Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

TÂM HỒN VỊ THA

 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

HT. THÍCH TRÍ CHƠN dịch

 

Tôi nghĩ rằng mọi người ai cũng ước mong sống trong hạnh phúc và không thích khổ đau. Tôi cũng tin mục đích của đời sống là thành đạt nguồn hạnh phúc này. Tôi tin rằng mỗi chúng ta đều có khả năng tu tập, kềm chế giữ tâm thanh tịnh giống nhau để có hạnh phúc và an lạc. Dù chúng ta giàu hay nghèo, học thức hay ngu dốt, màu da trắng hoặc đen, ở Đông hay Tây phương, chúng ta đều có khả năng đó. Tất cả chúng ta không có gì khác nhau về đời sống tinh thần và tình cảm. Mặc dù vài người trong chúng ta có lỗ mũi cao hay lớn hơn và màu da khác nhau, nhưng căn bản về cơ thể vật lý của chúng ta hoàn toàn giống nhau. Sự khác biệt rất ít.

Theo tôi, điều thiết yếu là chúng ta cần ý thức và tự tin rằng chúng ta có khả năng tu tập, hoán cải được cuộc sống của chính mình. Đôi khi gặp khó khăn trong thực tại, chúng ta bi quan nhìn đời và đâm ra thất vọng. Hành động như vậy, tôi nghĩ là sai lầm.

Tôi không có điều gì mầu nhiệm để cống hiến cho các bạn. Nếu ai có năng lực huyền bí, tôi không ngại sẽ đến nhờ họ giúp đỡ. Nhưng thực tình mà nói tôi nghi ngờ và không tin những kẻ bảo rằng mình có năng lực siêu phàm. Tuy nhiên, qua nỗ lực tu tập với sự tinh tấn không ngừng, chúng ta có thể thay đổi đời sống tinh thần của chúng ta.

Nếu chúng ta làm chủ được tâm mình, dù phải gặp nghịch cảnh khó khăn, tâm chúng ta vẫn cảm thấy an lạc. Trái lại, khi tâm chúng ta vọng động, bị chi phối bởi sự lo âu, sợ hãi, nghi ngờ hay tham lam ích kỷ, thì dù chúng ta có sống bên cạnh những người bạn tốt, hay giữa những hoàn cảnh đầy đủ tiện nghi vật chất, chúng ta vẫn cảm thấy khổ đau.

Tôi nghĩ, điều sai lầm khi chúng ta hy vọng rằng những vấn đề khó khăn hiện nay của chúng ta có thể giải quyết bằng tiền bạc hay quyền lợi vật chất. Đúng là không thực tế chút nào khi chúng ta tin rằng có thể giải quyết dời sống tinh thần của chúng ta bởi ngoại giới vật chất. Hẳn nhiên các tiện nghi vật chất thực sự cần thiết và giúp ích rất nhiều cho cuộc sống chúng ta. Nhưng đời sống tinh thần và nội tâm của chúng ta cũng không kém quan trọng, nếu không muốn nói là cần thiết hơn. Chúng ta nên lánh xa những cám dỗ xa hoa vật chất vì chúng gây trở ngại cho sự tu tập của chúng ta.

Phần đông con người chú trọng nhiều đến những tiến bộ văn minh vật chất và xao lãng các giá trị đạo đức tâm linh. Cho nên chúng ta cần phát triển giữ quân bình giữa đời sống vật chất ngoại giới và tinh thần thuộc nội tâm. Các đức tính tốt của chúng ta có thể nói là những giá trị luân lý nhân bản của con người. Chúng ta nên phát triển và bảo vệ các hành động thiện đó cũng như chia xẻ, mang những điều phúc lợi này đến giúp đỡ cho tất cả chúng sanh. Chúng ta nên tôn trọng quyền làm người

của mọi kẻ khác. Do đó, chúng ta cần ý thức rằng sự an lạc và hạnh phúc tương lai của chúng ta tùy thuộc vào nhiều người khác trong xã hội chúng ta đang sống.

