Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

QUỐC NGỮ LÀ CHỮ NƯỚC TA

HƯƠNG GIANG

THÁI VĂN KIỂM

Thoạt tiên tôi nhớ lại thời kỳ thơ ấu theo chị đi học trường làng, rồi trường huyện (Đức Phổ và Quảng Điền) gặp mùa đông mưa gió tầm tã, mang tơi đội nón, quần sắn lên tới đầu gối, gió phía nào thì xoay tơi nón về phía ấy, vì cả tơi lẫn nón chỉ che được nửa người mà thôi! Còn hai chân không, với mười ngón phải xòe ra, bám chặt vào đường lầy đê ruộng, để khỏi trượt té. Lúc đến cái hói có cái cầu tre bắc ngang, nước lụt ngập cả cầu, thì phải mò mẫm với hai bàn chân mà tìm những thân tre lồ o mà bám víu, còn hai tay thì một tay vịn vào sào tre ngang thấp nhất, một tay thì ôm chặt sách vở vào lòng, để trong lồng ngực, nơi ấm nhất và chắc chắn nhất, để may ra lúc đến trường hoặc lúc về đến nhà, còn có sách vở mà học tập!
Tôi còn nhớ quyển sách đầu tiên của tôi lúc bấy giờ là quyển Quốc Văn (lớp Đồng Ấu) của Đỗ Thận, Trần Trọng Kim và Đặng Đình Phúc. Đó là ba ông thầy đầu tiên của tôi và của chúng ta trong lứa tuổi "lục thập nhi nhĩ thuận" và "thất thập nhi tòng tâm". Sáu mươi tuổi thì nghe thuận lỗ tai, còn bảy mươi tuổi thì theo lòng mình. Ngoài ra, tôi còn nhớ thi sĩ Tản Đà đã mở đầu tập sách Vỡ Lòng của ông bằng mấy câu thơ:
Quốc ngữ là chữ nước ta
Con cái trong nhà phải lo mà học
Và từ thuở xa xăm ấy, tôi vẫn ghi nhớ mãi câu này, cho tới khi khôn lớn, bắt đầu viết lách, tôi vẫn cố gắng trau dồi Quốc Ngữ, là vì Quốc Ngữ là chữ nước ta.
Mãi về sau này, tôi đọc thêm sử sách mới hiểu vì đâu mà người Trung Hoa gọi dân mình là Giao Chỉ (hai ngón chân cái giao nhau, xòe ra để thêm vững chắc cho sự đi đứng). Cả một dân tộc chuyên về nông nghiệp, cày cấy quanh năm nơi ruộng nước bùn lầy, khai mương, đắp đập, chân lấm tay bùn, trải qua mấy mươi thế kỷ, thì tất nhiên thân thế con người cũng phải biến hóa phần nào để đáp ứng với nhu cầu và ngoại vật.
Tôi không quên thêm rằng: cũng có người giải thích chữ Giao Chỉ là "bờ nước có con giao long sinh sống". Mỗi cách giải thích đều tùy theo tính cách viết chữ Hán của hai chữ đó. Và cả hai cách đều có liên hệ đến nhân chủng học và nguồn gốc, cùng cách sinh hoạt của dân tộc Lạc Việt.
Nếu dân Bách Việt phát xuất từ miền Duyên Hải và miền Nam Trung Hoa, thì giống dân Lạc Việt mới thực sự phát minh từ ngan xưa ngay tại lãnh thổ miền Bắc Việt Nam hiện tại.
Xét về ngôn ngữ vốn là cái di sản xưa nhất do tổ tiên truyền lại - thì ngôn ngữ người Mường hiện tại rất gần với ngôn ngữ của người Lạc Việt thời xưa. Người Mường là sắc dân Lạc đã chạy vào ẩn núp trong núi rừng và cao nguyên để tránh né xâm lăng và đô hộ của người Tàu. Nhờ thế mà họ giữ nguyên được ngôn ngữ, phong tục, tập quán và kỹ thuật, nhất là kỹ thuật đúc Trống Đồng mà trước thời kỳ Bắc Thuộc, đã được đúc tại miền Duyên Hải Bắc Việt và lưu vực sông Mã. Các nhà nhân chủng học cho rằng: "người Mường là Tiền - Việt" (proto-Vietnamiens)
Chúng ta hãy so sánh hai mẫu văn Mường - Việt sau đây nói về sự tích sông Pờ, sông Rờ tức sông Hồng Hà ngày nay:
khây klước măng pâu pô. Khi trước nghe người ta nói rằng cỏ mốc ông, thên hốp là rằng có một ông tên gọi là ông Tùng, mà cả hai bơ chồng; ông Đồng, mà có hai bợ chồng nã rú ra tế nã lấp cải nó rủ nhau để nó lập cái ksông Pơ. Nã tan lẽ ksông sông Bờ. Nó toan lấy sông Pờ pao tất Thạch Pi. Bơ nã Bờ vao đất Thạch Bi. Vợ nó mê, ti lê ksu tệ nã lấp mới đi lấy đá, để nó lấp ksông. Lòng klởi ksinh tha sông. Lòng trời sinh ra mốch ông hốp là ông Sách; một ông gọi là ông Sắt; mê thuỗng mê thếch pất bởi mói xuống mới thách vật với ông Tùng. Nã mê pao lò, nã ông Đồng. Nó mới vào lò; nó tỏ ming nã pât ông Tùng đỏ mình nói mới vật ông Đồng. Ông Tùng mê chẩn hết mình, ông Đồng mới cháy hết mình, mê chết. Cho đênh cải ksông mới chết. Cho đến cái sông dỉ chăng lấp ản, mê dênh cải ấy chẳng lấp được, mới nên cái Thác pở dỉ. Thác bở ấy.
