Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

QUÃNG ĐỜI ĐÃ MẤT

Tôn Nữ Cỏ May

Tôi thường đứng lặng yên hàng giờ trước nhà cụ Ưng Bình Thúc-Gia-Thị, đọc đi đọc lại nhiều lần hai câu đối chữ nho khắc trước cổng nhà:
"Khoái mã tường Chu đông tây đắc lộ
Hầu môn cự thất tả hữu vi lân."
Giữa đám lá cây xanh mát ẩn hiện một tòa nhà ngói không tráng lệ nguy nga, nhưng đầy ý thơ dấu cổ: tranh màu, tranh phấn, tranh thủy mạc. Thơ trên lụa, trên giấy hoa tiên, hoa lan treo lủng lẳng trước mái hiên nhà, trên kệ sách. Ngoài vườn ngào ngạt hương thơm, trăm hoa thi nhau nở bốn mùa. Cứ mỗi lần hoa nở “Thi Xã Hương Bình Hội” lại hẹn nhau uống rượu ngâm thơ. Nhờ những dịp đó mà tôi và ái nữ của cụ, là Tôn Nữ Hỷ Khương tha hồ trổ tài làm bánh, pha trà hầu nước các tiền bối thi nhân. Được thưởng thức những câu thơ tuyệt tác, những câu hò, giọng hát của người nghệ sĩ lừng danh được mời đến góp vui.
Ghét cụm bèo trôi che bóng nước
Giận chòm mây nổi khuất vành trăng.
.........
Hoa lau trổ bạc đầu phơi tuyết
Đóa cúc phai vàng mặt giải sương
Trăm giận nghìn thương câu cảm tác
Một say mười tỉnh chén tha hương...
Vỹ Dạ là vùng đất quý của Huế, của dòng họ hoàng phái, của thi sĩ văn nhân. Nhưng Vỹ Dạ cũng chính là nơi tụ tập vui nhộn nhất của bầy con gái Huế được sinh trưởng tại đó.
Sau một ngày cuốc bộ đi học, bầy con gái trở về là ném guốc, vứt sách, chạy bay ra vườn, lùng trái me trái ổi. Những khu vườn ở đây thường ăn thông nhau từ nhà này qua nhà khác tha hồ cho bầy con gái réo tên nhau ơi ới: Duy Thạnh, Dạ Khê ơi! Hường Hỷ ơi! Như Bích ơi! ra tắm mau lên kẻo hết nắng rồi. Áo cởi tung ra ném trên cành tre, bầy con gái phóng xuống sông bơi lội, lặn hụp vẫy vùng giữa dòng nước trong xanh, mát rười rượi.
Mấy đứa con gái bơi kém thì níu cây chuối làm phao thả nổi trên sông. Chân đạp nước bì bõm làm tung tóe nước tứ tung lung tàng. Có khi làm cho bầy bạn tắm gần đó bị sặc nước, ho sặc sụa. Tức mình, các nàng lặn xuống kéo chân trả đũa. Cứ rứa mà phá phách đùa giỡn làm vui nhộn cả một khúc sông dài.
Thỉnh thoảng chúng tôi còn lội qua sông bẻ trộm bắp trên Cồn đem về nướng ăn. Có lần bị chó rượt, sợ quá phải ném trả bắp rồi lặn xuống nước, chuồn êm.
Kiểu áo tắm thời trang lúc bấy giờ chúng tôi chỉ để dành khi đi tắm biển Thuận An. Còn như tắm ở bến nhà thì tất cả con gái trong làng đều mặc một thứ áo tắm cổ truyền thuần túy Việt Nam. Nghĩa là cởi bỏ áo cánh ra, lôi cái quần lên cao quá ngực, thắt dây lưng lại, thế là xong! Vừa gọn gàng kín đáo mà chẳng phải hao tốn thêm một xu nào.
