Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

TỨC TÂM TỨC PHẬT

 

Cư Sĩ NHUẬN BẢO

 

Lúc ban sơ, sư Pháp Thường đến  tham vấn Mã Tổ Đạo Nhất.

Sư hỏi: -Thế nào là PHẬT?

Tổ đáp: -Tức TÂM tức PHẬT. 

Chợt nghe, Pháp Thường đại  ngộ.

(Truyền Đăng Lục)

 

Chỉ một câu đáp ngắn của Mã  Tổ, võn vẹn có bốn chữ “tức  TÂM tức PHẬT” mà ngay đây sư  Pháp Thường đại ngộ. Thật là hy hữu!

Thế nhưng nói sư ấy ngộ, như vậy là ngộ làm sao, ngộ cái gì?

“Tức TÂM tức PHẬT”, theo sự  hiểu biết thông thường mà hầu  như ai ai trong chúng ta, những người  đang tu Phật, dù theo Tông Phái nào,  Pháp Môn nào, chỉ cần chợt nghe qua  những lời đối thoại đó, câu  nói xuất phát từ miệng ai đó  vừa lọt vào tai mình một cách rành  rọt, hay câu chữ vừa thoáng qua rõ  ràng trước mắt, thì mọi người  đều tức khắc nhận ra được  ý nghĩa của câu đáp, liền có  thể hiểu ngay rằng “Tâm là Phật”, “Phật  là Tâm”; hoặc “Tâm này là Phật”  hay “Tâm ấy là Phật”, “Tâm kia là Phật”,  v.v. và v.v.

Tuy nhiên, nếu ai ai trong chúng ta cũng đều  có chỗ hiểu như thế thì dẫu hiểu  mọi lời, mọi sự đến cùng  kiếp cũng chẳng thể nào tỏ rõ được  “như thật” ý nghĩa câu đáp mà  cũng là lời khai thị của Mã Tổ,  nghĩa là đồng “Một” cùng với  cách hiểu, sự hiểu như Pháp Thường  không khác, tức “vừa chợt nghe  thì hốt nhiên đại ngộ”. “vừa chợt nghe thì diệu nhập Phật Tánh”,  v.v. và v.v.

Nói một cách rõ ràng hơn, y như Pháp  Thường đã lãnh thọ được  ý chỉ của Mã Tổ, thì câu đáp  “tức TÂM tức PHẬT” vừa  lìa miệng Tổ, cũng ngay sát-na đó  chợt lọt vào tai mình, thì người  thính pháp liền tự chuyển não, tự  vượt thoát khỏi Bản Ngã, tự  vượt thoát khỏi cái nghe, cái biết  của Tâm Ý Thức để ngay đó  thấy, nghe, hay, biết, bằng cái Tánh  Nghe vốn dĩ tự sẵn có, thường  hằng, tự tại, để tự “Một”  cùng chỗ Pháp Thường ngay ấy “đang  là” không khác. Cũng có nghĩa là  người thính pháp tức thời  bừng tỏ Tánh Phật của chúng sanh,  cũng là hốt nhiên khám phá hình  hài chơn thật vốn tự sẵn có  xưa nay chưa từng sanh diệt của mình,  cũng là tự bừng tỉnh cơn mê  từ muôn thuở, là giác Bổn  Tánh, là hốt nhiên biết như thật  rằng từ lúc cha mẹ sinh ra cho đến  bây giờ, một sát-na trở về trước  mình đã lầm, không tự chủ tự  tại, đã sống trong huyễn ảo mộng  mị của vọng thức biến hiện hư  dối, lừa phỉnh mà cứ tưởng  là “thật có” vì Chấp Ngã; một  sát-na sau thì tự bừng tỏ Tánh  Thấy Biết sáng suốt tuyệt đối,  tự chủ tự tại, vô ngại, đến  đi, vạn pháp tự “Như” trước  mắt, biết như thật nên “không lầm  Nhơn Quả”, thông tỏ lý Vô Ngã  Chơn Thường: nhất thiết pháp  tánh không tự tánh (tất cả các  pháp đều không có tự tánh).

