Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

BÀI THUYẾT GIẢNG VÀ

THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC

DALAI LAMA VỀ TÂM ĐẠI BI

 

T.J dịch.

 

(Lời Giới Thiệu Bản Dịch: Bản dịch này vốn không phải là chuyên môn của dịch giả. Về thể văn và vần điệu, chúng tôi cũng không rành. Vì thế, chúng tôi không dám nói mình làm lợi lộc cho ai, chỉ cốt vì sự lợi lạc bản thân mà cống hiến bản dịch này.  Nhân dịp sinh nhật lần thứ 75 của Đức Đạt Lai Lạt Ma 2010. T.J.)

 

Mục Đích Của Cuộc Đời

Một câu hỏi lớn xuyên qua kinh nghiệm của cuộc đời dù chúng ta có suy tư một cách có ý thức hay không luôn được đặt ra là: Mục đích của cuộc đời là gì? Kể từ khi lọt lòng mẹ, mỗi con người đều muốn hạnh phúc và không ai mong cầu khổ đau. Hoàn cảnh xã hội, phương cách giáo dục hay thuyết lý giáo điều đều không thể ảnh hưởng ước nguyện này. Từ tận đáy lòng, chúng ta ai cũng mong cầu sự tri túc. Tôi không được biết dù vũ trụ có vô số hành tinh, và các vì sao có mang ý nghĩa sâu sắc hay không, nhưng ít nhất, điều rõ ràng là (chúng ta) nhân loại sống trên trái đất đối diện với sự cưu mang công việc gây dựng một đời sống hạnh phúc thực sự cho chính mình. Do đó, điều quan trọng là khám phá ra phương thức để mang lại hạnh phúc tối thượng.

 

Làm Thế Nào Để Có Được Hạnh Phúc

Trước hết, người ta có thể phân loại về hạnh phúc và đau khổ làm hai loại tâm lý và vật lý.
Trong cả hai loại, tâm thức đóng vai trò chủ động và ảnh hưởng lớn lao trong chúng ta. Ngoại trừ trường hợp chúng ta lâm bệnh ngặt nghèo hay hay thiếu các điều kiện vật lý chỉ đóng vai trò phụ thuộc. Nếu thân ta được đầy đủ ta chắc chắn sẽ bỏ quên nó. Nhưng về tâm thức, tâm thức ghi nhận mọi biến cố dù nhỏ đến đâu, trong phương diện này chúng ta cần nhắm đến các sự cố gắng nghiêm túc để mang lại an bình nội tâm.

Với kinh nghiệm giới hạn và nhỏ hẹp của bản thân tôi, đã tìm thấy (khám phá ra) rằng- mức độ bình an của tâm ý có được, do sự phát triển được tâm từ và tâm bi. Càng chăm lo cho hạnh phúc của người khác ta càng có được sự an bình nội tại.

Do sự vun trồng được một tấm lòng có sự mật thiết và nồng ấm cho tha nhân, chúng ta tự động có được tâm an bình. Chính điều này làm ta biến mọi sự sợ hãi hay bất an và mang lại nội lực để đương đầu với mọi chướng ngại ta gặp phải. Đây chính là nguồn gốc sâu xa cho mọi thành công trong cuộc đời.

Cho đến ngày nào ta còn sống trong thế gian này chúng ta sẽ phải đối diện với những vấn đề không mong cầu. Nếu trong những hoàn cảnh đó, nếu chúng ta đánh mất niềm hy vọng và rơi vào sự thất vọng chúng ta sẽ làm suy giảm khả năng đương đầu với những khó khăn. Nhưng chính trong những hoàn cảnh đó, nếu chúng ta ghi nhớ được rằng: Không phải chỉ riêng mình nhưng ai cũng đều thọ khổ, quan điểm thực tế này sẽ làm gia tăng sự quyết tâm và khả năng vượt trên mọi khó khăn. Thực sự với thái độ này, mỗi chướng ngại mới đều được xem như là một cơ hội có giá trị để làm thăng hoa tâm ý!

