Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

CON NGƯỜI QUẢNG NAM

QUA THƠ VĂN

QUẢNG NAM

ĐỖ ÁI
Người Pháp bảo “Le style, cest Ihomme”. Đúng không thể cãi được Người Việt ta không có câu ấy. Chỉ mãi đến khi tiếp xúc với văn hóa Pháp tạm dịch câu ấy sang tiếng Việt: “văn là người”. Tuy thế, ông bà ta từ xa xưa đã mặc nhiên thừa nhận “nguyên lý” văn là người như một định đề tất yếu, nên chẳng cần phải phát ngôn ra làm gì vì nghĩ rằng ai cũng biết nó rồi.
Thật vậy ngày xửa ngày xưa, các cụ ta khi muốn biết “người” của ai thì bắt người ấy làm một bài thơ hay đối một câu đối. Xem bài thơ hay câu đối, các cụ biết ngay được bụng dạ, chí hướng, tương lai của tác giả bài thơ hay câu đối ấy. Quý độc giả từng nghe câu đối:
Ngọc tàng nhất điểm, xuất vi chủ, nhập vi vương,
Thổ triệt bán hoành, thuận giả thượng, nghịch giả hạ.
Câu trên của ông Nguyễn Hữu Cầu, câu dưới của ông Phạm Đình Trọng. Câu trên mang tính khí ngang tàng, ngạo ngược; câu dưới có vẻ hiền hòa, trung trinh. Thầy dạy của hai ông này đoán rằng ông Nguyễn Hữu Cầu về sau sẽ làm giặc, còn ông Phạm Đình Trọng thì sẽ hanh thông trong khoa cử và hoạn lộ. Quả thật về sau ông Nguyễn Hữu Cầu làm giặc nổi loạn bị triều đình bắt về xử tội. Oái ăm thay, vị quan được triều đình cử đi dẹp loạn lại là ông Phạm Đình Trọng, bạn đồng song với ông Nguyễn Hữu Cầu. Như vậy nghe cái khẩu khí, đọc giọng văn của một người chúng ta hiểu được phần nào “con người” của người ấy. Đọc tác phẩm của các ông Tú Quỳ, Tú Xương, ta không ngạc nhiên khi thấy các ông chẳng có duyên gì với khoa hoạn.
Đó là nói riêng từng cá nhân. Còn chung cho cả một địa phương thì ta vẫn có thể xem văn chương của hàng sĩ phu một vùng để hiểu được đặc điểm dân chúng vùng ấy. Ở đây chúng tôi muốn nói đặc tính Quảng Nam được thể hiện khá rõ ràng qua văn chương của sĩ phu Quảng Nam.
Nhân vật tiêu biểu cho “Quảng Nam tính” tôi nghĩ đến trong đầu trước tiên là cụ Ông Ích Khiêm. Chúng tôi không nói đến công trạng của cụ với đất nước ở đây mà chỉ nói đến đặc tính Quảng Nam của cụ mà thôi. Ngày mẹ của cụ qua đời (cha cụ từ trần trước đó nhiều năm), cụ có câu đối khóc mẹ như sau:
Chỉ hiềm dương thế Khiêm vô mẫu,
Khả hỉ tuyền đài phụ hữu thê
(Buồn vì trên dương thế Khiêm không còn mẹ
Nhưng cũng vui vì dưới tuyền đài cha gặp lại vợ)
Câu đối chẳng có gì thảm thiết, thê lương cả. Nếu là một ai khác, nhất là một nhà nho khoa hoạn thì đây là dịp để khóc lóc và tuôn hết các chữ nghĩa và ý tưởng vay mượn trong các sách vở xưa để tỏ chữ hiếu của mình ra cho mọi người hay. Chắc chắn câu đối kiểu nầy thế nào cũng có những chữ “than ôi, thảm bấy, ai tỏ lòng này, trời cao có thấu...”
Nhưng với cụ Ông Ích Khiêm thì khác. Cụ không thèm vay mượn các ý tưởng sáo mòn. Nghĩ sao, cụ nói vậy, thật trung thực, thật tự nhiên. Ăn một cục, nói một hòn.