Bằng ngược lại, nếu căn cơ, trí  tuệ, duyên phước của những người  đang hành trì pháp Trực Chỉ (Chơn  Tâm) của Đạt Ma Tổ Sư (cũng là  Chánh Pháp Nhãn Tạng của Thế  Tôn) không được như Pháp Thường,  nghĩa là ngay khi câu nói “tức TÂM  tức PHẬT” hoặc những lời khai  thị tương tợ vừa lìa miệng  Tổ, tai chúng ta vẫn có nghe đó, nhưng  trực giác (kém cỏi, yếu ớt)  không bắt nhịp theo kịp để diệu nhập  vào cảnh giới Chơn Như, không  gốc gát, vô tâm, phi tác ý mà  Tổ đã thể hiện bằng lời, cũng  là Dụng của diệu tánh, để  được cùng Tổ “đang là”, cũng  là tự “Một” trong chánh niệm,  tức đương niệm chơn thường,  sáng suốt, không một vật, thì mỗi  người trong chúng ta chỉ còn một cách  là đợi dịp khác để thử  thách thêm nữa, hoặc nên chọn một  pháp môn khác thích hợp hơn với  căn cơ của mình để tu là thượng  sách. Bằng vận dụng tri thức sanh  diệt để nghĩ suy, lý giải, biện  biệt đúng sai, bằng cái tâm phân  biệt thường tình trong lẽ tương  đối của Nhơn Quả, thì liền cùng  với cái chỗ “biết-giác” tuyệt đối,  không Sở (đối tượng) không Năng (chủ thể), vô tướng,  vô tác kia của Chư Tổ, thì liền là  “Hai”, là khác, là cùng nó bị cách  chia, bị che chắn bởi chính cái Tâm  Ý Thức khởi niệm phân biệt,  suy lý, nghĩ ngợi của mình. Cũng như  khi ấy dẫu ai có đem miệng mồm, chữ  nghĩa, ra để giảng giải cho người  khác có thể hiểu được cái  nghĩa đích thật của “tức TÂM  thức PHẬT” kia (nghĩa đích thực  còn có thể gọi là đệ nhất  nghĩa) thì dẫu có nói  đến trọn đời, cùng kiếp, cũng  vẫn cùng “Nó” xa rời, chia cách,  là khác, là hai, là gãi ngứa ngoài  giày, nếu không muốn nói là ngàn  trùng xa cách, dấu tích mịt mờ, khó  cùng được như Pháp Thường  hốt nhiên “đang là” một chỗ.

Tại sao cũng cùng một câu đáp có  bốn chữ “tức TÂM tức PHẬT”,  ấy thế mà Pháp Thường chợt  nghe thì liền đại ngộ, liền sáng  tỏ Phật Tâm, thấu suốt Bổn  Tánh, cũng là Tánh Thấy Biết  tuyệt đối hiện tiền, còn tôi đây  cũng được nghe câu đáp ấy,  cũng hiểu ý nghĩa của câu nói “Tâm  kia là Phật”, mà sao đến cùng kiếp  cũng khó ngộ ra để được cùng  một chỗ như Pháp Thường hốt nhiên  sáng suốt không lầm Nhơn Quả? Tại  sao? Tại sao?

Cũng đều gọi là Phật Pháp, cũng  cùng một giáo lý dạy người để  cứu cánh thâm nhập Phật Tri Kiến,  hầu không lầm Nhơn Quả để tu hành  cho đến giải thoát sanh tử, thế nhưng  tùy từng căn cơ, trí tuệ, phước  đức, hạnh lành, nghiệp dữ của  mỗi chúng sanh, mà từng Pháp dạy  người của Thế Tôn, tự có  chỗ cao thấp khác nhau, khiến người  tu hành cũng tự có chỗ giác ngộ  Phật Đạo cách đốn tiệm, thấp  cao, nên Thánh nên Hiền sai biệt.

