Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NHỮNG CON THÚ ĐƯỢC NÓI TỚI TRONG ÂM NHẠC

TRẦN QUANG KHẢI

Từ trước tới nay ít ai nghĩ tới việc tổng kết tên những con thú được nhắc tới trong âm nhạc. Âm nhạc ở đây không nhất thiết phải là nhạc cổ truyền. Có thể là cổ nhạc, dân ca, tân nhạc. Có thể là nhạc Á Châu, Âu Châu, Phi Châu. Nhân dịp xuân về, tôi xin viết một bài tổng quát về sự liên hệ giữa các con thú đến âm nhạc nói chung từ nhạc khí, tên bài bản, cốt truyện, vũ điệu trên khắp hoàn cầu.
NHẠC KHÍ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN THÚ VẬT
Theo huyền thoại, ngày xưa thần Pan có nửa trên là người, nửa dưới là thú, yêu một nàng tiên nữ nhưng nàng này không yêu lại. Thần Pan bèn biến nàng thành cây sậy, rồi chặt cây sậy để làm cây sáo nhiều ống (Pháp: Flute de Pan hay Syrinx; Anh: Panpipes) để giải sầu.
Còi, nhạc khí cổ bằng đất, tìm được nơi các thiểu tộc Trung Mỹ (dân Aztéques ở Mexico) và Nam Mỹ (dân Inca) phần nhiều làm theo dạng các con thú như chim, thằn lằn, kỳ đà, gà. Các loại còi đổ nước vào để thổi, bắt chước tiếng chim khi đi săn.
Ở Cao Miên và Thái Lan, trong dàn nhạc triều đình có một cây đàn dây tên là cá sấu (takhê).
Ở Trung Hoa, Việt Nam và văn miếu thờ đức Khổng Tử, có cây đàn gõ loại tự âm thanh vang (idiophones) mang hình con cọp, trên lưng có khứa để quẹt kêu nghe rẹt rẹt (yu: Trung Hoa, ngữ: Việt Nam).
Trong các loại đàn dây, thùng đàn hoặc được làm bằng mu con thú armadillo ở Bolivia, Peru, Nam Mỹ: đàn charango. Hoặc âm bản làm bằng da thú như da trăn da rắn trên đàn tam Việt Nam, san hsien Trung Hoa, sangen Nhật Bản, đàn nhị Việt Nam, nan hu Trung Hoa; làm bằng da chó da mèo như đàn shamisen Nhật Bản; da trừu như đàn târ của Ba Tư, hay các loại da thú khác như đàn kora của một số quốc gia Phi Châu, đàn sorod Ấn Độ.
Mặt các loại trống đều làm bằng da thú như bò, trừu, dê, trâu, trăn, cá sấu,.v.v... Ngay trong các nhạc khí dùng để thổi như kèn túi (Pháp: cornemuse, Anh: bagpipe), hầu hết các túi đều làm bằng da thú.
Phần trên chỗ lên dây đàn tỳ bà Việt Nam có khắc đầu con dơi. Chỗ dùng để treo móc trống đồng có hình con cóc.
TÊN BẢN NHẠC NÓI TỚI THÚ VẬT.
Trên thế giới, từ tân nhạc đến dân ca, nơi nào cũng có bài hát mang tên thú vật. Vì không đủ chỗ trong phạm vi một bài viết, tôi không thể kể hết tất cả những bài hát của từng quốc gia có liên hệ tới thú vật, chỉ xin lựa vài thí dụ điển hình và trong lĩnh vực quen thuộc với độc giả.
Tân nhạc Mỹ thời 50-60 có một số bài bản mang tên thú vật trong tựa bài như How much is that doggy in the window (Patty Page hát), The mocking bird hill (Patty Page), Bird dog (Everly Brothers), Butterfly (Tony Brent), Hound dog (Elvis Presley), When the swallows come back to Capistrano (Pat Boone), What's the new pussy cat (Tom Jones). Dân ca Pháp cũng có một vài bài với tên thú như Le corbeau et le renard, Alouette, Trois petits canards. Khoảng đầu thập niên 80 ở Pháp có một điệu nhảy rất thịnh hành gọi là Danse du canard (nhảy vịt), một điệu nhảy tân thời hai chân khép lại, hai cánh tay kẹp sát nách rồi tách rời ra nhiều lần theo nhịp nhạc, đầu lắc lư như bị mắc kinh phong. Điệu nhảy này chỉ thịnh hành trong một mùa rồi chẳng thấy ai múa nhảy nữa.
Tân nhạc Việt Nam cũng có một số bản mang tên chim thú. Chẳng hạn như bài Chim Chích Chòe (Đức Quỳnh), Tiếng Chim Gọi Đàn (Phan Huỳnh Điểu), Đàn Chim Việt (Văn Cao), Con Công Hay Múa (Nguyễn Hữu Nghĩa), Ngựa Phi Đường Xa (Y Vân), Bầy Chim Bỏ Xứ (Phạm Duy)... Dân ca Việt Nam cũng có một số bài bản mang tên thú vật. Các bài lý như Lý Ngựa Ô, Lý Qụa Kêu, Lý Con Mèo, Lý Con Nhái, Lý Con Cua, Lý Con Sáo, Lý Con Qụa, Lý Chim Sắc, Lý Con Cá Trê, Lý Con Thằn Lằn, Lý Gà Mái Tơ, Lý Rồng Nằm, Lý Con Lươn, Lý Con Trâu, Lý Con Nhạn... đến các điệu vè miền Nam như Vè Con Cua, Vè Con Trâu, Vè Con Cá, Vè Các Loại Rắn, Vè Thịt Chó v.v...
