Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

HIẾU ĐẠO LUẬN BÀN

 

HẠNH THẢO P.B.T

 

Từ ngàn xưa, chữ hiếu vẫn luôn là một phạm trù trong nền luân lý, đạo đức Việt Nam. Tuy vẫn tồn tại, song hiếu đạo không vượt qua quy luật biến đổi của vạn vật. Theo sự thăng trầm của thời thế, chúng ta thử tìm hiểu lại danh từ hiếu đạo và theo dõi diễn tiến của lòng hiếu nghĩa qua không gian và thời gian trong khung trời văn chương, văn học nước nhà, cũng như trong xã hội con người Việt Nam để tiện đường luận bàn tản mạn.

Tình thương yêu đùm bọc, săn sóc lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái hẳn nhiên là một tình cảm tự nhiên của con người, tình cảm căn bản trong sáng đầu tiên phát xuất từ mối dây huyết thống và gia tộc. Từ đấy, đạo hiếu được coi như là một thứ tình cao đẹp cũng như là một bổn phận đương nhiên của con cái đối với các đấng sinh thành. Tuy nhiên, nếu có lúc hiếu đạo được đề cao như một giáo điều thì cũng có lúc người đời suy nghĩ về nó như là một sự cần xét lại, một so đo hơn thiệt. Để giúp cho kiến thức còn hạn hẹp, người viết thấy cần thiết hiểu rõ nghĩa từ hiếu đạo cũng như những từ liên quan đến chữ hiếu. Phương tiện cần thiết và có sẵn là các quyển từ điển.

Theo Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh, hiếu là hết lòng thờ cha mẹ và hiếu đạo là phụng dưỡng cha mẹ (piété filiale). Những từ cận nghĩa gồm có: hiếu hạnh, hiếu tâm, hiếu tình. Riêng từ hiếu thuận rộng nghĩa hơn: vừa hiếu thảo vừa phục tùng cha mẹ.

Theo Từ Điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam, hiếu là lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ; hiếu thuận là có lòng kính yêu và biết nghe lời cha mẹ và hiếu nghĩa là có hiếu với cha mẹ và có tình nghĩa thủy chung với người mình mang ơn. Ngoài ra, ta còn có từ hiếu thảo rất phổ thông; trong đó chữ thảo ngoài nghĩa có lòng tốt, hay chia sẻ, nhường nhịn cho người khác, còn có ý chỉ cách biết ăn ở phải đạo, quan tâm chăm sóc cha mẹ.

Tóm lại, người con có hiếu là người biết thương yêu, kính trọng, chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, thủy chung với người mình mang ơn sinh thành dưỡng dục. Những tấm gương hiếu đạo được trân trọng đề cập đến trong văn chương sách sử bác học hay bình dân cũng như trong xã hội thực tế con người nói chung và xã hội Á Đông nói riêng.

Theo dòng chảy của lịch sử xã hội con người, chữ Hiếu được quan niệm trọng khinh khác nhau.

Con người Á Đông rất đặt nặng vấn đề hiếu đạo. Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, hẳn nhiên không mấy ai không có kiến thức về Khổng Tử. Trong Tứ Thư Ngũ Kinh của vị vạn thế sư biểu này có bộ Hiếu Kinh chép lời Khổng Tử nói với Tăng Tử về đạo hiếu. Do đó, chúng ta không mấy ngạc nhiên khi nghiền ngẫm lại hai câu:

 

"Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung

Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu."

 

Trong xã hội ngày xưa, Quân Sư Phụ là ba ngôi tối thượng. Cho nên, luận về hiếu đạo, Khổng Tử có nói: "Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn, thị chi hiếu giã." (hiếu là như vậy đó khi cha mẹ chết hay sống, mất hay còn, phải đồng một bổn phận). Nhất là khi cha mẹ còn sanh tiền, con cái phải luôn để tâm hết lòng: "Phụ mẫu tại bất cảm viễn du, du tất hữu phương." (cha mẹ còn, không dám đi xa, mà có đi phải nói rõ chốn nào).