Cho nên, phương tiện của người  tu học cứu cánh diệu nhập Phật  Tâm, cũng là sáng tỏ Phật Tánh,  cũng là khám phá “đệ nhất nghĩa  đế” mà Chư Phật ba đời, quá,  hiện, vị lai, muốn cùng thế gian, bằng  một cách nào đó, mau chậm cao thấp  có khác nhau, đã khiến cho sự khác  biệt một trời một vực của Ba  Thừa Giáo Chánh Pháp Nhãn  Tạng càng thêm rõ nét vậy. Đó  là điều chân thực mà không ai  có thể phủ nhận.

Bởi vậy, cũng cùng một câu đáp  đó mà khi cơ duyên chín mùi, nghĩa  là phải thời, thì Pháp Thường  đại ngộ, mà trước đó không  lâu, cũng một câu đáp đó, mà  chính tự thân Pháp Thường vẫn  phải bị mờ mịt, còn không ngộ  ra Phật Tánh, huống là người  khác chưa hội đủ được các  duyên lành.

a) Thông thường, gần như mỗi người  trong chúng ta đều hiểu câu đáp đó  của Mã Tổ Đạo Nhất như thế này:  Tâm ta là Phật, Phật cũng chính là  Tâm, Tâm tức Phật, Phật Tâm chỉ  một, không khác, không hai, v.v. và v.v.  chỗ hiểu đó không khác nhau mấy  vậy.

Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu như thế,  thì chỗ hiểu đó có hợp với  cái bụng của Thiền Tổ khi Ngài đáp  câu hỏi của Pháp Thường không,  khi mà câu đáp đó cũng là lời  khai thị, là nhát búa nặng ngàn cân  đánh trực diện vào cái “trí hiểu  biết nhỏ nhoi có hạn lượng” của  Tâm Ý Thức con người, được  bao phủ bởi lớp vỏ cứng ngàn  đời của Ngã Chấp Vô Minh?

Nếu hiểu như thế là không chút gì  khế hợp với tâm ý Thiền Tổ,  nghĩa là đối với tông môn của  Bồ Đề Đạt Ma Tổ Sư, thì người  hiểu như thế là hoàn toàn không  hiểu gì hết, là chỉ ngấp nghé ngoài  sân, ngoài thềm, còn lâu xa mới  lọt vào được cửa Tổ.

Nghĩa là sao? Nghĩa là chỗ hiểu biết  đó là cái hiểu biết của Tâm  Ý Thức Phân Biệt, còn kết buộc  trong vọng nghiệp Vô Minh Nhơn Quả,  còn đủ cả tứ tướng sanh  diệt tương quan vướng mắc, Ngã,  Nhơn, Chúng Sanh, Thọ Giả. Nghĩa là  còn có người hiểu là Ta, còn  có cái được hiểu là Tâm  Kia, còn có cái để so sánh, phân  biệt với cái được hiểu là  Phật. Chỗ hiểu đó là chủ  thể “Ta” hiểu, có tương tác để  được hiểu là “Tâm” kia, là  “Phật”, là cùng với Phật,  với Tâm, với Ta, là “Hai”,  lá khác, là tất thảy tướng sanh  diệt trói buộc trong Nhơn Quả Sanh Diệt.  Thế thì chỗ hiểu này đối với  Tông Thiền của Bồ Đề Đạt Ma,  cũng là Chánh Pháp Nhãn Tạng  của Đức Phật là cái hiểu lạc  đề, là hoàn toàn không hiểu gì  hết. Bởi đối với tông môn  này, nói hiểu, nói hội, tức cũng  có nghĩa là ngộ, là giác,  cái Tánh Bổn Lai, là bừng tỏ  Tánh Biết sáng suốt tuyệt đối,  tự tại, là sáng tỏ Tánh Phật  chúng sanh, là khám phá Thể và  Dụng của thường đạo huyền  đồng, Tánh cùng Tướng  dung thông, là cùng Phật, cùng  Tâm, cùng Đạo “đang là”  Nhứt Như không Năng không  Sở, tự “Một” tuyệt đối,  không “Hai” không khác.

