Vi Khuê là một trong số ít người cầm bút ở hải ngoại có tên trong Tự Điển Tiểu Sử Nhân Vật Quốc Tế (Dictionary of International Biography) ấn hành tại Cambridge, Anh quốc; Và trong Tự Điển American Biographical Institute, Inc (ABI), ấn hành tại Hoa Kỳ. Ngoài thi phẩm Giọt Lệ *thơ 1971, tại Hải Ngoại, từ năm 1985 đến năm 2001 Vi Khuê đã ấn hành một số lượng tác phẩm thơ văn phong phú về cả hình thức lẫn nội dung:
- Cát Vàng (thơ 1985); Ngựa Hồng Trên Đồi Cỏ (văn 1986); Tặng Phẩm Tình Yêu (thơ 1991); Những Ngày Ở Virginia (văn 1991); Vẫn Chờ Xe Thổ Mộ (văn 1993); Hoa Bướm Vườn Thơ Tôi (thơ 1994); Băng Thơ (1995), CD thơ Vi Khuê (1997); Thơ Trong Mưa và Hoa (Poem in Rain and Flowers) (thơ 2001). Ngoài ra Vi Khuê còn đóng góp tác phẩm trong 15 tuyển tập thơ văn tại hải ngoại.
"Thơ Trong Mưa và Hoa" là tuyển tập thơ bằng ba thứ tiếng Việt, Anh và Pháp ngữ. Đã có nhiều văn nghệ sĩ, thức giả nhận xét thơ Vi Khuê dưới nhiều khía cạnh, lăng kính: tình yêu đôi lứa, đất nước quê hương, triết lý nhân sinh, biển dâu thế sự. Nhận xét vô tư, trung thực - có, nhưng cũng không tránh được một số ý kiến có phần chủ quan...
Thơ Vi Khuê đa dạng hơn thế, càng chị tìm kiếm, càng phát hiện thêm tư duy và cảm xúc đặc thù của nhà thơ nữ hiếm hoi này.
Hồi niệm về cội nguồn, nòi giống, bà không những vinh danh truyền thuyết đã có, mà còn hãnh diện, tự hào dân tộc còn hé lộ qua tâm tư trăn trở, lao đao về cội rễ bám sâu đất Tổ lâu đời, lại chông chênh thế đứng, hưng vong theo chiều dài lịch sử, như một định mệnh đang ám ảnh vật vờ những cuộc rẽ chia, lưu lạc:
Nước có tích xưa một trăm trứng
Cha là Rồng, mẹ vốn là Tiên
Mẹ đi lên núi, cha về biển
Con đã trăm con, rẽ trăm miền...
Phiêu bạc giữa vòng quay nghiệt ngã thời đại, con Rồng cháu Tiên đang thực sự lạc rẽ trăm miền trên hành tinh, khắp mọi miền xa lạ, và cùng thấm thía nỗi đau chung đời kiếp ngóng trông:
Gửi hồn theo sách về Non Nước
Cát bụi thân mình lại xót xa
Ôi, hỡi hồn thiêng sông núi hỡi
Ngày nao ta trở lại quê nhà?
(Gửi Hồn Theo Sách)
Đề cập đến nhiễu nhương ly loạn, nguyên nhân cũng như hậu quả, bà cảm nhận chiến cuộc - quy luật diễn biến gần như tất yếu trong dòng tranh chấp ý thức hệ của con người giữa hai bờ chủ nghĩa - trong đó có vai trò người phụ nữ nhạy cảm, được khẳng định với ngôn ngữ thơ như lời tự thú:
Tôi dang hai cánh tay đàn bà
Ôm lấy cuộc đời đầy lửa đạn
Tôi đã sống như loài bò sát
Với đôi ngươi và những mấu chân...
...
Tôi đã đổ một trùng dương lệ ngọc
Tôi vốn nòi khóc mướn thương vay...
(Chân Dung Tự Họa)
"Khóc mướn thương vay" là thái độ của thức giả xưa nay, không ngăn được lòng mình đau niềm đau chung của thiên hạ, chứ nào phải chuyện vớ vẩn "là thi sĩ nghĩa là ru với gió" như ai kia! Cho nên, dẫu "nhi nữ thường tình", kẻ sĩ cũng tự vẽ chân dung mình với hai dòng nước mắt tuôn rơi trước biển đời sóng gió, trong mệnh nước nổi trôi. Rồi khi cuộc chơi giữa thiện và ác, giữa sáng và tối, giữa chính nghĩa và phi nghĩa... kết thúc, kẻ sĩ tự dằn vặt mình với tội lỗi tự mình nhận lấy:
Tôi đã góp hai bàn tay tội lỗi
Vào cuộc đời tôi thệ thốt yêu đương
Tôi, đàn bà, với trăm nỗi xót thương
Đã tham dự chiến trường không dám hỏi...
(Chân Dung Tự Họa)
Không đủ uy quyền, yếu tố quyết định số phận mình, không giữ trọn lời thề thốt thiêng liêng cùng sông núi. Vi Khuê biểu hiện lời thú tội thành khẩn của một bản thể công dân, ý thức trách nhiệm, đóng góp phục vụ với đôi bàn tay năng động cho tới tận phút cuối cùng ngã ngũ.
Phong cách ngôn ngữ thầm kín, bí ẩn mà tỏa rạng sức sống của con người nặng tình quê hương, tiềm tàng xao xuyến theo triều động thăng trầm vận nước. Vi Khuê, xoáy vào chiều sâu thẳm của Tạo Hóa với trằn trọc, hoài nghi luận điểm "có hay không có Thượng Đế", bậc sáng tạo và quyết định số phận muôn loài trần thế, từng in đậm tâm khảm và niềm tin con người. Vi Khuê so chiếu cuộc đời hiện thực, phấn đấu, vật lộn, ngược xuôi với biết bao truân chuyên, bất trắc. Tác giả đã nghĩ về "Trời" như khi bất chợt đối diện với "người hàng xóm rất gần nhưng cũng rất xa xôi": "Bà hàng xóm Mỹ"! Hóa ra "Bà cũng như tôi", cùng chia sẻ một ý niệm về Trời, trong thân phận sức người có hạn:
À, tôi đang nghĩ có trời chăng?
Bà trả lời tôi với, được không?
Trong đêm le lói, đèn leo lét
Lấp lánh đôi ngươi, ngó lạ lùng