Nhị Thập Tứ Hiếu, bộ sách của Quách Cự đời nhà Nguyên, đã được Lý Văn Phức (1785-1849) soạn lại bằng chữ nôm, nêu hai mươi bốn gương hiếu hạnh để đời. Ở phần mở đầu, sách đã viết:

 

“Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết,

Rồi suy ra trăm nết đều nên;

Nghĩ xem thuở trước Thánh Hiền

Thảo hai mươi bốn thơm nghìn muôn thu.”

 

Những người con hiếu thảo là những tấm gương sáng cho nhân thế. Thầy Tử Lộ lúc nghèo đội gạo nuôi mẹ. Khi hiền vinh, mẹ mất, thầy tận lòng mong ước được chăm sóc như thuở hàn vi. "Đức đại thánh họ Ngu, tên Thuần" mất mẹ ngày còn trẻ, có cha tánh khí ương ương, lại mẹ ghẻ khe khắt, em điêu ngoa, vậy mà:

 

“Mệt thân thuận cả vừa ba,

Trên chiều cha mẹ, dưới hòa cùng em,

Trăm cay đắng một niềm ngon ngọt,

Dẫu tử sinh chẳng chút biến dời.”

"Đức Văn Đế vua hiền Hán đại" luôn túc trực bên mẹ già không phút nghỉ ngơi hầu:

 

“Thuốc thang mắt xét, tay nâng,

Đã tường trong miệng mới dâng trước màn."

 

“Mẫn Tử Khiên một đường hiếu nghĩa", mẹ mất sớm, chịu sự độc ác bất công của kế mẫu, lặng yên "thờ cha sớm viếng khuya hầu”. Đến khi cha biết, muốn "rắp cắt đứt dây xướng tùy”, Mẫn Tử vội vàng:

 

“Lạy cha xin xét lại nguồn cơn,

Mẹ còn chịu một thân đơn,

Mẹ đi luống để cơ hàn cả ba.”

 

Và những người con chí hiếu khác cũng không từ nan bất cứ điều gì để phụng dưỡng, làm vui lòng cha mẹ.

Ở xã hội Việt Nam, hiếu đạo không kém phần quan trọng. Toan Ánh, tác giả "Người Việt Đất Việt" có viết rằng: Người Việt Nam thờ phụng tổ tiên chính là vì hiếu (trang 272). Các tác phẩm văn chương tiêu biểu của nền văn học Việt Nam đương nhiên trân trọng hiếu đạo. Về truyện "Kim Vân Kiều” của Nguyễn Du, tác giả Lê Hữu Mục trong "Truyện Kiều và Tuổi Trẻ" đã nhận xét, ở trang 182, như sau: "Tình yêu đã được Thúy Kiều đặt nơi cùng tột của đời nàng, nhưng chỉ vì lòng hiếu đối với cha mẹ, nàng đã hy sinh tình yêu”, một sự hy sinh vô vàn đau xót mà cao đẹp khi nàng thốt lời: "Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha". Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu cũng nêu đạo nghĩa căn bản làm người: "Trai thời trung hiếu làm đầu...". Bởi thế cho nên chàng trai họ Lục tên Tiên, trên đường đến kinh đô ứng thí, hay tin mẹ mất, bỏ về chịu tang, tương tiếc mẹ khóc mù cả mắt. Vân Tiên trong truyện là hình ảnh ngoài đời của chính tác giả.

Người trong truyện, trong văn chương, hiếu là thế, kẻ ngoài đời cũng lắm người danh hiếu lưu truyền.

Vua Tự Đức, vị vua hiếu học, hay chữ nhất nhà Nguyễn, là một người con rất mực có hiếu. Theo quyển Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, một hôm rảnh việc, ngài ngự săn bắn, gặp phải nước lụt cản trở việc sớm hồi cung. Còn hai ngày nữa đến kị đức Hiến Tổ. Đức Từ Dụ nóng ruột sai quan đại thần Nguyễn Tri Phương đi rước (trang 236). Gần tối vua mới về cung, quì lạy mẹ xin chịu tội, mãi đến khi đức Từ Dụ hết giận tha cho mới dám lui.