Dân dã ăn cục nói hòn thì nghe còn được chứ một người chữ nghĩa đầy bụng và làm quan to (to tại Quảng Nam chứ chẳng to gì tại triều đình) như cụ mà ăn nói cục mịch quá thì nghe sao cho tiện. Nhưng cụ vẫn tự nhiên bộc bệch hết ruột gan của mình ra, không vẽ vời, không đãi bôi. Ai đời câu đối khóc mẹ mà lại có mấy chữ “khả hỉ... cũng vui”
Đến khi vợ cụ qua đời, cụ cũng có câu đối khóc vợ, rất thành thực, rất tự nhiên, rất Quảng Nam. Lần này cụ làm câu đối bằng chữ Nôm:
Đất chẳng phải chồng, nỡ gỡ thịt xương sao đặng,
Trời mà có vợ, thử xem gan ruột thế nào.
Vợ chết, cụ buồn lắm chứ, nhưng không cố tạo ra cái vẻ da diết não nề giả tạo ẩn trong mớ chữ nghĩa vay mượn đã lỗi thời từ lâu. Khoa bảng và địa vị ở triều đình không xóa mờ được bản chất mộc mạc, thẳng thừng của con người Quảng Nam trong cụ. Cách ăn nói và xử thế như vậy khó mà được chấp nhận trong giới quan lại cao cấp ở triều đình. Thế nhưng cụ vẫn được trọng dụng. Tôi nói được trọng dụng có lẽ hơi sai. Vì thật ra cụ được dùng chỉ vì tình hình dầu sôi lửa bỏng thời ấy thôi. Chứ như gặp thời bình thì chắc cụ chỉ ngồi được tại triều không quá ba bảy hăm mốt ngày với các đại thần Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Hoàng Kế Viêm.
Sau khi vua Tự Đức băng hà, tình hình trong nước càng thêm rối rắm, thực dân Pháp đánh phá khắp nơi, lực lượng của triều đình quá yếu kém, đám cận thần của nhà vua, người thì khiếp nhược, người thì mưu đồ đen tối. Trong cái cảnh:
Nhất giang lưỡng quốc nan phân Thuyết
Tứ nguyệt tam vương triệu bất Tường
Như thế, một người có cá tính mạnh mẽ và lòng yêu nước nhiệt thành như cụ Ông Ích Khiêm được triệu dụng là lẽ đương nhiên. Triều đình hẳn phải an tâm trao một phần binh quyền vào tay một người bộc trực, bạo mồm bạo miệng nhưng cương quyết chống Pháp mà không sợ bị “đảo chánh”!
Thuở ấy trong dân gian ta có câu ca:
Nước Nam có bốn yên hùng,
Tường gian, Viêm dối, Khiêm khùng, Thuyết ngu.
Tường gian, đúng. Viêm dối, không sai. Thuyết ngu, quả vậy. Nhưng Khiêm khùng thì quá trật. Khùng là dám đơn thương độc mã chống lại bọn gian thần nhung nhúc trong triều? Khùng là dám quyết tâm chống lại ngoại xâm đến cùng? Khùng là không biết ăn nói khéo léo mềm mỏng với vua quan để bảo vệ địa vị, chờ dịp thăng tiến? Nếu khùng như thế thì cái khùng ấy đáng quý thay! Thử hỏi mấy ai khùng được như vậy?
Ngày xưa muốn làm quan to, sau này muốn làm công chức cao cấp, đều phải biết ăn nói dịu dàng, xử sự khéo léo mới mong tiến thủ. Đây là điểm yếu nhất của người dân Quảng Nam nên trải các triều đại, sĩ phu xứ Quảng ít thành công trong hoạn lộ mặc dù có thành công to trong khoa bảng. Chính vì vậy mà một tỉnh bạn chê rằng “Quảng Nam vô nhất phẩm” (Quảng Nam chẳng có ai làm quan nhất phẩm). Ấy là vì cái tật (hay đức tính!) ăn nói bộc trực, một đặc tính rất kiêng kỵ trong quan trường. Cả trong thời kỳ quốc gia sau này có người Quảng Nam nào được cất nhắc lên hàng công chức cao cấp hay tướng lãnh đâu.
Sinh sau cụ Ông Ích Khiêm ít lâu (32 năm) là cụ Tây Hồ Phan Bội Châu. Lại thêm một nhân vật mang đầy đủ đặc tính tiêu biểu của Quảng Nam.