Có Trời, ồ có, chớ sao không?
Trời ở đôi ngươi ngó, lạ lùng
Trời đẩy đưa tôi từ gác nhỏ
Đến cùng người khác giữa đêm đông...
(Bà Hàng Xóm Mỹ)
Ngoài luận lý nhân sinh, đức tin tôn giáo, thơ Vi Khuê còn phác họa những bức tranh cổ độ bằng những gam màu pha trộn khéo tay, nổi bật hình tượng quá khứ "Qua Đèo Nhớ Trấn". Trong khoảnh khắc bàng bạc thiên nhiên cùng nỗi ai hoài của Bà Huyện Thanh Quan "Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo", cảnh vật lắng đọng vô âm, im lìm hoang vắng:
Qua đèo nay nhớ trấn xưa
Hoang vu đồi hạ, đôi bờ cỏ may
Trong sâu thẳm tĩnh lặng không gian và thời gian, cồn, bến, cỏ dại, lau thưa, đang chờ đợi. Chờ đợi biến hóa, vươn dâng, hồi sinh, đồng thời là mơ ước của tác giả trong hiện thực:
Cồn hoang dã, bến lau thưa
Trơ thân cỏ dại nằm chờ nước sông
(Hoang Vu)
Đọc Vi Khuê, ghi nhận tiêu biểu rõ nét của tư duy và cảm xúc. Ngôn ngữ thơ trong sáng, giọng điệu sang cả, thanh cao, trang nhã, xứng đáng một dáng đứng đường bệ trên thi văn đàn hải ngoại.
NHỚ NGUYỄN DU TRÊN ĐƯỜNG QUA QUỶ MÔN QUAN

Ngồi đây đọc sách ngàn trang cũ
Ngoài đó lao xao vẫn chiến trường
Tuyết bão vào song, mưa cứ đổ
Tưởng người xưa dưới Quỷ Môn quan

Đường qua cửa quỷ, mây vần vũ
Ngàn dặm về Nam nhớ bóng ai
Gió xác cây xao cuồng vó ngựa
Đầu non trăng rụng, vượn than dài

Ngán ngẩm mặt người không muốn ngó
Ấm lòng đã có rượu vài chung
Tuổi chưa già cớ sao liều lĩnh
Chỉ ngắm nhà kia ngủ gác non?

Tương quan bè bạn là không có
Thì bận lòng chi chuyện đón đưa
Thôi, cảm ơn đời thêm chút nữa
Cho ta quán trọ dưới trời mưa.