Một hôm đang nô đùa giữa dòng sông thì bỗng đâu một cô bạn ré lên - nhìn theo tay chỉ thì thấy một cặp kính cận với cái đầu húi cua của ai đó lấp ló sau bụi tre trên bến. Biết là có kẻ nhìn trộm bầy con gái tắm sông, nhưng không ai có can đảm mặc cái quần dài sũng nước đó, chạy theo xem cho rõ mặt kẻ gian tà. Bị rình xem trộm nhiều lần, bầy con gái lập kế tìm bắt kẻ gian. Cả bầy nhởn nhơ xuống tắm, còn một đứa ở lại núp trong bụi rậm chờ bắt quả tang.
Thủ phạm không ai xa lạ mà chính là nhà thơ Võ Ngọc Trác, điên khùng, bệnh hoạn. Từ đó chúng tôi yên tâm bơi lội thỏa thích, không còn áy náy lo sợ gì nữa, vì biết rằng một kẻ mất trí nhớ thì chẳng còn ghi nhớ được chi. Cuộc đời này, bầy con gái này chỉ là con số không vô nghĩa chẳng gợi cảm được thi nhân!
Vỹ Dạ còn chứa đựng bao nhiêu nỗi buồn vui, nhiều huyền thoại, nhiều tình khúc cho Huế. Mà chuyện tình nào xót xa hơn chuyện tình của thi sĩ Võ Ngọc Trác điên khùng, áo dài đen, mũ cối, làm trò đùa cho đám nữ sinh. Chúng tôi thường chạy theo níu áo thi sĩ:
- Anh kể chuyện tình cho chúng em nghe với.
Anh trác miệng cười hinh hích:
- Tụi bây con nít con nôi, miệng còn hôi sữa mà cũng bày đặt ưa nghe chuyện tình. Đứa mô ưa chuyện tình là đứa nớ ngu, cực ngu, hi hi hi...
Nói rồi anh chắp tay sau đít, tiếp tục đi thăm Huế mỗi ngày không biết chán.
Thi sĩ Võ Ngọc Trác trước kia là học trò ưu tú của trường Khải Định. Anh thông minh học giỏi, thường đứng đầu về môn luận Pháp văn. Anh cũng mê làm thơ. Thơ anh rất hay và nổi tiếng cùng một lúc với Thanh Tịnh, Nguyễn Bính, Tố Hữu. Nguyễn Bính học cùng trường với Trác, cư ngụ tại Đập Đá gần chợ Cống. Thanh Tịnh ở Lại Thế. Tôi không biết rõ Tố Hữu ở đâu, nhưng thường ngày nhìn qua hàng rào bông Cẩn, tôi thấy Tố Hữu và Ngọc Trác chung đèn chung sách học hành. Đôi khi cao hứng hai người ra sông hóng mát, làm thơ ca tụng trăng sao.
Chuyện tình của thi sĩ thật buồn thảm, éo le. Anh Trác thầm yêu một thiếu nữ ở cuối làng. Anh si mê ngây dại trút hết yêu thương vào lời thơ, nhưng anh quá rụt rè không dám trao thơ cho người thiếu nữ. Trớ trêu thay người thiếu nữ mà anh yêu tha thiết đó, sau này lại là chị dâu của Trác, ở chung một nhà.
"Như trăm lạng máu vỡ òa trong tim!!"
Trác đau khổ thất tình, bỏ nhà đi lang thang. Bài thơ cuối cùng thi sĩ làm trước khi mất trí.
Nhớ Huế lắm thêm đau lòng lắm
Nhớ sông Hương lận đận đôi đường
Nhớ khi tựa bóng tà dương
Mơ câu chuyện cũ, nghĩ thương lấy mình
Nhớ câu chuyện bùi ngùi câu chuyện
Nhớ ngày xanh lận đận ngày xanh
Sao không lựa tháng ngày lành
Yêu em ngây dại, mồ côi suốt đời!
