Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

ĐỐI PHÓ VỚI SÂN HẬN

 

ĐẠT LAI LẠT MA

Việt Ngữ: CHÂN HUYỀN

 

Giận và thù là hai người bạn thân thiết nhất của ta. Khi còn nhỏ tuổi, tôi có liên hệ khá mật thiết với cái giận. Rồi cuối cùng tôi thấy nhiều điều không đồng ý với cái tâm sân hận. Dùng lẽ phải thông thường thêm lòng từ bi và trí khôn, ngày nay tôi có những luận cứ rất mạnh để thắng được sự giận dữ.

Theo kinh nghiệm riêng của tôi, rõ ràng là ai cũng có thể thay đổi nếu chịu cố gắng. Dĩ nhiên sự chuyển hóa không xảy ra tức thời, nó cần nhiều thời gian.

Để có thể thay đổi và đối phó với các cảm xúc, điều quan trọng nhất là ta phải biết phân tích coi những cảm nghĩ nào có ích, có tính cách xây dựng và đem lợi lạc tới cho ta.

Tôi muốn nói tới những ý nghĩ mang lại sự thoải mái và bình an, những thứ giúp tâm trí ta được an vui, trái ngược với những cảm nghĩ làm cho ta khó chịu, sợ hãi hay thất vọng.

Sự phân tích này cũng tương tự như khi ta phân loại sự vật bên ngoài, như các loại cây cối chẳng hạn. Có những loại cây, hoa hay trái tốt nên chúng ta ăn và trồng chúng.  Những loài cây độc và có hại, ta cần học để nhận diện và đôi khi phải triệt hạ chúng.

Thế giới nội tâm cũng giống vậy. Nếu chỉ nói về thân và tâm  thì quá sức giản dị.  Trong cơ thể, trong thân ta có hàng tỷ thành tố khác nhau. Tâm cũng vậy, có biết bao loại tư tưởng, tương ứng với vô số những trạng thái tâm của mình.

Chúng ta cần nhìn sâu vào tâm thức mình để phân biệt được những trạng thái tâm khác nhau, thứ nào có hại, thứ nào có ích lợi cho ta. Khi nhận diện được giá trị của các tâm thiện lành, bạn có thể nuôi dưỡng chúng và làm cho chúng tăng trưởng thêm lên.

Phật dạy các nguyên tắc căn bản của giáo pháp, là Tứ Diệu Đế. Diệu  Đế thứ ba là sự ngừng bặt. Theo ngài Long Thọ (Nagarjuna), ngừng bặt đây là nói về trạng thái tâm diệt bỏ được tất cả các cảm xúc tiêu cực, do sự cố gắng tu tập của chúng ta.

Ngài Long Thọ định nghĩa sự ngừng bặt đích thực là trạng thái của tâm thức hoàn toàn tự do, không còn bị các vọng tâm phiền  não ảnh hưởng chi nữa.

Sự ngừng bặt (diệt khổ) thật sự đó chính là phật Pháp tinh nguyên, mà mọi người Phật tử đều mong đạt tới.

Phật là chỗ nương tựa cho mọi người vì ngài đã đạt tới trạng  thái đó . Vậy nên  nó sùng kính Phật, hoặc nương tựa vào Phật, không phải vì ngài sánh ra là một nhân vật đặc biệt, mà chính vì ngài đã đạt tới trạng thái diệt khổ thật sự.

Người ta cũng nương tựa vào Tăng Đoàn vì đó cũng là một cộng đồng gồm nhiều cá nhân đã hay đang đi trên con đường diệt khổ.

Chúng tôi thấy rằng diệt  khổ là một  trạng thái tâm thức tự do, không bị vướng bận vào những cảm xúc và tư tưởng tiêu cực, nhờ áp dụng những lực đối kháng lại chúng. Các thành tố đưa tới  trạng thái diệt  khổ cũng là những vận hành của tâm.