Trong bản văn trên kia (mà tôi đã tìm thấy trong quyển "Course de Langue Annamite" của A. Cheon, do nhà in F-H Scheider xuất bản tại Hà Nội năm 1899-1901) có rất nhiều từ ngữ Mường Việt giống nhau, na ná giống như nhau. Lại có nhiều âm lấp láy, gọi là tạp âm hay là nhị trùng âm (diphtongue) như chữ ks, kl, tr. Mường ngữ có chữ p thay cho chữ b của ta và chữ b lẫn lộn với chữ v, như bơ chồng và vợ chồng, vào lò và phao lò. Sở dĩ những nguyên âm b p v m phát âm lẫn lộn nhau trong cả hai ngôn ngữ Mường - Việt là vì cùng một cơ thể phát âm là môi (lèvre, lip) cho nên các nguyên âm đó đều được xếp vào loại "Labiale", và đương nhiên có thể tương hoán (permutable), ví dụ: vua quan cũng đọc và viết là bua quan, vui lắm cũng có nơi nói bui lắm, chữ vụng (vụng về) ngày xưa cũng là bống, mống, như còn thấy di tích trong câu ca dao:
Lênh đênh qua cửa Thần phù,
Khéo tu thì sống, bống tu thì chìm.
Tiếng Việt thời xưa có nhiều đa âm (polysyllabe) bên cạnh đa số đơn âm (monosyllabe) nhưng vì tiếp xuc lâu đời với văn hoá và ngôn ngữ trung Hoa mà phải phiên âm những tiếng đa âm thành nhiều đơn âm của Hoa Ngữ. Ví dụ như danh từ "Pô tờ rinh", có nghĩa là gia trưởng, tộc trưởng, tù trưởng, còn sử dụng nơi xứ Mường và vài nơi Cao Nguyên miền Trung, đã biến hoá thành Bồ Đinh tại các vùng quê Bắc Việt và được phiên âm Hán Tự là Phụ Đồ trong đó chúng ta tìm thấy chữ bố, bô, phụ đều có nghĩa là cha, là bố, là bu.
Chúng ta nhớ lại thời kỳ cổ cơ: hàng trăm đứa con dại của bà Âu Cơ, bị bỏ rơi nơi hoang dã, đã đồng thanh kêu gọi Lạc Long Quân: "Bố ơi, bố đi đâu rồi, mau mau về với chúng con!" Chứ bố là bố đã xuất hiện từ thời huyền sử của dân tộc ta, và sau đã đẻ ra chữ bố lão, tỉ như "Lá Thư Bố Lão" của Tuệ Minh Trịnh Minh Cầu ở Gia Nã Đại.
Chúng ta cũng tìm thấy những con sông lớn như sông Mã (Mạ) ngày xưa, cũng có nghĩa là sông Mẹ, đồng nghĩa với sông Cả, sông Cái, lớn lao hùng dũng như bố mẹ đã từng nuôi dưỡng cả một dân tộc lớn mạnh cho tới ngày nay.
Trả qua mấy nghìn năm lịch sử, giống dân Việt đã nối liền ba con sông lớn nhất Á Châu: sông Dương Tử, sông Bờ (tức Hồng Hà) và sông Mê - Klông, Mê-Krong, có nghĩa là sông Mẹ, chính là danh từ Klong đã phát sinh và được phiên âm ra Cửu Long.
