Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

MỘT CHẶNG ĐỜI RỐI RẤM

Truyện của Phan Xuân Sinh

*Viết dành tặng Phúc và Khiết.

Chuyện xẩy ra với anh như là một định luật, hoàn cảnh lúc bấy giờ không ai có thể đi ngược lại, nó như một mắc xích cứ tuần tự nối theo nhau, không ngừng lại được. Chuyện xẩy ra cho đời anh, nó cũng tương tự như muôn ngàn người khác, sống trong cùng một hoàn cảnh, một thế hệ, một thời điểm. Nó đã nhận chìm biết bao nhiêu gia đình cùng thời, nó đã phá vở bao nhiêu ước vọng của đời trai. Bây giờ ngồi nhìn lại nó, anh còn sợ và tự nghĩ tại sao mình vượt qua được như là một “định mệnh”, mà từ lâu anh không tin vào sự an bài của bề trên. Bây giờ ở vào cái tuổi trên sáu mươi, nhìn lại mọi chuyện bằng một sự trầm lặng, suy luận và diễn giải một cách hợp lý, nó không bồng bột, nông nổi, háo thắng như hồi còn trẻ. Cốt lõi của mọi vấn đề xẩy ra trong đời sống tùy thuộc vào cung cách sống của mỗi người. Cái nhân nào nó đều có cái quả đó. Sự chăm sóc vun trồng nó sẽ mang tới một kết quả mong muốn. Đó là lẽ tất nhiên mà ta không chối cãi được.
Thời đó anh là một sĩ quan hải quân của miền Nam. Anh chọn lựa bởi sự thôi thúc của tuổi trẻ, sống một đời tang bồng lênh đênh trên biển cả. Ý nghĩ lãng mạn nầy anh đã nuôi trong lòng từ lâu, khi còn là học sinh ở Huế, nhìn thấy bộ quân phục trắng của các sĩ quan hải quân đi dạo phố thấy nó vừa kiêu hãnh mà cũng vừa sang trọng làm sao. Nếu sau nầy có cơ hội phải phục vụ trong quân đội, thì anh sẽ chọn hải quân. Chuyện của thời tuổi trẻ có nhiều ước mơ thế nhưng mấy ai chụp bắt được mơ ước của mình, tuy nhiên anh đã đạt được điều đó Những năm anh vào đại học, chiến cuộc càng ngày càng leo thang, càng ngày càng khốc liệt. Những thanh niên lần lượt bước vào quân trường mà không có một sự chọn lựa. Nhiều đêm suy nghĩ, trong thời điểm nầy nếu bước vào quân đội anh còn được sự chọn lựa binh chủng nào anh thích, nếu lỡ mất cơ hội sau nầy anh không còn được sự chọn lựa nữa, mà chính quân đội sẽ chọn lựa tới anh. Anh ghi danh vào khóa 22 sĩ quan hải quân.
Rồi cũng như bao nhiêu người khác sau hai năm, anh ra đơn vị. Bây giờ thực sự anh mới thấy những ước mơ ngày xưa tưởng chừng như sụp đổ. Đời của một thủy thủ nó chẳng có gì đẹp, những lúc biển động say sóng, ói mửa, suốt ngày tháng lênh đênh trên biển không thấy một bóng người, bay bướm với ai khi đối diện với trời rộng biển xanh. Chỉ có những lúc tàu cặp bến được lệnh lên bờ đi bát phố. Có lẽ đời của những người lính hải quân hạnh phúc nhất là những phút giây nầy. Thật tình mà nói, trong thời chiến cái khổ cực và chịu đựng của hải quân làm sao so sánh với bộ binh được, nội sự di chuyển thôi đủ thấy họ dùng đôi chân băng rừng vượt suối, còn các anh đi đâu cũng bằng tàu chỉ khác nhau tàu lớn hay tàu nhỏ, đường biển hay sông lạch. Dĩ nhiên không ai có những tị hiềm, những so đo với nhau, công việc ai nấy làm, nhiệm vụ ai nấy giữ.
