Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ

PHÁT TRIỂN THIỀN PHÁI LÂM TẾ

CHÚC THÁNH TẠI HỘI AN

 

THÍCH NHƯ TỊNH sưu tập

 

Vào năm 1694, một sự kiện quan trọng đã diễn ra trong lịch sử Phật giáo Đàng Trong mà sự kiện này đặt nền tảng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam sau này. Đó là phái đoàn hoằng pháp của thiền sư Thạch Liêm - Đại Sán sang An Nam truyền giới theo lời thỉnh cầu của Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu. Hòa thượng Thạch Liêm cùng hội đồng thập sư sang mở đàn truyền giới tại chùa Thiền Lâm, Linh Mụ tại Huế và chùa Di Đà tại Hội An. Trong phái đoàn này gồm có các vị thiền sư danh tiếng như: Minh Hoằng Tử Dung, Minh Hải Pháp Bảo, Minh Vật Nhất Tri, Minh Lượng Thành Đẳng v.v... Sau khi giới đàn hoàn mãn thì chư tổ đi giáo hóa khắp nơi và tổ Minh Hải Pháp Bảo vào Hội An khai sơn lập chùa Chúc Thánh, xuất kệ truyền thừa lập nên thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh.

Tổ sư Minh Hải tục danh Lương Thế Ân, sinh ngày 28 tháng 6 năm Canh Tuất (1760) tại làng Thiệu An, huyện Đồng An, phủ Tuyền Châu, tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc. Ngài xuất gia tại Báo Tư Tân Tự, Giang Lăng, Trung Quốc vơi pháp danh Minh Hải, tự Đắc Trí, hiệu Pháp Bảo, nối pháp đời 34 dòng Lâm Tế theo bài kệ ngài Vạn Phong Thời Ủy. Sau khi lập chùa Chúc Thánh, để việc truyền thừa có thứ hệ, Ngài xuất kệ truyền pháp như sau:

Minh Thiệt Pháp Toàn Chương

Ấn Chơn Như Thị Đồng

Chúc Thánh Thọ Thiên Cửu

Kỳ Quốc Tộ Địa Trường

Đắc Chánh Luật Vi Tông

Tổ Đạo Giải Hạnh Thông

Giác Hoa Bồ Đề Thọ

Sung Mãn Nhơn Thiên Trung

Gần 50 năm giáo hóa tại An Nam, tổ sư Minh Hải viên tịch vào ngày mồng 7 tháng 11 năm 1746, thọ 77 tuổi, tháp lập tại tổ đình Chúc Thánh.

Dưới sự giáo dưỡng của Ngài, có một số các vị đệ tử đã thành tựu đạo nghiệp và nổi danh đương thời như:

1.Thiệt Diệu Chánh Hiền: Kế thừa trụ trì chùa Chúc Thánh-Hội An.

2.Thiệt Dinh Chánh Hiển An Triêm: Khai sơn chùa Phước Lâm-Hội An.

3.Thiệt Úy Chánh Thành Khánh Vân: Trụ trì chùa Thiên Ấn-Quảng Ngãi.

4.Thiệt Uyên Chánh Thông Chí Bảo: Khai sơn chùa Bảo Lâm-Quảng Ngãi.

5.Thiệt Thuận Chánh Mạng Huệ Trương: Khai sơn chùa Linh Sơn-Bình Định.

6.Thiệt Đăng Chánh Trí Bảo Quang: Khai sơn chùa Long Sơn-Bình Định.

7.Thiệt Quảng-Cảm Ứng: Khai sơn chùa Tập Phước-Gia Định.

