Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

LÃNG MẠN TẢN ĐÀ

Vũ Quần Phương

Tản Đà (1889-1939) vào văn chương ở buỗi cũ mới giao nhau. Thơ cũ không còn đủ để chứa tình ý của ông. Còn cái mới, thì ông phải tự tìm lấy. Bỗng nhiên, Tản Đà thành người tự do, không bị khuôn khổ nào câu thúc, cả về hình thức lẫn nội dung. Thơ văn ông lắm lối, lắm loại. Khi thì ông phân biệt chúng bằng hình thức: Hát nói, Hát xẩm, Ca lý, Tứ tuyệt, Bát cú, Yết hậu, Lục bát, Tứ lục, Trường đoản, Từ khúc, Trường thiên... Khi thì bằng nội dung, Tản Đà tập kiều, Tản Đà thù tiếp, Tản Đà thơ họa. Lại có thứ gọi là Tản Đà thơ vặt, Tản Đà xuân sắc. Phân biệt lắm thứ như thế chính vì chưa quan tâm đến sự phân biệt. Tản Đà làm thơ như chỉ vì mình, cho nên thơ ông được nhiều người thích ở sự thành thật, hồn nhiên. Thơ như nói, nói như chơi mà thấm thía nhân tình.
Dòng thơ Tản Đà rất rộng, hình thức đủ loại đã đành mà nội dung lại còn phong phú: Dân ca liền với triết học, cổ điển đấy mà cũng lãng mạn đấy, trào phúng liền ngay với trữ tình, cụ thể như phóng sự lại điểm xuyết những nét thật tiêu tao trữ tình... Nhiều khi câu, chữ như dùng sẵn của người xưa nhưng cái chất chứa bên trong lại rất Tản Đà, cứ như ông thổi sinh khí vào tượng đất cho nó thành người biết ứa nước mắt.
Cái mới rõ nhất ở Tản Đà là sự hồn nhiên, tự nhiên. Không có hàng rào câu nệ nào ngăn cách giữa điều ông viết ra với điều ông cảm nghĩ. Ông làm thơ như hít thở. Thấy thế thì viết thế. Tản Đà có thể bất đắc chí về danh phận nhưng ông lại đắc ý về tài năng: Tài cao, phận thấp, chí khí uất, đắc ý về cách sống, cách làm thơ: Tuổi chửa bao nhiêu, văn rất hùng. Ông còn kể chuyện được trời mời lên đọc thơ, cả triều đình Nhà Trời đều xuýt xoa mê thơ Tản Đà. Đọc xong mỗi bài đều vỗ tay và Chư tiên ao ước, tranh nhau dặn: Anh gánh lên đây bán chợ Trời. Đúng là buồn ngủ gặp chiếu hoa. Đang lo văn ế, thơ hạ giá ở trần gian.

Bao nhiêu củi nước mới thành văn
Bán được văn ra chết mấy lần
Ông chủ nhà in, in đã đắt
Lại ông hàng sách mấy mươi phân

Bây giờ được trọng dụng ở Xứ Trời, thì "đã" quá. Nhưng rồi cũng đến lúc phải về. Tản Đà tỉnh mộng và ngậm ngùi:

Tiếng gà xao xác tiếng người dậy
Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi

Chuyện mộng mà ông viết thật quá bởi ông dám nói thật cái mộng của lòng ông. Người đời, văn chương với cuộc sống thường hay cách bức. Tản Đà không thế. Thơ là đời ông, là việc hằng ngày của ông, là nơi trò chuyện của ông. Ông không mỹ lệ hóa đời cũng không thần bí hóa thơ mà cũng chẳng màu mè vờ vĩnh. Đắc ý thì nói đắc ý. Buồn thì nói buồn. Cái gò bó xưa bị phá mà cái gò bó mới chưa hình thành. ở buổi giao thời, nhiều khi văn học lại gặp thế thuận cho những cách tân là vậy. Dám bộc lộ hết mình trong văn chương không phải thời nào cũng có. Không dễ đâu, thời ấy, Phạm Quỳnh đã cảnh cáo Tản Đà: "Người ta, phi người cuồng, không ai dám trần truồng mà đi ngoài phố. Nhà làm sách cũng vậy, không ai đem thân thế mình mà làm chuyện cho người đời xem". Phạm Quỳnh đại diện cho thời cất giấu cá nhân, cá nhân lẫn vào trong bầy đàn. Người ta tả được loài cừu nhưng không ai nhớ được mặt một con cừu. Cái mặt cừu người ta tả là mặt của cả loài cừu. Tản Đà đã dám chiềng cái mặt (của tâm hồn) mình ra giữa cái buổi còn lòa nhòa nhân ảnh ấy nên bị lớp người cũ phản ứng. Có điều mừng là ông đã được xã hội chấp nhận. Xã hội đã phát triển đến giai đoạn chấp nhận được từng cá thể. Bối cảnh xã hội, bối cảnh dân trí thời ấy đã cho phép Tản Đà bộc lộ được hết mình. Điều mà Nguyễn Trãi, Nguyễn Du chưa có. Các cụ chỉ bộc lộ được từng nét khi tỉnh rượu lúc tàn canh. Các cụ mới có từng yếu tố lãng mạn chứ chưa có chủ nghĩa lãng mạn. Chủ nghĩa lãng mạn lấy cá thể làm nền tảng, quan tâm chăm chút cái tôi, cái mà Phạm Quỳnh kêu là trần truồng ấy. Tản Đà lãng mạn trên "cái tôi ngông", cái tôi đòi quyền tồn tại của mình chưa được thì phải ngông, phải ngạo. Ngông ngạo là lãng mạn trong cái khung của hiện thực. Lãng mạn cao hơn là ra ngoài cõi thực. Tản Đà cũng đã có chất lãng mạn đó. Và đấy là chỗ bộc lộ nhất tinh hoa thơ Tản Đà: Nhớ mộng, Tống biệt, Nói với ảnh, Nói với bóng...
Tản Đà vốn có một cốt cách lãng mạn. Tế Chiêu quân là lãng mạn, là tài tử tài tình gặp nhau dù khác thời khác thế: Tịch cốc để tìm sang cõi khác là lãng mạn. Coi mình như anh xẩm mù để không thấy ai là lãng mạn. Không thấy cả mình nữa, Ngoài trăm tuổi vắng ta trần thế cũng là lãng mạn. Lên tiên, gặp Trời, gửi tình nhân không biết không quen đều là chuyện ngoài cõi thực. Hồn mơ mộng, thơ hiu hắt, tình điệu âm u. Cõi u uẩn của lòng người, cao thấp sang hèn gì, đều dám phơi trên mặt giấy, gợi thương gợi buồn, gợi cảm thông. Bài thơ Tống biệt, từ âm điệu đến hình ảnh đều nói được cái dùng dắng của khách trần lưu luyến động tiên, khát thèm mộng ảo:

Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi

Bài Nhớ mộng mở đầu như một sự giác ngộ: Giấc mộng mười năm đã tỉnh rồi. Nhưng tỉnh lại thấy không bằng mộng:

Nghĩ đời lắm nỗi không bằng mộng
Tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời

Hai câu thơ này còn là cái lãng mạn trong chủ nghĩa cổ điển. Nó mực thước và là tổng kết chung cái cõi đời bức tranh vân cẩu, thế thôi. Cái chỗ hé ra nỗi niềm Tản Đà lại ở câu: "Những lúc canh gà ba cốc rượu và mộng cũ, mê đường biết hỏi ai". Hàn Mặc Tử chênh Tản Đà độ mươi năm sau đã viết: "Nằm gắng cũng không thành mộng được". Tản Đà có lối vào bài thơ thật tự nhiên:

- Ngồi buồn bỗng nhớ chị hàng cau

- Chiều mát ngồi xem đứa thả câu

- Ngồi buồn lấy giấy viết thư chơi

Viết như không mục đích. Viết, nhớ, xem... để khuây khỏa nhu cầu của lòng mình, để có việc mà làm, để khỏi chống chếnh vì nỗi hết thú chơi ở cõi đời:

Trông khắp trần gian hết thú chơi
Thèm trông con hạc nó lên trời

Thèm trông con hạc, còn thèm trông cả đường bay của nó: Nó lên trời. Tản Đà còn than với chị Hằng: Trần thế em nay chán nửa rồi, muốn chuyển hộ khẩu lên đó:

Cung quế có ai ngồi đó chửa
Cành đa xin chị nhấc lên chơi.

