Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

XUẤT XỨ VÀ

Ý NGHĨA ĐẠI LỄ VU LAN

 

TRẦN TRỌNG KHOÁI

 

 

Loài người là tối linh trong muôn vật nên có trí tuệ, đạo đức, tâm tư, tình cảm... chẳng những làm đẹp về cuộc sống của bản thân và gia đình, còn chế  ngự phần nào trở ngại thiên nhiên, để cải thiện và canh tân nếp sinh hoạt xã hội. Đặc biệt, con người sống có gia đình thì cha mẹ, con cái, trên từ hóa, dưới hiếu thuận, yêu thương đùm bọc sống chết có nhau. Cha mẹ thương con không bờ bến là thiên chức làm người, con cháu hiếu kính với ông cha là đạo lý muôn đời xuyên qua không gian và thời gian, kể cả sinh vật cũng có được phần nào, đó là lẽ sinh tồn của vạn loại. Con người là giống hữu tình, đương nhiên phải sống bằng tình cảm thiêng liêng, khác với bản năng sinh hóa của muôn vật. Cha mẹ là ân nhân bậc nhất, thì hiếu đạo cũng đứng hàng đầu trong mọi nét đẹp của thế nhân, là lẽ sống, là quan niệm của người đời. “Hiếu kính đứng đầu trăm nết đẹp”, do đó, nên giai tiết Vu Lan, một tiết lễ của Phật giáo có trên tinh cầu hơn 26 thế kỷ vẫn thích ứng với người muôn nơi, đã thành ra truyền thống đẹp trong văn hóa nhân sinh như ngày Mother’s Day và Father’s Day của người Âu Mỹ ngày nay.

Mùa Vu Lan báo hiếu, chúng ta có thể tìm hiểu rộng rãi qua phẩm Vu Lan, kinh Trường A Hàm hay kinh Pháp Hoa... để rõ về ý nghĩa sinh thành và lòng hiếu kính đối với thất thế phụ mẫu, lịch đại tiên linh, vì chúng ta đã thừa hưởng của chư vị nhiều phước báu cao cả, nhiều công đức thâm hậu rất khó nghĩ bàn. Có thể khi chúng ta ở vào cương vị cha mẹ, ông bà, mới thấm thía được phần nào thiên chức của con người trong gia đình và quê hương, xã hội, qua tâm niệm của người xưa “dưỡng tử phương tri phụ mẫu ân”, ca dao Việt Nam cũng có câu đồng nghĩa: Lên non mới biết non cao, Nuôi con mới biết công lao song đường.

Duyên khởi

Một trong 6 phẩm của kinh Tam Bảo là phẩm Vu Lan, nói rõ về xuất xứ của đại lễ Vu Lan, rằm tháng 7 và đề cao hiếu hạnh của Đức đại hiếu Mục Kiền Liên.

Mục Liên tôn giả là vị đại đệ tử của Đức Thích Ca Như Lai, nguyên là giáo chủ của Bái Hỏa giáo. Tôn giả được lên ngôi vị cao quý đó, phần lớn do sự hỗ trợ tích cực của mẹ là bà Thanh Đề. Bà thuộc giai cấp quý tộc ở Ấn Độ, muốn cho con hiển đạt và danh vọng hơn người, nên đã vận dụng tiền tài, thế lực, kể cả việc trừ khử những đối thủ, gây tội lỗi với nhiều người đương thời, xúc phạm đến thánh hiền, do đó, sau khi chết bà phải đọa vào Vô Gián địa ngục, làm kiếp ngạ quỷ, khốn khổ triền miên.

Đức Mục Kiền Liên là một thức giả đương thời, ngài xem thường danh lợi địa vị mà đặt nặng việc tu tiến, khi nghe Đức Phật là đấng đạo cao đức trọng được thế nhân kính ngưỡng tôn vinh, nên tôn giả đưa tín chúng đến xin thọ giáo quy y, sáp nhập vào tăng đoàn của Như Lai, lần hồi tôn giả trở nên vị đại đệ tử thần thông bậc nhất, ngài trưởng lão Xá Lợi Phất là bậc trí huệ tuyệt vời.