Chúng ta đều biết cụ Tây Hồ Phan Bội Châu là người Việt đầu tiên xướng thuyết dân quyền với sự ủng hộ của cụ Trần Qúy Cáp. Giữa hai đoạn mà vua quan sĩ phu nước ta chưa hề nghe đến hai chữ dân quyền , cả nước không có chữ viết lấy chữ Hán làm “chữ ta”, sĩ tử không biết Việt sử mà chỉ biết Bắc sử thôi, thi cử chỉ quanh quẩn mấy bài thi phú, mà nói đến dân quyền thì thật là xa vời.
Vậy nên muốn cho thuyết dân quyền bén rễ được trong lòng dân tộc, cụ đã bỏ trọn cuộc đời để hô hào, cổ xúy cho lý tưởng mình cho là đúng, cho chủ trương mình cho là phải bằng ba tấc lưỡi. Cái lưỡi rất quan trọng đối với cụ. Trong một bài thơ bày tỏ nỗi lòng trước khi xuất ngoại cụ có câu:
...Coi lại chỉ còn ba tấc lưỡi,
Trải qua đã nát mấy buồng gan...
Nghĩa là phải nói, nói và nói. Nói mãi về cái thuyết dân quyền cho mọi người đều rõ. Ai chống đối, tất cụ phải biện luận cho rõ lẽ (chúng tôi muốn tránh chữ cãi).
Trước khi thực dân bắt đi đày Côn Đảo, cụ cũng nói thêm về cái lưỡi, một quan thể có chức năng nói và biện luận trong một bài cảm tác khi đi ngang qua cửa Thượng Tứ ở Huế:
Luy luy thiết tỏa xuất đô môn,
Khảng khái bi ca thiệt thượng tồn...

Mang xiềng nhẹ bước khỏi đô môn
Hăng hái hò reo lưỡi vẫn còn
(Cụ Phan Khôi dịch)
Có lẽ trong số các nhà cách mạng đương thời với cụ, không có ai nói nhiều và nói hùng bằng cụ. Cụ nói với một nhiệt tình sôi nổi, và nhất là bằng một giọng rất Quảng Nam. Cái nhiệt tình sôi nổi trong các câu:
Coi lại chỉ còn ba tấc lưỡi...
Khảng khái bi ca thiệt thượng tồn...
Thì ai cũng có thể “thấy” được, còn cái “giọng” Quảng Nam trong các câu ấy thì chỉ bạn đọc Quảng Nam mới “nghe” được mà thôi. Cái giọng Quảng Nam chân chất, chắc nịch nằm chễm chệ trong các câu thơ ấy.
Cái giọng Quảng đặc của cụ Tây Hồ thể hiện điển hình nhất trong “thư thất điều” cụ gởi cho ông Bửu Đảo tức vua Khải Định. Ta hãy đọc một câu, chỉ một câu thôi, trong thơ thất điều là đã nghe được cái giọng Quảng Nam của cụ:
“...một là Trinh, vì là người theo Khổng giáo nên không theo cái lễ phép chuyên chế đặt ra từ thời Tần Thủy Hoàng về sau, cái tên húy của vua không dám nói động đến; nước Tàu, nước Nhật đã bỏ từ lâu, chỉ còn nước Nam đó thôi, ngày nay Trinh này đề thơ, cứ gởi ngay cho ông Bửu Đảo là tên húy của bệ hạ để tỏ ý phản đối.”
Thật là một giọng Quảng đặc sệt. Khải Định có tên cúng cưm là Bửu Đảo thì cứ gọi là Bửu Đảo. Khải Định chẳng xứng đáng làm vua của dân Nam nên cụ kêu bằng “ông” đã là lịch sự lắm rồi. Cụ Tây Hồ chẳng xừng là thần hạ thần hay bề tôi chi cho khách sáo. Đã khinh mà lại uốn lưỡi dùng chữ nghĩa màu mè cho dịu giọng thì dối lòng mình. Cụ gọi bài viết của cụ cho Bửu Đảo là “thư”. Sau này có người gọi là bản điều trần là sai ý của cụ. Vì “điều trần” mang tính cách thỉnh cầu, xin xỏ. Mà thỉnh cầu, xin xỏ, bên kia thuận thì tốt, không thì mình đành chịu vậy. Ở đây cụ không thỉnh cầu gì hết. Cụ đòi hỏi. Phải đáp ứng. Nếu không “tau chửi!” Và đúng vậy, cụ đã chửi thẳng vào mặt Khải Định huỵch toẹt bằng một giọng Quảng Nam chát chúa. Biết trước sự im lặng của Bửu Đảo nên cụ nói thẳng thừng “tau viết thơ này để phản đối mi đó!”.