Trong “100 Điều Nên Biết về Phong Tục Việt Nam” của Tân Việt, tác giả có viết: Thời vua Lê Huyền Tông (1663-1671) ban biển đỏ với bốn chữ vàng “Hiếu Hạnh Khả Phong” như thời vua Hàm Nghi (1885-1888) cho những gương hiếu kính (trang 66). Tác giả cũng đã ghi: Thời xưa có câu “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (có ba điều bất hiếu với cha mẹ, trong đó có việc không có con là nặng nề nhất). Ngoài việc phụng dưỡng cha mẹ, người con còn phải có con cái để nối dõi tông đường, nối nghiệp cha ông. Nơi trang 64, tác giả còn viết "việc hiếu phải ba năm, chứ không phải đưa ma xong là xong đâu , “Ý trên muốn nói rõ sau khi cha mẹ qua đời, việc cư tang phải ba năm, như tấn sỹ Lý Trần Quán, một người tận trung tận hiếu cuối đời Lê, trước khi chết còn viết “...tam niên chi hiếu dĩ hoàn...".

Trong "Phong Tục Làng Xóm Việt Nam", Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu kể chuyện Nguyễn Huy Đức, tục gọi là cụ cử Võ Thạch "Ba lần không ra làm quan, ở nhà dạy học để hầu cha mẹ, khi mẹ 97 tuổi chết, làm nhà bên cạnh mồ đến hết tang.” (trang 315-316).

Lãnh Tạo, chống đối nhà Nguyễn, triều Minh Mạng, mẹ và vợ bị bắt, vì hiếu ra hàng cho nên bị giết chết.

Người nữ được vua sắc cho biển vàng bốn chữ "Hiếu Hạnh Khả Phong" chính là Lê Thị Nữ, 15 tuổi, theo cha vào núi đốn Củi. Cọp vồ cha, Nữ hô hoán và lấy cây củi đánh cọp bất chấp hiểm nguy, cọp bỏ chạy. Nữ cõng cha về, thoát nạn (trang 317).

Một gương hiếu hạnh danh truyền nữa là về Khai quốc công thần Nguyễn Trãi. Khi cha là Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt về Bắc Kinh, Nguyễn Trãi khóc lóc quyết theo cha. Vì chữ hiếu, Nguyễn Trãi đã vâng lời cha "về rửa thù cha, khóc làm gì" quay về và đã nên công cứu nước, rửa hận nhà.”

Cả trong đạo, các tôn giáo ở Việt Nam cũng khuyến dạy hiếu nghĩa. Sách Mã Thi của Thiên Chúa giáo có ghi:

"Để trả lời cho một thanh niên hỏi ngài 'Thưa Thầy, tôi phải làm điều thiện gì để được sống vĩnh cửu’, Chúa Giê-Su đáp: đừng giết người, đừng ngoại tình, đừng trộm cắp, đừng làm chứng dối, phải hiếu kính cha mẹ và yêu đồng loại như chính bản thân’.”

Sách E-phê-Sô cũng ghi: “Phải hiếu kính cha mẹ… nhờ đó con mới được phúc và sống lâu trên đất.”

Trong quyển “Đạo Phật trong đời sống” (tập III), tác giả Thiện Phúc đã viết: "Một trong những lời dạy ân cần nhất của Ngài (đức Phật) là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ như thế Nào. Trong Tăng Nhất Bộ Kinh, Phật đã dạy: ‘…trong gia đình, cha mẹ phải được tôn kính như vua trời Phạm Thiên… Tại vì cha mẹ đã một đời hy sinh rất nhiều cho con cái, từ sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ cho con cái nên vóc nên hình và thành nhơn chi mỹ'." (trang 111).

Gương hiếu đạo của các vị Bồ Tát không phải hiếm. “Ngài Địa Tạng đã vì chữ Hiếu mà phát Bồ Đề Tâm, nguyện độ thoát cha mẹ và chúng sánh rồi mới thành Phật. Ngài Mục Kiền Liên đã vì chữ Hiếu mà thỉnh cầu chư Phật hộ niệm cho mẹ ngài được thoát cảnh ngục tù nơi A Tì Địa Ngục... Riêng ngài Xá Lợi Phật đã hóa độ được mẹ ngài kính tin nơi Tam Bảo mà hồi Đầu.” (Trang 112).