Trở về thời kỳ huyền sử, lúc nàng Tiên Cơ và người dân ruộng Lạc Long chia tay, mỗi người đi một ngã, mỗi người mang theo 50 con, kẻ thì lên miền núi, người thì về miền duyên hải, bỗng có một người con trai đi được nửa đường thì đành bỏ cha theo mẹ trở về mạn ngược. Đến ngã ba sông, nơi vùng Việt Trì, Phú Thọ, người ấy ngập ngừng mà than rằng:
Ai đem ta đến chốn này
Bên kia là núi, bên này là sông
Người ấy không sang sông mà tách về phía trái, đi về Sơn Tây, leo núi, trèo đèo, lên tới ngọn Tản Viên hùng vĩ. Từ trên đỉnh núi nhìn xuống, người con của giống dòng Âu Lạc nhìn thấy con sông Đà uốn khúc, phơi mình thoải mái cho tới sông Bờ. Lịch sử dân tộc Mường đã xác nhận điều này. Từ đó, người Mường đã tôn thờ Thần Tản Viên như vị Tiên Tổ của họ vậy.
Như thế trong tổng số 100 người con, có 51 người theo mẹ lên mạn ngược và 49 người theo cha về miền xuôi, đúng với tỷ số 51/49 tức là đa số tuyệt đối mà dân Lạc Việt đã phát minh từ thời huyền sử. Núi Tản sông Đà là quê hương của thi bá Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939)
Trời sinh ra bác Tản Đà
Quê hương thì có, cửa nhà thì không
(Thú Ăn Chơi)
Con đường vô hạn khách đông tây
Ta nhớ ai mà mãi đứng đây
Nước rợn sông Đà con các nhảy
Mây trùm non Tản cái diều bay
(Quê Nhà Chơi Mát Cảm Hứng)
Qua những lời thơ đượm tình non nước, thi sĩ Tản Đà được gia tộc thờ phụng và xem như là hiện thân, hậu duệ của thần núi Tản Viên.
Tản Đà là một trong những vị có công lớn trau dồi Quốc Văn, Quốc Ngữ, cùng với Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Đông Hồ Lâm Tấn Phác, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam...
Người đâu tiên ta phải ghi nhớ công ơn là Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936). N8am 1906, tiên sinh được cử đi dự cuộc đấu xảo ở Marseille (Pháp). Lúc về, ông xin từ chức công chức Toà Sứ, để doanh nghiệp. Thoạt tiên, tiên sinh hợp tác với một người Pháp tên là Schneider, mở một nhà in và xuất bản quyển "Kim Văn Kiều" và bộ "Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa" dịch ra quốc ngữ. Trong bài tựa quyển sách này, tiên sinh viết câu này: "Nước Nam ta mai sau này, hay dở cũng ở như chữ quốc ngữ".
Ông Schneider có người con trai tên Paul Schneider rất thông thạo thi văn Việt Nam. Năm 1981 ông đã xuất bản bản dịch Pháp Ngữ "Kim Vân Kiều Tân Thảo", nouvelle edition critique de Paul Schneider, Edition Diệu Pháp, 2 rue de Bois, 92230 Sevres, France. Dịch rất hay, vừa sát nghãi, vừa văn hoa, lại thêm chú thích rành mạch khiến cho độc giả thích thú mà đọc và học Việt Văn qua truyện Kim Vân Kiều.
Kế đến là Tản Đà sáng tác hai quyển Giáo Khoa: Lên Sáu và Lên Tám, trong năm 1919. Năm 1920, Tản Đà 32 tuổi, đã cùng với cụ Bùi Huy Tín vào Huế, rồi Đà Nẵng, chiêm ngưỡng cảnh đẹp núi sông, cung điện lâu đài, bèn hứng khởi lúc trở về Hà Nội viết truyện ngắn: "Thề Non Nước", trong đó có bài thơ "Thề Non Nước" tiếng tăm vang dội khắp ba kỳ:
Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi, không về cùng non
Nhớ lời "nguyện nước thề non"
Nước đi chưa lại, non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Năm 1921, Tản Đà nhận làm chủ bút báo "Hữu Thanh", cơ quan của hội "Trung Bắc Kỳ Nông Công Thương Hội" bèn viết bài "Kính Cáo Quốc Dân" trong đó có bài thơ dài, mà chúng tôi trích mấy câu sau đây:
Tôi làm văn quốc ngữ
In bán trong mấy năm
Sang hèn cũng thể sinh nhai
Một sự văn chương vui với
Bút nghiên cùng giấy mực
Hay dở mặc cho công luận
Trăm năm tâm sự, gửi cùng cây cỏ với núi sông
Bước văn chương chẳng nợ thì duyên
Cõi nhân thế không duyên thì nợ
"Kể xa từ Hồng Lạc dựng cơ đồ, vua chúa có đổi, sĩ phu trường tồn, ấy trải bao bể đúc non sông, bồi nguyên khí cho dân nước."
Nay được thời tế thế đương khai hoá, vận mở quốc văn, cơ bay báo giới, ai có nhẽ châu chìm ngọc náu, phụ công đức với giang sơn.
Bước văn minh hoạ may có
cơ vận tự giới
Công tiến bộ thực cũng bởi
nhân tài trong nước.