Như vậy, chúng ta dần dà trở nên giàu lòng bi mẫn, điều này có nghĩa là chúng ta có thể phát tâm bi mẫn chân thật cho nỗi khổ của kẻ khác và ý nguyện cứu khổ. Kết quả có được, sự an bình và nội lực của ta sẽ gia tăng.

 

Nhu Cầu Của Lòng Từ

Một cách tuyệt đối, lý do tại sao lòng đại từ và đại bi mang lại hạnh phúc lớn lao nhất là vì đơn giản hóa tự tâm chúng ta chăm lo cho kẻ khác hơn tất cả mọi chuyện khác. Nhu cầu được thương yêu, tự nó nằm trong tâm khảm nền tảng của sự hiện hữu trong sự sống còn của con người. Điều này là kết quả đến từ tính cách tương duyên sâu xa mà chúng ta cùng chia xẻ với nhau. Tuy nhiên, dù có khả năng và khôn khéo đến đâu, một cá nhân không thể tự sống còn.

Dù cho một người có sức mạnh, độc lập và tự lập đến đâu đi nữa, và người đó cảm thấy như vậy trong những giây phút thăng hoa nhất trong cuộc đời, khi lâm bệnh, hay rất già, một người phải lệ thuộc vào sự nâng đỡ của người chung quanh.

Dĩ nhiên, duyên sinh là luật bản nhiên. Điều này áp dụng không phải chỉ ở những mức độ các loài sinh vật cao cấp nhưng ngay cả trong những côn trùng nhỏ nhất đều là những nhân loại trong các xã hội của chúng bất kể dù rằng chúng không có luật lệ, giáo dục hay tôn giáo. Tất cả đều cùng sống sót được do sự cộng sinh do nền tảng đặt trên sự nhận thức bẩm sinh về tính cách tương duyên: Tất cả mọi hiện tượng trên hành tinh chúng ta đang sinh sống cho đến các đại dương, rừng rậm, hoa trái quanh chúng ta đều sinh khởi tùy thuộc vào các tiến trình năng lượng vi tế. Nếu không có các sự hổ tương thích đáng chúng đều hoại diệt.

Chính vì sự sống còn của nhân loại tùy thuộc mật thiết vào sự nâng đỡ của các yếu tố khác, nhu cầu cho sự từ ái của chúng ta nằm trong nền tảng của sự sống còn. Vì lý do đó, chúng ta cần có một trách nhiệm chân thật, và lòng thành tâm ưu ái đến sự an vui của người khác.
Chúng ta phải tự vấn xem nhân loại thực sự là ai? Chúng ta không phải là những đối tượng sinh ra từ máy móc. Nếu chúng ta chỉ là những "con người máy" (mechanical entities) thì chắc chắn máy móc có thể làm xoa dịu những nỗi thống khổ và thành tựu được mọi nhu cầu của chúng ta.
Tuy nhiên, vì chúng ta không chỉ là những khí cụ vật chất, thật là sai lầm khi chúng ta đặt niềm hy vọng rằng mọi hạnh phúc chỉ đều dựa vào sự phát triển vật chất. Thay vào đó, ta phải xét lại các yếu tố về nguồn gốc và bản tính để khám phá những gì ta cần có.

Bỏ qua những câu hỏi phức tạp về sự tạo dựng và tiến hóa của vũ trụ, ít nhất chúng ta đều đồng ý mỗi cá nhân đều là sản phẩm của cha mẹ. Một cách tổng quát, sự sinh sản ra chúng ta không chỉ là một hình thức của sự ái dục nhưng từ quyết định và ý muốn có con cháu của cha mẹ. Một ý hướng quyết định như vậy được đặt căn bản trên lòng từ mẫn và trách nhiệm - ý nguyện từ mẫn của cha mẹ chăm lo cho con cái cho đến ngày chúng có khả năng tự lập. Do đó, kể từ khi chúng ta được thọ thai, lòng từ mẫn của cha mẹ trực tiếp ảnh hưởng cho sự tạo lập nên chúng ta.
Hơn thế nữa, chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào sự chăm lo của mẹ từ thuở sơ sinh. Dựa theo sự khảo sát của các khoa học gia, tâm ý của người mẹ an nhiên hay bất an đều ảnh hưởng trực tiếp đến bào thai trong bụng.