Đi buôn đi bán, làm ăn, dọn nhà mới, tậu xe hơi còn phải chọn ngày lành tháng tốt, huống chi là chuyện tình yêu. Tiếng sét ái tình mà đánh nhằm vào những ngày mồng năm, mười bốn, hăm ba thì nhất định là... tan tác cuộc đời rồi!
***
Tôi có người anh họ rất dễ thương, tên anh là Tôn Thất Duyệt, cận thị hạng nặng. Mỗi lần xin tiền đi ciné không cho là tôi đem dấu cặp kính của anh, rứa là anh phải cho ngay.
Có một độ anh trồng cây si con Diệu Uyển bạn tôi. Diệu Uyển có người yêu, anh đâm ra ngớ ngẩn sững sờ. Sợ anh thất tình như Ngọc Trác thi nhân, tôi liền giới thiệu con bạn khác tên Liên ở trường Đào Duy Từ. Lê Liên và Diệu Uyển là hai hoa khôi nổi tiếng của hai bờ sông Hương.
Tôi rủ hai chị em Lê Thảo và Lê Liên đi chơi lăng Tự Đức, rồi ghé quán bánh bèo ở chân núi Ngự Bình. Tôi xếp đặt xem như tình cờ gặp ông anh họ để giới thiệu với người đẹp, để hai đang cùng được tự nhiên nhìn ngắm dung nhan nhau.
Tức cười quá, mới gặp mặt Lê Liên "cọm" một lần là về anh tương tư luôn, thành thử ra tôi phải qua nhà Lê Liên to nhỏ rằng:
- Nì Lê Liên, anh Duyệt gửi lời thăm mi "Anh khen mi có nụ cười đẹp, giọng nói líu lo như chim khuyên". Sợ Lê Thảo buồn, tôi vuốt theo một câu: "Anh Duyệt cũng khen mi nói chuyện có duyên". Anh muốn mời tụi mình đi xem hát bóng chiều thứ bảy này, có tau cùng đi nữa mi đừng có lo.
Con bé mới lớn, nghe có người trồng cây si mình nó e thẹn, cảm động run cầm cập.
Tôi vun xới tìm mọi dịp để hai người gặp nhau, nhưng tiếc thay duyên nợ không thành. Lê Liên nói:
- Cỏ May, ông anh họ của mi mà hiền rứa? Ông người chi mi? người Bắc hay người Nam? Tau chưa khi mô nghe anh mi nói một câu nào.
Nghe Lê Liên nói, mặt tôi thộn ra chảy dài như mặt ngựa. Tôi lao mình đi tìm anh Duyệt gây như sanh như sứa.
- Anh Duyệt, anh nói cho em nghe cớ sự ra răng mà anh không chịu nói chuyện với Lê Liên hí?
Câu trả lời thật tội nghiệp
-"Anh xúc động, nói không ra hơi em ơi!"
***
Bầy con gái Vỹ Dạ rỉ tai cho nhau nghe một tin mới, còn nóng hổi: "Có một anh Bắc Kỳ lạ hoắc, tới ở làng mình tụi bây ơi". Tôi điều tra lai lịch thì biết rằng anh học trò Bắc kỳ đó tên là Trọng Hiếu. Quê nội ở Hà Nội, quê ngoại ở Huế. Học lớp 12 trường Khải Định, hơn mỗi đứa chúng tôi ba tuổi. Điều thích thú bất ngờ là anh ấy phải gọi tôi bằng dì, vì mẹ của Hiếu là con gái của bác tôi.
Anh Bắc kỳ nhu mì làm sao! Anh từ Bắc mới vào Trung, còn lạ lùng bỡ ngỡ chưa có ai quen biết nên đành phải đạp xe mỗi ngày lên chơi với bà dì nho nhỏ.