Cái Tánh Biết Bổn Lai thì linh diệu, huyền mầu, sáng suốt tuyệt đối,  mà chỗ Dụng lại cứ tự  nhiên như nhiên, như nước chảy  mây trôi, nắng nóng giá lạnh, như  nhật nguyệt vần xoay, khiến cho bốn mùa  luân chuyển nuôi sống muôn vật mà  tự nó không thấy làm, hay nói một  cách chính xác hơn, là làm một cách  vô tâm, bình đẳng, phi tác ý.  Nhờ Tánh “diệu” nên dù không  khởi vọng niệm phân biệt mà mọi  thứ trước “mắt tâm như” vẫn  tự biện biệt rõ ràng, vì tất  thảy pháp đều từ Chơn Tánh,  cũng có nghĩa là từ một pháp  duy nhất, độc hữu, diệu mầu (tạm  gọi là một pháp duy nhất) mà  hiện hữu các Pháp Tướng như  thật như hư, như không như có, nối  tiếp nhau sanh diệt trùng trùng, vô biên  bất tận. Nói vô phân biệt là  nói không dụng tri thức phân biệt  kết buộc trong nhơn quả tương đối  để thấy, nghe, hay, biết, cũng là tự  tánh “biết” vẫn thường biện biệt  rõ ràng mọi thứ trước mắt.  Vì đó là diệu dụng của Phật  Tánh. Chỉ vì do chúng sanh Chấp Ngã,  vọng tưởng chấp lầm huyễn pháp  làm thật có, niệm niệm vọng sanh vọng  diệt trùng trùng trong mỗi sát na không  dứt nên cái Tánh Biết tự nhiên,  như nhiên, theo Vọng Ngã mà trở thành  trí thuật, ưa suy nghĩ thiệt hơn, ưa  phân biệt phải trái, lợi hại, lành  dữ, tốt xấu, theo hai đàng (Nhị Nguyên)  khiến chúng sanh ấy tự quên mất  cái Tánh sáng thường, sáng bổn  lai, chơn như tự tại, vô phân biệt,  vốn tự sẵn có của mình.

b) Vậy thì phải hiểu làm sao để được  gọi là hợp với bụng của Mã  Tổ, cũng là cùng Chư Tổ, tâm tâm  khế hợp, là không ra ngoài Chánh  Pháp Nhãn Tạng của Như Lai, cũng là  cái hiểu vượt cách, nhanh chóng,  chơn thật, không ra ngoài tông môn của  Đạt Ma Tổ Sư. Trước hết, người  cầu học pháp môn này, như Pháp Thường,  phải là người đa căn lành, nhiều  phước đức, thông minh, linh lợi,  lanh cơ, giàu trực giác, chợt nghe  liền nhận ra, cách dùng từ ngữ  độc đáo của Mã Tổ trong lời  đáp này nói riêng, cũng như của  Chư Tổ Thiền Tông và các Thiền Sư  nói chung, và đó cũng chính là cái  ổ khóa bí hiểm, vô hình, vi diệu,  để người cầu học nương đó  mà tự vượt thoát chính mình,  cũng là cách lọt vào cửa Tổ.  Hễ một khi đã thật sự vào thì  không còn có lối để ra, vì rằng,  ngay đó Vô Minh chợt tan biến,  triệt tiêu, trước mắt tất thảy  thênh thang, rỗng hoát, Tâm Thể sáng  trong, như nhứt, vô biên, vô hạn  lượng, không còn cửa nẻo, chẳng  chỗ đến đi, không lầm Nhơn Quả,  tất thảy Pháp biến hiện mất còn  không chỗ dính dấp, như hoa đốm trong  không. Chỗ thấy nghe hay biết này là  giá trí vậy.