Từ đây, tông môn Chúc Thánh ngày càng hưng thịnh, các thế hệ kế thừa đã phát huy tông môn ngày thêm hưng thạnh. Từ Quảng Nam, chư Tăng của thiền phái Chúc Thánh đã tỏa đi giáo hóa khắp nơi từ miền Trung cho đến Miền Nam và ngày hôm nay cũng đã có mặt tại Hải ngoại. Mỗi tỉnh thành trong nước đều có những ngôi tổ đình tiêu biểu của môn phái như: Tại Quảng Nam có các tổ đình: Chúc Thánh, Phước Lâm, Vạn Đức, Cổ Lâm, Long Tuyền, Tam Thai, Linh Ứng. Tại Huế thì có tổ đình Viên Thông. Tại Quảng Ngãi có tổ đình Thiên Ấn, Quang Phước, Quang Lộc v.v... Bình Định có tổ đình Sơn Long, Linh Sơn, Thiên Hòa, Phổ Bảo, Khánh Lâm, Thiên Bình, Nhạn Sơn v.v... Phú Yên có tổ đình Từ Quang, Phước Sơn, Triều Tôn, Khánh Sơn v.v... Nha Trang có tổ đình Hội Phước, Linh Sơn v.v... Ninh Thuận có tổ đình Thiên Hưng, Thiền Lâm. Bình Thuận có tổ đình Pháp Hội, Giác Hoa. Sài Gòn Gia Định thì có tổ đình Tập Phước, Hưng Long, Đông Hưng v.v... Bình Dương có tổ đình Hội Khánh, Thiên Tôn, Tây Tạng v.v... Vính Long thì có tổ đình Phước Hậu.

Kể từ khi Tổ sư Minh Hải khai sáng thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tính đến nay đã trên 300 năm lịch sử. Trong suốt 3 thế kỷ gắn liền với ngôi nhà Phật giáo Việt Nam, các thế hệ Tăng nhân trong tông môn đã đóng góp rất lớn trong sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử đều có những vị Cao Tăng là nơi quy ngưỡng của chư Tăng Ni và tín đồ.

Đời thứ hai gồm có 7 vị đệ tử đắc pháp của tổ Minh Hải giáo hóa khắp các tỉnh từ miền Trung cho đến Gia Định. Tiêu biểu nhất là Hòa thượng Thiệt Dinh Ân Triêm. Ngài thế danh Lê Hiển, sinh năm Bính Thìn (1712) tại xã Bến Đền, phủ Điện Bàn, dinh Quảng Nam. Nay là xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Năm lên 10 tuổi, Ngài xuất gia vơí tổ Minh Hải tại chùa Chúc Thánh với pháp danh Thiệt Dinh, tự Chánh Hiển, hiệu Ân Triêm, Ngài khai sơn chùa Phước Lâm tại Hội An và đạo phong của Ngài ảnh hưởng khắp Đàng Trong. Vào ngày  24 tháng 4 năm Bính Thìn (1796), Ngài thị tịch, thọ 84 tuổi. Đệ tử nổi tiếng của Ngài có 2 vị Pháp Kiêm Luật Oai Minh Giác: trụ trì chùa Phước Lâm và ngài Pháp Chuyên Luật Truyền Diệu Nghiêm: khai sơn chùa Từ Quang-Phú Yên.

Đời thứ 3 của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh có các Ngài như: Pháp Kiêm Luật Oai Minh Giác giáo hóa tại Quảng Nam; ngài Pháp Châu giáo hóa tại Quảng Ngải; ngài Pháp Mãn Luật Viên Truyền Thành, Pháp Tịnh Luật Phong Viên Quang giáo hóa tại Bình Định; Pháp Chuyên Luật Truyền Diệu Nghiêm giáo hóa tại Phú Yên; Pháp Nhân Thiên Trường giáo hóa tại Gia Định. Tiêu biểu là ngài Pháp Kiêm Minh Giác và Pháp Chuyên Diệu Nghiêm.

Hòa thượng Minh Giác, thế danh Võ Đức Nghiêm, sinh vào giờ Tuất ngày 15 tháng 1 năm Đinh Mão (1747) tại thôn Ngọc Trì, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

Năm 12 tuổi, Ngài phát tâm xuất gia, đến chùa Phước Lâm lạy Hòa thượng Ân Triêm làm thầy, được bổn sư cho pháp danh Pháp Liêm, tự Luật Oai, hiệu Minh Giác. Sau 10 năm tu tập, Ngài về quê gặp lúc giặc mọi Đá Vách quấy phá nên Ngài tòng quân dẹp giặc, lập nhiều công trạng nên được phong đến chức chỉ huy. Sau đó, Ngài từ quan về phát nguyện quét chợ Hội An trong vòng 20 năm.

 Về sau, Ngài kế thừa trụ trì chùa Phước Lâm. Ngài viên tịch vào giờ Tý ngày mồng 10 tháng 11 năm Canh Dần (1830) hưởng thọ 84 tuổi.