Bác tôi có một vườn ổi. Thứ ổi vỏ xanh mà ruột màu hồng. Ổi chín ngọt lịm, ngon chi lạ, ăn mà mê luôn! Tôi thường đến thăm bác, lân la nói chuyện xa chuyện gần, rồi cuối cùng xin leo lên cây ổi. Cả trăm lần như một, lần mô bác cũng tự tay lấy khèo bẻ hái cho tôi vài ba trái, còn thì để dành bán lấy tiền mua trầu cau.
Từ ngày có Hiếu về, tôi được ăn ổi đến no say. Bác tôi không ngờ đã nuôi ong tay áo. Bác thường than phiền với Hiếu:
- "Có đứa mô vô nhà bẻ trộm hết ổi của bà ngoại rồi cháu ơi!
***
Hiếu đến tìm tôi mặt hầm hầm tức giận:
- Dì nói với mấy con nhỏ bạn của dì từ nay đừng có phá tôi nữa. Con gái Huế đi một mình thì tha thướt ẻo lả cứ như là lướt gió lướt mây. Vậy mà đi hai hoặc ba bốn mình thì hóa ra bầy giặc cái, phá phách vàng trời!
Tôi hỏi:
- Có chuyện chi rứa? đứa mô dám chọc Hiếu?
- Tức mình quá, có cái xe đạp bị đứt dây thắng mấy ngày nay chưa có tiền sửa, phải chờ đầu tháng lãnh mandat, thành thử đi xe phải thắng bằng chân. Đi đường sợ tông nhằm vào người ta muốn chết. Mỗi lần thấy bóng các cô xa xa, là đằng này lo bóp chuông keng keng để các cô nghe mà tránh vào lề đường. Mọi ngày vẫn thế có sao đâu. Hôm qua chẳng hiểu sao các cô trở chứng, chờ xe mình sắp qua mặt thì dăng ra đi hàng ngang, làm cháu thắng không kịp bị té nhào, chụp ếch! Sách vở rơi tứ phía, áo quần bê bết bùn đất. Vậy mà các cô còn có vẻ thích chí lắm, ôm nhau cười khúc khích nữa chứ.
Tôi xúi dại:
- Lần sau Hiếu cứ cho xe tông chúng nó cho té lăn chiêng đổ đèn cho bỏ ghét.
Hiếu thật thà:
- Xe mình không có thắng đi tới đâu cũng là lỗi ở mình.
Tôi lên giọng kẻ cả:
- Thôi Hiếu an tâm đi, ngày mai dì bắt tụi hắn đến xin lỗi Hiếu. Mà đứa mô phá? Hiếu có còn nhớ mặt biết tên không?
- Thì bầy con gái Vỹ Dạ này chứ còn ai vô đây nữa. Con Dạ Khê đầu nậu, rồi đến con Bích, con Hỷ, con Ấn, con Uyển.
Tôi buồn cười quá, vì tụi nớ là bồ ruột của tôi. Bỗng dưng mà tôi cũng muốn về hùa theo các bạn để trêu Hiếu.
Tôi so vai rụt cổ làm bộ sợ hãi:
- Trời ơi! tưởng ai chứ mấy đứa nớ chưởng lực cao siêu lắm dì không dám mô.
Hai dì cháu phá ra cười. Tiếng cười trong vắt thủy tinh ngày ấy vẫn còn âm vang mãi trong tiềm thức, tưởng chừng như vô tận.
Kỷ niệm nào êm ái cho bằng kỷ niệm ngày thơ ấu. Có chuyện nào vui nhộn cho bằng những lần hai dì cháu mình tập chèo xuống trên sông Hương, Hiếu ơi!
***
"Yêu em không chịu nói ra
Để trong tay áo lâu lâu hé "dòm"!"