Vi Khuê

GỞI HỒN THEO SÁCH

Gởi hồn theo sách về Non Nước
Nước mấy ngàn năm nước gấm hoa
Nước thơm trang sử thơm tình đất
Nước vẫn ngàn năm nước Việt ta

Nước có tích xưa một trăm trứng
Cha là Rồng mẹ vốn là Tiên
Mẹ đi lên núi cha về biển
Con đã trăm con rẽ trăm miền

Nước có con thuyền trôi ngược sóng
Có người tuốt kiếm dưới trăng ca
Câu thơ hào khí thơ hùng tráng
"Thế sự du du nại lão hà"*

Nước có non cao chín ngọn Hồng
Sông Hương Núi Ngự mấy hưng vong
Phù sa bãi lượn Đồng Nai rợp
Bóng rặng dừa xanh ngát Cửu Long

Nước có Vua Bà xưa cưỡi voi
Có cô công chúa lấy dân chài
Có văn chương mở ngàn pho sách
Có Bạch Đằng Giang khiếp vía ai

Nước xưa có Trạng ngồi ghi chép
Sấm truyền nghiêm trọng xuống lòng dân
Một đời gối chiếc hai dòng lệ
Thù ghét can qua, giận lũ cuồng

Nước có sao đông có sao tây
Nước có kỳ hoa dị thảo đầy
Nhưng nước ngàn năm còn nước khổ
Lịch sử cuồng trong trận gió quay!

Gởi hồn theo sách về Non Nước
Cát bụi thân mình lại xót xa
Ôi! hỡi hồn thiêng sông núi hỡi
Ngày nao ta trở lại quê nhà?

(*) Thơ Đặng Dung

CHÂN DUNG TỰ HỌA

Tôi giang hai cánh tay đàn bà
Ôm lấy cuộc đời đầy lửa đạn
Tôi đã sống như loài bò sát
Với đôi ngươi và những mấu chân

Tôi đã bám lì mặt đất yêu thân
Tôi đã bám, như loài rắn rết
Rồi tôi sẽ xa anh và xa hết
Tôi chết đi xin người rũ cờ tang
Khóc thương tôi, như đã khóc thương chàng...

Khóc thương tôi, chỉ vì tôi đã khóc
Tôi đã đổ một trùng dương lệ ngọc
Tôi vốn nòi khóc mướn thương vay...
Tôi chẳng là gì hết của hôm nay
Tôi, sinh vật đã già như cây cỗi

Tôi móng nhọn che mặt trời tiếc nuối
Mặt mày nhăn như loài cú rừng hoang
Như con mèo đêm mỗi tối lang thang
Trong ngõ ngách trên lời than thở vội...

Tôi từ chối sống bằng-cây-cối
Để sa sút, tôi trở thành cỏ dại
Tôi đã góp hai bàn tay tội lỗi
Vào cuộc đời tôi thệ thốt yêu đương
Tôi, đàn bà, với trăm nỗi xót thương
Đã tham dự chiến trường không dám hỏi
Hỏi giùm tôi, xin hỏi giùm tôi với
Khóc thương tôi, xin hãy khóc thương nàng...

THẠCH BÌNH THÔN(*)

Dù ra muôn dặm nẻo đường xa
Vẫn gói lòng riêng mối thiết tha
Con hói, lênh đênh bèo, sóng giạt
Rìa bưng, hiu hắt lá, sương sa
Biết bao biển lệ, dòng mưa cũ
Cả một trời thương, giọt nắng tà
Hỏi thạch bình đâu nương náu nhỉ
Cho con nước những não nùng hoa?

Vi Khuê - 1986
(*) tên làng nội của tác giả

ĐÊM MÙA HẠ

Một giờ ta bấm phôn
Bạn hãy còn thức đó
Hai giờ ta bấm phôn
"Hê lô" buồn nho nhỏ

Tại sao ta cùng thức
Trong đêm mùa Hạ này
Tại sao ta cũng thức
Trọn mùa gió heo may?

Tại sao ta phải thức
Từ đời xưa đến nay
Tại sao ta sẽ thức
Ôi! đêm lịch sử dài!

HOANG VU

Qua đèo nay, nhớ trấn xưa
Hoang vu đồi hạ, đôi bờ cỏ may

Từ bên ấy sang bên này
Con sông vẽ một nét mày bắc ngang

Em về bên ấy sao đang
Tôi thương cổ thụ hai hàng lệ xưa

Cồn hoang dã, bến lau thưa
Trơ thân cỏ dại nằm chờ nước sông

Cửa trời đã khép đôi khung
Suy tư bước nhỏ ngại ngùng chân em

Dòng ơi, sông nước êm đềm
Trả hoang vu, lại cho mình hoang vu.

