Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

Nương tựa ở giữa đời

Hồ Minh Dũng

Năm 1972, trong một dịp vào nhà in của bộ Dân vận Chiêu hồi (ở đường Lê Thánh Tôn) để in đặc san Hỏa tuyến cho Sư đoàn 1 bộ binh, tôi hân hạnh được gặp Bùi Giáng lần đầu ở nhà anh Trần phong Giao, tổng thư ký toà soạn tạp chí Văn ở bên chân cầu Kiệụ Chúng tôi đang ngồi uống trà thì Bùi Giáng tớị Anh Giao vội vàng ra cửa đón mời vàọ Tôi đứng lên chào ông như học trò chào thầy.
Hình ảnh Buì Giáng ngày ấy còn đeo đẳng mãi trong ký ức của tôi cho đến bây giờ, khi hồi tưởng lại để viết đôi dòng về ông mà trong lòng vẫn còn âm ỉ buồn thương không dứt.
Trước mắt hiển hiện một con người mà những vần thơ ám ảnh tôi từ thời còn ôm sách đến trường: tóc tai bù xù,đầu từng sợi tóc bù xù ấy chẻ ra nhiều nhánh, mỗi nhánh nổi trôi nối với trời đất vô tận bên ngoàị Nét mặt ông khắc khổ, có rất nhiều vết nhăn, vết này chồng lên vết kia rất tương đắc, làm cho những vết sau cùng còn lại bị dòng nước mắt chảy xuống bào mòn trên sa mạc dạ Đôi mắt ông sâu thẳm, buồn bã, đục ngầu chất chứa những nỗi niềm không ai hiểu nổị Chỉ đôi mắt ấy thôi, tôi thấy rõ ràng lúc đó ông đã trung niên, nhưng cái thời chăn bò trên những đồi cỏ bát ngát ở Duy Xuyên hiện ra chập chùng qúa đổi ngây thơ trên tia mắt ông nhìn ra ô cửa , mà những dãy nhà bên kia con hẻm chật chội đã chắn bít hết chân trờị Đôi mắt ông, cơ hồ như chờ đợi một cái gì đột ngột sẽ đến, một cơn chớp bể mưa nguồn chẳng hạn.
Dưới hai mắt ấy là đôi môi mỏng của ông luôn luôn mỉm cười, cùng với những sợi râu lơ thơ màu râu bắp, cũng như tóc , đọt râu ông chẻ ra nhiều nhánh, nhưng không nảo lòng mà làm cho nụ cười "mím chi" của ông tăng phần duyên dáng. Nụ cưòi ấy thì ai cũng hiểụ Cuộc bày binh bố trận, luồn lách lươn lẹo ở trần gian này chẵng qua là một trò hề rẽ tiền. Đó là việc không phải để cho con người làm! Mọi sự , qua nụ cười ấy chỉ là một áng vân cẩu lấp ló tận bên trờị Nụ cười rạng rỡ ánh bình minh ấy chỉ là nỗi thấp thỏm đợi chờ một cơn mưa bất chợt buổi chiềụ Cơn mưa rữa sạch biết bao bụi mờ.
Quần áo ông mặc đơn sơ, bụi đất dính dáp nhiều chỗ, nhìn trang phục đó ai cũng nghĩ đến một kẻ không nhà , không nơi nương tựa, đêm đêm gối tay ngủ một giấc ngon lành ở vĩa hè phố, có thể ngồi từng canh dài trong đêm tối vắng dưới gầm cầu, xó chợ uống rượu suông để tìm nguồn thơ, suy nghĩ phân minh về triết lý trong cỏi phù dụ Bên ông, đông đảo bóng dáng, nhưng không phải người mà là chuột, gían, bọ xít, chồn c"ao, ruồi muỗi thân thương. Những người bạn ấy chưa hề làm điều gì phiền lòng ông. Những đêm dài ông ngủ không manh chiếu dưới mái đền bỏ hoang, hồn lặng đắm nghe sóng nước vỗ chập chùng từ dòng sông Thu, sông Hàn mà chuột đói vẫn hân hoan ôm riết mười ngón chân của ông, sáng ra mới hay một phần da thịt mình đã nuôi sống một bầy thú đói hiền từ qua đêm. Nụ cười thanh thản ấy đã hình thành từ nhũng biến cố lãng mạn như thế.