Do hiếu hạnh cao cả, lại có phép thần thông diệu dụng, tôn giả quán chiếu, biết mẹ mình đang thọ khổ nơi âm cung, nên ngài đích thân đến viếng và dâng cơm cho mẹ. Có thể do nghiệp lực của bà Thanh Đề quá nặng, hay tại cảnh giới ngạ quỷ không cho phép các tội hồn thọ dụng phẩm vị bất cứ từ đâu đến, nên cơm hóa thành lửa. Trước tình mẫu tử thân thương mừng mừng tủi tủi, phép thần thông của tôn giả khó chuyển biến lý nhân quả, nên ngài cũng đành chịu! Ngài xót xa từ giã mẫu thân, trở về thỉnh ý Như Lai, xin tìm phương tế độ.

Phật dạy: mẹ ông tội lỗi sâu dầy, mặc dù ông phước trí trang nghiêm, hiếu hạnh vẹn toàn nhưng chưa chuyển hóa được, nên phải nhờ sức chú nguyện của mười phương thánh tăng trong ngày Tự Tứ vào giai tiết Vu Lan. Nhân ngày chư Phật hoan hỷ, chúng tăng tự tứ, ông nên phát tâm tác tạo phước duyên, cúng dường bố thí, hoằng pháp lợi sanh, để nhờ công đức tinh tụ tịnh hạnh sau mùa An Cư Kiết Hạ, nếu nguyện lực của chư vị càng cao, hồi hướng công đức để chuyển hóa tội lỗi của mẹ ông. Khi tội hồn đã tỉnh ngộ, thành khẩn sám hối, niệm Phật cầu vãng sanh thì nghiệp chướng tiêu trừ, căn lành tăng trưởng. Chư Phật và Bồ Tát cũng đều hoan hỷ phóng quang tiếp dẫn về Tây Phương An Lạc Độ của Phật A Di Đà. Các Phật tử vì kẻ mất người còn mà thành khẩn thực hành hạnh lợi tha thì cha mẹ nhiều đời, gia thân quyến thuộc, rộng ra là thân hữu đồng hương, hay các giới hữu tình cũng sinh tâm hoan hỷ, dũng tiến trên đường đạo, là tạo nhân lành hay tạo sẵn tư lương rất cần cho mai hậu, những người quá cố, thập loại cô hồn cũng quân

triêm thắng phước.

Ngài Mục Kiền Liên và đại chúng y giáo phụng hành. Truyền thống Vu Lan báo hiếu khởi đầu từ đó.

Trong kinh Trường A Hàm, Đức Phạt khuyến thị chúng ta thực thi các hạnh bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự là cách báo hiếu tốt đẹp nhất.

Bố thí: Bố thí cho người bằng tâm hạnh hoan hỷ, cử chỉ vui hòa nhã nhặn như giúp người tìm đường đi, hay giúp kẻ bơ vơ kiếm việc làm. Khi gặp thuận duyên nên giúp người già lão neo đơn, giúp người tàn tật ốm đau, giúp trẻ côi cút bần hàn... chút vật chất để an ủi nhau trong cuộc sống khó khăn. Giúp ích cho người, làm lợi lạc sinh linh, đương nhiên cha mẹ cũng vui lòng đẹp ý đã tạo ra người hữu ích cho thế nhân!

Ái ngữ: Lời nói dịu dàng nhưng chân thành, dễ cảm thông với nhiều hạng người. Ca dao Việt Nam có câu: Lời nói không mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau cũng là lối xã giao khôn khéo biết dường nào.

Lợi hành. Sốt sắng và tạo thói quen làm việc lợi ích cho bản thân, gia đình như giúp đỡ cha mẹ những việc thông thường, rồi đến việc tộc thuộc, thôn  trang, quốc gia, xã hội... thấy điều cần thiết ta nên tùy khả năng thực hành hạnh lợi tha, là nghĩa vụ làm người.

Đồng sự: Công việc phải làm với nhau nên vui vẻ chung cùng là tạo tinh thần hợp tác, gây tình đoàn kết thân thương nhau để hoàn thành trách nhiệm. Suy ra, việc phụng dưỡng cha mẹ khi ốm đau già yếu, anh chị em, dâu rể, con cháu vui hòa thân mật thì trong ấm ngoài êm, hiếu đạo chu toàn. Nếp tề gia xử thế được lưu truyền êm đẹp qua mấy nghìn năm văn hiến của người Á Đông vậy.

