Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NHẠC NGUYỄN ĐỨC QUANG

TUỔI TRẺ, MẶT ĐẤT

VÀ HIỆN TẠI

NGUYỄN XUÂN HOÀNG

1- Cho dù các ca khúc của Nguyễn Đức Quang được viết cách đây hơn 30 năm ở trong nước, âm nhạc của anh mỗi khi vang lên bao giờ cũng thổi đến trái tim người nghe hơi nóng hừng hực của một trái tim bốc lửa.
Tuổi trẻ, đó là hơi thở trong toàn bộ những sáng tác của anh. Và quê hương là hình ảnh đẹp đẽ trong tiếng nói anh.
Có thể nói âm nhạc Nguyễn Đức Quang tràn ngập những lời tình tự dân tộc. Thế nhưng không thể nói âm nhạc của Nguyễn Đức Quang chỉ là tình khúc - nếu tình khúc được hiểu như những ca khúc viết cho một mối tình khổ đau, chia ly, tan vỡ. Những Vì Tôi Là Linh Mục, Thiên Thu (Phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên)... chỉ là một chút màu xanh trong bức tranh hoàng tráng của tuổi trẻ trong âm nhạc anh.
Nguyễn Đức Quang nói và anh biết rõ là anh đang nói gì.
Vào giữa thập niên sáu mươi, bẩy mươi, trong khi Saigon và các tỉnh phía Nam vang lên những lời ca não ruột, sướt mướt, khổ đau; những khúc bi ca nấc lên từ một trầm tư siêu hình, bốc hơi từ một thứ triết học trên mây,... Nguyễn Đức Quang - dù mới bước vào tuổi hai mươi - đã chọn mặt đất, thực tại xã hội, dân tộc và quê hương làm hướng đi của anh.
Nhạc Nguyễn Đức Quang đã đánh thức một tuổi trẻ bị chìm đắm trong cơn mê dài của những dòng nhạc ru ngủ. Những ca khúc mang tên Xin Chọn Nơi Này Làm Quê Hương, Xương Sống Ta Đã Oằn Xuống, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, Người Anh Vĩnh Bình, Không Phải Là Lúc, Hy Vọng Đã Vươn Lên... đã làm nên một Nguyễn Đức Quang khỏe mạnh và vạm vỡ.
Không phải là lúc cứ ngồi đặt vấn đề nữa rồi, phải dùng bàn tay mà làm cho tươi mới... Nguyễn Đức Quang đã nói như thế với những người cùng trang lứa với anh, và cái thông điệp ấy không phải chỉ riêng cho một tuổi trẻ Việt Nam. Thông điệp ấy anh gửi đến toàn thể những con người Việt Nam trong một xã hội đang tan rã, trong một đất nước đang bị chia cắt từ đất đai đến tấm lòng.
Nếu xem những khúc bi dẫm ướt trái tim là bóng tối thì những ca khúc của Nguyễn Đức Quang là ánh sáng. Nếu xem những tình khúc nức nở, nghẹn ngào là quá khứ thì nhạc Nguyễn Đức Quang bao giờ cũng là của hiện tại.
2- Vâng, tôi muốn nói nhạc của Nguyễn Đức Quang sẽ thuộc về hiện tại và mặt đất bao lâu mà xã hội chúng ta vẫn còn những bọn lái buôn (ở khắp nơi), còn những em bé ngồi khóc bên vỉa hè, còn những đứa trẻ lang thang ngoài đường phố, không nhà cửa, không người thân; bao lâu vẫn còn quanh quẩn đâu đây những ruồi (nhặng) và kền kền;... thì nhạc Nguyễn Đức Quang vẫn còn tác động trên cuộc sống chúng ta. Hãy nghe Nguyễn Đức Quang hát:
Anh ơi mau đi coi món hàng chúng bán
trên Bến Chương Dương,
bên đường Tự Do, giữa nơi rừng già,
buôn trong Chùa, Phật không tha,
Thần không qua, buôn cả Thánh Chúa.
...