Anh Trần phong Giao lấy chai rượu rót mời Bùi Gíang một ly lớn. Ông vui vẻ uống hết rồi lấy trong túi một bài thơ đưa cho anh Trần, giọng Quảng Nam đặc sệt không pha trộn" " bài ni mới làm đêm hôm rồi, qua loa thôi". Anh Trần đưa cả hai tay trân trọng đón lấy, đọc xong anh đưa cho tôi xem. Tôi xem bài thơ lục bát khoảng chừng mười mấy câu, viết nghệch ngoạc như kiến bò , trong ấy phần nhiều là những từ tôi không đủ khả năng để hiểu nổi, nhưng vẫn đinh ninh rằng bài thơ hay, rất haỵ Đó là tấm lòng thành kính và sự ngưỡng mộ của tôi đã ngã về ông từ lâu rồị Cả anh Trần cũng không dám nói gì về một bài thơ của một người tư cách mà khi mới bước chân khập khểnh vào nhà , ánh hào quang đã theo vào làm ửng lên một không khí trang nghiêm. Không phải một mình ông đến mà cả một khối tinh anh đang theo về.
Ông ngồi hút thuốc, uống rượu và không hề đã động gì đến bài thơ mình nửa, lâu sau nghe tôi nói tiếng Huế, ông quay sang hỏi tôi:
- Chú ở Huế ?
- Dạ
- Ừ, Huế với Quảng.... gần.
Sau chữ Huếvới Quảng, nhà thơ ngập ngừng dường như chưa tìm ra một câu gì đó cho vưa tình ý của mình, cuối cùng lại thốt ra một chữ duy nhất rất đáng tri ân: "Gần! " Ôi một chữ ấy thôi đã thôi thúc cho cả một rừng trúc nhú chồi măng lên và ngân vang biết bao tình nghiã.
Ngồi chơi một lát, ông kiếụ Chúng tôi tiển ông ra cửạ Ông đi về phía hẻm cụt, anh Trần định gọi thì ông đã lập tức quay lui, miệng mỉm cười ngó bộ rất tâm đắc với sự lạc lối của mình. Anh Trần nói: " Trong đời, có mấy ai như Bùi tiên sinh, chỉ hai câu thơ: Xin chào nhau giữa dặm trường, muà xuân phía trước miên trường phía sau, ông có mất cả ngàn sau người đời còn nhớ." Anh Trần nói thêm : "Tôi qúy cái tâm của ông ấy".
Năm 1975, khi thành phố Huế, rồi đến Đà nẳng mất, tôi đem vợ con chạy vào Sài gòn, chăng bao lâu cả miền Nam mất luôn. Một buổi chiều trong cơn hổn loạn của cuộc bể dâu, tôi cùng người bạn lang thang trên đại lộ Lê Lợi, khi đến gần bệnh viện Đô thành, tôi gặp một người ăn mày đang đi ngược chiềụ Ông ta bận nhiều lớp áo khác nhau, cái nào cũng củ kỹ nhơ nhớp, chân đi đôi bốt đờ sô không cột dây, một tay xách lủng lẵng một chiếc mủ sắt còn mới bên ngoài có lưới ngụy trang, trên lưới giắt mấy cái lông gà màu tía, tay còn lại buông thỏng theo thân, năm ngón tay co rồi duỗi, duỗi rồi co, như không ngừng caò cấu vào lớp không khí bụi bặm của thành phố ly loạn, mà cào cấu từng nhịp rất ung dung, nhịp nhàng... Bạn tôi nói nhỏ, mầy không biết ai đó sao?