Anh yêu chị những ngày tàu anh cặp bến Sài Gòn. Chị là một người con gái đẹp, đài các. Chuyện tình yêu của anh chị nó bình thường cũng như hằng vạn cuộc tình nhân khác. Yêu nhau, lấy nhau, tạo nên một gia đình. Trong thời chiến người thiếu phụ nào có chồng là lính cũng đều mang một tâm trạng chờ đợi. Sự chờ đợi làm cho lòng người mỏi mòn, héo hắt. Chị cũng ở trong hoàn cảnh trông chờ như vậy. Cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt thì sự mong chờ càng ngày càng dài thêm. Giữa tháng 3 năm 1975 Huế mất, gia đình anh di chuyển vào Đà Nẵng. Con tàu của anh phục vụ vùng duyên hải Miền Nam gần cuối tháng 3 năm 1975, thì có lệnh của thượng cấp quay đầu đi Đà Nẵng để di chuyển những đơn vị bộ binh. Nhân dịp nầy anh về nhà người chú để hỏi thăm tin tức gia đình ở Huế thì gặp đại gia đình của anh tạm trú tại đây, anh mang tất cả xuống tàu, lúc nầy đang có lệnh di tản khỏi Đà Nẵng cùng với các chiến hạm khác, chở theo các đơn vị bộ binh và dân chúng.
Trong khi di chuyển từ Đà Nẵng vào Sài Gòn vợ anh chuyển bụng và sinh đứa con gái thứ hai của trên chiến hạm anh đang công tác. Một điều lạ là đứa bé có đôi mắt lóng lánh xanh như màu đại dương. Đó là một kỷ niệm rất đặc biệt không thể nào quên đối với vợ chồng anh. Khi tàu cập bến Sài Gòn anh mang gia đình về nhà, vì trước đây ba của anh có mua môt căn nhà để dành cho các con có nơi ăn học, và đôi khi ông có dịp đi công tác Sài Gòn ở lại đó. Sắp xếp mọi việc cho gia đình, rồi anh xuống tàu ra đi công tác khác.
Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, tất cả những chiến hạm phải tuần tiểu liên tục trên vùng duyên hải Miền Nam, anh không có dịp về Sài Gòn để thăm vợ con. Đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 Sài Gòn thất thủ, tàu của anh còn lênh đênh trên biển cả không thể vào bờ được. Sĩ quan và thủy thủ có lệnh mang tàu qua Phi Luật Tân. Giờ phút buồn nhất khi cặp bến Phi Luật Tân, cờ quốc gia Việt Nam được kéo xuống, tàu được sơn phủ, xóa đi dấu vết của Hải Quân Việt Nam. Anh em đứng bên nhau chứng kiến cảnh nầy, đôi mắt rưng rưng, lòng đầy luyến tiếc. Anh biết bọn anh sẽ vĩnh viễn không còn dip phục vụ đất nước, không còn đi trên những chiếc tàu chiến tuần tra trên vùng duyên hải Việt Nam. Cũng bắt đầu từ nay cuộc đời sẽ trôi giạt vào một ngã đường khác, vĩnh viễn chia tay với quá khứ mà những gì tuổi trẻ đã chọn. Chiến tranh đã lùi xa khỏi cuộc đời, khỏi quê hương. Hòa bình thực sự đã tới, nhưng tới bằng chia lìa mất mát, bằng khổ đau oằn oại. Những người trên tàu được chuyển qua một chiến hạm của Mỹ để đi đến căn cứ Guam. Anh và mọi người bắt đầu một cuộc sống tị nạn.
Một thân một mình trên đất lạ quê người, tất cả làm lại từ đầu. Xa gia đình, nhớ vợ con đó là một sự khắc khoải nhất của anh. Anh nghe tin có một số người đòi Mỹ trả họ trở về Việt Nam, nhiều khi nhớ vợ con anh cũng muốn bước xuống tàu Việt Nam Thương Tín cùng đi với họ. Lại nghe những tin rất xấu về chế độ Cộng Sản, những cuộc trả thù, những trại cải tạo lao động thiếu ăn đã làm cho anh chùng bước. Sợi dây liên lạc với gia đình bị cắt đứt, anh không còn biết gia đình bên quê nhà sống ra sao. Những tin tức về quê hương càng ngày càng xấu đi. Những người thắng trận lập phòng tuyến gắt gao, kiên cố, chia cắt người trong nước với thế giới bên ngoài, không có cách nào liên lạc được. Anh cũng mua một radio để hằng đêm mở đài VOA nghe tin tức quê nhà, chỉ có cách nầy mới hiểu chút ít về cuộc sống nhân dân Việt Nam thời ấy, mới biết được những trại cải tạo giam giữ sĩ quan và công chức của Miền Nam một cách khắc nghiệt, phải chết dần mòn. mới biết những cuộc đổi tiền làm khánh tận biết bao nhiêu gia đình, lập lên những vùng kinh tế mới đày những gia đình sĩ quan, công chức như một cuộc sống khổ sai, cải tạo công thương nghiệp để vơ vét tài sản của nhân dân. Chính vì vậy anh mới biết sự hà khắc của cộng sản, họ xáo trộn và bần cùng hóa cuộc sống, không để người dân ngơi nghỉ.