Sự diễn đạt về lòng thương yêu rất quan trọng trong thời gian sinh sản, vì điều đầu tiên chúng ta làm là bú sữa mẹ, tự nhiên chúng ta gần gũi với mẹ và chúng ta chắc chắn mẹ phải cảm thấy lòng từ mẫn đó để có thể nuôi dưỡng con cái đúng mức, nếu mẹ giận dữ hay oán hận, sữa chắc chắn không chảy ra đều đặn. Theo đó là một thời gian kịch liệt cho sự phát triển của bộ óc từ khi sinh ra cho đến lúc được 3 hay 4 tuổi, suốt trong thời gian đó, sự tiếp cận trực tiếp vật lý của lòng từ mẫn là yếu tố quan trọng duy nhất cho sự phát triển bình thường của trẻ em. Nếu một em bé không được bồng bế, ôm ấp, cưng chiều, thương yêu, sự phát triển của em sẽ bị đình trệ và bộ óc sẽ không phát triển bình thường.

Vì một em bé không thể sống sót nếu không được người khác chăm lo, lòng từ mẫn là chất dưỡng sinh quan trọng nhất. Sự hạnh phúc của thời ấu thơ, sự xoa dịu những mối sợ hãi, và sự phát triển lành mạnh của lòng tự tin tất cả đều tùy thuộc vào lòng từ mẫn.

Ngày nay có nhiều trẻ em trưởng thành trong những gia đình thiếu hạnh phúc. Nếu các em không nhận được lòng yêu thương, sau này khi lớn lên các em hiếm mà có được lòng từ mẫn với cha mẹ, thông thường các em khó có được lòng bi mẫn với người khác. Điều này rất đáng buồn.

Khi các em lớn dần và đi học, nhu cầu cần sự nâng đỡ phải có được từ các thầy cô. Nếu một thầy giáo không những chỉ truyền giảng sự giáo dục từ chương đơn thuần mà còn nhận lấy trách nhiệm cho cuộc đời của các em. Các học trò cảm thấy sự tin cậy và kính trọng và những gì được giảng dạy sẽ để lại một ký ức khó phải mờ trong tâm thức học trò. Ngược lại nếu một vị thầy chỉ dạy học mà không có lòng chăm lo cho các em thì sự phát triển toàn thiện của các em chỉ có tính cách tạm thời và không ở lại lâu trong ký ức.

Tương tự như vậy, nếu một bệnh nhân được chữa trị bởi một bác sĩ với lòng từ ái nồng ấm, bệnh nhân thấy dễ chịu, thoải mái. Ý nguyện của bác sĩ chăm lo cho bệnh nhân hết lòng tự nó là một liều thuốc chữa lành bệnh, bất kể là bác sĩ có giỏi hay không. Ngược lại, nếu một bác sĩ không có lòng vị tha, từ mẫn và không có sự hành xử thân thiện, thiếu kiên nhẫn, hay cẩu thả, bệnh nhân sẽ cảm thấy lo lắng, bất an, dù đó là một bác sĩ giỏi, định bệnh chính xác, thuốc được chuẩn chi thích đáng. Điều này cho thấy rõ sự cảm nhận của bệnh nhân đưa đến sự khác biệt trong sự lành bệnh.
Ngay cả trong cuộc đàm thoại thường nhật, nếu một người nói năng với lòng dịu dàng mang tính nhân bản, ta cảm thấy sự hòa hợp và dễ dàng khi đối đáp, toàn câu chuyện trở nên thú vị dù cho đề tài không có gì quan trọng. Ngược lại, nếu một người nói chuyện lạnh lùng, lãnh đạm, thô lỗ, người nghe cảm thấy khó chịu và muốn chấm dứt ngay câu chuyện, hay sự giao tiếp có thể nói từ chuyện thường cho đến chuyện quan trọng nhất. Sự điềm đạm, tình cảm và kính trọng kẻ khác là nhân tố cho sự hạnh phúc.