Sự thanh lọc tâm thức cũng xảy ra trong chuỗi liên tục của các thức. Vậy nên trong đạo Phật, hiểu được bản chất của tâm là điều quan trọng nhất. Nói như thế, tôi không có ý cho rằng mọi sự đều chỉ là một hình ảnh hay phóng chiếu của tâm, ngoài ra không có gì khác. Nhưng sự hiểu biết về tâm là điều rất quan trọng trong Phật giáo nên người ta thường mô tả Phật giáo như là một khoa học về tâm.

Đại cương trong Phật giáo, một cảm nghĩ bất thiện được định nghĩa là một trạng thái tâm gây phiền não cho tâm trí con người. Những cảm nghĩ tiêu cực đó gây ra khổ não, phiền trược trong chúng ta. Cảm xúc bình thường không nhất thiết đều có tính cách tiêu cực.

Trong một hội nghị khoa học với các tâm lý gia và khoa học gia chuyên về thần kinh, mọi người kết luận rằng Phật là người có cảm xúc - theo định nghĩa của danh từ này trong nhiều bộ môn khoa học. Từ bi cũng là một thứ xúc cảm.

Dĩ nhiên các cảm thọ có thể tích cực hay tiêu cực. Nhưng khi nói về sự giận dữ, chúng ta nói tới những cảm xúc tiêu cực hay bất thiện. Đó là thứ cảm thọ gây ra một thứ phiền não, đau khổ và trong đường dài, nó dẫn ta tới những hành động làm hại người khác, và từ đó mang đau khổ cho ta thêm nữa. Cảm thọ tiêu cực có nghĩa như vậy.

Có hai loại tâm hờn giận. Một loại có thể biến thành ra một cảm thọ tích cực. Tỷ dụ một người có lòng từ bi và quan tâm tới người khác đang hành xử bất cần để ý tới ai.  Trường hợp này, người tử tế kia có thể biến cái giận của mình thành ra hành động ngăn cản người khác làm sai.

Phép tu tập theo Phật Giáo Mật Tông giúp chúng ta các phương pháp thiền  quán để chuyển đổi cái tâm hờn giận thành ra năng lượng hành động tích cực. Tuy nhiên, thường sự hờn giận hay đưa chúng ta tới thù hận, một cảm thọ bất thiện. Thù hận tạo ra những ý tưởng xấu xa.

 

KẺ NỘI THÙ NGUY HIỂM

 

Trong sự tương quan giữa người với người, tình trạng  tâm  thần  của chúng ta rất quan trọng. Đối với bất cứ một con người lương thiện nào, dù họ không có niềm tin tôn giáo, nguồn hạnh phúc đích thực vẫn là tình trạng  tâm  thần của họ.

Dù cho bạn có sức khỏe, có đầy đủ vật chất và các mối giao hảo với mọi người, nguồn gốc chính của hạnh phúc chân thật vẫn tới từ bên trong.

Khi bạn có nhiều tiền, đô i khi bạn bị âu lo nhiều hơn và vẫn cảm thấy cần có nhiều hơn nữa.  Riết rồi bạn trở thành nô lệ của đồng tiền.  Tiền bạc rất cần thiết và hữu dụng, nhưng nó không là thứ nhất thiết mang lại hạnh phúc.

Tương tự như vậy, học vấn nếu không được thăng bằng, đôi khi nó lại khiến cho bạn phiền não nhiều hơn, ham muốn và có nhiều tham vọng hơn - nghĩa là tâm thần khổ sở hơn. Bạn hữu cũng vậy, nhiều khi gây rắc rối cho bạn.

Bây giờ bạn hãy coi làm sao chúng ta có thể giảm thiểu giận hờn và thù hận. Trước hết và quan trọng nhất, bạn cần  nhận  biết rằng những cảm nghĩ đó rất tiêu cực, nhất là sự thù hận.