Anh sống trong tuyệt vọng và nghĩ rằng anh và gia đình vĩnh viễn không còn gặp nhau được. Mỗi ngày lái xe đi làm về, anh lang thang trên đường phố hoặc vào bar uống rượu để tìm quên. Anh sợ về nhà, sợ nhìn căn phòng lạnh ngắt, sợ sự cô đơn. Nhiều khi thức dậy nửa đêm, anh bước ra cửa sổ đứng nhìn ra ngoài, nhìn bóng đêm anh thấy lạnh cả người. Lúc nầy là lúc nhớ vợ con quay quắt, nhưng không biết phải làm sao. Anh mới thấy sự cần thiết của gia đình, thiếu vắng một hơi ấm của gia đình, một tiếng cười khúc khích của vợ con để trong căn phòng sống động lên. Tất cả ao ước đơn giản đó anh đã có, thế nhưng hiện nay bị một làn sóng thời cuộc đã đẩy anh rời xa tất cả, xô anh đến một vùng đất xa lạ. Nghĩ lại đôi khi anh bật khóc trong đêm tối vắng lặng. Vợ anh, người đàn bà nhan sắc mới hai mươi mấy tuổi, chưa từng lăn lóc với đời làm sao chống chọi với cuộc sống, lại còn hai con nhỏ bên cạnh chị phải xoay sở làm sao? Tất cả đã làm cho anh rối trí khi nghĩ về gia đình xa cách., biết những khó khăn của vợ mà không làm sao giúp được. Người bên quê nhà đã khổ, mà người tha hương lại càng khổ hơn.
Rồi cuộc sống cứ lặng lẽ trôi, đến một ngày anh không còn chịu đựng nổi sự cô đơn và cũng chính thời điểm nầy, anh gặp một người đàn bà mang đến cho anh những điều anh thiếu, lấp vào khoảng trống của đời anh, tiếp cho anh một hơi thở tưởng chừng như hụt hẫng, và đúng hơn là một cái phao để anh níu lên đó khi anh cảm thấy đuối sức. Anh không còn tâm trí cân nhắc, không còn chọn lựa thiệt hơn. Đời sống quá cô đơn đã làm cho con người thèm khát đủ thứ, miễn sao có người bên cạnh để an ủi khi vấp phải những buồn phiền, chia sẻ những vui buồn và tiếp sức cho nhau đi trên đoạn đường xứ lạ quê người. Hai người dễ đến vì đều mang một tâm trạng như nhau, cùng một kiếp sống tha hương nên đồng lòng trợ giúp. Anh vẫn luôn luôn nghĩ đây chỉ là một cuộc tình cũng như những cuộc tình mà anh đã đi qua trong cuộc đời. Sau nầy khi Hoa Kỳ và Việt Nam giao thương, anh lại trở về với vợ. Cũng qua đài VOA anh mới biết làn sóng vượt biên bắt đầu ồ ạt, lúc đầu còn lẻ tẻ càng về sau càng đông đảo, bất kể sự bắt bớ, bất kể hiểm nguy miễn sao ra đi để vượt thoát khỏi một đất nước bạo tàn, dùng những chính sách khắc nghiệt trên đầu nhân dân. Anh theo dõi kỹ càng trong những người ra đi đó có gia đình anh không, có ai thân quen có thể cung cấp tin tức về gia đình của anh. Thế nhưng anh không gặp được người nào biết rỏ cuộc sống của vợ con anh. Cuộc vượt biên đã đánh động được lương tâm thế giới, các nước tây phương phải sửng sốt và mở rộng cánh cửa đón nhận làn sóng tị nạn.