Gần đây, tôi được gặp một nhóm khoa học gia tại Hoa Kỳ. Họ cho biết rằng mức độ bệnh tâm lý tại xứ họ là rất cao khoảng 12 % dân số. Điều này cho thấy rõ ràng là trong sự bàn luận của bài này nguyên nhân chính của sự trầm cảm tâm lý không phải do thiếu vật chất mà do thiếu tình cảm nhân bản trong xã hội.

Vì vậy, đến đây trong bài thuyết giảng này có một điều rất rõ ràng là, đối với tôi, dù bạn có để ý hay không để ý, kể từ ngày bạn sinh ra đến nay, nhu cầu về lòng từ mẫn nhân bản là đã có trong dòng máu chúng ta. Ngay cả nếu như lòng từ mẫn đến từ thú vật hay một người nào đó mà ta cho là kẻ thù, cả trẻ lẫn người lớn đều tự nhiên bị hấp dẫn.

Tôi tin rằng không ai sinh ra mà tự tại ngoài nhu cầu yêu thương. Điều này cho thấy rằng dù với một số trường phái nói về tâm lý chủ trương như vậy, nhân loại không dễ được định nghĩa đơn thuần là vật chất. Một đối tượng vật chất dù đẹp đẽ đến đâu hay giá trị cao sang đến đâu, không thể làm chúng ta cảm thấy lòng bi mẫn vì tự tính và các chân tính của ta nằm nơi chủ thể tâm thức nội tại.

 