Tôi coi sân hận là kẻ thù dễ sợ nhất. Tôi gọi kẻ thù là những gì hay những ai trực tiếp hoặc gián tiếp phá hủy sự hứng khởi thích thú của chúng ta. Không còn để tâm vào chuyện gì, không có hứng khởi nữa thì chúng ta không còn hạnh phúc.

Chúng ta có thể nói tớ i những nhân duyên từ bên ngoài. Như trường hợp cá nhân tôi.  Các người anh em Trung Quốc đang chà đạp nhân quyền của người Tây Tạng, làm tăng thêm bao khổ đau và phiền trược.

Nhưng dù cho chuyện đó có dữ dằn tới đâu, nó cũng không phá hủy được sự bình an trong tâm  tôi, nguồn cội đích thực của hạnh phúc tôi. Đó là thứ mà kẻ thù bên ngoài không thể phá hủy được.

Xứ sở chúng tôi bị xâm lăng, tài sản có thể bị phá hủy, bạn bè có thể bị giết hại, tuy vậy, những thứ đó chỉ là thứ yếu đối với tâm thức chúng ta.

Nguồn vui căn bản của hạnh phúc là cái tâm an nhiên của ta.  Không có gì có thể phá hủy nó từ cái tâm sân hận của chính ta.

Hơn thế, bạn có thể tránh thoát hay ẩn trốn, hoặc có lúc đánh lừa được kẻ thù bên ngoài. Thí dụ như có ai gây phiền phức, làm cho tâm tôi không an tĩnh thì tôi có thể đóng cửa lại, ngồi tĩnh lặng một mình. Nhưng tôi không thể làm thế với cái giận được.

Dù tôi đi tới đâu, nó vẫn hiện diện. Dù tôi có khóa cửa lại, nó vẫn ở trong đó.  Nếu bạn không dùng một phương pháp nào để đối phó, thì bạn không thể thoát được nó. Vậy nên tôi cho rằng thù hận - hay hờn giận tiêu cực là kẻ thù đích thực của tôi, vì nó phá hủycái tâm bình an trong tôi.

Nhiều người tin rằng đè nén cảm xúc là điều không nên, cứ để nó phát tác ra ngoài thì

hơn. Tôi nghĩ, có sự khác biệt  giữa các loại cảm xúc tiêu cực.

Chẳn hạn như sự thất vọng, có khi nó dấy lên ra, nguyên do từ chuyện  đã xảy ra trong quá khứ. Nhiều khi chính vì bạn dấu diếm nó (như bị lạm dụng về tình dục chẳng hạn), mà tâm  thức bạn tạo ra các vấn đề.  Trường  hợp này, ta nên trình bày các nỗi khổ ra để có thể xả nó đi .

Tuy nhiên theo kinh nghiệm của chúng tôi đối với cái giận thì, nếu bạn không cố gắng làm cho nó giảm bớt, cơn sân si sẽ cứ còn ở đó và có cơ lớn thêm. Và chỉ một chuyện nhỏ,  bạn cũng nổi giận tức thì.

Khi bạn cố gắng kiểm soát và điều khiển cái giận, thì dù chuyện lởn xảy ra bạn cũng có thể không nổi đóa. Bạn có thể thay đổi khi được huấn luyện và sống có kỷ luật.

Khi cơn giận hờn kéo tới, có một phương pháp quan trọng giúp bạn giữ được bình tâm là bạn đừng để cho mình buồn phiền hay thất vọng, vì đó cũng là những nguyên  nhân  làm cho bạn giận hờn. Có sự liên hệ tự nhiên giữa nhân và quả.  Khi các điều kiện (các duyên) đầy đủ rất khó mà cản được các "nhân", không cho chúng kết hoa trái. Vậy nên điều quan trọng nhất là bạn hãy quan sát kỹ sự việc ngày đi đầu, để có thể hàn ngưng tiến trình của các nguyên nhân gây ra giận dữ.  Như vậy cái giận sẽ không tiến xa được.