Kim có người anh ruột. Anh của Kim là bạn thư tín, tri âm của tôi, hai đứa chỉ viết thư qua lại cho nhau chứ chưa hề gặp mặt nhau một lần. Thư anh ấy viết: "Rất mong được nghe nhiều chuyện về Nha Trang miền cát trắng. Còn Huế của tôi thì: đẹp não nùng, buồn tha thiết. Gái Huế thì nghiêng nghiêng hoài cái nón, hỏi mãi cứ làm thinh. Nếu có dịp ghé thăm Huế, tôi sẽ tình nguyện đưa cô em đi thăm đền đài lăng tẩm, điện ngọc cung vàng..."
Hồi đó tôi là học trò của Nha Trang.
Nha Trang có bãi biển tuyệt đẹp, và hầu như ngày nào tôi cũng có mặt tại đó. Tôi mê tắm biển, đùa giỡn với sóng biển. Nước mặn và gió biển làm mái tóc tôi vàng khè quăn queo như râu bắp. Thân hình và mặt mày thì đen thui như khúc gỗ cháy.
Sau này tôi trở lại Huế. Anh của Kim gặp tôi thì té ngửa ra vì thất vọng quá. Anh ấy tưởng tôi là con của cụ Kẻ Chài, đánh cá ở bờ biển Nha Trang. Giận hờn ông anh kết nghĩa vô duyên, tôi ôm mối hận thù từ đó. Tuy mới cọm một chút xíu tuổi, mà lòng dạ tôi đã ác độc dễ sợ, tôi nguyện thầm trong bụng sẽ làm cho anh chàng, nếu không ngất ngư thì cũng lắc lư như con tàu đi cho bỏ ghét.
Tôi được bà Hiệu Trưởng Đồng Khánh nhận cho vào trường, không còn có thể mang cái tên giả Nguyễn Thị Ngọ nữa, tôi đành phải lấy tên thật Công Tằng Tôn Nữ..., thuộc một dòng họ rất "quý phái" ở đế đô.
Sau một năm sống ở Huế, dòng nước Hương Giang mát ngọt tưới vào thân thể da thịt tôi đem lại cho tôi một khuôn mặt mới. Tóc tôi dài, đen mướt như mun. Mắt tôi hết toét, má tôi ửng hồng.
Lần này gặp lại tôi, anh của Kim ngạc thiên đến sững sờ. Hình như anh ấy muốn nói một điều gì đó, nhưng tôi đã vênh váo, mặt ngẩng lên trời te rẹt bỏ đi.
***
Tôi có thằng cháu tên Vĩnh Quý. Nhà hắn và nhà tôi chia ranh giới bằng một hàng rào cây bông Cẩn. Hai cô cháu rủ nhau khoét một lỗ hổng dưới hàng cây bằng lỗ chó chui, để chui qua chui lại cho tiện, khỏi phải đi vòng ra ngõ trước làm chi cho mất công.
Vườn nhà Quý có một cây dâu truồi trái chua lét, ai nếm qua cũng phải rùng mình chau mặt. Rứa mà tôi cũng không tha, ăn non từ thuở trái dâu chưa tượng hột. Mỗi lần hai cô cháu gây lộn nhau, hắn thường nói xấc xược: " Cô ăn dâu nhà tôi nhiều quá hèn chi chừ giọng cô the thé, chua lét như trái dâu non"
Tôi và Vĩnh Quý xung khắc nhiều vấn đề, tuy vậy vẫn chơi với nhau không rời. Có lần tôi đi phố mua hàng may áo Tết. Hắn chê: "Mầu áo chi mà xấu hoắc".
Tôi đọc những bài thơ mới. Hắn chê: "Lời thơ vô duyên òm". Hắn mê thích đồ cổ. Càng cũ rích càng quý hóa nâng niu, Vĩnh Quý ưa nghe hát bội và thường ngâm nga bài Nam Ai, tựa đề Huyền Trân Công Chúa. Vừa ca hắn vừa lim dim mắt khen: "hay thiệt là hay".
"Nước non ngàn dặm ra đi
Mối tình chi
Mượn màu son phấn đền nợ Ô, Ly.