Phát Tâm Đại Bi

Có vài người bạn tôi nói rằng: Dù lòng từ và lòng bi rất vi diệu và tốt đẹp nhưng chúng không thực sự tương ứng trong thực tế. Theo họ, thế giới ta sống không phải là nơi mà lòng tin như vậy có ảnh hưởng trên sức mạnh vật chất. Họ cho rằng sự giận dữ và ghét bỏ là một phần của nhân bản nơi con người và nhân loại sẽ phải bị thống trị bởi những tâm thức này. Tôi không đồng ý. Nhân loại ngày nay đã từng hiện hữu khoảng một trăm ngàn năm. Tôi tin tưởng rằng nếu trong khoảng thời đại này, nếu tâm thức con người đã từng bị sai xử bởi sự giận dữ và oán hận thì dân số của nhân loại phải suy giảm rất nhiều. Nhưng ngày nay, mặc dù có chiến tranh, dân số nhân loại gia tăng nhiều hơn bao giờ hết. Với tôi, điều này cho thấy rằng tâm từ và tâm bi đã chế ngự thế gian. Và đây là lý do tại sao những biến cố bất như ý là tin tức, trong khi những tác hành từ bi là một phần của cuộc sống hàng ngày mà chúng ta đã bỏ qua và do đó, chúng ta quên lãng hàng ngày. Cho đến đây tôi đã bàn qua những lợi ích về tâm ý của lòng đại bi, những điều này cũng có thể áp dụng cho phương diện sức khỏe nữa. Theo kinh nghiệm cá nhân, sự an tịnh và sức khỏe của thân cũng liên hệ trực tiếp. Không còn gì đáng nghi ngờ, sự giận dữ và bất an đã làm cho ta dễ bị lâm bệnh. Ngược lại nếu tâm an vui và chứa đầy thiện tâm, thân thể không dễ gì làm mồi cho bệnh hoạn. Nhưng dĩ nhiên là ai cũng biết, hiển nhiên là, chúng ta có tâm ngã ái bẩm sinh đã làm cản trở lòng bi mẫn của ta với người khác. Do đó, vì chúng ta mong cầu chân hạnh phúc, và điều này chỉ thực hiện được bằng tâm an định, và trạng thái tâm ý đó chỉ có được do thái độ bi mẫn. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào ta phát được thiện tâm này? Hiển nhiên, chỉ nghĩ đến sự đẹp đẽ của tâm đại bi, chúng ta cần có sự tinh tấn cố gắng liên tục để phát tâm đại bi. Chúng ta phải xử dụng mọi biến cố trong đời sống hàng ngày để chuyển hóa tâm ý và sự hành xử của mình. Trước hết, ta phải hiểu rõ ý nghĩa của tâm đại bi. Có nhiều hình thức của tâm bi bị trộn lẫn với tâm tham chấp. Chẳng hạn, lòng từ mẫn của cha mẹ với con cái thường đi kèm với những nhu cầu của tình cảm và nó sẽ không là tâm bi hoàn toàn theo nghĩa đích thực. Lại nữa, trong cuộc hôn nhân, tình yêu vợ chồng- đặc biệt là buổi ban đầu, khi hai người phối ngẫu chưa biết được những tính tình sâu kín của người kia rõ ràng - tình yêu đó, lệ thuộc vào lòng tham ái hơn là lòng bi mẫn thực sự. Lòng tham ái, có thể mạnh mẽ đến độ người mà ta có lòng tham ái có vẻ như đẹp đẽ nhưng thực sự người đó rất bất thiện. Thêm vào đó ta có khuynh hướng phóng đại những tính tốt dù không đáng kể. Do đó, khi thái độ của người phối ngẫu thay đổi, người bạn đời kia rất thất vọng và thay đổi theo. Điều này là một sự chỉ định xác thực là lòng từ đã bị kèm theo một động lực cá nhân hơn là một sự thật lòng chăm lo cho người kia. Lòng đại bi thực không phải là một phản ứng do tình cảm sai sử nhưng là một ý nguyện chân thật đặt nền tảng trên lý luận vững chắc. Do đó, lòng bi mẫn đích thực cho kẻ khác không thay đổi dù người đó có hành xử bất thiện.
Dĩ nhiên, có được tâm đại bi không phải là chuyện dễ dàng. Khởi đầu, ta hãy xem xét những sự thật như sau: Dù những người đẹp đẽ, thân thiện, hay không, hấp dẫn hay  khô khan, về phương diện tuyệt đối, họ đều là con người, cũng như chính bản thân họ đều mong cầu hạnh phúc và xa lánh đau khổ. Hơn thế nữa, quyền mong cầu hạnh phúc và tránh khổ đau là một sự bình đẳng với chính mình.

Bây giờ, nhận thức được tất cả mọi người đều bình đẳng về ý muốn được hạnh phúc và có quyền hưởng được tâm ý đó ta tự động có sự đồng cảm và cảm thấy có sự thân thuộc với họ. Do sự quen thuộc với ý nghĩa của lòng vị tha phổ quát (universal altruism) bạn phát triển được một tâm ý nhận lãnh trách nhiệm cho tha nhân: ý muốn cứu giúp tha nhân vượt lên trên những vấn nạn của họ. Ý nguyện này không thể là sự phân biệt đối tượng nhưng bình đẳng cho tất cả tha nhân. Cho đến khi nào họ là những con người kinh nghiệm hạnh phúc và khổ đau như chính bản thân bạn, không thể có một căn bản kỳ thị hay phân biệt giữa các tha nhân hay thay đổi thái độ với họ dù rằng họ có hành xử bất thiện.