Trong cuốn sách "Hướng Dẫn Vào Bồ Tát Đạo", học giả Shantideva khuyên rằng chúng ta cần nhất đừng để rơi vào tình trạng bất như ý, vì nó chính là hạt giống của sân si.  Điều này có nghĩa là ta cần có một thái độ nào đó đối với các sở hữu vật chất, đối với tình bằng hữu và đối với các hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống.

Những cả m nghĩ bất như ý, thiếu hạnh phúc, mất hy vọng, vân vân...thật ra liên quan tới mọi sự vật. Nếu chúng ta không có     các quan điểm đúng, thì bất cứ chuyện gì, bất cứ ai cũng có thể làm cho chúng ta thất  vọng.

Đối với một vài người, chỉ nghe tên Phật thôi, họ cũng đã giận giữ, phiền não rồi, dù cho người đó chưa hề trực tiếp gặp một vị Phật!

Vậy thì, mọi hiện tượng đều có thể gây ra thất vọng và bất như ý cho chúng ta.  Trong khi đó, các sự vật, các hiện tượng lại là một     phần của thực tại, và chúng ta ai cũng bị sinh tồ n chi phối .

Cuối cùng thì chúng ta chỉ còn một lựa chọn: thay đổi thái độ của chính mình. Khi thay đổi cái nhìn của ta đối với mọi sự vật, mọi thứ đều có thể trở thành thân thiện, và nguồn vui, thay vì là kẻ thù và nguyên nhân của thất vọng…

                                 

KIÊN NHẪN VÀ ĐỘ LƯỢNG

 

Chúng ta không thể thoát được sân si thù hận  bằng  phương pháp đè nén các tâm cảm đó. Ta cần nuôi dưỡng những loại thuốc đối trị với sân hận: đó là tính kiên nhẫn và lòng độ lượng.

Nuơi dưỡng hai đức tính này, thực sự ta tham dự một cuộc chiến tranh với lòng thù hận. Cuộc chiến nào cũng vậy, chúng ta mong thắng trận, nhưng cũng phải sửa soạn tinh thần để chấp nhận khi thua.

Hiểu như vậy, bạn sẽ chấp nhận mình  sẽ gặp nhiều vấn đề trong tiến trình tranh đấu đó.  Bạn cần có khả năng và kiên trì để thắng được sân hận,     như một vị anh hùng.

Chúng ta học hỏi và quán chiếu, sẽ có hiểu biết và hứng khởi để nuôi dưỡng các đức  tính kiên nhẫn, bao dung, và sẽ cẩn thận khi đối diện với sân hận. Bình thường, vì ta không để ý tới, nên giận hờn mới nổi lên. Nhưng khi ta có ý thức về nó, thì đó là một phép phòng ngừa, không cho phép nó phát tác.

Hận  thù có những hậu quả rất rõ ràng và tức thời. Ngay khi cơn giận xuất hiện, cái tâm bình an của chúng ta biến mất ngay tức khắc.  Khả năng xét đoán đúng, sai trong trí ta cũng bị bít lấp.

Cái giận làm cho ta không còn biết tới hậu quả ngắn hạn, dài hạn chi cả, và ta trở nên một người giống như bị khùng điên. Sân hận làm cho ta rối trí, và các vấn đề trở thành khó khăn, tệ hại hơn.

Về thể chất cũng cậy, sân hận biến đổi vẻ mặt của ta. Dù muốn làm ra vẻ bình thản, khi quá sân si, nét mặt ta rất khó coi, và con người ta phát ra những luồng sóng bứt rứt, rất khó chịu, khiến cho người khác cảm nhận thấy ngay. Họ sẽ cảm thấy như cơ thể ta đang tỏa hơi, bốc khói. Không phải chỉ có người mà cả chó, mèo cũng muốn tránh con người đang sân si, thù hận.