Chính những tháng năm sống với người tình, tinh thần được cân bằng và anh bớt đi uống rượu, bớt đi la cà trên đường phố, bớt đi tuyệt vọng để chăm chú vào công việc làm, tạo dựng một mái nhà tương đối ấm cúng mặc dù theo anh vẫn chỉ là tạm bợ. Còn chuyện vợ con bên quê nhà biệt vô âm tín, anh đã tìm mọi cách nhưng không bắt được liên lạc với gia đình. Mọi tin tức về quê nhà đều xấu đi. Những thành trì kiên cố tạo dựng để ngăn cách với thế giới bên ngoài. Sống với người tình được vài năm thì anh nhận được tin của vợ và cũng chính lúc nầy, người tình của anh mang thai. Thêm một sự rắc rối với anh, thêm một oan khiên ụp trên đầu anh. Đứng giữa vợ và người tình anh thêm một lần nữa đắn đo. Năm sau đứa con gái đầu của anh vượt biên qua tới trại tị nạn, anh phải làm giấy bảo lãnh để nó nhanh chóng qua được Mỹ. Đây là chiếc cầu nối chắc chắn nhất giữa anh với gia đình nói chung và giữa anh với vợ nói riêng. Anh được biết thêm vợ anh ở Sài Gòn sống chung với cha mẹ anh. Một tay chị tần tảo bán buôn nuôi con và nuôi gia đình chồng. Những chuyện nầy đã làm anh thức tỉnh, anh không đắn đo và quyết định một cách sáng suốt trở về lại với vợ.
Người tình nhân bồng đứa con trai nhỏ ngậm ngùi ra đi. Chị ấy không thể tiếp tục cuộc sống với anh khi mà phải tận mắt chứng kiến cảnh nhà đoàn tụ của anh. Dù sao chị cũng ở Mỹ, hấp thụ được nề nếp văn minh, luật pháp không chấp nhận một người đàn ông có hai vợ, mà dù có cho phép thì chị cũng không thể ở lại vì như vậy chính chị chà đạp lên nhân cách của mình, mặc dù thâm tâm chị vẫn còn gắn bó với anh. Chị phải quyết định trước chuyện nầy, vì tự ái chị không thể nào để anh phải mở miệng nói lên một sự thật, chị là người thừa thải trong căn nhà nầy. Dắt con lầm lủi ra đi trước cái nhìn nghiệt ngã của anh, lòng anh cũng tan nát không thua gì chị. Một vấn đề mà không thể nào giải quyết ổn thỏa, bên nào cũng nặng nợ phải cần một sự hy sinh thì mới giải quyết được vấn đề. Chị chọn sự hy sinh dù sao đi nữa chị cũng là người đến sau. Trước khi đến với nhau, anh cũng đã cho chị biết anh là người đã có vợ con, thế nhưng thời thế lúc ấy mịt mù quá, biết khi nào sự ngăn cách trầm trọng giữa hai nước mới nối lại với nhau, đông tây lại xa xôi dịu vợi và nhất là ai còn giữ được sự thủy chung, khi mà những cám dổ của cuộc sống đang bủa vây quanh những người đàn bà trẻ trung nhan sắc. Chính những suy nghĩ nông cạn đó chị phải hứng chịu một kết quả bẻ bàng hôm nay, những gì chị nghĩ đều trái lại với ý muốn của chị. Dù là “tình địch trong lòng chị vẫn kính phục vợ của anh, sống giữa bầy thú dữ vợ anh vẫn giữ được sự thủy chung, vẫn hiên ngang đứng vững, không bị sa ngã vào những cám dỗ đã giăng ra bao vây chị. Đó là một người đàn bà đáng kính phục. Chị cũng không thể ở lại thành phố nầy, phải dẫn con đi thật xa để không phải nhìn cảnh gia đình của anh đang ấm cúng hạnh phúc để rồi phải luyến tiếc, phải đau nhức. Chị phải cố quên tất cả để sống với con.