Bửu Đảo im lặng là đúng. Vì làm sao mở miệng trả lời được luận cứ sắt đanh trong thơ thất điều. Bửu Đảo chẳng phải là tay có khả năng cãi ngang ngửa với ông già Quảng Nam này đâu.
Một nhân vật cận đại với chúng ta hơn là cụ Tú Thường Dân Phan Khôi. Cụ được xem là ngôi sao Bắc Đẩu trong làng văn Việt Nam, được tôn làm thủ lãnh của Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm giữa giai đoạn cực thịnh của cộng sản. Đây là một phong trào phi chính trị, hoàn toàn có tính cách văn học nhưng lại xung đột mạnh với chế độ cộng sản và do đó đã bị đàn áp khốc liệt trong hai thập niên 50 và 60.
Cụ Phan Khôi được giới văn nghệ sĩ thời ấy tôn làm thủ lãnh không phải vì cụ có những công trình sáng tác, nghiên cứu đồ sộ, cũng không phải vì văn chương của cụ uyên thâm đến quỷ khốc thần sầu. Cụ được tôn làm thần lãnh chỉ vì cái đặc tính bộc trực trong con người Quảng Nam của cụ. Cũng như cụ Ông Ích Khiêm và Tây Hồ Phan Châu Trinh trước đó, cái đặt tính Quảng Nam của cụ được bộ lộ thật rõ ràng qua văn thơ và qua cuộc sống.
Ngày nay khi nói đến “thơ mới”, không ai là không nghĩ đến bài “Tình Già” của cụ Phan Khôi:
Hai mươi bốn năm xưa,
Một đêm vừa gió lại vừa mưa,
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
Đôi mái đầu xanh kề nhau than thở:
- Ôi đôi ta thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn đà chẳng đặng
Để đến nỗi tình trước phụ sau,
Chi bằng sớm liệu mà buông nhau!...
Một bài thơ tình không màu mè, không gọt giũa, rất chân thực. Có kề nhau than thở tha thiết đấy, nhưng rồi vẫn phải vì hoàn cảnh mà chia tay, ai đi đường nấy. Đúng là đời thường chứ không tiểu thuyết hay cải lương chút nào.
Văn cụ thế nào, con người của cụ thế ấy. Câu chuyện sau đây do chính cụ thuật lại trên tạp chí Tao Đàn thời tiền chiến nhân ngày giỗ đầu của thi sĩ Tản Đà chứng tỏ cụ sống thực với lòng cụ như thế nào.
Số là hai bạn làng văn – Phân Khôi và Tản Đà – một tối nọ rủ nhau xuống phố Khâm Thiên tìm đào. (Phố Khâm Thiên hồi ấy là con đường gần như là dành riêng cho các nhà hát ả đào và gái làng chơi). Hai cụ vừa gõ cửa một tiệm hát thì một tên lính Tây cũng nhào vô dành đào với hai cụ. Cụ Phan ta quyết ăn thua đủ với tên lính Tây, túm lấy ngực áo của hắn toan cho hắn một trận thì thi sĩ Tản Đà vội ngăn: “Thôi chịu thua nó đi. Lỡ tụi nhà báo biết ngày mai nó đăng ùm lên thì còn mặt mũi nào!”. Cụ Phan cãi lại: “Đã đi chơi đĩ thì cứ nói là chơi đĩ, sợ gì dư luận!”. Cụ sống như thế đó. Nghĩ sao nói vậy, làm sao nói vậy. Năm 1946, cụ lui về quê nhà ở Bảo An nghỉ ngơi một thời gian. Tại Bảo An, chúng tổ chức một cuộc mít tinh rất lớn để tuyên truyền cho thắng lợi ngoại giao (sic?) của chúng và để lấp liếm tội mời giặc trở lại dày xéo quê hương. Cuộc mít tinh sắp bắt đầu thì cụ Phan Khôi, không biết ở đâu, thình lình nhảy lên diễn đàn, hùng hồn phát biểu trước hàng ngàn thính giả: “Thưa đồng bào, tôi là một thằng bợm ghiền. Nhưng năm nhà nghe Hồ Chí Minh vừa mới ký hiệp định bán nước cho Pháp nên phải lật đật ra đây thưa chuyện với đồng bào...” Bọn cán bộ Việt Minh ngỡ ngàng giây lát nhưng rồi cũng kịp lên diễn đàn lôi cụ đi. (Chuyện này do Ông Lương Vĩnh Thuật, một đồng hương và cũng là bạn chiến đấu thân cận của cụ kể lại). Thời của cụ, các nhà văn thường dùng thuốc phiện để tìm hứng viết văn. Các nhà văn tiền chiến trường ca tụng “nàng tiên nâu”, nhất là Lê Văn Trương, Vũ Trọng Phụng... Về phương diện luân lý, đây là một tật xấu nhưng cụ vẫn thẳng thắn phơi ra, chẳng cần dấu diếm.