Chính người đang giận thì sẽ ăn không ngon, ngủ chẳng  yên  và thân  tâm  rất căng thẳng. Vì những lý do kể trên sân hận được coi như kẻ thù của ta vậy. Kẻ thù nội tại đó chỉ có một mục tiêu: làm hại chúng ta. Đó chính là kẻ thù thật sự, làm hại ta ngay lúc này và trong lâu dài.

Nó khác với kẻ thù bình thường. Đối phương thù địch với chúng ta là con người, nên họ phải ăn, ngủ, có các sinh hoạt khác. Họ không dùng hết 24 giờ mỗi ngày chỉ để làm hại ta. Trái lại, hờn giận không có việc gì không có mục tiêu nào khác chuyện  muốn hủy diệt ta. Hiểu như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ cho phép kẻ thù sân si kia xuất hiện trong tâm  ta nữa.

Nói chung, sân hận là những cảm thọ mà nếu chúng ta không chăm sóc, lơ là, nó sẽ càng ngày càng nặng nề. Cứ để cho sân si tự do biểu hiện ra, các hạt giống đó sẽ được tưới tẩm, càng ngày càng lớn.

Khi bạn có thái độ cẩn trọng và làm sao  giúp nó giảm bớt cường độ, thì mọi chuyện sẽ nhẹ nhàng.

Trước hết sân hận bắt nguồn từ cái tâm không thỏa mãn. Nếu bạn sửa soạn trước, luôn

luôn  nuôi dưỡng nội tâm  để có thể hà i lòng với mọi hoàn cảnh, và trau dồi lòng tử tế từ bi, thì tâm bạn sẽ an bình, đề phòng được các cơn giận  dữ.

Khi có chuyện làm cho bạn nổi sân si, bạn nên đối diện với cơn giận và phân tách nó. Tìm hiểu các lý do làm cho bạn giận, sau đó, coi nên ứng xử cách nào cho thỏa đáng,

kết quả sẽ tốt hay xấu.

Sau đó là phần thực tập nội tâm, để cầu viện tới những phương thuốc giải giận: kiên

nhẫn và bao dung. Đó là phương thuốc hay nhất để bảo vệ bạn, tránh được sự tàn phá của thù hận, sân si. Hãy thực tập hai đức tính này.

Trong đời sống hiện nay, kiên nhẫn và bao dung là hai đức tính đem tới cho ta rất nhiều lợi lạc. Trước hết, ý muốn nuôi dưỡng hai đức tính này đưa ta tới cuộc sống tỉnh thức.  Cho dù hoàn cảnh sống nhiều áp lực tới đâu, khi ta nhất định thực tập  kiên  nhẫn  và bao dung, tâm trí ta vẫn có được sự an bình.

Khi gặp khó khăn mà ta có tính kiên nhẫn, thay vì nổi nóng dễ dàng, ta tự bảo vệ để không bị lãnh những hậu quả xấu của các hành động sân si. Khi có các phản ứng nóng giận , không những không chữa được những niềm đau nỗi khổ ta đang phải chịu, mà ta còn tạo thêm duyên xấu để thêm phiền não.

Khi phản ứng với các khó khăn bằng sự kiên nhẫn và bao dung, ta có thể tạm thời phải

chịu đau khổ, nhưng ta sẽ tránh được những hậu quả tai hại về sau.

Tập hy sinh, chịu đựng những chuyện nhỏ, ta có khả năng vượt qua được những khó khăn lớn hơn trong tương lai. Tỷ dụ như một người tù, khi phải chịu hình phạt bị chặt một cánh tay, có thể anh ta đã nên cảm ơn trời đất, vì anh đã thoát án tử hình.

 

Tại Âu Mỹ, kiên nhẫn và bao dung vẫn được coi là hai đức tính. Nhưng khi bạn bị người khác lấn lướt  hoặc  làm hại, mà có phản ứng kiên nhẫn, độ lượng, người ta thường coi bạn là người yếu đuối, thụ động. Tôi không ủng hộ ý kiến đó .

