Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

PHƯƠNG PHÁP

CHỮA TRỊ BỆNH CÔ ĐƠN

 

ĐẠT LAI LẠT MA

Chuyển ngữ: CHÂN HUYỀN

 

Tôi tin rằng điều căn bản đầu tiên là bạn phải hiểu rõ về những lợi ích do lòng Từ Bi đem lại.  Đó là điểm then chốt.  Khi bạn không còn nghĩ rằng thứ tình thương rộng lớn đó là chuyện trẻ con, là cảm xúc nhất thời...và bạn bắt đầu hiểu thấu được ý nghĩ sâu xa của lòng từ bi, thì bạn mới thấy nó hấp dẫn, đáng để tâm lực và thì giờ nuôi dưỡng nó,

Một khi bạn khích lệ các tư tưởng từ ái trong tâm; một khi tâm từ bi biến thành hành động, thì thái độ của bạn đối với người khác tự động sẽ thay đổi.  Khi tiếp xúc với người khác với cái tâm từ bi, bạn sẽ không còn sợ hãi, giữa hai người chỉ có sự cởi mở chân thành.  Ngay lập tức bạn tạo ra được bầu không khí thân tình và dễ chịu với họ.  Thái độ đó sẽ giúp bạn có được những mối liên hệ tốt đẹp, thân thiết. Dù cho người kia chưa sẵn sàng, không thân thiện, thì chính nhờ vào thái độ cởi mở nơi mình mà bạn có thể uyển chuyển được trong các giao tiếp khó khăn ấy.  Ít nhất bạn có thể trao đổi một câu chuyện có ý nghĩa với người kia.

Nếu không có lòng Từ Bi, nếu bạn khép kín, bứt rứt hay lạnh lùng, thì dù cho gặp người thân nhất, bạn cũng vẫn cảm thấy khó chịu...tôi cho rằng đa số chúng ta khi tiếp xúc với ai, thường mong đợi đối phương có thái độ tích cực trước, mà ít khi tự mình hiến tặng người kia thái độ đó.  Đó là điều sai lầm vì nó chỉ thúc đẩy cảm giác lẻ loi nơi mình, và đưa hai người tới cái rào ngăn cản sự cảm thông.  Nếu bạn muốn hết cô đơn, thì bạn phải chú ý tới nguồn gốc căn bản của nó.  Tiếp xúc người khác với lòng Từ Bi là cách tiếp xúc tốt đẹp nhất. 

 

Giữa người với người:

Khi bác sĩ tâm lý Howard Cutler hỏi Đạt Lai Lạt Ma coi có phương pháp và kỹ thuật nào hữu hiệu nhất cho sự giao tiếp giữa người này với người kia được tốt đẹp, ít trở ngại...thì ngài cười, như thể ngài thấy câu hỏi quá vu vơ. Đạt Lai Lạt Ma cho rằng:

Liên hệ giữa người với người là một vấn đề khá phức tạp. Làm sao chúng ta có thể có một giải pháp chung như một thứ “công thức” được? Nó giống như khi ta làm bếp. Ta cần nhiều thực phẩm và phải có nhiều giai đoạn mới nấu nướng được một bữa cơm ngon lành.

Muốn có liên hệ tốt đẹp với người khác, chúng ta cũng cần để ý tới nhiều yếu tố.  Không thể nói: “đây là phương pháp, đây là kỹ thuật giao tiếp!”

Điều căn bản không thể thiếu trong liên hệ giữa người với người là lòng từ bi: trong đó, sự cảm thông, đồng cảm là một yếu tố quan trọng. Khi có khó khăn trong một liên hệ nào đó, chúng ta nên đặt mình vào địa vị của đối phương để có thể hiểu họ hơn, có lòng kính trọng họ và giảm thiểu bớt các lực chống chọi nhau.

Đạt Lai Lạt Ma cho biết khi ngài gặp gỡ một người nào, ngài cũng nhớ tới những điểm ngài và người kia giống nhau, chẳng hạn như cả hai đều có tình cảm, trí óc, cả hai đều muốn vui, không muốn khổ...

Ngài đến với người khác bằng cái nhìn thiện cảm vì có những tương đồng, chứ không để ý đến những khác biệt về màu da, chủng tộc hay tôn giáo...

Theo ngài “Muốn giao tiếp khéo léo và thành công với người khác, ta cũng nên biết về căn bản, về cội nguồn của con người đó. Ta cần cởi mở và thành thật, đó cũng là những yếu tố cần thiết trong giao tiếp!”

Ngài cho biết ngày còn nhỏ ở thủ đô Lhasa xứ Tây Tạng, sau các buổi họp nhức đầu với hội đồng nội các, ngài thường về phòng chia sẻ đủ chuyện với những người dọn phòng! Ngài tự diễu mình về chuyện này, rồi nói tiếp: “Có thể vì bản chất tôi như thế, với ai tôi cũng trao đổi trò chuyện được, nên không bao giờ tôi cảm thấy cô đơn”.