Tôi mất tự do năm mười sáu, và hai mươi bốn tuổi tôi mất tổ quốc. Tôi làm dân tỵ nạn trong bốn mươi năm qua với nhiều trách nhiệm nặng nề. Nhìn lui quá khứ, cuộc sống của tôi đã gặp nhiều khó khăn. tuy nhiên trong thời gian này, tôi đã cố gắng thực tập lòng từ bi và phát tâm giúp đỡ cho nhiều người khác. Nhờ có tinh thần lợi tha đó mà tâm tôi cảm thấy an lạc. Một trong những lời cầu nguyện hằng ngày của tôi:

 

”Bao lâu thế giới này và chúng sanh còn hiện hữu,

Tôi sẽ mãi còn để giúp đỡ, phục vụ và cúng dường cho họ”.

 

Với tâm nguyện trên đã giúp cho chúng tôi tăng trưởng thêm đạo lực và đức tin trong lý tưởng của tôi là phục vụ cho hạnh phúc nhân loại. Trong cuộc đời hoằng pháp, dù gặp chướng duyên nghịch cảnh khó khăn thế nào, khi nghĩ đến hạnh nguyện này, tâm tôi cảm thấy vô cùng an lạc.

Một lần nữa, tôi cần nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta đều giống nhau. Một vài người nghĩ rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma có cái gì khác quý vị. Điều đó hoàn toàn không không đúng. Tôi chỉ là một con người

như các bạn. Chúng ta đều có Phật Tánh giống nhau. Nơi mỗi người, sự phát triển tinh thần không đặt trên nền tảng đức tin tôn giáo. Tôi nghĩ rằng giáo lý căn bản các tôn giáo đều dạy chúng ta cách phát triển đức tánh từ bi, lòng yêu thương giúp đỡ mọi người cũng như ý thức rằng cá nhân chúng ta không có gì quan trọng bằng những kẻ khác. Mặc dù triết lý và hình thức nghi lễ có khác nhau, nhưng bức thông điệp đạo đức chính yếu của mọi tôn giáo đều giống nhau. Đạo giáo nào cũng khuyên chúng ta làm lành tránh ác, nên giúp đỡ thương yêu và tha thứ cho nhau. Ngay cả những kẻ không có tín ngưỡng, họ cũng đề cao và tán dương những giá trị luân lý căn bản của con người.

Khi nhận biết rằng cuộc sống và hạnh phúc của chúng ta do sự hợp tác và đóng góp của vô số người khác, chúng ta nên có thái độ giao hảo thân thiện với tất cả mọi người. Chúng ta thường hay quên điều căn bản này. Ngày nay nhân loại đang sống với nền kinh tế toàn cầu hiện đại, cho nên biên giới

quốc gia càng thu hẹp lại. Không chỉ riêng những quốc gia mà ngay cả các châu trên thế giới vẫn phải sống nương nhờ vào nhau. Thực vậy, mỗi chúng ta không thể tách rời độc lập mà tồn tại.

Hãy nhìn kỹ những vấn đề khó khăn mà nhân loại đang phải đối đầu hiện nay, chúng ta nhận thấy rằng tất cả đều do chúng ta gây ra. Tôi không nói tai trời ách nước mà những cuộc khủng hoảng chính trị hay chiến tranh đẫm máu, phần lớn đều do con người tạo nên, bắt nguồn từ quốc gia chủ nghĩa hoặc tranh chấp biên giới giữa các nước với nhau. Nếu từ ngoài không gian vũ trụ nhìn xuống thế giới này, chúng ta chẳng thấy biên giới gì cả, nhưng duy nhất chỉ là một quả đất nhỏ mà thôi. Vì chúng ta vạch đường biên giới giữa quốc gia này với đất nước kia, từ đó chúng ta mới nẩy sinh ý tưởng phân biệt giữa chúng ta và người khác, sắc dân này với chủng tộc nọ. Khi chúng ta có óc kỳ thị phân chia như vậy, chúng ta khó thấy được thực trạng của vấn đề. Tại nhiều nước châu Phi và gần đây, một vài quốc gia Đông Âu như Nam Tư chẳng hạn, mọi cuộc tranh chấp xảy ra đều do óc hẹp hòi vì chủ nghĩa quốc gia.