Quyển "Thánh Ngôn Hiệp Tuyển và Tân Luật Pháp Chánh Truyền" (Hội Tín Hữu Cao Đài New Orleans, tái bản năm Nhâm Thân 1992) ở phần Thi Văn Dạy Đạo có ghi:

 

“Chữ Hiếu phải lo vẹn phận người,

Sao thành đạo trọng há đâu chơi.

 

Buông trôi ví chẳng tròn nhơn đạo,

Còn có mong chi đến đạo đời. "(Trang 232)

 

Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo theo sách xưa "Thiên Kinh Vạn Điển, Hiếu Nghĩa Vi Tiên" (muôn vạn quyển kinh của Phật Thánh tiên dạy sự hiếu nghĩa làm đầu) thường xuyên khuyên các môn nhân đệ tử rằng muốn làm xong hiếu nghĩa phải có bốn điều ân ta cần phải hy sinh, gắng gỏi mới mong làm tròn (Người Việt Đất Việt, Toan Ánh, trang 300):

1. Ân tổ tiên cha mẹ,

2. Ân đất nước,

3. Ân tam bảo,

4. Ân đồng bào và nhân loại.

Miền lục tỉnh Nam Việt cũng có đạo Hiếu Nghĩa lấy Tứ Ân làm trọng và ân cha mẹ đứng đầu. Tín đồ để tóc và râu không hớt, không cạo làm bằng chứng cho lòng hiếu nghĩa của mình.

Chữ hiếu còn là một đề tài bàng bạc trong ca dao, nền văn chương bình dân truyền khẩu của dân tộc ta. Cao dao phong phú tình nghĩa dân gian. Trong một buổi hát hò, người nữ khéo léo nhắc về hiếu đạo cho người nam, nghe sao mà có tình, có nghĩa:

 

Anh đã có vợ hay chưa

Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào

Mẹ già anh để nơi nao

Để em tìm vào hầu hạ thay anh.

Hình ảnh cha mẹ luôn hằn sâu trong tâm hồn đôi trai gái:

Trăm năm dầu nặng tình thương,

Nhưng còn lượng bể nghiêm đường ở trên.

Qua phong tục tập quán, đạo hiếu được giữ tròn với cả tứ thân phụ mẫu:

Con mẹ có thương mẹ đâu

Để cho chàng rể nàng dâu thương dùm.

Quay về với tuổi thơ khi được cuộn tròn trong tay bà trên võng đòng đưa hay bập bẹ nói theo lời mẹ, ta hẳn không quên bà hay mẹ đã dạy:

Công cha như núi Thái sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Thông thường điều hay lẽ tốt đều do tình thương mà có. Thế giới không tình thương sẽ có thể là một thế giới rối loạn trong đó các yếu tố đối nghịch sẽ bộc phát và tiêu diệt các giá trị tinh thần cao quí của nhân loại. Hiếu đạo âu cũng do tình thương mà nên. Trong Bông Hồng Cài áo, thiền sư Nhất Hạnh có viết: "Hiếu thì cũng do tình thương mà có; không có tình thương, hiếu chỉ là giả tạo, khô khan, vụng về, cố gắng mệt nhọc.” (Trang 12). Trong địa bàn rộng lớn của cuộc sống, chữ hiếu hẳn cũng đã góp phần đem lại sự tươi mát, ấm cúng cho cuộc đời nhân thế vậy.