Trong âm nhạc Việt Nam nói riêng, chúng ta cũng khám phá một số bài bản mang tên các con thú. Thời nhà Nguyễn (1802-1945), một số vũ điệu triều đình có tên là Mã Vũ, Tứ Linh Vũ (Long, Lân, Qui, Phụng), Phụng Vũ... Trong số 10 bài ngự hay còn gọi là 10 bài Tàu thuộc bài bản của dàn Tiểu nhạc Huế có bài Long Hổ, Tẩu Mã... Ở miền Nam, danh mục của Đàn Tài Tử cũng có vài bản mang tên thú như Long Hổ Hội, Tẩu Mã (thoát thai từ bài của Tiểu nhạc Huế).Trong hát cải lương miền Nam, ngoài hai bài Long Hổ Hội và Tẩu Mã từ Đàn Tài Tử ra, còn có thêm một số bài khác như dây Bắc có Lý Ngựa Ô Bắc (tiếp tấu mau và nhịp tư lơi); Lý Con Sáo (còn gọi là Lý Tam Thất. Thường dùng trong cải lương); dây Oán (đặc biệt miền Nam dùng dây hò Tư tục gọi là dây Chinh và dây Tố Lan) có Phụng Cầu Hoàng (bản của Tư Mã Tương Như đàn để tỏ tình cùng nàng Trác Văn Quân), Phụng Hoàng (không bi đát bằng cái bài oán khác như Văn Thiên Tường, Tứ Đại); dây Nam do dây Bắc biến thể như Chuồn Chuồn (trước dây Bắc sau đổi thành dây Nam, hát trước khi vô sáu câu vọng cổ, dùng để tả cảnh gặp hoạn nạn).
Trong âm nhạc nói chung, ta có thể tìm thấy những con thú được đề cập như truyện Tây Du Ký của Trung Quốc với Tề Thiên Đại Thánh, Trư Bát Giái, Ngưu Ma Vương trong Kinh kịch (Peking Opera). Năm 1979, một đoàn hát của Tàu sang Nhật lưu diễn, trình bày vở tuồng The Monkey King Creates Havoc In Heaven (Tề Thiên Đại Thánh Náo Thiên Cung). Vở tuồng này cho thấy Tôn Hành Giả võ thuật siêu quần, múa cây thiết bảng thần sầu quỷ khóc và mặt mũi được hóa trang tuyệt hảo.
Trong truyện Ramayana phổ biến khắp Đông Nam Á, Hanuman là hầu nhân, một trong những nhân vật chánh. Ramayana là thiên anh hùng sử Rama (hiện thân của thần Vishnu) bị oan khuất, phải đày vào rừng với vợ là Sita và người em là Laksamana. Sau đó, Sita, bị những người khổng lồ Raksama bắt đi, may nhờ hầu nhân Hamuman và đoàn binh khỉ cứu thoát. Trong một vài bản dịch có thêm đoạn hoàng tử Rama tái chiếm đất nước và công chúa Sita bị giết chết. Truyện chỉ có thế mà khắp vùng Đông Nam Á, từ Ấn Độ, Miến Điện sang Nam Dương, Thái Lan, Cao Miên, Lào... đâu đâu cũng được ưa chuộng. Thiên anh hùng sử này được trình diễn dưới nhiều hình thức khác nhau: hát tuồng, múa rối, vũ triều đình và dân gian.
NGHỆ SĨ MANG TÊN CÁC LOÀI CHIM
Truyền thống nghệ sĩ mang tên các loài chim không thấy nơi các quốc gia Âu Mỹ, mà thường thấy ở Việt Nam và chỉ thịnh hành từ 1950 tới trước 1975 và nhất là ở miền Nam Việt Nam. Ta có: Bạch Yến (sống ở Pháp), từng hát trong nhiều dĩa của các hãng dĩa ngoại quốc, được giải thưởng Grand Prix de l'Académie Charles Cros năm 1983, hiện vẫn trình diễn và chuyển sang địa hạt dân ca. Hoàng Oanh (ở California, Hoa Kỳ) nổi danh về ngâm thơ và những ca khúc mang âm hưởng nhạc dân tộc với tiết tấu chậm. Kim Tước, ca sĩ nổi tiếng trước những "con chim" khác, cùng thời với Châu Hà, Mộc Lan hiện ở Hoa Kỳ, vẫn còn hát những ca khúc của Cung Tiến, Vũ Thành. Họa Mi, Sơn Ca, hai ca sĩ được Hoàng Thi Thơ đào tạo, một ở Pháp, một ở Mỹ, hiện vẫn trình diễn. Thiên Nga ở Pháp, chuyên trình diễn nhạc kích động. Minh Phượng cũng ở Pháp và trình diễn tại các nơi lui tới của người Á Châu. Trước 75, tại Sài Gòn có ban tam ca Ba Con Mèo với nữ ca sĩ Mỹ Hòa hiện ở Pháp, hai ca sĩ kia ngụ tại tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Đây chỉ là một bài sơ khảo về chim thú trong âm nhạc, mong cống hiến độc giả những giây phút thoải mái trong những ngày đầu xuân.