Quan niệm phân chia giữa “chúng ta” và “họ” hầu như không còn thích hợp nữa, vì quyền lợi của dân tộc láng giềng cũng chính là lợi ích của chúng ta. Chăm sóc, nghĩ đến quyền lợi của những người bạn hàng xóm cũng chính là quyền lợi tương lai của chúng ta. Ngày nay, sự thực đơn giản là khi gây tai hại cho kẻ thù thì chính chúng ta cũng bị tổn hại. Tôi nhận thấy rằng do sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật hiện đại và chủ trương kinh tế hóa toàn cầu của các quốc gia siêu cường cùng với sự gia tăng nhanh chóng dân số trên mặt đất khiến cho thế giới chúng ta đang sống ngày càng thu nhỏ lại. Tuy nhiên, quan niệm về thế giới đại đồng “tứ hải giai huynh đệ” (bốn biển là anh em) của chúng ta vẫn chưa được thực hiện bởi lẽ chúng ta đang còn tiếp tục bám víu vào những tư tưởng lỗi thời xưa cũ là kỳ thị, phân biệt giữa “chúng ta” và “người khác”, giữa đất nước này với quốc gia kia.

Chiến tranh là một phần lịch sử của nhân loại. Nhìn lui quá khứ, cuộc sống của loài người trên mặt đất, chúng ta thấy rằng vào thời đó, sinh hoạt về kinh tế của các quốc gia, thành phố và ngay cả làng xã đều hoàn toàn độc lập, riêng rẽ với nhau. Trong hoàn cảnh như vậy, sau khi đánh bại tiêu diệt được kẻ thù, có nghĩa là chúng ta đã hoàn toàn chiến thắng, cho nên lúc bấy giờ con người dùng chiến tranh và bạo lực, mạnh được yếu thua để giải quyết các cuộc tranh chấp là hợp lý. Nhưng ngày nay, sự tồn tại của một quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều có liên quan mật thiết với nhau. Cho nên theo tôi, việc sử dụng chiến tranh là không mấy thích hợp. Ngày nay mọi sự tranh chấp và bất đồng ý kiến giữa các nước đều có thể giải quyết tốt đẹp qua những cuộc đối thoại. Đối thoại là phương cách duy nhất và hợp lý, Riêng một phe hay quốc gia chiến thắng là điều không mấy hợp thời nữa...

Cho nên, tôi nghĩ rằng ngày nay, quan niệm dùng bạo lực để giải quyết cuộc tranh chấp là không đúng. Bất bạo động không có nghĩa là chúng ta tiêu cực trong công việc tìm cách giải quyết vấn đề mà trái lại, chúng ta thực tâm muốn giải quyết tốt đẹp cuộc khủng hoảng chính trị đó. Tuy nhiên, chúng ta nên chọn giải pháp nào không chỉ mang lại lợi ích cho riêng mình mà còn cần phải tránh gây tổn hại cho quốc gia khác. Do đó, bất bạo động không những chỉ là không dùng đến bạo lực mà chúng ta còn phải có lòng từ bi, nghĩ tưởng đến sự đau khổ của kẻ khác. Chúng tôi mong rằng tư tưởng bất bạo động cần được phổ biến rộng rãi trong gia đình, ngoài xã hội quốc gia và toàn thế giới.

Mỗi cá nhân nên cố gắng đóng góp cho sự phát triển tình thương không bạo lực này...

Chúng ta cần nhận thức rõ những người khác cũng là một phần của xã hội mà chúng ta đang sống. Chúng ta có thể nghĩ rằng xã hội là thân thể với chân và tay như các bộ phận của nó. Mặc dù tay khác với chân, nhưng nếu chân đau thì tay phải giúp đỡ, Cũng thế ấy, khi xã hội có điều gì bệnh hoạn không lành mạnh thì chúng ta nên cứu giúp. Tại sao? Vì nó là một phần thân thể và của chúng ta.

Chúng ta cũng phải quan tâm đến tình trạng môi sinh. Quả đất này là ngôi nhà duy nhất của chúng ta. Chúng vẫn thường nghe các khoa học gia bảo rằng họ có thể đưa con người lên mặt trăng và hỏa tinh. Nếu chúng ta có khả năng thực hiện được điều đó với mọi sự thuận lợi thì rất tốt. Tuy nhiên, tôi nghĩ việc ấy không dễ dàng. Bởi lẽ chúng ta cần phải trang bị một số dụng cụ máy móc để giúp con người có thể hít thở không khí và sống trên đó. Cho nên, tôi nghĩ quả đất xanh tươi của chúng ta đang sống là rất đẹp và thân thương với chúng ta. Nếu chúng ta hủy diệt trái đất hoặc do bất cẩn vô ý, chúng ta gây hư hại cho nó, rồi chúng ta biết đi ở đâu? Cho nên chúng ta cần phải bảo vệ và chăm sóc môi sinh vì nó là quyền lợi thiết yếu của chúng ta...