Tản Đà có những câu chán đời như thế. Nhưng cốt lõi ông lại ham chơi, ham sống, ham bè bạn, chịu thất thiệt để chơi, để bạn bè:

Quê hương thời có cửa nhà thời không
Nửa đời Nam Bắc Tây Đông
Bạn bè sum họp vợ chồng biệt ly.

Mỗi lần nói đến cái chết, dù lúc đang đùa, câu thơ Tản Đà vẫn cứ lạng đi, xa vắng lắm. Nói với bóng:

Còn ta bóng nỡ nào đi
Ta đi, bóng có ở chi cõi trần?

Nói với mùa xuân:

Ngoài trăm tuổi vắng ta trần thế
Xuân nhớ ta chưa dễ biết đâu tìm

Tản Đà có một hồn thi sĩ thứ thiệt. Có cảm hứng là ông viết. Có khi rất thực thà:

Hôm qua chửa có tiền nhà
Suốt đêm, thơ nghĩ chẳng ra câu nào
Đi ra, rồi lại đi vào
Quẩn quanh chỉ tốn thuốc lào vì thơ.
Tiền nhà nay đã đóng rồi
Ta pha ấm nước ta ngồi ngâm nga
Bây giờ, thơ mới nghĩ ra
Hồn thơ quanh quất bút hoa đêm trường.

Thân xác bài thơ này đúng là hiện thực. Thực sự kiện, tình huống, mà cũng có vẻ thực cả tâm lý nữa: Trả xong nợ, nó nhẹ người nên lại dạt dào thi hứng, chứ sao? Nhưng cốt cách tâm hồn của người làm bài thơ này lại lãng mạn. Có lãng mạn nên chỉ một việc cỏn con của đời thực đã làm đảo lộn cả tâm trí. Có thế người đời mới trìu mến nhìn ông nhà thơ như nhìn một thứ ngơ ngơ, dở người. Tản Đà hiện thực khi nào cái thực đánh rất đau vào cái mộng, vào tâm trí nhân ái:

Năm hào một đứa trẻ lên sáu
Cha còn sống đó, con bồ côi

Tiền có 5 mà trẻ lên 6, ấn tượng con số gây nên sự rẻ rúng của phận người năm lụt lội đói kém. Chi tiết như tân văn, chính xác, cụ thể. Và cõi lòng thì bao nhiêu xa xót. Tản Đà còn "hiện thực" đến mức dùng thơ làm quảng cáo, rạch ròi giá cả, khuyến mãi, cổ động, đủ cả:

... Còn như tiền đặt quẻ
Nhiều năm (5đ) ít có ba (3đ)
Nhiều ít tùy ở khách
Hậu bạc kể chi mà.
Kính báo.

Bài thơ có 18 dòng, nếu kể cả dòng kính báo là 19. Không có câu nào tả tình, tả cảnh cả. Riêng câu cuối có thể là có tình nhưng cũng là cái tình để quảng cáo. Bài thơ này đọc thấy buồn cười, cười mà ứa nước mắt. Cười vì nó thực đến thực dụng, còn ứa nước mắt vì nó cho thấy tình thế ông Tản Đà. Ông như con hải âu có sải cánh dài đủ sức làm ông hoàng ở bầu trời, nhưng khi chưa phải bước chân lên mặt đất thì đôi cánh (lãng mạn) kia càng dài ông càng vướng víu, chuệnh choạng (Chim hải âu - thơ Baudelain). Tâm hồn của Tản Đà không lãng mạn thì không có bài thơ này. Trí tuệ ấy, sự lịch lãm ấy có nhiều cách để kiếm sống no đủ, đâu phải làm nghề mạt: đoán lý số hà lạc. Cho nên đọc Tản Đà thấy hiện thực thì đấy chỉ là đôi nét đời. Còn lãng mạn thì lại là cả cõi lòng. Thơ Tản Đà đồng hành được với mọi thời là vì thế.