Thượng Tọa Thích Nhật Từ có trích dẫn đại ý lời Phật dạy trong kinh Pháp Hoa:

- Người hiếu tử sống đúng với tư cách một người con trong gia đình. Người con là một phần tử trong gia đình, nên cố gắng gìn giữ hiếu đạo, gia phong. Cha mẹ dày công sinh dưỡng, giáo hóa các con khi người còn trẻ cho đến lúc lưng còng tóc bạc, nên các con phải hòa ái nhường nhịn nhau nhất là chung nhau cung kính, hiếu dưỡng cha mẹ khi cần. Tùy theo nếp sống gia đình, tập quán xã hội mà ta có những ngôn từ, thái độ thích hợp với cha mẹ. Ngoài ra, chúng ta còn phải suy tư, cân nhắc khi ứng xử với đời để bảo toàn nề nếp gia phong. Cổ nhân có câu “Giấy rách phải giữ lấy lề” hay, “đói cho sạch rách cho thơm” ý nói, dù gặp cảnh ngộ nào đi nữa, người biết tự trọng không làm đều gì sai quấy để người đời mai mỉa, làm mất thanh danh của tổ tông cha mẹ mình. Câu nói “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” ngụ ý tôn kính tiền nhân mình, khi ta làm điều tốt, hay chê trách đến ông bà cha mẹ đã an giấc nghìn thu nhưng có con cháu buông lung hư hỏng vậy.

- Người hiếu thảo là người con sống đúng với chánh pháp. Người con vâng lời hay lẽ phải của cha mẹ khuyên bảo là tốt, người biết học hỏi và trau dồi nhân cách để thăng hoa trên đường dời càng tốt hơn. Trong cuộc sống thế nhân mấy hạng người trên đều được ca ngợi.

Nhưng có một lớp người vừa cố gắng tu thân hành thiện lại hướng về đời sống tâm linh, họ tu tập đạo đức, sống theo hạnh từ bi của chư Phật, hỷ xả của thánh nhân, biết đủ là đủ và dành phần còn lại để làm việc lợi tha. Họ kính hiền trọng đạo, luôn hoan hỷ chấp nhận cuộc sống thanh đạm và an lạc là nếp sống hạnh phúc bản thân, nên họ tôn trọng hạnh phúc và cuộc sống an lành của tha nhân vạn loại. Họ nghĩ rằng, cứu giúp được phần nào khổ đau của người bất hạnh là hàng trí dũng, nên họ không từ nan. Họ không cố chấp, xả bỏ chuyện thị phi của nhân thế, nên dễ tránh được sự đam mê dục lạc ngoài đời, đó là lớp người “cư trần bất nhiễm” tức là sống đúng với chánh pháp, bởi lẽ:

Trăm năm trước thì ta chưa có

Trăm năm sau có cũng bằng không

Cuộc đời sắc sắc không không

Còn chăng chỉ một tấm lòng mà thôi.

- Người con hiếu phải hướng cha mẹ về chánh pháp Phật đà. Hiếu kính cha mẹ, làm đẹp ý song thân...có thể nói đó là tinh thần của hiếu hạnh. Hiếu dưỡng cha mẹ, cung ứng nhu cầu về cuộc sống cho người, đó là hiếu hạnh về vật chất, cả hai đều là chuyện hiếu của thế nhân. Trường hợp người con hiếu sống đúng với chánh pháp mà chưa tìm cách hướng cha mẹ đi cùng đường với mình e có điều thiếu sót chăng? Bởi lẽ tự thuở xa xưa vấn đề tu học chưa phổ cập, nên thiểu số người cố chấp chưa chịu cởi mở trong cuộc sống! Họ chưa quy y tam bảo, chưa rõ lý nhân quả nên nhiều người đã nói “vật dưỡng nhân” và quả quyết cho rằng không ăn huyết nhục của sinh vật sẽ bị yểu vong. Thậm chí có những câu nặng về ăn uống vu vơ mà các bậc hiền nhân thường dè dặt tối đa, vì các vị quan niệm ăn để mà sống, chứ không phải sống để mà ăn”, hay người có tâm lành nghe thấy con vật kêu la vùng vẫy khi bị hạ thịt, nên không nở ăn thịt chúng, vì họ cảm thông về sự đau thương chết chóc và nỗi oán hận về kẻ mạnh đã nhẫn tâm cắt đứt cuộc sống bầy đàn của

chúng. Chúng tôi mạo muội nêu ra câu “bệnh tòng khẩu nhập, họa do khẩu xuất” với nghĩa đơn giản là ăn uống không cẩn trọng rất dễ sinh bệnh, nói năng không dè dặt có khi mang họa, chứ mấy chữ “vật dưỡng nhân” không rõ xuất xứ nơi nào.