Đồng sư với ngài Minh Giác có thiền sư Diệu Nghiêm, một trong những tác gia lớn của Phật giáo Đàng Trong ở thế kỷ 18. Thiền sư Diệu Nghiêm (1738-1810): tộc tánh họ Trần, sinh ngày 2 tháng 4 năm Mậu Ngọ (1738) tại làng Cổ Tháp, phủ Thăng Hoa, nay là xã Duy Châu -Duy Xuyên - Quảng Nam. Ngài vốn thông minh đỉnh tuệ nên thi đậu tú tài khi 18 tuổi và ra làm quan dưới triều chúa Nguyễn Phúc Khoát. Sau khi xem tuồng “Tam Trinh Cố Sự” và “Long Hổ Sự Duyên”, Ngài ngộ lẽ vô thường ảo hóa của kiếp người nên quyết chí xuất gia. Ngài đến chùa Phước Lâm - Hội An lạy tổ Ân Triêm làm thầy và được tổ cho pháp danh Pháp Chuyên, tự Luật Truyền, hiệu Diệu Nghiêm, nối pháp đời 36 dòng Lâm Tế Chúc Thánh. Ngài đến chùa Thập Tháp - Quy Nhơn theo học với Ngài Liễu Triệt, đồng thời đọc bộ Đại Tạng do Tổng trấn Hà Tiên Mạc Cửu cúng. Từ đó, Ngài giáo hóa khắp các vùng từ Quảng Nam vào đến Phú Yên. Mãi đến năm Đinh Tỵ (1797), Ngài mới khai sơn chùa Từ Quang. Thiền sư Pháp Chuyên là người đa văn quảng bác, Ngài trước tác rất nhiều kinh luận, đặc biệt nhất là bộ Tam Bảo Hoặc Luận. Ngài viên tịch vào ngày 17 tháng 6 năm Canh Ngọ (1810) thọ 73 tuổi. Giáo sư Lê Mạnh Thát đã đánh giá Ngài có vị trí ngang tầm với nhà bác học Lê Quý Đôn.

Đời thứ 4 có các ngài: Toàn Nhâm Vi Ý Quán Thông, Toàn Đăng Bảo Nguyên giáo hóa tại Quảng Nam. Ngài Toàn Đức Trí Minh Bảo Ấn giáo hóa tại chùa Thiên Ấn-Quảng Ngãi. Ngài Toàn Ý VI Tri Phổ Huệ, Toàn Tín Vi Tâm Đức Thành giáo hóa tại Bình Định. Ngài Toàn Thể Vi Lương Linh Nguyên, Toàn Đức Vi Cần Thiệu Long, Toàn Nhật Vi Bảo Quang Đài giáo hóa tại Phú Yên; Toàn Tánh Chánh Đắc, Toàn Linh Gia Hiệu giáo hóa tại Gia Định. Trong đó tiêu biểu nhất là thiền sư Toàn Nhật Quang Đài.

Thiền sư Toàn Nhật là một trong những danh nhân văn học của thế kỷ 19. Ngài sinh năm 1757 và xuất gia với tổ Diệu Nghiêm vào năm khoảng 30 tuổi. Ngài nối pháp đời 37 dòng Lâm Tế Chúc Thánh với pháp danh Toàn Nhật, tự Vi Bảo, hiệu Quang Đài. Về sau, Ngài về trụ trì chùa Viên Quang. Ngài để lại nhiều tác phẩm văn học rất có giá trị bằng chữ Nôm. Đặc biệt là truyện thơ Tham Thiền Vãn đã đưa nhiều người đến với đạo và rất phổ biến trong dân gian. Ngài thị tịch năm 1834 tại chùa Viên Quang-Phú Yên

Đời thứ 5 có các Ngài: Chương Tư Tuyên Văn Huệ Quang, Chương Quảng Tuyên Châu Mật Hạnh, Chương Lý Trí Quang giáo hóa tại Quảng Nam. Ngài Chương Khước Tông Tuyên  Giác Tánh giáo hóa tại Quảng Ngãi, Chương Nghĩa Liễu Tạng giáo hóa tại Bình Định. Tiêu biểu là ngài Chương Nghĩa Liễu Tạng.