Một vấn đề khác mà chúng ta đang phải đối đầu hôm nay là khoảng cách giữa những người giàu và nghèo. Tại quốc gia Hoa Kỳ vĩ đại này, cha ông tiền nhân của quý vị đã gây dựng vững chắc cho nền dân chủ, tự do và bình đẳng giữa mọi công dân. Những quyền căn bản này đã được Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo vệ. Tuy nhiên số người tỷ phú ở Mỹ ngày càng tăng trong khi hạng dân nghèo vẫn nghèo, có người lại càng nghèo hơn. Trên thế giới cũng vậy, có quốc gia quá giàu, có nước lại nghèo xác xơ. Đây là điều rất đáng buồn. Về mặt luân lý thì tình trạng đó không có gì sai quấy, nhưng thực tế nó là nguồn gốc của sự bất an và khó khăn mà các bạn có thể nhận thấy ngay ở sát nhà của mình.

Ngay khi tôi còn nhỏ, tôi thường nghe người ta ca tụng nói về thành phố Nữu Ước (New York). Tôi nghĩ rằng nó rất đẹp và giống như thiên đường. Năm 1979, lần đầu tiên tôi viếng thăm New York, ban đêm tôi đang ngủ ngon giấc, thình lình bị đánh thức dây vì tiếng còi hú. Tôi hiểu rằng chắc có việc gì xảy ra đâu đó, trộm cướp hoặc cháy nhà. Hơn nữa, tôi có một người anh, nay đã qua đời, ông kể cho tôi nghe nhiều kinh nghiệm khi ông ở tại New York. Ông sống cuộc đời bình thường và nói rằng người dân New York phải chịu đựng nhiều nỗi khổ: nghèo đói, sợ hãi, trộm cướp, bị hãm hiếp và giết tróc, v.v. Tôi nghĩ đây là kết quả của nền kinh tế trong một xã hội mà mức sống của mọi người không đồng đều nhau.

Xã hội chúng ta thường xuyên gặp bất an, vì có nhiều người quá nghèo phải đấu tranh lao động cực nhọc mỗi ngày mới kiếm đủ miếng ăn, trong khi những kẻ dư thừa khác lại sống cuộc đời hết sức xa hoa phung phí. Tình trạng xã hội không lành mạnh này đã dẫn đến kết quả là ngay cả những người giàu bạc triệu hay bạc tỷ cũng vẫn ngày đêm sống trong lo âu, sợ hãi. Cho nên tôi nghĩ, sự cách biệt quá lớn giữa những người giàu và nghèo trong xã hội ngày nay là điều không mấy tốt đẹp.

Trước đây, có một bà thương gia rất giàu ở Bombay (Ấn Độ) đến thăm tôi. Bà ngoại của bà đang đau nặng và bà nhờ tôi ban phép lành cho bà cụ. Tôi trả lời: “Tôi không thể làm chuyện đó”, và nói tiếp, “Bà may mắn sinh ra trong một gia đình phú quý. Đây là kết quả việc làm lành của bà trong quá khứ. Người giàu là những phần tử quan trọng trong xã hội. Bà đã dùng phương pháp tư bản để tích lũy nhiều tiền bạc. Bây giờ bà cần phát tâm bố thí giúp đỡ về giáo dục và sức khỏe cho những gia đình nghèo khổ”.

Chúng ta nên áp dụng những phương cách tích cực của tư bản làm ra nhiều tiền rồi dùng ngân khoản đó để làm các việc lợi ích phước đức giúp cho những người thiếu thốn bần cùng. Theo quan điểm đạo đức và hành thiện, tôi nghĩ đây là phương pháp hay nhất có thể mang lại sự thay đổi và cải thiện xã hội được tốt đẹp hơn.

Hiện nay tại Ấn Độ đang còn tồn tại chế độ phân chia giai cấp. Nhiều dân nghèo thuộc giai cấp hạ tiện thấp nhất vẫn bị khinh miệt xếp vào “hạng người không ai dám đụng tới”. Vào thập niên 1950, cố Tiến Sĩ Bhimrao Ambedkar thuộc giai cấp này, là một luật sư nổi tiếng, làm Bộ Trưởng Tư Pháp đầu tiên, soạn ra bản Hiến Pháp đầu tiên của Ấn Độ, đã làm lễ quy y Tam Bảo và trở thành một Phật Tử. Lúc bấy giờ noi gương ông ta, hàng trăm nghìn người cũng đã phát nguyện xin quy y Phật, Pháp, Tăng. Mặc dù hiện nay họ tự nhận là Phật Tử, nhưng vẫn sống trong cảnh nghèo khổ. Về mặt kinh tế, thực sự họ rất nghèo. Tôi thường bảo họ, “Chính quý vị cố gắng làm việc với niềm tin để cải thiện đời sống của mình..”.

