Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA


PHẬT GIÁO TRONG

TRUYỆN KIỀU  (Phần 3)


GIÁO SƯ NGUYỄN NGỌC BÍCH

 

QUAN-ĐIỂM CỦA G.S. NGUYỄN ĐĂNG THỤC 

Khác với cụ Trần Trọng Kim hay học-giả Đào Duy Anh, cụ Nguyễn Đăng Thục không chỉ tập trung vào Truyện Kiều, hay nói đúng hơn là Đoạn Trường Tân Thanh, để chứng minh quan-điểm Phật-giáo của Nguyễn Du.  Cụ đã chọn lấy một cái nhìn toàn-diện hơn, nhìn ra toàn-bộ tác-phẩm của Nguyễn Du để tìm cách phân định cái ảnh-hưởng Phật-giáo ở trong tư-duy của con người bằng xương bằng thịt là đại-thi-hào của chúng ta. 

Trong Thế giới thi ca Nguyễn Du, cuốn sách do nhà Kinh Thi xuất bản ở Sài-gòn năm 1971, cụ đã mở sách bằng cách cho ta thấy “cảnh huống xã hội [thời] Lê mạt Nguyễn sơ” (Chương I) để dẫn chúng ta, cũng như Nguyễn Du, trông ra cái “cuộc bể dâu” trong đó “những điều trông thấy đã đau đớn lòng.”  Nào loạn “Kiêu binh” đến Chúa không ra “chúa” bị lính mắng cho, đến Quận Huy “vào mò chính cung” để cuối cùng phải chết do chính bàn tay lính dưới quyền, Tuyên-phi Đặng Thị Huệ không chịu lạy Thái-phi, vợ cả Trịnh Sâm, để đến nỗi phải ép uống thuốc độc, rồi Nguyễn Hữu Chỉnh đưa Tây-sơn ra Bắc xong lại làm loạn, Hoàng-thượng Lê Chiêu Thống tìm đường trốn sang Tàu khi qua sông Như-nguyệt bị ngay thuộc-hạ là Nguyễn Cảnh Thược trấn lột (đến không cả còn cái áo ngự-bào mà mặc), rồi chết thảm ở nước người. 

Ngay trong gia-đình Nguyễn Du, thuộc một dòng dõi lẫy lừng và là con của một đại-thần, Nguyễn Nghiễm, làm đến tể-tướng, và là em của Lại-bộ Thượng-thư, Toản Quận-công Nguyễn Khản, một nhà nho nổi tiếng phong lưu theo như lời chứng trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ và là người thân-tín của Chúa Trịnh Sâm.  Mặc dầu vậy, khi quân Tam phủ nổi lên làm loạn, dinh của Nguyễn Khản cũng bị đốt cháy nên sau đó, Khản cũng phải đi lánh nạn ở Sơn-tây. 

Được chứng-kiến tất cả những cảnh bể dâu đó, ta không nên lấy làm lạ là Nguyễn Du đã trở nên bi-quan như một con người, chưa kể phải chịu bao nhiêu năm lưu lạc và bần hàn do không nỡ thờ hai chúa và ra làm quan với nhà Tây-sơn, như một người anh của chính nhà thơ (Nguyễn Nễ) và một người anh vợ (Đoàn Nguyễn Tuấn) dù như chính Nguyễn Du đã phải tá túc ở Quỳnh-côi, quê người anh vợ.  Để hiểu được phần nào tình-trạng rối ren như thời bấy giờ, có lẽ ta phải trở về giai-đoạn chiến-tranh Quốc-Cộng ở Việt Nam mới thấu hiểu được những tình-huống mà ở trong đó hai anh em trong một gia-đình vẫn có thể phải đối-diê#n, bắn giết nhau trên chiến-trường, một điều “đứt ruột” với những bà mẹ Việt Nam phải chứng-kiến những tình-cảnh như thế. 


Tâm-sự “cô trung” 

Người xưa làm thơ để gởi gắm một điều gì.  Rất ít có thơ loại phù phiếm, bông lơn.  Do đó nên đọc thơ của tiền-nhân, ta nên nhìn xem tác-giả muốn nhắn nhủ ta điều gì là chính?  Điều đó, theo sự nghiên cứu của cụ Nguyễn Đăng Thục, là hai chữ “cô-trung.”  “Cô-trung” đây không có nghĩa, như một số người đã hiểu, là “trung với độc-nhất một triều-đại,” trong trường-hợp này là nhà Lê hay chúa Trịnh, một triều-đại mà trong đó gia-đình thi-sĩ đã hưởng nhiều bổng lộc.  Vì nếu thế thì không thể có chuyện, như Gia-phả nhà họ Nguyễn Tiên-điền đã kể lại là, khi Nguyễn Ánh ra Bắc-hà, Nguyễn Du đã chạy ra trước xa-giá vua để xin đi theo, thuần-phục triều-đại mới. 