Hai đức tính nêu trên bắt nguồn từ khả năng vững chãi và bình tĩnh trước khó khăn  của ta. Ta không nên nhìn đó là sự yếu đuối.  Người có kỷ luật tâm  linh mới có thể phản ứng trước mọi hoàn cảnh với sự kiên nhẫn và các tâm lao dung, độ lượng, thay vì nóng giận, sân si.

Dĩ nhiên, bàn luận về kiên nhẫn lại là chuyện khác. Có hai loại kiên nhẫn, một tốt  một xấu. Không phải bao giờ thiếu kiên nhẫn cũng xấu cả.

Tỷ như chuyện  dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ, nếu bạn quá kiên nhẫn, làm rất chậm  thì bao giờ mới xong? Cũng vậy, nôn nóng (thiếu kiên nhẫn) để kiến tạo hòa bình thế giới, là việc rất đáng làm.

Tôi nghĩ tới sự liên hệ giữa tính bao dung, kiên nhẫn và khiêm nhường. Người khiêm cung quyết định không đối đầu, không trả đũa dù họ có khả năng. Đó là sự khiêm tốn đích thực.

Theo tôi, tính kiên nhẫn và độ lượng bắt rễ từ kỷ luật và sự kiềm chế bản thân: dù bạn có khả năng  để hành động , để phả n ứng một cách mạnh mẽ, năng nổ hơn, nhưng bạn quyết định không làm như vậy, để chọn thái độ kiên nhẫn, bao dung.

Khi bạn bị bó buộc  phải thụ động, vì thấy mình không thể làm khác, không có khả năng  phản ứng... đó không phải là hành vi khiêm nhượng đích thực. Có thể đó là sự phục tùng, nhu nhược, không phải là đức khiêm cung.

Khi nói về sự bao dung đối với những người làm hại mình, ta không nên hiểu lầm mà cúi đầu chấp nhận một cách nhu nhược, tất cả những gì họ làm. Có lẽ, khi cần thì chạy đi chỗ khác, chạy thật xa, là hay nhất?

Tuy có những trường hợp chúng ta phải có phản ứng mạnh, phải phản công. Nhưng tôi tin rằng, trong trường hợp cần phản ứng đó, chúng ta cũng nên giữ vững vị thế và hành động với tâm từ bi, lòng nhân từ đối với người  khác, chứ không hành động trong sân hận.

Một trong những lý do khiến chúng ta  đôi khi cần phản ứng mạnh mẽ, vì con người  gây tổn hại cho ta kia, họ sẽ quen thói làm hại  kẻ khá c thì chính họ, rồ i sẽ bị đau khổ rất nhiều.

Vậy, ta phải phản ứng khi cần  thiết,  nhưng với tâm từ bi và lòng lân mẫn đối với  kẻ làm hại ta. Tỷ dụ vấn đề chúng tôi đối phó với Trung Quốc. Dù có đôi khi thù ghét họ,  nhưng chúng tôi thường xuyên tự kiểm soát  để giảm bớt sân si, và phát triển lòng từ bi đối vớ i họ. Và tôi nghĩ rằng  các phản ứng của chúng tôi sẽ có hiệu quả hơn nếu chúng tôi không thù hận  họ .

Khi chúng ta biết những phương pháp  nuôi dưỡng và làm phát triển đức tính kiên  nhẫn, bao dung, chúng ta sẽ đạt tới hệ quả của chúng: đó là sự tha thứ.

Dù trong quá khứ, bạn đã trải qua nhiều chuyện khiến bạn sân hận, khi thực tập tính kiên nhẫn và bao dung, bạn sẽ xả bỏ được những oán hờn, phiền não.

Nhìn sâu, đó là những chuyện đã qua, vậy nên khi nghĩ lại mà cứ sân si, thù hận, ta không thay đổi được vấn đề quá khứ, mà chỉ làm cho tâm ta phiền muộn, mất an vui. Dĩ nhiên bạn có thể nhớ lại chuyện xưa.