Đắng cay vì đương độ xuân thì
Số lao đao hay vì nợ duyên gì?
Má hồng da tuyết, cũng liều như ba tàn trăng khuyết....
Bài hát cũng dễ hiểu, nhưng vốn sẵn có ý chống đối trong đầu nên tôi nói khích cho bỏ ghét: "Bài hát nói chi tau không hiểu mô tê chi cả"
Sách truyện của tôi là Nắng Trong Vườn, Hoàng Hôn Thắm, Phấn Thông Vàng, Bướm Trắng, Hồn Bướm Mơ Tiên...
Sách cũ Vĩnh Quý là: Tây Du Ký, Phi Lạc Sang Tàu, Tiêu Sơn Tráng Sĩ, Lưu Bị Quan Công, Thủy Hử...
Đầu óc nó chứa đầy chữ nho, văn thơ cổ. Có một lần hai cô cháu xuống nhà cụ Ưng Bình chui vào vườn bẻ trộm bông Ngọc Lan, nhưng chưa hái được bông nào cả, thì đã gặp cụ đứng đó rồi. Thấy cụ cầm một cuốn thơ Đường hay thơ Nôm gì đó, hắn bèn tán gẫu, và rồi xin dịch thử một vài câu:
Phong xuy sơ trúc
Phong quá nhi, trúc bất lưu thanh
Nhạn độ hàn hàn
Nhạn khứ nhi, đầm bất lưu ảnh
Thị cố quân tử
Sự lai nhi tâm tức ứng
Sự khứ nhi tâm tùy không
(Cổ thi Trung Quốc)

Vĩnh Quý diễn nôm:
Gió thổi qua trúc thưa
Gió qua rồi, trúc không giữ tiếng
Nhạn bay qua đầm lạnh
Nhạn đi rồi, đầm không giữ ảnh

Cho nên người quân tử
Việc đến thì lòng ứng
Việc qua lòng thanh thản

Và một bài Đường Thi:

Quân tri thiếp hữu phu
Tặng thiếp song minh châu
Cảm quân triền miên ý
Hệ tại hồng la nhu

Dịch rằng:
Chàng hay em có chồng rồi
Yêu em chàng tặng một đôi ngọc lành
Thương chàng không biết bao tình
Em đeo trong áo lót mình màu sen.
Ưng Bình tiên sinh trố mắt ngạc nhiên, không ngờ thằng bé tuổi nhỏ mà tài cao. Tiên sinh liền đặt cho nó một bút hiệu Trúc Hiên. Tức cây trúc mọc ở mé hiên nhà.
Có thằng cháu văn hay chữ tốt tôi cũng hãnh diện lắm. Nhờ có nó "gà" làm bài mà những bài giảng văn, thuyết trình của tôi xuất sắc hẳn lên. Có một điều làm tôi ghét thằng cháu dễ sợ, đó là hắn cứ hay canh chừng tôi: " Cấm cô cười toe toét ngoài đường. Cấm cô ngồi chồm hổm ăn hàng ngoài chợ."
Tôi đi ra đường không đội nón, hắn xách nón chạy theo: "Cô làm ơn đội nón che bớt cái mặt cho có vẻ e lệ thẹn thùng một chút. Đi đầu trần để cái mặt chơ hớ ngó thiệt là vô duyên!"
Có mấy anh học trò lớp lớn, muốn ve vãn làm quen với tôi là hắn sừng sừng, sợ sợ khiến họ phát ngán phải bỏ đi.
Con Thu bạn tôi có một tập nhạc mới, tôi muốn mượn về nhà chép nhưng Thu nói: Tập nhạc ni của anh mình. Để mình về hỏi anh đã nghe. Nếu được chiều ni mình mang lại nhà cho.