Về điểm này, các tài-liệu lịch-sử có phần mâu thuẫn với nhau.  Theo Đại Nam chính-biên liệt-truyện thì chuyện ông ra phục-vụ nhà Nguyễn là chuyện bất đắc dĩ, có lẽ vì các sử-gia nhà Nguyễn đã dựa vào câu trong Kiều theo đó Nguyễn Du mô-tả suy nghĩ của Từ Hải trước khi về hàng Hồ Tôn Hiến: “Hàng thần lơ láo, phận mình ra đâu?” (c. 2466)  Theo tôi nghĩ, chứng-tích của Gia-phả nhà họ Nguyễn Tiên-điền đáng tin cậy hơn vì một lẽ: Gia-phả thuộc loại gia-bảo, chỉ cất giữ trong nhà, trong họ thôi, không phải là một tài-liệu dùng để công-bố ra ngoài, do vậy nên không có lý-do gì người chép gia-phả lại tìm cách “lấy điểm” cho Nguyễn Du bằng cách bịa ra chuyện nhà thơ đã tìm cách yết-kiến Nguyễn Ánh để xin theo ra Bắc.  Vả lại, người chép gia-phả thường là người đến sau, hàng con cháu nên khi ai đó chép đến đây thì lại càng không có lý-do gì để gán cho Nguyễn Du những tình-cảm đặc-biệt đối với nhà Nguyễn Gia Long.  Do đó, theo tôi, Gia-phả có nhiều khả-năng trung thực hơn trong chuyện này. 

Nếu điều tôi nghĩ là đúng thì có lẽ ta phải bác bỏ quan-điểm của hai cụ Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ cho rằng Nguyễn Du có tư tưởng “hoài Lê” và như một trung-thần theo mẫu Nho-giáo (“trung-thần bất sự nhị quân,” một người trung-thần không thờ hai vua”), ông không thể nghĩ đến đi thờ một triều-đại mới, dù là Tây-sơn hay Nguyễn Gia Long, trừ phi... là chuyện bất đắc dĩ.  Không đúng! 

Vì nếu như ta biết, Nguyễn Du có thể một lúc, trong khoảng “10 năm gió bụi” (1787-1796) ở quê vợ Quỳnh-côi, đã nghĩ đến chống Tây-sơn để phục hồi nhà Lê, chính ông sau đó đã bỏ cuộc và về quê Tiên-điền để tìm vui trong săn bắn (“Hồng-sơn Liệp-hộ,” phường săn ở núi Hồng, một biệt-hiệu ông dùng vào thời-gian ở quê nhà) hay đi câu (“Nam-hải Điếu-đồ,” nhà chài biển Đông, một biệt-hiệu khác).  Lại theo Gia-phả, “mùa đông năm Bính-thìn (1796), Nguyễn Du toan vào Gia-định giúp Nguyễn Ánh.  Việc tiết lộ, bị tướng Tây-sơn là Quận-công [Nguyễn] Thận bắt giam.  Thận là bạn thân của Nguyễn Nễ, vả lại ông cũng tiếc tài [của Nguyễn Du] nên chỉ giam ba tháng rồi tha.” 

Như vậy, ta thấy câu chuyện đời của Nguyễn Du như kể trong Gia-phả có lý hơn vì nó nhất-quán hơn.  Đến 1796 thì Nguyễn Du đã dứt khoát bỏ ý định phục Lê (nếu như thật là ông đã có ý định này trong thời-gian “10 năm gió bụi”) mà đi tìm một chúa mới, đó là Nguyễn Ánh, dù như ở thời-điểm đó chuyện giữa hai nhà Nguyễn—Tây-sơn và Nguyễn Ánh—chưa thực ngã ngũ.  Có câu chuyện đi tìm Nguyễn Ánh vào năm 1796 thì sáu năm sau, chuyện Nguyễn Du ra đón xa-giá khi Nguyễn Ánh cầm quân ra Bắc-hà mới hoàn-toàn là chuyện ăn khớp, và chuyện “hoài Lê” nếu có thì cũng là chuyện của quá-khứ. 