Đạt Lai Lạt Ma cho rằng muốn hiểu được cái khó khăn trong sự tương giao, đầu tiên chúng ta cần hiểu về bản chất của mối liên hệ đó.  Chẳng hạn như trong tình bằng hữu, có nhiều loại: nếu tình bạn bắt nguồn từ vấn đề tiền tài, quyền lực hay địa vì thì khi những thứ đó hết, tình bạn cũng tàn.

Nếu tình bạn không liên hệ gì tới những thứ kể trên, chỉ là tình cảm thuần túy giữa hai con người gần gũi nhau và muốn chia sẻ với nhau mọi thứ – thì tôi cho đó là tình bằng hữu tinh nguyên. Nó không bị phai nhạt dù cho tiền tài, danh vọng tăng tiến hay giảm thiểu.

Mối liên hệ thâm tình

Lòng từ bi là chìa khóa của cuộc sống an vui và là điều then chốt để chữa trị bệnh cô đơn buồn khổ. Nó cũng là cái tâm căn bản để chúng ta có một cuộc đời nhiều phước đức. Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, trong Đạo Phật, phước điền hay cái kho tàng trữ các phước đức sẽ là điều kiện quyết định cho kiếp sống tương lai của mỗi người. Có hai loại phước điền: một liên quan tới sự kính ngưỡng và hành trì theo chư Bụt và Bồ Tát, một do cách hành xử đối đãi với chúng sinh.

Đối với chúng sinh, phước đức tới từ các nghiệp thiện như làm điều lành, bố thí, rộng lượng tha thứ v.v... và tỉnh thức để tránh các nghiệp ác như giết hại, trộm cắp,nói dối...Loại phước đức này liên quan tới các hành động hỗ tương đối với người khác. Họ là những người giúp chúng ta tạo ra được phước đức. (CH).

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói:

"Trước đây tôi đã từng nói tới một số yếu tố cần thiết giúp chúng ta sống vui vẻ, hạnh phúc. Đó là sức khỏe tốt, vật chất đầy đủ, và có bằng hữu. Khi nhìn cho sâu, bạn sẽ thấy rằng tất cả các yêu tố đó đều liên quan tới người khác. Muốn giữ được sức khỏe, bạn cần có thuố men và các chuyên viên y tế giúp bạn.

Nếu nhìn vào các vật chất mà bạn đang thụ hưởng, bạn sẽ khó mà tìm được món đồ gì không liên quan tới tha nhân. Suy nghĩ cho kỹ, bạn sẽ thấy các đồ vật đó đều là kết quả của bao công sức tới một cách trực tiếp hay gián tiếp từ người khác. Bao nhiêu người đã tham gia vào việc làm cho sự vật kia có mặt. Không cần nói bạn cũng hiểu rằng bạn bè và người thân chung quanh mới là những yếu tố quan trọng, mà các liên hệ với bàng quang thiên hạ cũng cần thiết không kém cho cuộc sống hạnh phúc của mình. Vậy ta có thể kết luận rằng ta không thể sống mà thiếu liên hệ với mọi người. Họ là những nhân tố không thể thiếu được. Dù trong các liên hệ với người khác, đôi khi có những khó khăn, tranh luận hay cãi cọ, ta cũng nên cố gắng giữ thái độ thân hữu và cởi mở để cho cuộc sống được hạnh phúc..."

Khi hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma coi ngài có thấy thiếu thốn một mối liên hệ mà người Âu Mỹ cho là mật thiết nhất đời người (sống với vợ hay chồng) chăng, thì ngài trả lời:

"Không! Tôi không bao giờ thiếu những liên hệ thâm tình. Tuy cha tôi đã mất từ lâu, nhưng tôi luôn gần gũi mẹ tôi và các vị thầy, các giáo thọ cùng nhiều người khác."

"Không bao giờ tôi thấy cần thiết liên hệ với riêng một người nào, vì trong cuộc sống, tôi có tương quan với tất cả mọi người chung quanh. Tôi cũng có rất nhiều người thân để chia sẻ tất cả mọi cảm xúc sâu kín, kể cả sợ hãi...Tôi cảm thấy có liên hệ mật thiết với rất nhiều người, vì với ai tôi cũng dễ dàng chia sẻ mọi chuyện buồn vui được.

Có lẽ trong bản chất, tôi là người cởi mở, sẵn sàng chia sẻ tình cảm với người khác. Tuy nhiên cái tánh này đôi lúc cũng có điểm bất lợi. Chẳng hạn như sau phiên họp với hội đồng nội các (khi còn ở Tây Tạng, bị Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ), tôi nhức đầu vì nhiều vấn đề quá, nên khi về phòng riêng, tôi có thể đem chuyện đó nói với mấy người dọn phòng. Đối với vai trò Đạt Lai Lạt Ma, đem chuyện quốc gia đại sự nói với người dọn phòng như vậy là bậy, nhưng..., điều đó rất có ích cho tôi, vì tôi có người để chia sớt lo âu, phiền trược! Dù sống trong xứ Tây Tạng hay sống lưu vong, tôi chưa từng thiếu người để chia sẻ tâm sự. Tôi nghĩ đó là bản chất của tôi. Tôi làm bạn với người khác rất dễ dàng và có thể chia vui sẻ buồn với nhiều người chung quanh."