Vi Khuê - 1987

BÀ HÀNG XÓM MỸ

Tôi ở nơi đây đã sáu năm
Gặp bà mới chỉ một đôi lần
Dẫu rằng hàng xóm chung cư cả
Nhưng chửa bao giờ tiện viếng thăm

Đêm kia trời nổi cơn oi bức
Tôi rảo quanh sân trước khoảng vườn
Từ dạo xa quê, trời dẫu lặng
Lòng tôi oi bức cứ từng cơn

Tôi bước, khoanh tay, đầu cuối xuống
Thấy gì đâu giữa khoảng mênh mông
Bỗng dưng một tiếng chào thăm hỏi
Lạ lẫm, làm tôi thoắt giật mình

Bà hỏi tôi, "sao, mạnh khỏe không
Biết chăng khuya xuống lạnh vô cùng?
Có chi thao thức xin tâm sự
Chút tình hàng-xóm-thấy-qua-song..."

Vội vàng, tôi nói cảm ơn. Ôi!
Cảm động làm sao ở xứ người
Không phải cố tri mình gặp gỡ
Mà người hàng xóm rất xa xôi!

"À, tôi đang nghĩ có Trời chăng
Bà trả lời tôi với, được không?"
Trong đêm le lói, đèn leo lét
Lấp lánh đôi ngươi ngó, lạ lùng

"Có Trời, ồ có, chứ sao không
Trời ở đôi ngươi ngó, lạ lùng
Trời đẩy đưa tôi từ gác nhỏ
Đến cùng người khác giữa đêm đông

Trời giáng cơn tai họa xuống người
Khi, đời vô vị, vẫn ôm thôi
Ôm cho đến chết còn tha thiết
Trời đó! người sao cưỡng lại Trời!"

"Vâng, Trời chỉ có thế mà thôi
Không nghĩa là ban phước-lộc đời
Không nghĩa rằng dang tay cứu độ
Khi người đau đớn gọi Trời ơi!

Việt Nam, hình ảnh "Boat People"
Là đã từng giông tố bão bùng
Đã gọi Trời ơi, Trời chẳng lại
Thì đừng hy vọng, chớ trông mong..."

Bà hàng xóm Mỹ đêm tôi gặp
Chỉ một tuần sau đã mất rồi
Tôi đến thăm bà trên gác nhỏ
Một mình nằm chết rất đơn côi

Chúng tôi trong cảnh chiếc thuyền con
Bão táp triền-miên cứ dập dồn
Nên đến đây nương tìm hạnh phúc
Sao bà mắt nhắm lệ còn tuôn?

Vi Khuê.

MAI MỐT TÔI VỀ

Mai mốt tôi về tóc đã bạc
Đứng trên cầu cũ, nhìn sông xưa
Sông êm như thuở còn tươi mát
Mười tám xuân nghiêng nón đợi chờ

Ồ không! thuở ấy mùa ly loạn
Chỉ có phà ngang ở bến đò
Cô gái qua sông mười tám tuổi
Trên đầu đã chít chiếc khăn sô

Thì thế thì thôi, thì lận đận
Thì long đong, thì đã lênh đênh
Thì như ai đó ngoài mưa lạnh
Chìm nổi theo cơn sóng bập bềnh

Thì như ai đó, ngoài phương Bắc
Đỉnh nhọn Trường Sơn ứ máu chân
"Móc trái tim đau" mà khóc lóc
Nỗi niềm gian khổ bốn mươi năm

Thì như ai đó ở phương Nam
Nằm mong đêm qua, đêm chẳng tàn
Đêm cứ đêm hoài câm bóng nến
Lệ người hay lệ nến chan chan

Thì như ai buổi đầu lưu lạc
Trâu ngựa quê người tủi tấm thân
"Ngày phóng xe làm phu hốt rác
Đêm về nằm nước mắt chứa chan"

Thì như ai đó nữa, bây giờ
Đứng dựa cột đèn, ngó ngẩn ngơ
Dâu bể tan hoang thành phố cũ
Thẫn thờ đi những bóng bơ vơ

Mai mốt tôi về, tóc đã bạc
Đứng trên cầu cũ nhìn sông xưa
Sông ơi! đá cũng còn cau mặt
Mà nước sông sao cứ lững lờ?

Vi Khuê
(Thơ Trong Mưa và Hoa)