Vài năm trước, tôi có dịp viếng thăm một gia đình nghèo da đen tại Soweto ở Nam Phi. Tôi hỏi thăm gia cảnh và phương tiện kiếm sống của họ. Sau đó, tôi có nói chuyện với một giáo viên. Qua câu chuyện, tôi đồng ý rằng sự kỳ thị chủng tộc là điều không tốt. Tôi bảo ông ta hiện nay mọi công dân da đen ở Nam Phi đều được hưởng quyền bình đẳng với người da trắng và hiện giờ ông có nhiều cơ hội học hỏi cũng như tích cực làm việc để tiến thân, ông nên cố gắng phát triển mọi khả năng của mình. Vị giáo viên im lặng và buồn bã trả lời, ông nghĩ rằng trí óc của người da đen châu Phi là kém thông minh. Ông nói: “Chúng tôi không thể nào bằng người da trắng”.

Tôi sửng sốt và rất buồn. Nếu ông ta còn mang trong đầu ý tưởng như vậy thì không cách gì cải đổi cái xã hội chậm tiến này được. Không có thể. Và tôi cãi lại ông, tôi nói: “Kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy rằng dân tộc Tây Tạng không khác gì cảnh ngộ của người dân da đen ở đây. Nhưng nếu gặp cơ duyên thuận lợi, chúng tôi vẫn có thể phát triển tốt đẹp. Bằng chứng là chúng tôi sang Ấn Độ tỵ nạn trong bốn mươi năm qua và hiện nay dân Tây Tạng chúng tôi trở thành một cộng đồng tỵ nạn thành công nhất tại đó”. Tôi bảo ông ta rằng: “Tất cả chúng ta đều bình đẳng. Chúng ta có Phật tánh như nhau. Chúng ta đều là con người. Sự khác biệt về màu da là không quan trọng. Quá khứ do sự kỳ thị của người da trắng cho nên quý vị không có cơ hội, chứ thực ra thì dân tộc da đen quý vị vẫn có khả năng như người da trắng”.

Cuối cùng, với nước mắt lưng tròng, ông đáp lại tôi nghẹn ngào: “Bây giờ tôi tin rằng mọi chúng ta đều giống nhau. Là con người, tất cả chúng ta đều có khả năng như nhau”.

Trong nỗi buồn sâu xa, tôi cảm thấy một nguồn an ủi lớn lao vì tôi đã góp được phần nhỏ trong việc cải đổi tâm trạng của một chúng sanh da đen cũng như giúp họ phát triển lòng tự tin mà nó sẽ làm nền tảng cho tương lai xán lạn của dân tộc bất hạnh này. Niềm tin là đức tánh rất quan trọng. Làm sao để thành tựu được? Trước hết chúng ta nên nghĩ rằng chúng ta đều bình đẳng với mọi người khác, và tất cả chúng ta đều có khả năng như nhau. Nếu chúng ta bi quan, có mặc cảm nghĩ rằng chúng ta không thể thành công thì chúng ta rất khó tiến bộ được. Ý tưởng cho rằng mình không có cách gì cạnh tranh hơn kẻ khác là bước đầu tiên dẫn đến thất bại.

Cho nên sự cạnh tranh chân chính mà không làm tổn hại kẻ khác là điều hợp lý. Đây là phương pháp thi đua một cách đứng đắn để tiến bộ. Mặc dù điều quan trọng khi chúng ta dấn thân vào đời mưu sinh với lòng tự tin, chúng ta cần phân biệt giữa tính khoe khoang kiêu ngạo với đức tánh tốt hãnh diện tự tin nơi mình. Đây cũng là một phần giúp chúng ta tu tập. Chẳng hạn khi tôi có ý tưởng tự cao, nghĩ rằng: “Ồ mình là nhân vật quan trọng”, Tôi liền tự bảo: “Thực ra tôi chỉ là một con người, một nhà sư, cho nên tôi có nhân duyên tu hành để thành Phật”.