(Bọn lái buôn ở khắp nơi)
Một lời phỉ báng đốt cháy một đời như là cây đuốc
Một lời đàm tiếu cũng khiến họ hàng xa gần nhơ nhuốc
Vậy mà một nước có mỗi ngày hàng trăm tờ tin tức
toàn lời nhục nhã mắng nhiếc phẩm bình chê hoài không dứt
Đó anh!
Xem đây quê hương tôi một thùng rác lớn
...
Đó anh!
Nơi đây đang vây quanh một đàn ruồi xanh
Đàn ruồi xanh
ruồi xanh...
(Ruồi và kên kên)
Nhưng nhạc Nguyễn Đức Quang không chỉ đưa ra những mặt tiêu cực của cuộc sống. Nhạc anh chứa đựng một tình yêu tràn trề về quê hương và hy vọng cho những ngày tới. Đó là những khúc ca hy vọng, những hoan ca theo đúng ý nghĩa của nó. Các ca khúc Xin Chọn Nơi Này Làm Quê Hương, Bầu Trời Quê Hương Ta, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ... diễn tả thái độ tích cực của Quang về cuộc sống.
Này người yêu người yêu anh ơi,
bên kia sông là ánh mặt trời
Này người yêu người yêu anh hỡi,
bên kia đồi cỏ hoa đan lối
(Bên kia sông, thơ My Sơn)
hoặc
Hy vọng đã vươn lên trong màn đêm bao ưu phiền
Hy vọng đã vươn lên trong lo sợ mùa chinh chiến
Hy vọng đã vươn lên trong nhục nhằn, tràn nước mắt
Hy vọng đã vươn dậy như làn tên
đang rực lên trong màn đêm
(Hy vọng đã vươn lên)
Và một trong những ca khúc làm Nguyễn Đức Quang trở nên người của quần chúng, của đám đông, có lẽ là Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ. Ở ca khúc này âm nhạc của Quang như một cơn lũ cuốn phăng đi mọi rác rưới, phá tan đi xích xiềng, đốt cháy đi ô nhục.
Ta như nước dâng, dâng tràn có bao giờ tàn.
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang.
Lê sau bàn chân gông xiềng của thời xa xăm.
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loang xoang.
(Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ)
Tôi không có cái may mắn được là bạn của Nguyễn Đức Quang trong những ngày "dầu sôi lửa bỏng" của quê hương, những ngày mà các sáng tác của anh vang lên trên một nửa đất nước, đánh thức cả một thế hệ tuổi trẻ, những ngày mà cuộc chiến bước vào những khúc ngoặt không lối thoát trong một xã hội đang tan rã, mục nát, sụp đổ...
Mười năm sau khi Sài Gòn ngã xuống, từ trại đảo tỵ nạn Bataan, Phi Luật Tân, tôi đến Virginia và sau cùng xuống California. Tại đây lần đầu tiên tôi được biết Nguyễn Đức Quang. Anh vẫn còn rất trẻ, và điều đặc biệt là lúc gặp được tác giả Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ thì tôi lại không còn được nghe những ca khúc của anh trong không khí ngày xưa nữa.
Tôi hiểu âm nhạc của Nguyễn Đức Quang phải gắn liền với xã hội, con người, quê hương, đất nước của chúng ta. Âm nhạc của anh phải được đập theo nhịp đập của những trái tim thiết tha và sôi nổi của một tuổi trẻ không bằng lòng với hiện tại. Âm nhạc của anh phải được vang lên trên vỉa hè thành phố, giữa sân trường Đại Học, trên cánh đồng, trong khu rừng bập bùng ánh lửa, ở những nơi mà đồng bào ta cần những bàn tay, những cánh tay... Có thể nói nhạc của Nguyễn Đức Quang không thích hợp trong không khí của một phòng trà, nơi mà những ly cà phê đắng, những mịt mù khói thuốc và hơi rượu cay đốt cháy một đời tuổi trẻ.
Như tên một ca khúc của anh, nhạc của Nguyễn Đức Quang là những tiếng rống của đàn bò.
"Sao chúng tôi phải làm mãi thân bò sát, trườn mình đi trong vũng tối mất tương lai? Sao chúng tôi phải làm mãi loài lạc đà, mang niềm đau của một người nô lệ già?"