Chiều hôm ấy Thu không đến, mà ông anh của nó mang tập nhạc đến tận nhà cho mượn. Tôi giật mình vì ông anh nó là anh chàng vẫn đứng chờ ở Đập Đá nhìn tôi đi học mỗi ngày. Tôi hồi hộp, cảm động.
Anh chàng ngập ngừng lúng túng:
- Thu nhờ tôi mang tập nhạc đến.
- Dạ.
- Tôi không ngờ Vỹ Dạ, nhà nào cũng có hoa phong lan. Hoa đẹp quá.
- Dạ.
- Thu nhờ tôi hỏi... Chủ nhật này cô có đi biển Thuận An với nó không? Bọn chúng tôi định đi chơi một ngày, cắm trại ở bãi biển.
- Dạ... Không biết nữa, xin trả lời với Thu sau.
- Nếu cô cũng đi được thì vui biết mấy. Mong cô nhận lời.
Câu chuyện mới chừng nớ thì Trúc Hiên Vĩnh Quý lù lù chạy ra.
- Cô Cỏ ơi, bà gọi cô về.
Tôi đành lí nhí mấy lời cám ơn, rồi xin kiếu lui. Vừa quay vô nhà thì thằng Quý chạy theo sau cười hinh hích: Hi...Hi..., cô ơi con giả bộ đó, không có ai kêu cả.
Tôi nổi xùng chụp ngay cuốn tự điển ném vô mặt hắn, rồi léo nhéo: Mi ác lắm, răng không để tau nói chuyện lâu lâu một chút.
- Trời ơi, Thiên thần hiện hình trên mây Cọm một phút, mà cô đây hiện ra đến hai phút là quá nhiều, còn kêu ca chi nữa?
Tôi tiếc rẻ:
- Anh chàng có duyên quá.
- Duyên chi mà duyên. Thằng nớ trán ngắn lưỡng quyền nhô, tướng sát thê rõ ràng. Tui ngắm cho cô không được rồi đa.
Tôi cay cú:
- Chắc tau phải dọn nhà đi chỗ khác, chớ ở gần mi tau thành gái già ở góa mất thôi.
- Cô đừng có nói tào lao xịt bộp. Cô còn trẻ, tình tang tính làm chi cho thêm phiền. Thôi học ôn bài đi cô, mùa thi cử cận kề rồi đó. Nếu còn giận thì tay đây muốn ngắt véo mấy cái thì ngắt. À quên nữa, có hai câu thơ mới làm tặng cô đây:
"Cô ơi, cô dễ thương nhất đời
Mà cô đa sự, thợ trời cũng... thua!!"
Thấy thằng cháu khuyên nhủ chân thành tôi cũng cảm động nguôi cơn giận hờn. Sực nhớ bài vở học thi, tôi chán ngán rên rỉ: "Thi ơi là thi! Sinh mi mà làm chi! Đây nghẹn ngào, đồ ồn ào, buồn vui vì mi. Thi ơi là thi!"
***
Thi đậu trung học phổ thông, tôi ghi danh xin học bên trường Khải Định. Học chung với con trai tôi có hằng trăm câu chuyện vui tức cười gần chết. Hiệu trưởng của trường Khải Định lúc bấy giờ là thầy Nguyễn Văn Hai.
Lớp đệ tứ B1, trường Đồng Khánh có 40 nữ sinh, mà có hết 37 nữ sinh ghi danh vào ban toán, lý hóa, vạn vật. Chỉ có ba đứa Bích Hà, Túy Hồng, và tôi chọn ban Văn Chương. Chúng tôi còn ở gần bên nhau một thời gian ngắn ngủi, rồi sau đó bầy con gái bay đi mỗi đứa một phương trời tan tác. Dù bao nhiêu năm tháng đã chồng chất trên nấm mộ đời, dù trong cõi đời này hay trong một cõi khác, đối với tôi, Huế đã trở thành một “Soriento” yêu dấu, mà tâm hồn tôi luôn luôn không ngớt tìm về.
Tôn Nữ Cỏ May