Cho nên nếu hiểu câu ấy của Tổ  như mọi người trong chúng ta thường  hiểu, thì tại sao Mã Tổ đã không  trả lời bằng những câu đáp  đại loại cùng một ý nghĩa như:  “Kỳ Tâm tức Phật - Tâm kia là  Phật” hoặc “Phật tức Tâm” hay  “Tâm tức Phật” v.v. và v.v. mà  lại là “tức TÂM tức PHẬT”.

Bởi “tức” của “tức TÂM”,  “tức PHẬT”, chỉ trực tiếp vào  hiện thực tuyệt đối ngay TÂM,  trước mắt, khiến trực giác của  người đối diện ngay ấy khám phá  Bổn Tâm thực sự “đang là”  cùng hiện thực tuyệt đối, cũng  là “tức” trong nhứt niệm đương  niệm, tròn đầy sáng trong vô nhất  vật. Người căn trí vào bậc thượng,  phát huy trực giác tối đa nương  đây mà tự ngoảnh đầu khám  phá chính mình. “Tức” trong khoảng  một phần “sát-na”, mà trước niệm  không sanh, sau niệm không dứt, hiện  tiền là nhứt niệm, cũng vô  niệm sáng suốt tuyệt đối, là  Chơn Ngã, Chơn Tâm, Niết Bàn thanh  tịnh. Nhận ra hiện thực tuyệt đối  trước mắt, cũng là Chơn Tâm  hiển lộ thì cũng tức ngay ấy, ngộ  ra thể tánh chơn thật của Bổn  Tâm, thì liền sáng suốt, để tự  trả lời PHẬT là gì một cách  chơn thật, mà trong đây vừa chợt  khám phá, biết như thật Tánh-Tướng  viên dung, PHẬT-TÂM-ĐẠO huyền  đồng nhất như, Thể Tánh  chẳng phải “Một”, chẳng phải “Hai”,  cũng không khác, mà như sóng với  nước. Biết như thật từ một  Pháp duy nhất chơn như, thường  hằng, bất biến, mà thường tùy  duyên, thông lưu diệu mầu, khởi sanh  vạn pháp. Vạn Pháp sanh khởi trùng  trùng vô lượng vô biên mà từng  mỗi Pháp không mất tánh “diệu” chơn  như tự tại, tùy duyên mà vẫn  bất biến.

Tánh Biết sáng suốt tuyệt đối  không Sở không Năng, không  chung không thủy, như như tự  tại, là đệ nhất nghĩa, là tuyệt  đối mà không miệng mồm, trí giải  nào có thể với tới được  vậy. Bởi cái gì có thể với  tới được “nó” thì tự nó  chẳng còn là tuyệt đối nữa,  chẳng còn là đệ nhất nghĩa đối  với chỗ độc hữu diệu mầu,  phi sanh diệt của tự nó, chẳng còn  là thường đạo chơn thật nữa,  mà khiến cùng nó chia lìa, là hai là  khác, là có chỗ tương tác, vướng  mắc trong Nhơn Quả rồi.

Một vị Thiền Tổ đã nói: “Nhược  Tâm hữu trụ tức vi phi trụ - Bằng  Tâm có chỗ trụ, tức chẳng  phải trụ”, tức là, hoặc nếu trụ  Tâm vào Sắc, hoặc Thinh, Hương, Vị,  Xúc Pháp, thì đó tức chẳng  phải là thường trụ, chẳng phải  là là “Trụ vô sở trụ - trụ  không chỗ trụ, tức chơn trụ” trong  tính cách vượt thoát Nhơn Quả;  có chỗ trụ tức chẳng phải tự  “Một” cùng đệ nhất nghĩa.

Tức TÂM tức PHẬT, cũng là  “Pháp Tánh Như Thị”, cũng là “Sắc  tức thị Không, Không tức thị  Sắc”, là Sắc, Không, Không, Sắc  huyền đồng, viên dung như nhứt, là  tất thảy Pháp - Vô Ngã Chơn  Thường, - Chơn Không Diệu Hữu,  mà trong đây chỉ có tự chứng  tự tri, tự biết rõ như thật mà  nói không thể tới được nữa  vậy.