 Thiền sư Liễu Tạng (1784-1866): Ngài sanh vào năm Giáp Thìn (1784), xuất gia với tổ Toàn Tín - Đức Thành tại chùa Khánh Lâm nên có pháp danh Chương Nghĩa, hiệu Liễu Tạng, thuộc đời 38 chi phái thiền Lâm Tế Chúc Thánh. Ngài là một danh tăng đa văn quảng bác đã soạn nên cuốn “Thiền môn chánh độ” để làm nghi lễ tế Tăng cang Tổ Ấn - Mật Hoằng thị tịch vào ngày mồng 10 tháng 10 năm Ất Tỵ (1825). Đây là cuốn khoa nghi đầu tiên được soạn để cung tiến giác linh các thiền sư khi viên tịch nên có tầm quan trọng đối với giới Tăng lữ tại kinh đô cũng như các tỉnh thành. Với đạo cao đức trọng và sự uyên thâm giáo điển, Ngài được mời ra Phú Xuân giảng dạy hoằng pháp. Ngài thị tịch mồng 4 tháng 4 năm Bính Dần (1866), thọ 86 tuổi. Nhục thân được lưu giữ trong bảo tháp tại chùa Quốc Ân - Huế.

Đến đời thứ 6, tại Quảng Nam có thiền sư Vĩnh Gia là một bậc thiền tăng lỗi lạc có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với Phật giáo miền Trung và miền Nam.

Hòa thượng Vĩnh Gia, thế danh Đoàn Nhược sinh vào năm Canh Tý (1840), tại làng Thế Dương, quận Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Năm 18 tuổi, Ngài xuất gia với Hòa thượng Chương Tư Huệ Quang nên có pháp danh Ấn Bổn, tự Tổ Nguyên, hiệu Vĩnh Gia, nối pháp đời 39 dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh.

Năm 1884, Ngài được triều đình sắc phong Tăng cang quốc tự Linh Ứng - Ngũ Hành Sơn.

Năm 1887 Ngài được sơn môn cung thỉnh trụ trì chùa Phước Lâm.

Là một cao tăng tinh thông Tam tạng, nghiêm trì giới luật nên tầm ảnh hưởng của Ngài lan rộng khắp các tỉnh miền Trung. Vì thế Ngài thường được triều đình nhiều lần thỉnh về kinh đô Phú Xuân để thuyết pháp cho Vua và hoàng tộc, cũng như cung thỉnh  trong các giới đàn tại các tỉnh Thuận Hoá, Quảng Nam, Bình Định Ngài thường xuyên kiến đàn truyền trao giới pháp cho chư tăng tu học. Đặc biệt, giới đàn năm Canh Tuất (1910) tại Phước Lâm, các giới tử đắc giới đều là những bậc cao tăng rường cột cho Phật giáo Việt Nam thời hiện đại. Trong đó, nổi bậc nhất là Hòa thượng Thích Tịnh Khiết và Thích Giác Nhiên, đệ nhất và đệ nhị Tăng thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Ngài thường căn dặn đệ tử: “ Giới luật là thọ mạng của Phật pháp, nếu phá giới phải hoàn lại y bát, ra khỏi Già Lam, để cho trong đục rõ ràng, tà chánh phân chia. Có vậy nước Thiền định mới khai thông, đèn Tri giác thêm sáng tỏ”.

Ngài tịch ngày 20 tháng 3 năm Mậu Ngọ (1918), thọ thế 79 tuổi

Đời thứ 7 thì có các Ngài Chơn Giám Đạo Quang Trí Hải giáo hóa tại Bình Định, ngài Chơn Quý Đạo Trân Khánh Anh giáo hóa tại miền Nam.

Hòa thượng Trí Hải (1876-1950): Hòa thượng thế danh Nguyễn Trọng Khải, hiệu Mai Đình sinh ngày 16 tháng 3 năm Bính Tý (1876) tại làng Háo Đức, phủ An Nhơn - Bình Định. Thuở nhỏ, Ngài theo đòi nghiên bút nơi cửa Khổng sân Trình và thi đậu tú tài vào năm 31 tuổi.