Đọc bài thơ trên, chúng ta không khỏi bùi ngùi hoài cảm tâm sư của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Người phải sống chật vật bằng cách "làm văn quốc ngữ, in bán trong mấy năm, một công việc thật cao quý, mà thế gian lại cho là hèn, không sang trọng bằng nghề thầy thông, ông phán "tối sâm banh, sáng sữa bò"...
Trước cảnh nhân tình thế thái đó, Tản Đà đành phải "ngậm bồ hòn làm ngọt" mặc dầu bồ hò rất chua chát, khiến cho Tản Đà lắm lúc cũng phải than lên rằng:
Văn chương hạ giới rẻ như bèo
và tưởng chừng như:
Văn minh Âu, Á trời thu sạch
Đạo lý luân thường đảo ngược ru.
Cũng trong lãnh vực Quốc Văn, Quốc Ngữ, chúng ta không quên Phạm Quỳnh (1892-1945) bút hiệu Thượng Chi, đã sáng lập ra tạp chí Nam Phong (1917-1933) gốm có 210 số, đã quy tụ nhiều học giả, văn giả, thi sĩ tài hoa, và đã có công lớn trong sự nghiệp bồi bổ văn chương. Học thuật Việt Nam, đồng thời quảng bá tư tưởng đông tây kim cổ. Trong bài diễn thuyết bằng Quốc Văn kỷ niệm Tiên Điền Nguyễn Du, tổ chức ngày 8-9-1924 (tức 10-8 âm lịch Giáp Tý) tại Hội Khai Trí Tiến Đức Hà Nội, Phạm Thượng Chi đã nói lên những lời thống thiết sau đầy về truyện Kiều:
"Truyện Kiều là cái văn từ của giống Việt Nam ta đã "trước bạ" với non sông đất nước này. Trong mấy nghìn năm ta chôn nhau cắt rốn, gửi thịt, gửi xương ở cõi đất này mà ta vẫn hình như ăn trọ ở nhờ, đối với đất nước non sông vẫn chưa từng có một cái văn tự văn khế phân minh chứng nhận cho ta cái quyền sở hữu chính đáng. Mãi cho đến thế kỷ mới rồi mới có một đấng quốc sĩ(...) rõ máu làm mực, "tá tả" một thiên văn khế tuyệt bút(...)
Đấng Quốc sĩ đó là ai? Là Cụ Tiên Điền ta vậy. Thiên văn khế ấy là gì? Là quyển truyện Kiều ta vậy(...)
Cuộc kỷ niệm hôm nay là chủ ý tỏ lòng quốc dân sùng bái cảnh mộ cụ Tiên Điền ta (...) Nhưng còn có một ý nghĩa nữa, là nhân ngày giỗ này, đốt lò huong, so phím đàn, chiêu hồn quốc sĩ "Thác là thể phách, còn là tinh anh" ánh tinh trung thấp thoáng dưới bóng đèn, chập chùng trên ngọn khói, xin chứng nhận lời thề của đồng nhân đây. Thề rằng: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, còn non nước còn dài chúng tôi là kẻ hậu sinh xin rầu lòng giốc chí cố gia công trau chuốt lấy tiếng quốc âm nhà, cho quốc hoa ngày một rực rỡ, quốc hồn ngày một tinh cao, quốc bộ ngày một tấn tới, quốc vận ngà một vẻ vang, ngõ hầu khỏi phụ cái chí hoài bão của tiên sinh, "ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây"!"
Trong số những nhân sĩ đã hợp tác với Nam Phong Tạp chí, chúng ta cũng phải kể Đông Hồ Lâm Tấn Phác (1906-197?) quê quán Hà Tiên, Nam Việt. Bút hiệu Đông Hồ lấy trong "Hà Tiên Thập Vinh Tập" của Mạc Thiên Tích (con Mạc Cửu) trong đó cảnh đẹp số một là Đông Hồ ấn nguyệt (hồ Đông in bóng trăng) tức là Phá Hà Tiên. Trong bài "Gia Đình Giáo Dục Ký" đăng trong Nam Phong số 115 ấn hành tháng Ba 1927, trang 211-217, tóm lược bài giảng dậy học trò trường Khai Trí Tiến Đức Học Xá Hà Tiên ngày 19-11-1926, Đông Hồ có dậy như sau:
Ba Điều Đáng Tiếc
Ở đời có ba điều đáng tiếc
Một là hôm nay bỏ qua
Hai là đời này chẳng học
Ba là thân này lỡ hư
Quốc ngữ, Quốc gia
Tiếng là nước, tiếng còn thì nước còn
Tiếng mất thì nước mất
Truyện Kiều còn, tiếng ta còn
Tiếng ta còn, nước ta còn.
Paris (Chiêu Anh Các)
Mạnh Xuân, Bính Tí (1996)