Tôi muốn nhấn mạnh là tùy thuộc vào sức mạnh của ý chí, nhẫn nhục và thời gian mới phát triển được tâm đại bi này. Dĩ nhiên, vì tâm vị ngã, những sự tham ái cho những cảm nhận về một sự hiện hữu độc lập, tư hữu sẽ là nền tảng ức chế tâm đại bi. Thực ra tâm đại bi chỉ có được khi ngã chấp bị loại trừ. Nhưng điều này không có nghĩa là ta không thể bắt đầu sự phát tâm và làm tưởng dưỡng tâm ý đó.

 

Chúng Ta Khởi Đầu Luyện Tâm Đại Bi Ra Sao

Chúng ta khởi đầu bằng sự loại bỏ những trở ngại lớn nhất cho lòng đại bi: tâm giận dữ và oán hận. Như chúng ta đã biết, đây là những tâm sở bất thiện rất mạnh mẽ. Chúng có khả năng bao trùm tất cả tâm ý. Tuy nhiên, chúng có thể chế ngự được. Điều cần ghi nhớ là: những bất thiện tâm này không tự nó làm băng hoại chúng ta mà không có sự cố gắng dai dẳng của chúng và do đó làm trở ngại cho tiến trình tiến đến hạnh phúc của một tâm ý từ bi.

Khi khởi đầu luyện tâm, thực là hữu ích để truy tầm về giá trị đích thực của tâm giận dữ. Khi ta lâm vào một hoàn cảnh khó khăn có lúc ta bị thối chí. Khi đó, sự giận dữ có vẻ như hữu ích, có vẻ như nó mang lại ít nhiều năng lực, sự tự tin và quyết tâm. Ở đây, ta phải khảo sát nghiêm túc trạng thái tâm ý đó. Dù rằng trong thực tế sự giận dữ mang lại ít nhiều năng lực, nhưng nếu ta khảo sát đặc tính của loại năng lực này, ta khám phá ra được là nó rất mù quáng. Ta không thể chắc chắn được rằng kết quả sẽ là thiện hay bất thiện. Lý do là vì sự giận dữ làm ngăn che phần đẹp đẽ nhất của bộ óc: sự phân tích hợp lý. Vì thế, lực của sự giận dữ không thể là cái mà ta nương tựa được. Nó có thể là nhân cho một sự tác hại không lường được và rất là phá hoại. Hơn thế nữa, nếu để tâm giận dữ phóng ra không kềm chế, ta trở thành một kẻ điên loạn, hành xử một cách tác hại cho chính bản thân và tha nhân.

Tuy nhiên, ta có thể điều phục do sự phát tâm. Một nội lực tương tự nhưng có kiểm soát. Nhờ đó ta có thể đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn.

Năng lực có kiểm soát này không những đến từ một thái độ bi mẫn mà còn từ những sự hợp lý và nhẫn nhục. Đây là năng lực mạnh mẽ nhất đối kháng với tâm giận dữ. Bất hạnh thay, nhiều người lầm lẫn những phẩm tính này như là một dấu hiệu của sự yếu đuối. Tôi tin tưởng là điều nghịch lý với lý luận này là đúng; nghĩa là chúng chính là sức mạnh nội lực của sự rèn tâm.
Chân tính của tâm đại bi là sự an tịnh, nhẹ nhàng và mềm mỏng nhưng lại rất dũng mãnh. Chính những kẻ đánh mất tâm nhẫn nhục là những kẻ bất an và mất cân bằng nội tâm. Như vậy đối với tôi, khởi tâm giận dữ là một dấu hiệu trực tiếp của sự yếu đuối nội tâm. Vì vậy, khi có một vấn đề khởi lên, giữ vững thái độ khiêm nhượng và duy trì thái độ thành thực và lưu tâm đến kết quả đẹp đẽ của sự rèn tâm này. Dĩ nhiên, có kẻ sẽ lợi dụng bạn và nếu bạn duy trì thái độ không cố chấp, chỉ làm gia tăng sự công kích phi lý, phải duy trì giữ vững thái độ của mình. Tuy nhiên điều này phải được duy trì với tâm đại bi, và khi cần thiết có lúc phải diễn bày quan điểm của mình và sẵn lòng đối đầu, hành xử như vậy nhưng không kèm tâm giận dữ hay ác ý.