Thì ra đó chính là Bùi Giáng, Bùi Giáng sau khi Cộng sản vô đã đi ăn mày khắp cả phố phường. Ngươi ăn mày không xin ai, bàn tay chưa bao giờ ngưã rạ Bây giờ trong thiên hạ đã nói ông điên. Trước đó , cũng đã có người nói ông điên rồi, nhưng năm 1971 nhà xuất bản An Tiêm xuất bản tập tiểu luận " Ngày tháng ngao du " của Bùi Giáng, trong đó ông tự bạch một cách tỉnh táo về bản thân mình: "Nó điên ? Nhưng điên một cách vui vẻ. Bạ đâu gọi đó là mẫu thân bát ngát của con. Người ta bảo rằng nó không điên. Có kẻ bảo rằng nó gỉa vờ điên, thì trước hết phải đặt câu hỏi: Sao gọi là điên ? Nhưng mà đó là một câu hỏi chưa hề có lời giải đáp dưới gầm trời và suốt xưa nay vậy".
Chao ơi, một người điên mà nói được câu như thế thì tiếng chuông ngàn cân bên bờ sông Thái Thạch đuổi theo sao kịp.
Bốn năm sau và những năm sau nửa biết đâu ông điên thật (!). Hay là vì hoàn cảnh đảo điên đưa ông vào trong vòng khổ lụy cần phải làm một Cái bang thời đại, rong chơi giữa đời ngun ngút biển động, nhà thơ mà:
Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu
Hỏi quể Rằng mộng ban đầu đã xa
Hỏi tên rằng một hai ba
Đếm là diệu tướng đo là nghi tâm
Qủa thật là một nhà thơ phi thường.
Có mấy ai quên hình ảnh của một người đàn ông cao tuổi, quần áo chằng chịt miếng vá nhiều màu, đối chọi nhau rất chói chang, đầu đội nón lá rách chỉ còn mấy vành, tay cầm chiếc gậy không biết làm bằng gì mà nghêng ngang đi giữa đường lớn, hai dòng xe cộ ngược xuôi ồn ào như thế mà chẵng có ai dám đụng đến ông. Có mấy ai quên được một con người bình thản đứng giữa ngả ba, ngả tư đường làm một cảnh sát lưu thông không lương, tận tụy, ân cần chỉ cho người đi theo ngón tay mình. Đi theo ngón tay, không biết sẽ về đâu, trong khi ông đã bắn tiếng:
Đương quanh ngõ quẹo lang thang
Niềm vui tao ngộ muôn vàn lạ thay và hơn thế
Đường đi mất hút thình lình
Những khuôn mặt lạ những hình ảnh quen.
Vậy là ông muốn đưa người về một chân trời khác rồi, chân trời mà ông tự xưng là "trẩm" với một vương quốc thân ái, đầy viễn ảnh son sắt xum vầy:
Nồi tôm nồi cá nồi cua
Con chim về hót giữa chuà chiền hoa
Trái dưa trái mướp trái cà
Con chim về hót lá hoa chùa chiền.
Có mấy ai quên được ông " quẩy gánh lo đi" lúc sáng tinh sương, khởi hành từ một căn gác trống trơn ở đường Trân quang Diệu cho đến tối mịt có khi thất thểu trở về, uống một bát nước lã rồi ngủ vuì, có khi thuận đường hai ba hôm "đi buôn" đường dài, ngủ chực ở một nơi không mấy sạch sẽ nào đó, bên đình Minh Phụng, ngoài rià rào khu nghiã địa Nhị tì hay giữa những thùng nước mắm cá hôi hám bên chân cầu Bình Triệu, trong những bụi dừa nước bên bờ kênh Văn Thánh. Thậm chí còn có người thấy ông chen lấn, trèo lên những chuyến xe đò chật chội lên tận thị xã Bình Dương rồi lại trở về. Các tài xế, lơ xe nổi tiếng là tứ chiếng giang hồ đều biết ông là một nhà thơ lớn tài hoa của thời đại, không bao giờ nói nặng ông một lời, lấy ông một hàọ Có khi còn giúi vào tay ông một ổ bánh mì thịt. Ông ăn ngon lành. Đôi mắt ông tỏa tia nhìn bình an đến mọi người, đó là lời cám ơn.