Tha thứ và quên lãng là hai chuyện khác nhau. Không có gì hại khi bạn nhớ chuyện cũ, vì trí óc bạn rất thông minh, nó còn nhớ hoài hoài.

Phật Thích Ca là người nhớ tất cả mọi chuyện đã qua (Đạt Lai Lạt Ma cười lớn khi nói câu này). Nhưng khi phát triển, nuôi dưỡng được tính kiên nhẫn và bao dung, bạn sẽ xả bỏ được những cảm nghĩ tiêu cực liên hệ tới chuyện đó.

Có hai phương pháp thực tập thiền quán để hết thù hận .

 

Bài tập thứ nhất:

Hãy tưởng tượng khi bạn ở gần một người thân đang nóng giận  vì những nguyên nhân nào đó. Người đó mất hết bình tĩnh, không kiểm soát được hành vi của mình, phát ra những luồng sóng rất tiêu cực, có thể tự hành hạ hoặc đập phá hỏng gì trong tầm tay.

Bạn hãy quán chiếu về những hậu quả trực tiếp, tức thời của cơn giận trong người đó.  Bạn sẽ nhận ra những thay đổi vật chất của con người mà bạn vẫn từng thương mến, và được sung sướng khi gần gụi. Bây giờ, người đó đang giận dữ nên có bộ mặt thật xấu xí.

Tôi đề nghị ba n quán chiếu về một người khác, vì bạn sẽ dễ nhận ra những khuyết điểm của người hơn của mình. Xin hãy thiền  quán, tưởng tượng và hình dung ra con người đang giận, chừng dăm ba phút coi sao.

Sau khi quán tưởng về người kia, bạn hãy phân tích sự kiện, hoàn cảnh, và so sánh sự giận dữ của người ấy với các kinh nghiệm của chính mình. Bạn thấy mình cũng đã bao lần vướng vào tình trạng sân si đó. Bạn sẽ quyết định sẽ không bao giờ để cho thù hận chỉ huy mình nữa, vì không muốn lãnh những hậu quả xấu như người kia. Tôi có thể mất trí, phát điên, có thái độ hung hãn và vẻ mặt xấu xí vân vân…

Sau khi có quyết tâm thực tập như vậy, tiếp tục chú tâm  vào ý tưởng  đó, không can phân tích, suy nghĩ thêm. Chỉ thiền quán như phút chót vào quyết định đã có: không bao giờ để sân hận chỉ huy mình.

 

Bài tập thứ hai:

Hãy quán tưởng  bằng  cách hình dung tới mộ t người mà bạn không ưa .  Người đó thường làm phiền bạn, chọc giận hoặc làm cho bạn phát điên lên.

Bạn tưởng tượng trường hợp người kia có một hành động hay lời nói nào đó khiến bạn khó chịu, đau khổ.  Bạn cứ để cho các phản ứng trong bạn tự nhiên  tuôn  trào ra . Và bạn quán chiếu coi điều gì khiến cho nhịp tim bạn  đập nhanh hơn.

Nhận diện những gì làm cho bạn dễ chịu, chuyện gì gây khó chịu, chuyện gì làm cho bạn bình an, bất an v.v... trong vài ba phút đồng hồ, bạn hãy tự mình chứng nghiệm.  Và cuối cùng bạn đi tới kết luận: "Thật là vô bổ, nếu ta để cho các cảm nghĩ tiêu cực phát triển, vì ta sẽ mất đi sự an bình trong tâm. Bạn tự nhủ, sẽ quyết tâm không sân si nữa. Bạn chú tâm vào quyết định này trong những phút cuối của buổi thiền quán. Tôi nghĩ nếu tôi có khả năng nhìn thấu tâm thức quý bạn trong cử tọa đây, thì sẽ thấy một cuộc trình diễn vĩ đại, đặc biệt lắm."