Năm 1919, khi vừa tròn 43 tuổi, ngài xuất gia với tổ Hoằng Thạc tại chùa Thạch Sơn - Quảng Ngãi, được tổ ban pháp danh Chơn Giám, tự Đạo Quang, hiệu Trí Hải, thuộc đời 40 dòng Lâm Tế Chúc Thánh. Vốn có kiến thức Nho học cộng với sự mẫn duệ sẵn có nên Ngài sớm thâm nhập diệu lý của Phật đà.

Năm 1931, Ngài được Hòa thượng Khánh Hòa mời làm chủ bút tạp chí Từ Bi Âm  của Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học. Năm 1934, Ngài khai sơn chùa Bích Liên tại quê nhà. Từ đó mọi người kính ngưỡng đều gọi Ngài là Hòa thượng Bích Liên. Năm 1937, Hội Đà Thành Phật Học tại Quảng Nam Đà Nẵng mời Ngài làm chủ bút tạp chí Tam Bảo. Sau đó, Ngài về chùa nghiên cứu giảng dạy và đã đào tạo nhiều vị tăng tài cho Phật giáo Việt Nam. Ngài viên tịch vào ngày 3 tháng 6 năm Canh Dần (1950) thọ 74 tuổi. Hòa thượng trước tác rất nhiều, đặc biệt hai bản văn “Quy Sơn Cảnh Sách”“Mông Sơn Thí Thực Khoa Nghi” bằng chữ Nôm đã thể hiện được sự tài hoa của Ngài.

Hòa thượng Khánh Anh, thế danh Võ Bổng (tức Hóa) sinh năm 1895 tại huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1917, Ngài xuất gia tại chùa Cảnh Tiên-Quảng Ngãi với Hòa thượng  Ấn Tịnh Hoằng Thanh. Năm 1920, Ngài thọ Tam Đàn cụ túc với Hòa thượng Ấn Kim Tổ Tuân Hoằng Tịnh tại chùa Phước Quang-Quảng Ngãi với pháp danh Chơn Quý, tự Đạo Trân, hiệu Khánh Anh, nối pháp đời 40 dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh.

Từ những năm 1927 đến 1945, Ngài là giáo thọ sư của các trường Phật học các trường từ miền Trung vào đến miền Nam.

Năm 1957, Ngài được bầu làm Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Nam Việt.

Năm 1959, Ngài được thỉnh làm Thượng Thủ Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc.

Hòa thượng viên tịch vào năm 1961. Ngài phiên dịch trước tác rất nhiều kinh sách, trong đó nổi bậc nhất là bộ Khánh Anh Văn Sao. Ngài đào tạo được nhiều đệ tử nổi danh tại miền Nam như HT: Thích Thiện Hoa, HT Thích Hoàn Tâm, HT Thích Hoàn Quan, HT Thích Hoàn Phú.

Đời thứ 8 thì có các vị như: HT Thích Tôn Nguyên, HT Thích Như Tuyến, HT Thích Thiện Hoa, tiêu biểu nhất là Hòa thượng Thích Thiện Hoa.

Hòa thượng Thích Thiện Hoa: Hòa thượng thế danh Trần Văn Nở sinh năm 1918 tại xã Phú Tân, Cầu Kè, Trà Vinh. Ngài xuất gia tại chùa Phước Hậu với Hòa thượng Khánh Anh với pháp danh Như Quả, tự Giải Nhân, hiệu Hoàn Tuyên, nối pháp đời 41 dòng Lâm Tế Chúc Thánh. Còn pháp hiệu Thiện Hoa là do Hòa thượng Thích Chí Thiền đặt khi Ngài còn tại gia ngũ giới.

Ngài từng ra Huế tham học với quốc sư Phước Huệ và thọ đại giới năm 1946. Ngài đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng như: Pháp sư kiêm đốc giáo Phật học đường Phật Quang (1945-1952); Uy viên Hoằng pháp Tổng Hội Phật giáo Việt Nam (1956); Phó chủ tịch Uy Ban Liên Phái Bảo vệ Phật giáo (1963); Phó viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN (1964); Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN (196601973). Ngài trước tác rất nhiều kinh sách, nổi tiếng và thông dụng nhất là bộ Phật Học Phổ Thông.

Ngài thị tịch năm 1973. Đệ tử của Ngài có Hòa thượng Thích Thanh Từ-viện chủ thiền viện Trúc Lâm-Đà Lạt.