Sở dĩ tôi phải ngừng hơi dông dài ở điểm này là vì cách nhìn của chúng ta trong quá-khứ, bị ảnh-hưởng quá nhiều từ Đại Nam chính-biên liệt-truyện và những học-giả cỡ lớn như Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ, đã làm cho ta hiểu lầm Nguyễn Du.  Ông không phải là một loại hủ-nho hay nói như ngôn-ngữ ngày nay quen thuộc ở trong nước, là người phản-động, đi ngược lại hướng đi của lịch-sử.  Trái lại, không những ông không theo thuyết “trung-thần bất sự nhị quân” hay ít nhất cũng đã bỏ nó, dù như đó là một quan-niệm trung-tâm của Nho-học, ông đã tỏ ra nhìn xa, thấy rộng khi từ 1796 đã trông ra sự thắng thế tất-yếu của Nguyễn Ánh—Gia Long sau này—trong cái thế nhiễu nhương của triều-đình Tây-sơn hồi bấy giờ. 

Nhưng ông cũng thừa hiểu là đối với người đương-thời, những bạn bè của ông, những người được hun đúc trong lò “trung-thần bất sự nhị quân” thì việc đổi chúa, đổi chủ như ông được xem như là một sự phản-bội.  Cũng vì thế mà ông trở nên âm thầm, ít giao-tiếp rộng rãi, được xem là lầm lầm lì lì, chỉ khi vua hỏi mới “dạ dạ, vâng vâng” để đến nỗi Gia Long phải quở trách. 

Lý-tưởng “cô-trung” của Nguyễn Du như ta thấy trong bài “Vịnh Khuất Nguyên”: 

                      

Kim cổ thùy nhân lân độc tỉnh? 

Tứ phương hà xứ thác cô trung? 

có nghĩa là: 

Xưa nay, ai kẻ thương người một mình thức tỉnh? 

Bốn phương biết gửi lòng “cô-trung” về đâu? 

 

Lý-tưởng đó, mà cụ Nguyễn Đăng Thục dịch là “tấm lòng riêng” thì chưa thật là chính-xác.  Lý-tưởng đó, có lẽ ta phải hiểu là tấm lòng “trung” với một quan-niệm sống chứ không phải là “trung” với một ông vua X, Y hay Z.  Nhưng vì chỉ có Nguyễn Du biết đó là “trung” với cái gì nên nó mới thành “cô-trung,” trung mà chỉ có một mình mình biết.  Thảm-kịch đời của Nguyễn Du, xem đó, là không có tri âm: không ai đương-thời hiểu ông hết!  Do thế có nói ra cũng vô ích, chỉ tổ hiểu lầm thôi, do vậy mà Nguyễn Du giữ cái bí-mật đó xuống đến tuyền-đài. 

Có hiểu thế ta mới thấy được sự đồng-cảm vĩ đại giữa Nguyễn Du, nhà thơ lớn, với cô Kiều, sống cách ông gần 300 năm vào đầu nhà Minh và đã được Dư Hoài và nhất là Thanh Tâm Tài Nhân đem tiểu-thuyết-hóa: 

                      

Bất tri tam bách dư niên hậu 

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như? 

(“Không hiểu rồi ba trăm năm nữa, 

Thiên-hạ còn ai khóc Tố Như?”) 

 

Hai câu này, theo sự truyền-tụng trong họ Nguyễn Tiên-điền, là hai câu khẩu-khí của Nguyễn Du trước khi mất chứ không phải là thuộc một bài thơ nào—như người ta đã gán ghép vào thành hai câu cuối của bài “Độc Tiểu Thanh Ký” đâm ra thành thất niêm và hoàn-toàn sai về thời-gian-tính.  Từ nàng Tiểu Thanh (1573-1620) đến Nguyễn Du (1765-1820) chỉ có 200 năm thôi, và khi Nguyễn Du làm ra bài thơ “Độc Tiểu Thanh Ký” (khoảng 1813-14) thì chắc chắn chưa đến 200 năm!  Không lẽ mới ở tuổi chưa đầy 50, đang làm “chánh-sứ” của Việt Nam sang Bắc-kinh, mà Nguyễn Du đã có thể lẫn tới hơn 100 năm (“tam bách dư niên hậu”)? 

Thành thử để phục-hồi sự thật ở đây, có lẽ ta nên chấp nhận truyền-thuyết trong gia-đình họ Nguyễn Tiên-điền mà xem hai câu trên quả là hai câu đứng riêng biệt, hai câu khẩu-khí của nhà đại-thi-hào chúng ta trước khi nhắm mắt ra đi.  Còn bài “Độc Tiểu Thanh Ký” đành phải xem là thiếu mất hai câu kết—một tai-nạn không hiếm trong sự truyền-đạt thơ văn cổ của nước nhà—thay vì gán ghép một cách uổng công! 

 

Từ Nguyễn Du đến Kiều 

 
Hiểu như trên rồi thì chuyện “cô-trung” của cô Kiều với Kim Trọng trong Đoạn Trường Tân Thanh không còn có gì là khúc mắc nữa. 