Cụ Phan Khôi là thế. Thấy người làm bậy, không thể không phê bình dù biết mình yếu thế, nói không ai nghe. Thấy người nói sai không thể không cãi lại dù biết chẳng ai ủng hộ mình. Bản tính nói thẳng ấy chẳng hề suy giảm theo tuổi tác. Giữa những năm cộng sản đàn áp phong trào Nhân Văn Giai Phẩm gay gắt nhất cụ đã thốt lên:
Tuổi già thêm bệnh hoạn,
Kháng chiến thấy thừa ta.
Mối sầu như tóc bạc,
Cứ cắt lại dài ra
(Hớt Tóc, 1952)
Ai từng sống dưới chế độ cộng sản hẳn phải biết rằng người dân không được nói thật. Bất cứ lúc nào cũng phải phấn khởi, hồ hởi. Trong lòng suy nghĩ thế nào mặc lòng nhưng khi nói ra thì phải “đúng chính sách”. Nhưng ông già Quảng Nam này chẳng thể nào uốn mình theo cái kỷ luật ấy. Thấy lòng mình sầu thì không thể nào bảo là phấn khởi hồ hởi được. Cũng như cụ Tây Hồ, hễ cụ Tú Chương Dân còn lưỡi thì còn nói, và đã nói thì nói thẳng, nói thật. Cái tính nói thẳng được cụ bộc lộ một lần nữa, rất thẳng thắn trong bài thơ nhan đề Nắng Chiều:
Nắng chiều đẹp có đẹp,
Tiếc tài gần chạng vạng,
Mặc dù gần chạng vạng,
Nắng được thì cứ nắng.
(Nắng Chiều, 1956)
Hễ cần nói thì cứ nói, hễ nắng được thì cứ nắng.
Khảng khái, can trường, nói thẳng là đặc điểm chung của các nhân vật đất Quảng. Hai đức tính khảng khái và can trường rất đáng quý, nhưng nghĩ cho kỹ, phải xếp sau đức tính nói thẳng vì người nói thẳng tất phải can trường và khảng khái trước đã. Người xưa thường nói biết mà không nói là “bất nhân”, nói mà không nói biết là “bất nghĩa”.
Cái tính nói thẳng của người dân Quảng Nam mà các nhân vật trên đây là tiêu biểu, chắc là do hoàn cảnh kinh tế địa lý lịch sử của địa phương tạo thành. Ta nên coi đó là cái “Quảng Nam tính” đặc thù của một vùng đất nước.
Có một điều đáng tiếc là có một số đồng hương hoặc vô tình hoặc dễ dãi đồng hóa đức tính “thấy đúng thì nói, nói thì phải nói hết” với thói xấu hay cãi, đúng cũng cãi, sai cũng cãi. Thậm chí có người vốn có tính khôi hài, cãi đùa với bạn bè một lúc rồi hề hề cười xí xóa: “Mày biết tao dân Quảng Nam mà”.
Nếu chữ cãi trong câu “Quảng Nam hay cãi” có nghĩa là cãi bậy thì dân Quảng Nam đáng ghét thật. Nhưng thiển nghĩ cái tính hay cãi của dân Quảng Nam không phải là cãi để mà cãi. Lòng trung thực buộc người dân Quảng Nam phải “có ý kiến” khi thấy điều bậy, khi nghe điều sai.
Con người là sản phẩm của đất đai sông núi. Non nước Quảng Nam đã sản sinh ra con người Quảng Nam với những đặc tính Quảng Nam mà các danh nhân nói trên là tiêu biểu. Tưởng chúng ta cũng cần phải hiểu lại cho thật đúng và thật nghiêm chỉnh cái đặc tính “hay cãi” để được hãnh diện làm người dân xứ Quảng.