Những chuyến đi như thế, lúc nào trên hai vai ông cũng có một gánh nặng, nào là quần áo củ,lon bia, chai lọ, chổi rơm, chổi chà,báo củ, vỏ trứng gà vịt, vỏ dưà, vỏ cam quýt, y như một người đi mua ve chaị Bọn trẻ con chạy theo ông lúc nào cũng có năm bảy đứạ Chúng hỏi ông làm gì , gánh gì ,đi đâủ Ông nháy mắt trả lời bằng hai câu thơ:
Mầng răng ra rứa ví dù
Mầng ri thế nọ tịt mù thế kia
Quả thật là một câu trả lời của người tỉnh táo, khôn ngoan và chịu chơi dị thường.
Không ai trên đời này hiểu được hiện tượng Bùi Giáng. Không ai trên mặt đất này hiểu được việc làm của ông. Một lần, ông không thể nín lặng mãi sự dằn xé tâm can mình mà thốt lên: " Chán chường thi ca mà vẫn làm thơ là đạo vậy! "
Đạo của ông ngun ngút đường phượng bay qua biển trời bừng lên ánh cầu vồng muôn sắc, là tơ tằm nối một nghìn thế giới trong một đường tinh tú sáng loè, khởi đầu cho một cơn chớp bể mưa nguồn vĩnh cửu, là lớp sóng trong suốt tận đáy sông Mạch La cùng với Khuất Nguyên thốt lên câu: Đời đục hết, một mình ta trong!. Đạo của ông bàng bạc trên dòng sinh mệnh quạnh quẻ, tóm gọn một cách đại quân tử trong túi tang bồng hồ thỉ, long lanh giọt ngọc Lam Điền mà có vạn kẻ thù gươm giáo tuốt ra khỏi vỏ cũng không ngăn nổi dòng chảy sục sôi tuôn về Hiệp Phố. Đạo ông, giáo điều không gì hơn là:
Tôi về giữ mộng mù khơi
Kết thành viễn tượng cho đời chiêm bao
Thiền lâm ông là một căn gác tối tăm mà nghe đâu có một cô gái người Đức nghe danh ông, mến mộ văn thơ ông, đã tìm đến thăm, nhìn thấy cảnh tượng ông tu, trống trơn, không sách vỡ, không thức ăn, không một ly nước lã, chỉ có cái giường gỗ ọp ẹp, chăn gối bừa bộn và "giáo chủ" Buì Giáng xương bọc da, ngồi lặng câm nhìn trờị Cô gái nước ngoài ấy đã sững sờ thốt lên: "Thi sĩ lớn của tôi đây sao ???"
Điên hay không điên là vòng nguyệt quế nối liền nhân nghĩa, là nguồn mạch lai láng của cạn và đầỵ Đầu và cuối không có, chỉ có ở giữa, không hề teo tóp, xiêu xế, băng hoạị Lòng ông sáng như trăng saọ Tình ông ấm như giữa tiết nguyên tiêu.
Vậy ông là ai?
Hình trạng ông xuất hiện giữa đời như một con người quái dị, đuà bỡn,cà rỡn, ngang tàng, bất cần và haò hiệp, vô can và trong sạch, hùng cứ một phương, nguyên súy chễm chệ ngự trị trên ngai vàng chữ nghĩạ Cầm chắc cái cân thiên lý trên tay.
Hành trang BuìGiáng quanh quẩn trong thế giới mù mịt của một xã hội cùng đường làm cho ai cũng phải động lòng trắc ẩn. Và ông, tự biết mình hơn ai hết, mấy mươi năm về trước đã thổ lộ bang giấy trắng mực đen rồi:
" Tôi làm thơ là chỉ một cách dìu ba đào về chân trời khác.Đi vào giữa trung tâm giông bảo một lúc thì lập thời xô ngôn ngữ thoát ra, phá vòng vây áp bức. Tôi gạ gẫm với châu chấu, chuồn chuồn mang tren đôi cánh mỏng bay đị...."
Một ngôn ngữ kiệt xuất như thế, điên hay tỉnh.
Con hẻm nhỏ bên chân cầu Kiệu, nhà thơ Buì Gíang không hề đi thêm nửa khi biết con hẻm cụt không lối rạ Và chỉ một chữ "gần" ấy thôi , cả đời tôi không dám làm những điều trai với chữ gần là xạ...
Hồ Minh Dũng
Atlanta 4,1997