(Tiếng Rống Đàn Bò)
Mười năm ở Cali, chúng tôi đã là bạn của nhau. Nguyễn Đức Quang không phải là người nói nhiều. Anh là người điềm đạm và thanh đạm. Anh tin người và anh yêu đời. Chúng tôi từng có những buổi sáng thứ Sáu ngồi bên nhau trong một quán ăn Mỹ - tiệm Spires nằm ở góc đường McFadden - Brookhust trong hệ thống những tiệm ăn mở cửa 24/24 và Nguyễn Đức Quang chỉ trở nên hoạt bát khi nào anh nói về quê hương, xã hội và âm nhạc. Chính qua những buổi sáng tinh sương đó, tôi nhìn ra được một Nguyễn Đức Quang nhân cách và tình cảm.
Tại sao nhạc Nguyễn Đức Quang đi vào trái tim người trẻ dễ dàng và mạnh mẽ như vậy? Cái gì đã làm nên âm nhạc anh? Quang bảo "âm nhạc của tôi trước hết phát đi từ trái tim tôi". Mặc dù do tính khiêm tốn Nguyễn Đức Quang nói như vậy nhưng rõ ràng người nghe nhạc anh nhận ra rằng âm nhạc Quang là một kết hợp giữa khối óc và con tim. Nguyễn Đức Quang suy nghĩ trên lời nhạc trước khi ghi lại những suy nghĩ ấy bằng âm thanh, và cũng có thể ngược lại. Theo Phạm Duy nếu Lê Uyên Phương viết bằng da bằng thịt, thì Nguyễn Đức Quang viết bằng lý tưởng. Tôi không hiểu nhận định ấy của Phạm Duy gây cho Lê Uyên Phương và Nguyễn Đức Quang những suy nghĩ gì. Tôi chỉ có thể lập lại một điều: Nhạc của Nguyễn Đức Quang trước hết thuộc về mặt đất và hiện tại.
Là học trò của nhạc sĩ Lê Thương, nhưng âm nhạc của anh là một kết hợp kỳ lạ của ba dòng sông: âm hưởng của Nga qua những khúc dân ca như Hò Kéo Gỗ Trên Sông Volga, lời Phạm Duy, những bài nhạc Do Thái (He-Sha-Luz) sáng tác cho những kibbutz, và sau cùng cốt lõi của nó chính là dân ca Việt Nam.
Những buổi sáng thứ Sáu, từ một quán ăn Mỹ trong thị xã Garden Grove, California, chúng tôi hình thành một tình bạn không bằng lời nói. Cũng như những dấu lặng trong âm nhạc, sự im lặng trong tình bạn chính là một thứ ngôn ngữ chứa nhiều ý nghĩa nhất. Tôi thích âm nhạc Nguyễn Đức Quang, nhưng tôi còn thích anh nhiều hơn ở cái nhân cách của anh.
3- Bắt chước một nhà nghiên cứu phê bình văn học, chúng ta có thể nói được điều này: Nhân vật trung tâm của âm nhạc là người nhạc sĩ. Nhưng sự phát triển của âm nhạc tùy thuộc vào nhiều nhân tố khác. Đó là tài năng và nhân cách. Tài năng là cái trời cho, chỉ có thể bồi đắp chứ không thể đào tạo. Nhưng nhân cách thì ai cũng cần phải có. Đôi khi nhân cách còn quan trọng hơn cả tài năng. Và người ta chỉ thật sự có nhân cách khi biết sống vì những lẽ phải lớn, biết giữ được lòng trong sáng, và biết trung thực trước mỗi thử thách của cuộc sống. Không có nhân cách thì sẽ hoặc ngông nghênh vô lối, hoặc khúm núm xu thời... Nguyễn Đức Quang, hơn là một nhạc sĩ tài năng, anh là một con người nhân cách.
Điều đó càng làm cho âm nhạc anh lớn hơn cái chiều cao nó vốn đã có.
Điều đó làm cho người ta càng quý Nguyễn Đức Quang hơn và yêu âm nhạc của anh nhiều hơn.
California, tháng Tám, 1995
Nguyễn Xuân Hoàng.