Rồi tôi so sánh tôi với con sâu trước mắt và nghĩ: “Con sâu nhỏ này rất yếu đuối, nó không có khả năng suy tưởng đến vấn đề triết học. Nó cũng không có thể phát triển lòng từ bi. Mặc dù tôi có thuận duyên, nhưng ý tưởng tự cao trên của tôi không mấy sáng suốt. Nếu tôi tự phán xét theo quan điểm này, thì con sâu còn thành thực và chất phác hơn tôi”.

Khi tôi gặp một người nào, tôi nghĩ tôi không bằng họ, khi tôi nhìn đến ưu điểm của họ. Chẳng hạn họ có cái tóc đẹp. Rồi tôi nghĩ: Hiện nay tôi sói đầu và từ cái nhìn đó, tôi thấy họ hơn tôi”. Chúng ta luôn luôn có thể tìm thấy ưu điểm nơi một số người khác mà chúng ta kém thua họ. Với ý tưởng khiêm cung này sẽ giúp chúng ta diệt trừ được tánh kiêu căng ngã mạn.

Hãy tưởng nghĩ rằng, có một người hàng xóm thù ghét và luôn tạo rắc rối cho bạn. Nếu bạn không kềm chế được sự nóng giận và có hành động thù hận chống lại họ, bạn sẽ bực mình sinh ra đau bao tử, mất ngủ, rồi bạn sẽ dùng đến thuốc an thần. Nếu dùng thuốc này, thân thể bạn sẽ bị tàn hại. Kết quả là nét mặt bạn luôn luôn không vui và càu nhàu rồi các thân hữu cũng xa lánh không ai đến thăm nữa. Tóc bạn sẽ dần dần bạc trắng và sức khỏe ngày càng sa sút. Nhìn bạn như vậy, người láng giềng sẽ rất vui, vì mục tiêu phá rầy của anh ta đã thành công.

Trái lại, nếu bạn không để ý gì đến lòng dạ xấu xa của anh hàng xóm, tâm bạn sẽ cảm thấy an lạc và hạnh phúc; nhờ vậy mà sức khỏe của bạn vẫn tốt, tánh tình vui vẻ và sẽ có nhiều thân hữu đến thăm. Tôi nghĩ rằng đây là phương cách khôn ngoan nhất để đáp lại tâm địa xấu muốn quấy rầy của anh hàng xóm. Tôi không nói đùa đâu. Trong vấn đề này tôi có rất nhiều kinh nghiệm, khi gặp nghịch cảnh chướng duyên, tôi thường cố gắng giữ xem như không có việc gì xảy ra. Tôi tin rằng thực hành được như vậy rất hữu ích. Bạn đừng nghĩ rằng lòng tha thứ và hạnh nhẫn nhục là dấu hiệu của sự yếu hèn. Trái lại, theo tôi, là tượng trưng cho sức mạnh của đạo đức.

Khi đối đầu với kẻ thù, cá nhân hay một nhóm người muốn phá hoại, chúng ta nên xem đó là cơ hội thực hành tánh hỷ xả và hạnh nhẫn nhục. Và duy nhất chỉ khi gặp kẻ thù như vậy, chúng ta mới thực tập được các thiện tánh kể trên. Cho nên từ quan điểm nhận thức này, có thể nói kẻ thù là thầy của chúng ta...

Tại Hoa Kỳ, phần đông các nam nữ thanh thiếu niên trẻ tuổi đang thụ hưởng đời sống quá đầy đủ tiện nghi vật chất, cho nên khi gặp phải một chút khó khăn họ thường cảm thấy rất khổ sở và thường kêu than. Tôi nghĩ thực là điều hiểu biết nếu các bạn biết tưởng nhớ đến quá khứ cha ông của

quý vị, những người dân Âu Mỹ, đã chịu đựng biết bao gian lao cực khổ, lần đầu tiên đặt chân đến lập nghiệp tại đất nước Hoa Kỳ nầy.