- Người con hiếu là thiện tri thức của cha mẹ. Ngoài đời, ai cũng mong muốn ăn no mặc ấm, rồi lúc hoàn cảnh cho phép, người ta chủ trương ăn biết mùi, mặc đúng kiểu để trở nên con người lịch lãm. Cũng có người sống theo cách “biết đủ là đủ”, họ vui với kinh tịch, đạo đức để dinh dưỡng tinh thần, lại lo giải thoát tâm linh là hàng thức giả thanh cao. Thế nhân thiếu gì bậc minh quân lương tướng chí sĩ văn nhân khi hoàn thành nhiệm vụ hộ quốc an dân, chư vị sống ngoài vòng danh lợi để thân an tâm lạc là tiên cảnh giữa trần gian hay nói theo nhà Phật là tịnh độ hiện tiền. Người con chí hiếu hay bậc thức giả lo tu thân hành thiện, biết phổ biến chánh pháp cho cha mẹ và người thân, biến gia đình thánh thiện rồi xóm làng thuần lương, thì họ là người thiện tri thức của cha mẹ, gia đình và xã hội đúng như câu: “Nhất nhân tác phước thiên nhân hưởng, Độc thụ khai hoa vạn thụ hương” với đại ý: một người gieo phước, nghìn người chung hưởng, một cây nở hoa, nhiều cây cùng thơm vậy.

Những truyền thống đẹp trong mùa Vu Lan

Vu Lan là mùa cầu siêu độ cho tiên linh quá cố, các chiến sĩ trận vong, sinh linh tử nạn, cùng với thập nhị loại cô hồn và cầu an cho tứ thân phụ mẫu tại thế, thân bằng quyến thuộc hiện tiền được thân an tâm lạc, dũng tiến trên đường tu học để tự lợi lợi tha. Vu Lan Bồn phiên âm từ Phạn ngữ (sanskrit) là Ulambana, người Trung Hoa dịch là ‘giải đảo huyền” với đại ý giải thoát cực hình treo ngược tội nhân trong địa ngục và sự thống khổ ở các cảnh giới ngạ quỷ, súc sinh. Nói chung thì địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh là “tam ác đạo” nghĩa là ba đường dữ để các tội hồn phải chịu quả khổ đã gây ra.

Luật nhân quả rất phân minh, chúng ta nguyện cầu để nhờ uy lực của tam bảo, của chư Tăng Ni thanh tịnh sau 3 tháng an cư kiết hạ đủ lòng lân mẫn chuyển hóa các tội hồn biết thành khẩn sám hối, mới mong thoát khỏi cảnh thống khổ triền miên như Tôn Giả Mục Kiền Liên đã tha thiết thỉnh giáo Như Lai, rồi quyết tâm thực hiện trong việc cứu độ mẹ hiền. Những dịp tiết lễ, con cháu thường nguyện cầu cho các thân nhân hiện tại, gần nhất là cha mẹ, được sống vui vẻ an lành, thì hàng tôn trưởng, phụ huynh nên vui với hiếu tình của lớp trẻ mà phát tâm lành làm việc nghĩa cho đẹp đạo tốt đời, tức là có sự nhất trí trong gia đình, cảm ứng với chư Phật và các đấng thiêng liêng thánh thiện, đương nhiên người được cầu sẽ tâm an ý hảo, gia đạo hài hòa, kiết tường như ý.

Đã là con người ít ai tránh khỏi lầm lẫn sai quấy, gặp thuận duyên, chúng ta tinh tấn sửa đổi, nguyện cố gắng tu trì như cổ đức đã nói “người không sợ có lỗi, chỉ sợ có lỗi mà không biết đổi” hay lớp người cầu tiến thường noi gương thầy Trình Tử, một trong các bậc cao hiền của Nho giáo, đã coi trọng việc lập chí tiến tu “nhất nhật tam tĩnh ngô thân” với hậu ý hằng ngày phải tự tĩnh 3 lần, mong thành người tài đức kiêm ưu. Trường hợp chúng ta chủ quan, không đặt nặng việc sửa mình, xem nhẹ về gia sự thế tình, khác gì người bệnh được thân nhân tìm thầy chữa thuốc, lại gặp bác sĩ tận tình xét nghiệm và quan tâm trị bệnh, nhưng bệnh nhân hờ hững, không thuốc men chu đáo để chứng bệnh trầm kha, thật là đáng tiếc lắm thay.