Bạn nên nhận thức được rằng dù "đối thủ" xuất hiện như làm tổn hại bạn, rồi ra cuối cùng, những thái độ phá hoại sẽ tự nó tiêu diệt nó. Để kiểm soát thái độ ích kỷ kèm ý định trả thù, bạn phải luôn tâm niệm lòng mong ước tu tập tâm đại bi và nhận lãnh trách nhiệm cứu độ tha nhân thoát khổ vốn là quả báo của chính sự hành xử bất thiện của họ. Như vậy, nếu biện pháp bạn xử dụng đã được chọn lựa một cách bình tĩnh, chúng rất hữu hiệu, rất chính xác và dũng mãnh. Sự trả miếng dựa trên tà lực mù quáng của sự giận dữ ít khi nào đạt mục đích.

 

Bạn Và Thù

Tôi phải nhấn mạnh thêm nữa là dù chỉ nghĩ đến lòng đại bi và lý luận cùng nhẫn nhục là thiện tâm chưa đủ cho sự phát tâm đại bi. Hành giả phải đối diện khi sự khó khăn xảy ra và cố gắng tu tập tâm đại bi.

Ai cho ta cơ hội quí giá như vậy?

Dĩ nhiên không từ các bạn nhưng từ "kẻ thù". Họ là những người gây nhiều khó khăn nhất cho ta. Vì vậy nếu ta thực sự sẵn lòng học hỏi, ta phải xem kẻ thù là vị thầy giỏi nhất dạy ta.
Cho một hành giả chăm tu tâm đại từ và đại bi. Tu hạnh nhẫn nhục là cốt tủy, và trong đó kẻ thù không thể thiếu. Vì đó ta phải biết ơn kẻ thù, vì chính họ giúp ta phát được tâm an tịnh. Cũng như thế, thông thường là trong đời sống cá nhân cũng như trong công chúng, điều này sẽ làm thay đổi những hoàn cảnh, thù biến thành bạn.

Như vậy giận dữ và oán hận luôn luôn tác hại và ngoại trừ ta luôn rèn tâm và cố gắng làm giảm thiểu ác lực của chúng. Chúng luôn luôn gây phiền não và làm đứt đoạn sự rèn tâm an tịnh. Tâm giận dữ và oán hận chính là kẻ thù thực sự. Chúng chính là những ác lực ta phải đương đầu và đánh bại. Chúng không phải là kẻ thù tạm thời mà chúng thường trực hiện diện trong suốt cuộc đời.
Dĩ nhiên, tự nhiên và thật đúng là ai cũng chỉ mong có bạn. Tôi thường nói đùa rằng: Nếu bạn thực sự có tâm ích kỷ bạn nên phát tâm vị tha. Bạn nên chăm lo cho tha nhân, lo lắng cho sự an vui của tha nhân, giúp đỡ họ, phục vụ họ, kết bạn nhiều hơn, nở nhiều nụ cười hơn. Kết quả là gì? Khi bạn cần sự giúp đỡ, sẽ có nhiều người giúp bạn. Ngược lại nếu bạn bỏ qua sự hạnh phúc của tha nhân, về đường đời bạn sẽ là kẻ thua cuộc. Liệu tình bạn có được do sự tranh cãi, giận dữ, ghen tị và sự tranh đua gắt gao hay không? Tôi không nghĩ vậy. Chỉ có lòng bi mẫn mới đích thực mang lại những người bạn thân thích thực sự.