Gương đời, ý người là thế. Dòng thời gian trôi xuôi, vạn vật dâu bể. Quan niệm về chữ hiếu không tránh khỏi sự lệch lạc. Chủ nghĩa nhân sinh phức tạp tràn lan Âu Á trong thời văn minh kỹ thuật vật chất đang thịnh hành. Trong phạm vi nào đó, cá nhân chủ nghĩa đã không ít làm xáo trộn nền luân lý đạo đức cổ truyền. Sự suy nghĩ về chữ hiếu cũng do đó khá khác xưa. Tình thương rất có thể vẫn còn song ân nghĩa sinh thành đôi lúc bị xét lại. Sự suy tư mang tính cách chủ quan thực tế nhiều hơn. Ai ai cũng đóng góp phần mình trong sinh hoạt tập thể để guồng máy xã hội hoạt động. Cũng như thế, cha mẹ sinh con, vì tình yêu hay vì "tai nạn", tất nhiên phải lo cho con khôn lớn. Ấy là nhiệm vụ và bổn phận của cha mẹ. Khi con cái trưởng thành, họ lại có nhiệm vụ và bổn phận giống như thế đối với con cái của họ. Nước mắt chảy xuôi, đó là logic, một quan niệm khá phổ thông ngày nay. Hiếu đạo lần hồi chỉ là một may mắn tình cờ cho các bậc phụ mẫu có con cháu còn giữ tinh thần gia đình xưa. Rất nhiều bậc cha mẹ thức thời không nở hay không đành phàn nàn về lòng hiếu thảo của con cái khi chính họ chứng kiến cuộc sống mới dồn dập tranh giành, chạy đua với thời gian trong đó con người (có cả con của họ) luôn luôn phải bôn ba, tất bật. Họ phần lớn thông cảm và thương con, chấp nhận việc an phận “tự túc tự cường” trong tuổi bóng xế, một sự thức thời lựa chọn khéo léo tạo hòa khí cho cuộc sống nhiêu khê. Dẫu sao, người con hiếu đễ không bao giờ hiếm ở cõi đời.

Để kết thúc việc luận bàn tản mạn về đạo hiếu, thiển nghĩ cũng thật ý nhị giở lại quyển sách cũ thân yêu xưa, quyển Quốc Văn Giáo Khoa Thư, nơi trang 146, bài “Khuyến Hiếu Đễ” mà đọc vài câu thâm thúy để tiêu khiển phút giây trong không khí tưng bừng mừng xuân Tết đến của đại gia đình đoàn tụ hay trầm mặc bên tách trà đơn côi xa xứ mà tin tưởng vào sự trường tồn của đạo hiếu:

“Cha sinh, mẹ dưỡng,

Đức cù lao lấy lượng nào đong,

Thờ cha mẹ ở hết lòng,

Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường.”

 

Tạ Tội

 

Thưa mẹ,

Con nào ngờ,

Sương điểm lưa thưa mái tóc,

Nhớ mẹ, con thẩn thờ

Rơi nước mắt,

Âm thầm đau xót

Nhớ ngày xưa…

Ngày xưa, mặc nắng, mặc mưa,

Mặc trưa, mặc sớm, mặc mùa đông,

Mẹ thương con vẫn một lòng,

Tiếng ru ngào ngọt, ấm vòng tay êm,

Mặc cho đất cứng, tay mềm,

Mẹ vun, mẹ xới, mẹ quên nhọc nhằn.

Mẹ quên đếm mấy tuần trăng,

Tóc mẹ tuyết điểm, sương giăng lạnh lùng.

Tay khô trên bếp lửa hồng,

Cơm ngon, canh ngọt, tận lòng mẹ lo,

Mẹ lo con ấm, con no,

Mặc sông, mặc biển, mẹ dò nông sâu,

Dắt tay qua mấy nhịp cầu,

Mẹ mong con vững bước đầu, bước sau,

Có chăng nước mắt, mẹ lau,

Có chăng vấp ngã, mẹ mau đỡ đần.

Lời mẹ nhẹ, mắt mẹ thân,

Con quên bao nổi nhọc nhằn xót xa,

Trải bao bóng xế, trăng tà,

Thương con, mẹ vẫn đậm đà tình thâm.

Tình mẹ xanh ngát ngàn thông,

Lòng mẹ như suối ngọn nguồn chảy xuôi,

 

Phất phơ mây trắng ngang trời,

Biết ra mẹ đã biệt rời thế gian,

Dịp nào báo đáp nghĩa ân nghìn trùng?

Mẹ ơi, con tội vô cùng!

 

Hạnh Thảo P.B.T