Mùa an cư kiết hạ. Sau khi thành đạo, Đức Phật đi hoằng hóa để phổ độ chúng sinh:

Nhất bát thiên gia phạn

Cô thân vạn lý du

Kỳ vị sanh tử sự

Giáo hóa độ xuân thu

với đại ý: chiếc bát nhận phẩm cúng, một mình đi khắp nơi, lý tưởng của cuộc sống, luôn phổ độ sanh linh.

Ngài là bậc hào kiệt của thế gian, vị siêu nhân khắp 3 cõi, nhưng sống thanh đạm theo hạnh vị tha đáng ngưỡng vọng tôn thờ, nên ngài thu hút tín chúng đông đảo. Mùa hè ở Ấn Độ mưa gió liên miên, đương thời y áo cá nhân còn thiếu thốn, sự giao thông lắm trở ngại, cũng là lúc loài thấp sinh sanh nở, đi lại giẫm đạp làm thương tổn mạng sống của chúng, vậy nên Phật chế ra phép an cư kiết hạ 3 tháng để giáo đoàn cấm túc tu học, cùng nhau thực hiện nếp sống thiền môn thanh tịnh, đạo vị thanh cao, vừa ôn cố tri tân, vừa sáng tác văn phẩm để phổ biến công hạnh của mình và lưu di cho hậu thế. Các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều bối diệp kinh văn (bút tích ghi tên lá bối) đã xác minh việc tu học của Tăng Ni trong mùa an cư là cần thiết.

Ngày Phật hoan hỷ, ngày Tăng Tự Tứ. Sau 3 tháng an cư, các vị câu hội để kiểm điểm công hạnh của cá nhân, cầu Phật chứng minh, cầu thầy bạn góp ý xây dựng cho mình. Trường hợp vị nào có chút khuyết điểm thì hoan hỷ sửa đổi cho hoàn thiện hơn gọi là lễ Tự Tứ. Sau ngày Tăng Tự Tứ, người được thầy bạn chấp nhận kết quả tốt sẽ được tuyên dương, là thăng hoa một bước trên đường tu học, tức là được gia tăng một tuổi đạo, do đó mùa Vu Lan còn là mùa Hạ Lạp trong Phật giáo.. Tỷ như một vị Tăng hay Ni sau khi liễu đạo được tính tuổi thọ 80, hạ lạp 60 tức là Ngài hưởng tuổi đời 80, còn 60 năm hoàng dương chánh pháp, lợi lạc hữu tình vậy. Phật chế giới pháp để tăng đoàn tinh tấn tu trì, làm lợi lạc sinh linh. Lời Phật dạy “Giáo pháp còn, đạo ta còn”, giờ Phật nhập Niết Bàn gần 26 thế kỷ, nền đạo pháp gặp thuận duyên phát triển khắp nơi nơi, tứ chúng thuần lương, nhân sinh thăng tiến, người con thêm hiền hiếu, nhiều người biết giới sát phóng sinh... đương nhiên Vu Lan thắng hội, ngày kết thúc 3 tháng an cư là ngày Phật hoan hỷ, ngày Tăng Tự Tứ, ngày siêu độ hương linh “tháng 7 ngày rằm xá tội vong nhân”.

Ngày bông hồng cái áo. Phật giáo không sống xa quần chúng, nên về sau nầy đã dùng các mỹ tục tặng hoa của các quốc gia trên thế giới, mà chuyển đổi thành tập tục cài hoa hồng trong giai tiết Vu Lan, nói lên niềm cung kính hướng vọng tứ thân người đối diện với mình.

Những ai còn mẹ sẽ được cài hoa hồng thắm, ngụ ý chúc thọ bậc cao niên có phước đức, sinh người hiền hiếu và mừng người trực diện với mình được vui vẻ chung sống với mẫu thân, hay còn được cung phụng mẹ hiền. Những người mất mẹ được cài hoa hồng trắng, nói lên sự thương tiếc người đối diện đã mất đi bậc kính quý thân thương, nên chung lời cầu nguyện và tác tạo phước duyên, hồi hướng cho người ra đi được tiêu diêu miền cực lạc.

Trần Trọng Khoái