Đên đời thứ 8 có các vị cao Tăng tiêu biểu trong việc hoằng truyền giới luật theo tinh thần “Đắc chánh luật vi tông” của tổ như các HT: Thích Phúc Hộ, Thích Hành Trụ, Thích Đổng Minh. Đặc biệt nhất là Bồ tát Thích Quảng Đức, người đã thiêu thân để bảo vệ Đạo pháp vào mùa pháp nạn 1963.

- Hòa thượng Quảng Đức (1897 - 1963): Ngài thế danh Lâm Văn Tuất, sinh năm Đinh Dậu (1897) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Ngài xuất gia năm lên 7 tuổi với Hòa thượng Hoằng Thâm nên có pháp danh Thị Thủy, tự Hành Pháp, hiệu Quảng Đức thuộc đời 42 dòng Lâm Tế và thế hệ thứ 9 dòng Chúc Thánh. Ngài có tâm nguyện vân du hoằng pháp, gặp nơi nào chùa tháp hư hoại thì Ngài dừng lại trùng tu, kiến tạo rồi lại lên đường. Đời Ngài đã trùng tu cả thảy 17 ngôi chùa và chùa Quan Thế Âm tại quận Phú Nhuận là nơi dừng chân cuối cùng của Ngài. Năm 1963, Phật giáo đồ miền Nam và Trung bị sự đàn áp của chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm. Trước sự đàn áp dã man đó, Ngài phát nguyện tự thiêu vào ngày 20 tháng 4 năm Quý Mão (11/6/1963) để ngăn cản bạo quyền. Sự hy sinh cao cả của Ngài đã cứu nguy cho Phật giáo Việt nam thoát khỏi pháp nạn tàn khốc này. Với tâm nguyện ấy, trái tim của Ngài không bị thiêu hủy dưới sức nóng 4000 độ của lò thiêu. Ngài được Tăng Ni Phật tử cả nước tôn xưng là bậc Bồ tát hiện thế.

Hiện nay trong nước còn có các vị tôn túc tiêu biểu của tông môn như: HT Thích Huyền Quang, HT Thích Bảo An, HT Thích Chơn Phát, HT Thích Tịch Chiếu v.v...

Sau năm 1975, tại Hải ngoại có các đạo tràng lớn truyền thừa theo thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh như: Tại Mỹ có HT Thích Chơn Điền, HT Thích Hành Đạo, HT Thích Thanh An, TT Thích Thái Siêu, Thích Minh Dung, Thích Hạnh Tuấn v.v...Tại Châu Âu có Giáo Hội Linh Sơn do HT Thích Huyền Vi thành lập, đạo tràng VIên Giác do TT Thích Như Điển kiến lập. Tại Úc châu có HT Thích Như Huệ, HT Thích Huyền Tôn, HT Thích Bảo Lạc v.v....

Kể từ khi tổ sư Minh Hải Pháp Bảo sang Việt Nam hoằng pháp, khai tông lập giáo đến nay đã trải qua 300 năm. Xuyên suốt 3 thế kỷ ấy, chư tăng thuộc tông môn Chúc Thánh hành đạo theo tinh thần Phật dạy: Phục vụ chúng sanh cúng dường chư Phật và kế thừa tinh thần “Kỳ quốc tộ địa trường” của tổ khai tông. Trong tinh thần đó, các thế hệ Tăng nhân Chúc Thánh luôn luôn nhập thế tích cực trong tinh thần vô nhiễm của bậc đại sĩ. Như ngài Pháp Kiêm Minh Giác sau 1 thời gian tu học tại Phước Lâm, sau đó về quê đăng lính lập nhiều chiến công được thăng đến chức chỉ huy. Sau đó Ngài từ quan về Hội An phát nguyện quét chợ trong suốt 20 năm. Đến khi công viên quả mãn, Ngài được suy tôn lên ngôi vị Hòa thượng. Ngài có công tu bổ chùa Phước Lâm và đúc nhiều quả chuông lưu lại tại Quảng Nam. Vì thế, khi Ngài viên tịch,triều đình nhà Nguyễn đi viếng Ngài với câu đối như sau:

- Bình Man, tảo thị, lưỡng độ gian lao, xuất gia kỳ, phát nguyện vưu kỳ, bát dật sanh thiên thành chánh giác.