Còn anh thì sao? Lúc đầu anh đến với người tình để tìm một sự khỏa lấp trong những ngày sống xa vợ con. Những năm tháng đầu anh nghĩ chỉ đùa vui cho qua ngày đoạn tháng, hai người tình nguyện đến với nhau như bèo nước. Một lúc nào cảm thấy không còn cần nhau nữa thì chia tay. Một ý nghĩ thật đơn giản, thế nhưng lại đầy nhiêu khê. Tình cảm của con người nó không vô tri như gỗ đá, đụng vào nó rồi dễ gì thoát ra được, mà dù có thoát ra thì cũng ân hận suốt đời. Chính mình là thủ phạm, tay đã nhúng chàm không thể nào rửa sạch được, lại là một người có trách nhiệm nên trong lòng anh luôn luôn có sự cấu xé, dằn vặt, làm sao chu toàn những nghĩa tình cho trọn vẹn. Bao nhiêu đêm thao thức, không tìm ra được một đáp số hợp lý. Nhìn người tình và đứa con trai say ngủ, anh thấy thật tội nghiệp, thật đáng thương, nhưng biết làm sao hơn khi nghiệt ngã của sự thật cay đắng đang tới gần với họ. Rồi mai đây mỗi người mỗi ngã vì dù sao đi nữa vợ con anh vẫn trên hết, vẫn đứng sừng sửng trong lòng anh. Anh không thể để họ bơ vơ nơi xứ lạ quê người.
Vợ anh, người đàn bà đẹp. Khi còn bên quê nhà chị đã biết anh đang cặp bồ với người đàn bà khác, chị cho đó là sự thường tình của đàn ông khi xa gia đình quá lâu. Chị không trách anh, chỉ buồn. Chị tin tưởng rằng khi gia đình đoàn tụ, cuộc sống êm ấm thì sẽ xô đẩy quá khứ vào một chỗ khác. Chị tin tưởng rằng với một tấm lòng thương chồng, với sự nhiệt tình xây dựng, chăm lo hạnh phúc sẽ cầm được chân anh. Cái gì đã qua hãy để cho nó trôi vào quên lảng. Chị hứa với lòng mình đừng khơi dậy đống tro tàn, đừng đay nghiến với quá khứ, đừng chê trách sự lầm lỗi. Hãy tha thứ để sống. Bao năm sống trên quê nhà, chị đã nhẫn nhục chịu bao nhiêu đắng cay để mong có ngày gặp lại chồng, thì không vì lý do sai trái để đánh đổ hạnh phúc, làm tan rả gia đình. Nhất là các con của chị cần có một gia đình êm ấm, cần phải học hành, cần một tương lai. Không vì sự ghen tuông ích kỷ phải đánh mất tất cả. Chị nguyện với lòng mình phải luôn luôn bồi đắp hạnh phúc, vì chính nó sẽ mở ra được những khúc mắc, mang lại niềm vui để tin tưởng vào cuộc sống.
Bây giờ đã bắt đầu bước vào tuổi già, hai đứa con gái lớn của anh đã có gia đình và có con, đứa con trai với người tình thuở nào bây giờ đã trưởng thành, đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ cũng thường đến thăm anh chị. Nhìn lại những chặn đường anh đã đi qua tưởng chừng khó vượt thoát được, thế rồi thời gian, tha thứ và tấm lòng của vợ, của người tình giải quyết được mọi vấn đề một cách suôn sẻ, tốt đẹp. Dĩ nhiên trong hai người đàn bà phải có một sự hy sinh, phải có một sự độ lượng. Người đàn bà nào mà không ghen tuông, thế nhưng họ biết kềm chế, xử sự mọi việc trong vòng hợp lý, tránh né những phiền phức tới cho mình cũng như cho kẻ khác. Ghen làm gì nữa khi mọi chuyện nó đã rồi, đã qua. Có nổi máu ghen lên thì cũng không giải quyết được gì, lại làm thương tổn đến con cái, hư sự. Người khôn ngoan là biết tha thứ, chỉ có tha thứ mới mang lại một sự kính phục của mọi người. Dù sao chăng nữa anh cũng phải cám ơn vợ anh, người đã vun trồng lên một mái gia đình vững chắc đến ngày hôm nay. Nhân cách của chị rực sáng, là tấm gương soi cho anh và con cái nể sợ.
Houston, ngày Fatherday (19/6/2011)
PHAN XUÂN SINH