Trong thế giới vật chất của ngày nay, nếu ta có tiền và thế lực, có vẻ là ta có nhiều bạn. Nhưng khi ta cạn tiền và mất thế lực, ta khó tìm được những người bạn này. Vấn đề nằm ở chỗ, khi mọi sự thuận duyên ta cảm thấy tự tin nơi chính mình và không cần đến ai hay các bạn bè, thế nhưng khi thế lực và sức khỏe suy yếu, ta nhanh chóng nhận ra sự sai lầm của chính mình. Đó chính là lúc ta phải học để nhận thức được ai là người thực sự hữu ích và ai là kẻ vô dụng. Vì vậy hãy chuẩn bị cho những giai đoạn đó để kết bạn thân thiết với những ai sẽ giúp đỡ ta thực sự khi ta cần và chính bản thân ta phải vun trồng tâm vị tha. Mặc dù thỉnh thoảng có người cười tôi khi tôi nói lên những điều này, nhưng tự thân luôn luôn muốn có thêm bạn. Tôi yêu nụ cười và chính điều này tôi có vấn đề biết cách có thêm bạn và nở thêm nhiều nụ cười, đặc biệt là nụ cười chân thật. Vì có nhiều cách cười chẳng hạn cười mỉa mai, cười giả tạo, cười ngoại giao, nhiều nụ cười không làm phát sinh ra sự như ý. Thỉnh thoảng có nụ cười làm phát sinh sự nghi ngờ hay sợ hãi. Có thực vậy không? Nhưng một nụ cười chân thật, thực sự mang lại một cảm giác tươi mát và tôi tin là nó mang lại tính cách đặc thù của một con người. Nếu chúng là những nụ cười ta cần, thì chính chúng ta phải tạo ra lý do cho chúng xuất hiện.

 

Lòng Đại Bi Và Thế Giới

Để kết luận, tôi tóm tắt lại bằng sự nới rộng tâm niệm của tôi ra ngoài đề tài ngắn này và mở rộng thêm quan điểm hạnh phúc cá nhân có thể đóng góp một cách sâu xa và hữu hiệu đến sự phát triển chung cho cộng đồng nhân loại. Vì chúng ta cùng chia xẻ một định điểm là nhu cầu cho lòng đại từ. Chúng ta có thể cảm nhận rằng mọi người mà ta gặp gỡ, trong bất cứ hoàn cảnh nào đều là anh chị em. Dù những gương mặt ấy có mới lạ hay sự trang sức hay hành xử sai khác không có sự chia cắt đáng kể nào giữa ta và tha nhân. Thật là điên rồ khi dựa vào sự khác biệt bên ngoài, vì bản tính căn bản của chúng ta đều giống nhau. Một cách tuyệt đối, nhân loại là một và hành tinh nhỏ bé này là ngôi nhà duy nhất. Nếu ta che chở ngôi nhà này của chúng ta, mỗi chúng ta cần kinh nghiệm rõ ràng về cảm quan vị tha chung. Chỉ có thể dựa vào cảm nghĩ này mà ta có thể loại trừ tâm vị ngã gây ra sự dối gạt và lạm dụng lẫn nhau.

Nếu ta thực tâm và có tâm cởi mở, ta sẽ cảm thấy có giá trị và tự tin, và không phải sợ hãi với nhau.
Tôi tin tưởng rằng mỗi tầng lớp xã hội, gia đình, bộ lạc, quốc gia và quốc tế, chìa khóa cho sự thành công hơn và hạnh phúc hơn là sự tăng trưởng của tâm đại bi. Chúng ta không cần phải là những người tu, cũng không cần phải tin sống giáo điều, điều cần thiết là mỗi chúng ta làm phát triển được phẩm tính tốt của nhân bản.

Tôi cố gắng đối xử với bất cứ ai tôi gặp như là một người bạn cũ. Điều này mang cho tôi cảm giác hạnh phúc, đó chính là sự tu tập lòng từ bi.

Đức Dalai Lama chấm dứt bài thuyết giảng và thông điệp của Ngài tại đây.

July 12, 2010

Sarvamangacam
TJ.