- Tạo tự, chú chung, nhị thung công đức, cách cựu hảo, đảnh tân cố hảo, thiên thu giác thế vĩnh truyền đăng.

Tạm dịch:

- Dẹp giặc, quét chợ, mấy độ gian lao, xuất gia lạ, phát nguyện càng thêm lạ, tám mươi vãng sanh thành chánh giác.

- Làm chùa, đúc chuông, biết bao công đức, sữa cũ đẹp, làm mới lại càng đẹp, ngàn năm sáng mãi ngọn đèn thiền.

Vào những năm Ất Dậu (1885), nhà chí sĩ Trần Cao Vân đã đến chùa Cổ Lâm, huyện Đại Lộc-Quảng Nam xuất gia với pháp danh Như Ý. Tại đây, thiền sư Như Ý đã cùng với các thiền sư thực hiện phong trào duy tân cứu quốc. Nam triều và thực dân Pháp biết được nên đã bố ráp chùa Cổ Lâm và giải tán Tăng chúng. Sau đó, thiền sư Như Ý vào Phú Yên liên kết với thiền sư Võ Trứ tại chùa Từ Quang Đá Trắng phát động cuộc khởi nghĩa năm 1898 mà sử nhà Nguyễn gọi là Giặc Thầy Chùa. Đây là phong trào đấu tranh yêu nước do các nhà sư dòng Chúc Thánh đứng ra vận động nhằm mang lại độc lập cho dân tộc.

Cận đại đây, có Bồ tát Thích Quảng Đức đã vị pháp thiêu thân ngõ hầu cứu nguy đạo pháp trong mùa pháp nạn 1963. Có thể nói hình ảnh vị sư già trên 70 tuổi kiết ấn Cam Lồ an nhiên ngồi trong ánh lửa đã thể hiện tinh thần vô úy của người con Phật, là sự kết tinh của 300 năm hoằng truyền của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh. Đặc biệt, trái tim không bị hủy hoại dưới sức nóng của 4000 độ C đã minh chứng một điều: mạng mạch chánh pháp từ chư Phật, chư tổ vẫn được kế thừa bởi Bồ tát Thích Quảng Đức, một trong những thiền sư tiêu biểu của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh trong thế kỷ 20.

Vừa rồi, chúng tôi đã cố gắng trình bày cùng quý vị quá trình truyền thừa và phát triển của Môn Phái Lâm Tế Chúc Thánh thông qua hình ảnh của Chư vị danh Tăng, Cao Tăng tiêu biểu qua các thế hệ truyền thừa của mỗi giai đoạn lịch sử đất nước. Điều này đã khẳng định cho chúng ta một điều rằng: Thiền phái Chúc Thánh đóng một vai trò quan trọng trong ngôi nhà Phật giáo Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại. Tuy nhiên khi nói đến chùa Chúc Thánh, chiếc nôi xuất phát của dòng thiền Chúc Thánh thì phần lớn không ai biết cả. Đây chính là sự thật, mà nguyên nhân từ đâu?

Bởi vì từ xưa đến nay, chư tổ trong tông môn luôn sống hòa mình nơi thôn dã nên việc dựng chùa cũng ở mức độ đơn sơ chỉ đủ có nơi cho chư tăng tu tập. Lần trùng tu cuối cùng của tổ đình Chúc Thánh vào năm 1932 do Hòa thượng Thích Thiện Quả chủ trì cũng ở mức độ hạn hẹp của điều kiện kinh tế lúc bấy giờ cho phép. Cho đến nay, đứng trước sự phát triển của thời đại, trước sự tàn phá của thời gian, đứng trước nhu cầu tu học của Tăng Ni Phật tử nên tổ đình Chúc Thánh cần phải trùng tu lại toàn bộ, để xứng đáng với tầm vóc của một ngôi Chùa khai sáng một dòng Thiền, một Môn phái lớn của PGVN, lần trùng tu này phải thật sự hoành tráng và trang nghiêm về quy mô và kiến trúc và điều đó tất nhiên đòi hỏi một nguồn kinh phí rất lớn. Và đó cũng là lý do chúng tôi được hội ngộ cùng quý vị tại nơi đây.

Xin trân trọng cám ơn và kính chào quý liệt vị!

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.