Tôi nhận thấy trong xã hội tiến bộ ngày nay, thực là điều sai lầm khi chúng ta chối bỏ không quan tâm đến các tù nhân phạm tội. Do đó khiến họ mất cơ hội để cải thiện hoàn lương. Họ không có dịp sửa đổi mong trở thành những con người biết sống có kỷ luật và trách nhiệm. Tôi nghĩ rằng để cứu giúp các tù nhân phạm pháp này, chúng ta nên gửi đến họ những lời khuyên thành thực như sau: “Các bạn là những phần tử trong xã hội chúng tôi. Các bạn cũng có một ngày mai tươi sáng. Chúng tôi mong rằng các bạn nên sửa đổi những hành động lầm lỗi của mình và tương lai đừng bao giờ tái phạm nữa. Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ sống một cuộc đời lương thiện và trở thành những người công dân tốt”.

Tôi cũng rất buồn khi thấy những người mắc bệnh Aids bị mọi người trong xã hội ruồng bỏ. Khi chúng ta nhận thức rằng họ là một phần của những người trong cộng đồng chúng ta và nay họ đang đau khổ thì tốt hơn hết là chúng ta nên mở rộng lòng thương để chia xẻ, an ủi và chăm sóc nghĩ tưởng đến họ. Đôi lúc chúng ta quên hẳn không biết gì đến những nỗi khổ đau của những người bất hạnh đang sống chung quanh mình. Tại Ấn Độ, khi du hành bằng xe lửa, tôi thường gặp các nhà ga rất nhiều kẻ hành khất và nghèo khổ. Tôi nhận thấy phần đông dân chúng không những quay lưng mà còn hất hủi họ!

Tôi nhận thấy những người bạn Âu Mỹ của tôi thường xem tình yêu nam nữ là điều cần thiết và quan trọng. Họ quan niệm rằng con người sống không có yêu đương thì cuộc đời trở nên buồn tẻ. Chúng ta cần phân biệt giữa tình yêu và lòng dục vọng, với tình thương cao cả muốn giúp đỡ mang hạnh phúc đến cho kẻ khác. Tình yêu trai gái đôi lúc khiến con người trở nên mù quáng, sanh tâm hẹp hòi ích kỷ, không còn sáng suốt để nhìn thấy sự thật.

Tương tự như lòng thù hận và ganh ghét, sự đam mê dục tình cũng rất tai hại. Chúng ta cố gắng kềm chế không cho tình yêu mù quáng làm chủ lòng mình. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không biết yêu thương hay hoàn toàn lạnh nhạt với mọi người. Chúng ta hiểu rằng tình thương có hai loại xấu và tốt, ích kỷ và lợi tha.

Đức Phật dạy rằng chúng ta nên thực hành lòng từ bi, mang nguồn vui đến cho mọi người. Mặc dù chúng ta không thể hoàn toàn thay đổi cuộc sống của những người đang gặp cảnh khổ, nhưng trong một vài trường hợp, qua hành động chăm sóc tận tình giúp đỡ và an ủi, chia xẻ những khó khăn, chúng ta có thể làm giảm bớt phần nào những nỗi khổ đau của họ.

Sau hết, tôi muốn gởi vài lời đến tín đồ các tôn giáo bạn, cũng như những người không tín ngưỡng. Khi đọc những dòng này, nếu là người có đức tin, bạn có thể nghĩ tới đấng thiêng liêng mà bạn đang kính thờ. Người Ky Tô Giáo hãy nghĩ đến Chúa Giê Su, Hồi Giáo nhớ tưởng đến đấng Allah và suy gẫm về những lời dạy của các vị giáo chủ của mình. Trường hợp nếu là người không theo tôn giáo nào thì bạn nên hiểu rằng tất cả mọi người đều giống nhau, ai cũng ước mong sống hạnh phúc và không thích khổ đau. Từ nhận thức này, bạn hãy cố gắng phát triển tình thương yêu đồng loại và điều quan trọng nhất là chúng ta cần có một “tâm hồn vị tha”. Và khi hiểu biết rằng chúng ta là một phần của xã hội loài người thì chúng ta nên cố gắng tu tập để trở thành một con người có tình thương bao la với trái tim rộng mở:

 

”Nguyện cầu cho người nghèo khổ sẽ được giàu sang

Những kẻ thiếu thốn bất hạnh sẽ tìm thấy nguồn vui,

Người bơ vơ khốn cùng có nơi nương tựa,

Được sống trong ấm no và hạnh phúc.

Nguyện cầu cho những ai bị khủng bố không còn lo sợ,

Các tù nhân đọa đày được phóng thích tự do.

Mọi kẻ bị đàn áp được ban cho quyền làm người để sống

Trong tình yêu thương đồng loại của những tâm hồn vị tha”.