Chính chuyện “cô-trung” của Kiều này mới thành một trong những “thème” chính của đại-thi-phẩm của Nguyễn Du, trở thành sợi dây xuyên suốt suốt Truyện Kiều gần như từ dòng đầu cho đến dòng cuối.  Chủ-đề “Hợp-Tan-Hợp” này trong mối tình lớn Kiều-Kim Trọng đã được nối kết thành một truyện tình lớn nhất trong lịch-sử văn-học Việt Nam dù như văn-học chúng ta không hiếm truyện tình vĩ đại như truyện Trương Chi-Mỵ Nương, truyện Chử Đồng Tử với Tiên Dung, hay chuyện tình thật giữa Phạm Thái và Trương Quỳnh Như.  Có thể nói, Truyện Kiều còn hay hơn truyện “Romeo and Juliet” của Shakespeare rất nhiều vì nó không chỉ có mối tình đầu (từ lúc Kim Trọng và Kiều gặp nhau trong lễ Tảo mộ đến lúc Kiều lẻn sang nhà Kim Trọng để hai người tình tự với nhau) mà còn có cả những lúc ray rứt (c. 791-92): 

                   

Biết thân đến bước lạc loài, 

Nhị đào thà bẻ cho người tình chung! 

 

một nét tâm-lý rất con người, rất đàn bà dù như có người dựa vào những câu như thế này để mà lên án Kiều là một tâm-hồn đĩ thõa. 

 

Đàn ông chớ kể Phan Trần, 

Đàn bà chớ kể Thúy Vân-Thúy Kiều. 

 

Các cụ ngày xưa đã nhắn con cháu như vậy là vì các cụ không thể giải thích được một cách êm xuôi chuyện họ Phan vào nhà chùa mà lại đi tán sư-cô để thành chuyện loạn-luân hay chuyện cô Kiều đã tỏ ra quá táo bạo khi chờ lúc gia-đình vắng nhà để lẻn sang với trai, rồi đến khi gặp chuyện chẳng lành lại mơ đến chuyện đi “bẻ” nhụy đào cho người tình là Kim Trọng! 

Nhưng nếu đã không có mối tình lớn với Kim Trọng thì Truyện Kiều còn gì ngoài chuyện một cô điếm 15 năm lăn lóc ở chốn lầu xanh, dù như có lúc lên voi cũng như có lúc xuống chó.  Chính mỗi lần gặp cái vui cũng như chuyện buồn thì bao giờ cũng là lúc Kiều nhớ nhà, nhớ bố mẹ, nhớ đến người yêu để tự hỏi: Chuyện gì đang xảy ra với những người thân của mình?  Chính những lúc này là những lúc Nguyễn Du đã tỏ được cái tài kiệt-xuất của ông để mô-tả những trạng-thái tâm-lý rất đặc-biệt của Kiều trong từng giai-đoạn của cuộc sống đời cô. 

 Chính mối tình xuyên suốt này của Kiều đối với Kim Trọng, chủ-yếu là một chiều hướng về người yêu đầu đời của mình, đã làm nên tất cả cái tuyệt-diệu của Đoạn Trường Tân Thanh dù như đây là một đại-tác-phẩm của văn-học thế-giới mà chịu ảnh-hưởng sâu đậm của Phật-giáo, tương-tự như cuốn Tây Du Ký của Ngô Thành-ân (1500-khoảng 1582), một trong những tiểu-thuyết lớn nhất không những của Trung-hoa mà còn của cả nhân-loại nữa.  Nhưng nếu Tây Du Ký là truyện “picaresque” trường-thiên viết bằng văn xuôi, một đặc-điểm nổi bật của văn-học Trung-quốc, thì Truyện Kiều hay Đoạn Trường Tân Thanh lại rất Việt Nam ở chỗ là thơ, cũng thơ trường-thiên mà ta có thói quen gọi là truyện thơ, nhưng trước hết vẫn phải là thơ đã. 

 Phật-giáo trong Truyện Kiều trước hết là thơ.  Và vì là thơ nên nó thi-vị-hóa tư tưởng Phật-giáo như ta sẽ có dịp xem trong một lần khác và làm thăng-hoa, làm đẹp hết cả những cái gì có thể gọi được là nhơ nhuốc trong câu chuyện đời của Kiều!  Madame Bovary của Gustave Flaubert của Pháp, chẳng hạn, cũng không phải là một truyện đẹp nhìn theo con mắt luân-thường đạo-lý, vì đó là một chuyện ngoại-tình, nhưng nó đẹp biết bao khi ta xem đó là một mô-tả chân thật nhất, đúng với tâm-lý nhất của người đàn bà trong cùng tình-huống—một cách đi sâu vào và mở rộng thêm sự hiểu biết của tất cả chúng ta về một thực-tế nhan nhản trong cuộc sống, nếp sống ngoại-tình. 

 Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni,