Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

SỰ HỒI TÂM VÀ QUY NGƯỠNG PHẬT GIÁO CỦA ĐẠI ĐẾ ASOKA

HT. THÍCH HỘ GIÁC Soạn Dịch

HỒI TÂM

 

 

Suốt tám năm chỉ huy quân đội viễn chinh không biết mệt mỏi Asoka đạt kỷ lục về thành tích chiến thắng. Công trận hiển hách này đã đưa Asoka lên địa vị Đại đế. Tất cả vương quốc thuộc các vùng Đông, Đông Nam, Nam, Tây Nam, Tây, Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc từ cao nguyên núi rừng, trùng trùng điệp điệp đến bình nguyên đồng bằng bát ngát bao la. Thậm chí biển rộng, sông dài. Các nguồn thủy lưu lớn nhỏ đều nằm dưới quyền thống trị của Đại đế Asoka.

Đúng vào Phật lịch 286 năm, tức cuối thời điểm năm thứ tám của cuộc viễn chinh, Đại đế Asoka xua quân tấn công vương quốc Kalinga – vùng đất nổi tiếng trù phú về nông nghiệp. Dân chúng mạnh khỏe, sống nếp sống chánh mạng.

Cuộc tiến quân lần này có mang tính cách dứt điểm vương quốc sau cùng thuộc các vùng đã được Asoka quy hoạch như những cứ địa xung yếu cần phải chiếm đóng nên cuộc tiến quân như vũ bão vô cùng hung hãn quyết dứt điểm trong thời gian kỷ lục. Ánh mắt Asoka nhìn về hướng nào thì đại quân thiện chiến lập tức san bằng bình địa. Không phải mất thời gian lâu, đại quân đã ca khúc khải hoàn vang âm long trời lở đất, như bao trùm lục địa Bharata lúc bấy giờ.

Trong khi đại công cáo thành, ba quân tướng sĩ đang vô cùng phấn khởi, họ nhảy múa hò hét tưng bừng, họ ôm nhau vui mừng như ngây như dại, tất cả hiện hữu, đất trời, núi sông, thành quách, thây người, máu người đối với họ đều vô nghĩa, chỉ sự reo mừng chiến thắng có ý nghĩa mà thôi. Thì Asoka trên lưng tuấn mã, trong tư thế trầm tư yên lặng, đưa ánh mắt tận xa tít mù khơi và từ xa xăm tít mù ngài từ từ khép phạm vi nhìn hẹp lại, hẹp lại. Ngay giây phút thiêng liêng, linh nghiệm, kỳ diệu ấy - được lịch sử ghi nhận như vậy – trái tim Asoka bỗng nhói đau, xúc động, bàng hoàng, hối hận khi nhìn xuống vó câu tuấn mã, ngài thấy toàn máu, máu ngập cao hơn móng ngựa, máu cũ máu mới hòa lẫn nhau phản chiếu ánh nắng hoàng hôn tạo màu sắc vừa thê lương ảm đạm, vừa khiếp đảm kinh hoàng và xác người sắp lớp cạn sâu trong biển máu mà nét hoảng sợ, đớn đau vẫn còn in rõ trên từng khuôn mặt.

Asoka rùng mình, rởn ốc. Nỗi hối hận tràn ngập tâm hồn, ngài tự thấy mình quá ư tàn độc. Sự sống vô cùng trân quý của mọi người thì ngài thẳng tay hủy diệt chẳng chút lưu tình, thay vì mở chút lòng thương giúp họ an hưởng. Trong khi sự chết thì ai ai cũng kinh hồn khiếp vía, một triệu lần cầu sinh chưa một lần cầu tử thì ngài nhẫn tâm mang đến và giáng xuống thân phận vô tội vốn không có khả năng tự vệ. Ngài tự kết luận: cái mọi người cần ngài ban cho thì ngài từ khước và tàn sát; còn cái mà tất cả đều sợ hãi, kinh hoàng là chết chóc thì ngài giáng xuống đầu họ mà mạng sống mọi người đối với ngài chỉ là trò tiêu khiển không hơn không kém. Ngài tự vấn: tại sao phải làm như vậy và cuối cùng của công trình chiến thắng là gì? Là thây người sống chết nằm ngổn ngang, sắp lớp, là máu người và thú chảy tràn lênh láng, là tiếng kêu la, khóc than, gào thét của người và thú mang đầy thương tích quằn quại trong cơn hấp hối, sống dở chết dở, là cảnh làng mạc nhà cửa ruộng vườn đìu hiu, xơ xác, bình địa hoang sơ. Nếu công trình chiến thắng là như vậy thì là một sự phí phạm nhân mạng, động sản, bất động sản một cách vô luân lý, vô đạo đức và vô nhân tính. Dòng tư duy vừa đến khúc quanh tỉnh thức, hối quá, và tự giác này, Asoka bỗng gỡ bỏ cung tiễn và gươm báu quăng xuống đất như quăng bỏ đôi giày rách.

Trong giờ phút linh thiêng, kỳ diệu ấy bỗng hiện tượng mang kỳ tích xuất hiện phi thường: trên trời tiếng gầm thét như thiên lôi giáng; sấm chớp tứ giăng như điện trời nổi lên thắp sáng không gian; địa cầu chấn động, rung động mạnh như sắp có cuộc đại địa chấn; các ngọn núi cao gần đụng trời như Hy Mã tuyết sơn cũng chuyển mình quằn quại như sắp sụp nổ vỡ tung; những con sông lớn rộng, chạy dài cũng nổi sóng như giao long uốn khúc hút nước về trời - tất cả như bày tỏ tấm lòng vô cùng hoan hỷ đối với một sự kiện gần như vô tiền khoáng hậu giữa cuộc sống nhân sinh và cuộc biến thiên hy hữu của vũ trụ.

Thấy hiện tượng lạ, các tướng cận vệ, nhất là Srikhirin, tất cả đều thúc ngựa đến đứng bao vây hộ giá. Srikhirin đến gần:

- Muôn tâu, lệnh Hoàng Thượng cảm thấy mệt mỏi và chán nản với cuộc viễn chinh, nên tôn nhan không được vui tươi, mặt rồng có chiều đăm chiêu tư lự, không giống như mọi lần chiến thắng trong quá khứ.

Đức Vua, qua giọng nói buồn chán, ân hận:

- Các khanh, hãy nhìn xem, chung quanh chúng ta là biển máu, máu nhiều đến nỗi ngập cả móng ngựa, tiếng khóc than vô cùng ai oán, đớn đau của người và vật thương tích đầy mình đang kêu cứu, thét gào; xác chết nhấp nhô nổi chìm trong biển máu; thây người và thú sống, chết chồng chất lên nhau; xa gần đó đây quà quạ kên kên bu nhau giành giật cắn xé mổ rút; từ đây đến mút tầm mắt là quang cảnh tiêu sơ đổ nát, cô liêu hoang dã chẳng có bóng người kể cả bóng thú. Trẫm chưa từng mang tâm trạng xót xa, quả tim chưa từng nhức nhối buốt đau và hối hận tràn ngập tâm hồn như lần này.

Nói đến đây, Đức Vua tự động chấp tay đưa cao quá đầu và chính thức lớn tiếng cáo tri:

- Kể từ hôm nay, ta là Asoka dứt khoát từ bỏ vũ khí, tuyệt đối không cỡi chiến mã. Những người vô tội, hàng triệu đã bị hy sinh oan uổng và mang thương tích trầm trọng dở sống dở chết cũng không ít, ta vì mộng bá chủ nhằm thỏa mãn bản ngã đã hủy diệt vô số mạng sống người và thú.

Hoàng hôn xuống, đoàn quân chiến thắng Asoka tiến thẳng vào Hoàng Thành nhưng là một cuộc tiến quân im lặng khiến dân chúng Kalinga còn sống sót cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, khi từ các ống loa thông tin phát ra lời trấn an chỉ dụ:

Toàn thể dân chúng Kalinga đừng lo lắng hoảng sợ. Đại đế Asoka - người khả ái của chư thiên và bốn bộ binh chủng tuyệt đối tôn trọng sinh mạng, động sản và bất động sản của toàn dân. Ai vi lệnh sẽ bị xử thật nặng theo quân kỷ. Xin dân chúng an tâm và tiếp tục nếp sống hằng nhật của mình.

Được nghe chỉ dụ này, dân chúng Kalinga vô cùng vui mừng và tiếng tung hô: vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế! Âm thanh reo vui, phúc chúc cứ mãi vang vang gần như bất tận. Tiếng hoan hô khánh chúc toàn dân khiến Asoka cũng cảm thấy phấn khởi, nức lòng và tin tưởng.

Đêm hôm ấy, Asoka ngủ thật sớm khi canh một vừa qua, ngài thức dậy lúc canh hai chưa bắt đầu. Asoka tưởng như vừa xảy ra trước khi ngài ngủ: cái sự kiện vô cùng tàn nhẫn mà ngài ra lệnh thiêu sống một số cung phi chỉ vì họ hái hoa Asoka vì nó tương đối đẹp, lẽ dĩ nhiên lá cành tả tơi, một số nhánh bị gãy còn nằm đó đây dưới đất trong khi Asoka an giấc ngủ trưa thật say. Sau khi thức dậy, ngài thấy lá cành xác xơ, một số nhánh bị gãy nằm rải rác đó đây, ngài bỗng nổi trận lôi đình, vì ngài từng chỉ thị bằng miệng là: cây Asoka mang tên của ngài, không ai có quyền hái bông phá nhánh. Ngài truyền lệnh thiêu sống các cung phi xem thường lệnh ngài. Ngài nhớ rất rõ: những nét mặt kinh hoàng, những tiếng khóc la van xin tha mạng, những động tác vẫy vùng cầu xin tuyệt vọng, những hình hài bị bốc cháy trắng đen loang lổ vì những lớp da chín tự động rớt ra từng mảng, còn những lớp da chưa chín mới xám đen còn bám dính trên thân hình các cung phi tội không đáng chết. Thế mà ngài đã quá tàn nhẫn, xem họ như những người thù bất cộng đới thiên.

Càng hồi tưởng, Asoka càng cảm thấy mình quá ư độc tài, tàn ác. Càng trôi theo dòng hồi tưởng, Asoka bỗng nhớ đến Jalodhara. Một hận lòng, một sự bạc tình, một trò chơi ú tim, người mà ngài yêu tha thiết đã dùng lời đường mật gạt gẫm ngài, đã thoa mật trên lưỡi dao cho ngài liếm, khi chứng kiến tất cả phũ phàng và máu lưỡi chảy ra vì quá si tình liếm mật trên lưỡi dao bén, ngài đã hạ sát tình địch, luôn cả hai trợ thủ đắc lực của tình địch và phóng ngựa ra đi trong tuyệt tình, tuyệt vọng, bỏ lại ba xác chết, ba đầu lâu và một Jalodhara khóc không ra khóc, cười không ra cười.

Nghĩ đến đây, ngài cũng cảm thấy ân hận, tự trách mình quá ư bồng bột, mất tự chủ, gần như không còn nhân tính vì hễ ai làm vừa lòng thì ban cho sự sống, ai dám chống nghịch thì phải chết. Lúc bấy giờ trên lưng tuấn mã, ngài cứ cho ngựa phóng thật nhanh về trước, mặc cho ba bạn rượt theo muốn hụt hơi. Nhưng vì lúc đó tâm trạng Asoka đang bị ngọn lửa dục ái, lửa thù hận bốc cháy hừng hực nên không nghĩ suy, phải quấy, lợi hại mà chỉ tư duy một chiều, nhất quán bất thiện: còn tình đâu nữa là thù đấy thôi.

Hồi tưởng cuộc tình ngang trái vô cùng cay đắng và hành động nhất thời của cõi lòng thiếu tự chủ, ngài cảm thấy cái bản ngã của ngài thật đáng ghét. Ngài tự vấn: ngã là chi? mặt mũi nó ra sao hay chỉ là ốc mượn hồn, khi tháo bỏ vỏ chiêm bao, thấy nước biển màu xanh không hai vị. Càng nghĩ càng thấy mình quá nhiều tội lỗi. Nước mấy sông rửa cũng không sạch lỗi lầm trầm trọng, tàn độc trong quá khứ. Ngài hồi tưởng mới hồi hôm đây, nếu không có Srikhirin - người bạn tri kỷ, sinh tử cùng ngài kịp thời khẩn khoản, cảnh giác thì hành động nhất thời của vết thương lòng thiếu tự chủ, ngài đã giết cô đào chính đóng vai người yêu mà mẩu đối thoại giống một trăm phần trăm những gì mà Jalodhara đã tâm tình với ngài trong quá khứ. Ngài cảm thấy xấu hổ, tự thẹn, một vị Đại Đế mà hành động nông nỗi không khác trẻ con. Hồi tưởng những sự kiện và hành động cũng như phản ứng của ngài trong quá khứ, bỗng trong thâm sâu ký ức lóe lên ánh sáng ăn năn tự hối dung hợp lý tình: tuổi trẻ có ai không ít nhiều lầm lỗi, trường hợp nặng nhẹ khác nhau, không thể nhặp nhằng, quyết đoán một chiều đơn phương chủ kiến. Vì rằng trong tình yêu luôn có sự đòi hỏi của tình dục, nhưng tình dục thì không cần tình yêu. Ngài tự cảnh giác: cuộc sống là sự lẫn lộn giữa mật ngọt và mật đắng, giữa vườn hoa và nghĩa địa. Mật ngọt mật đắng cũng là những vị thuốc quý.Vườn hoa có cái đẹp của vườn hoa nhưng nghĩa địa nếu biết tô điểm hoa lá cành thì cũng làm giảm thiểu cảnh ảm đạm thê lương.

Lĩnh hội trọn vẹn ý nghĩa cuộc sống là cả một vấn đề thiên nan vạn nan, bất khả tiên liệu. Chẳng hạn tại sao mình hiện hữu ở đây, hiện hữu với mục đích gì, rồi mình sẽ đi về đâu, sự hiện thành và tiêu tán của một kiếp người do thành tố nào quyết định, ngay cả vũ trụ càn khôn này rồi sẽ ra sao, bản thân mình khi già, đau, chết mình phải đối phó như thế nào, lấy gì để đối phó, hay là bất lực. Ta dường như có nghe đâu đó một câu kệ tuyệt diệu: “Một khi thần chết hiện về, nào ai có thể chở che cho mình, vợ con quyến thuộc chí tình, ngậm ngùi chỉ biết đứng nhìn khóc than.” Trong nỗi cô đơn cùng cực ấy ta còn gì không. Tất cả chỉ là bóng mờ sương khói. Cái sau cùng còn lại chỉ là chút hơi thở mà ta rất cần, ta muốn tàng trữ giữ nó lại nhưng cuối cùng nó cũng bạc bẽo bỏ ta đi chẳng một chút đoái hoài thương xót. Tất cả những gì gọi là động sản, bất động sản mà ta hoàn toàn chiếm hữu, cười trong tiếng khóc, ngai vàng trên xương, vui sướng trong khổ đau, và chết chóc đồng loại, không mang bất cứ một ý nghĩa thiết thực hướng thiện nào của cuộc sống, nó thực sự vô nghĩa, vô bổ và vô ích, dẫy đầy tội lỗi.

Trình độ cảnh giác trở thành tăng thượng duyên khiến từ ái, bi mẫn hiển lộ: ta thích vui ghét khổ, thì mọi người cũng ghét khổ thích vui. Có nên chăng vì hạnh phúc cá nhân mà gây khổ đau kẻ khác. Ngài tự vấn: không biết hành động trong quá khứ của ngài là quân tử, vĩ nhân, bá chủ hay là ngã kỷ, ác nhân, độc tài? Ngài nghĩ, nếu là quân tử thì hành động phải lợi lạc song phương tự thân và tha nhân; nếu là vĩ nhân thì phải có những hành động tương đối phi thường để mang niềm tự tin, tự lực và tự cường cho tha nhân; là bá chủ thì phải áp dụng vương đạo trong sứ mệnh trị nước an dân, tạo dựng thanh bình, phú cường cho toàn cõi và an cư lạc nghiệp toàn dân. Nhưng ngài tự nhận mình chưa phải là quân tử, là vĩ nhân là bá chủ. Những hàm tước, những xưng hô, những tán tụng chỉ là những danh từ rỗng không và mai mỉa.

Ngài tự phát thệ: Ta quyết hành động như một quân tử đúng như chánh pháp; sẽ biểu hiện đặc trưng tư cách vĩ nhân trung thực mang niềm tin minh triết và tinh thần cầu tiến trên phương diện tu thân, hành đạo, hướng thượng. Và nhất định sẽ là một bá chủ cai trị dân bằng chánh pháp, tuyệt đối không sử dụng tà đạo. Nặng giáo dục, nhẹ hình phạt, không chỉ áp dụng khẩu giáo mà quyết đem thân làm gương, làm chứng. Nghĩ đến đây, ngài cảm thấy vô cùng phấn khởi, như vừa tỉnh cơn mê, như lạc đường đêm tối bỗng thấy ánh đèn. Chính ánh sáng này chiếu toả rạng ngời tâm thức khiến ngài phát hiện chân lý cuộc sống là vay mượn mà ngài phải hoàn trả một sớm một chiều và ngài cũng cảm nhận mọi người trong đó có ngài chỉ là khách trọ không hơn không kém. Ngài là của cung điện, cung điện không phải của ngài.Vì ngài là của cung điện, nên cung điện muốn giữ ngài thì ngài ở, bằng không thì ngài phải đi. Ngài đúng là kẻ vô gia cư, vô chủ, vô quyền.

Ngài thức ngộ được rằng: mọi sắc tướng sẽ tiêu vong, nhưng thể tánh thì tồn tại. Nhờ cách mạng tư tưởng, Asoka ngủ rất ngon, giấc ngủ an bình không còn lo âu, vướng bận.

Sáng hôm sau, Asoka chỉ định một vị Hoàng tử Kalinga kế vị trị nước an dân. Còn ngài truyền lệnh đại quân rút chốt hồi hương. Trên lộ trình hồi hương, từ Kalinga về Pataliputra, ngài lúc nào cũng ưu tư tìm biện pháp hành chính thế nào để nhân dân trong các vùng thuộc địa được sống cuộc đời an cư lạc nghiệp và các vương quốc đều được phú cường thịnh trị. Mỗi trạm dừng quân, Ngài và Srikhirin thường cải trang thường dân di hành trong đêm để thăm dân và nghe ngóng cho biết sự tình.

Trong cuộc di hành, ngài nhận thấy đa số dân chúng thực sự còn nghèo, không đủ cơm ăn áo mặc. Có một gia đình ba con còn nhỏ, khóc thét từng hồi vì quá đói mà cha mẹ chúng đã tối rồi mà chưa về. Cuối cùng cha mẹ chúng cũng về nhưng gạo quá ít không đủ nấu cơm cho năm miệng ăn. Nhưng cũng đành chịu biết làm sao hơn. Không một người nào no lòng nhưng nhờ uống nước lã cầm hơi, nên cả năm người cũng sống qua ngày đoạn tháng. Ngài lại chứng kiến cảnh vợ chồng chửi bới đánh đập cũng chỉ vì miếng ăn. Vợ gây: vì anh ham mê cờ bạc, có bao nhiêu cũng không đủ anh đem đốt ở sòng bạc - người chồng thì đổ thừa vợ không biết làm ăn buôn bán xoay sở cho có đồng ra đồng vô nên phải đói nghèo chớ đâu phải tại anh ta. Đức Vua nhận thấy trách nhiệm ưu tiên là làm sao cứu vãn tình trạng đói rách nhân dân cấp bách.

Ngài vô cùng chua xót nhận ra rằng: không bệnh nào lớn bằng bệnh đói, không khổ nào sánh lại khổ ăn. Ngài phải tìm cho ra giải pháp chống lại người thù nguy hiểm là nghèo đói. Ngài hạ quyết tâm phát động phong trào động viên toàn dân cùng ngài xuất chiến nhưng không phải chiến đấu lấn đất giành dân mà chiến đấu sống chết với cuộc sống đói nghèo. Chỉ dụ vừa loan, toàn dân hoan hô như long trời lở đất. Tất cả nức lòng, phấn khởi và hưởng ứng một cách nhiệt tình chưa từng thấy.

Mọi ngành nghề, đều có trung tâm huấn nghệ: sĩ, nông, công, thương nhất loạt học tập và phát huy khả năng lao động chân tay cũng như lao động trí óc. Một cuộc canh tân gần như vô tiền khoáng hậu. Trong cuộc cách mạng hiện đại nầy hoàn toàn không có máu, nước mắt và khổ đau, chỉ có mồ hôi, nụ cười và những bản đồng dao lao động. Họ lao động không biết mệt. Vì tinh thần tự giác, tự nguyện, không có bất cứ một sự bắt buộc nào. Ngay như bốn binh chủng cũng chỉ chừa lại một bộ phận cơ bản tiếp tục huấn luyện, duy trì khả năng quân sự phòng khi bất trắc, đột xuất. Những quân nhân dư ra đều buông khí giới khoác áo nông phu, tăng gia sản xuất, khiến Bharata trong triều đại Asoka vô cùng hùng cường, vinh phú và thanh bình.

Không Nên Phóng Dật

Công cuộc cách mạng tinh thần và phong trào canh tân quốc sách của Asoka khiến mẫu hậu Vimamsa và Hoàng hậu Vedisa sung sướng nhất, vui mừng nhất. Bao nhiêu thắc thỏm âu lo trong những ngày Asoka xuất quân chinh phạt, may rủi thế nào, sống chết ra sao. Ngày hồi loan trên lưng chiến mã, hay lại rồi nước mắt đoanh tròng, không dám kết luận dù trong tư duy thầm kín. Nhưng hôm nay, thì sung sướng ngập lòng, mừng vui rạng rỡ, tin tưởng sắt son, tương lai huy hoàng đầy hứa hẹn.

Niềm vui lớn nhất là nhị vị phát hiện trên con đường tu thân hành thiện từ nay có Asoka là kẻ đồng hành. Hơn nữa, đây lại là con đường hướng thiện, hướng thượng, tự tha lưỡng lợi. Thử hỏi còn đạo lộ nào có ý nghĩa hơn không. Nhị vị hoàn toàn hưởng thụ lạc phúc thiết thực mà Asoka đã tình nguyện dâng hiến. Nụ cười sẽ nở trên môi thay cho tiếng khóc; dung sắc sẽ thập phần thù thắng thay cho những nét u hoài, héo hon, tàn tạ; thưởng thức thực phẩm thượng vị cứng, mềm ngon lành mãn khẩu thay vì vô vị đáng nồng. Trong giấc ngủ, nhị vị không còn nằm mơ thấy cảnh chém, giết, máu tươi lai láng, xương khô rã rời mà là giấc ngủ bình an, ngủ thật ngon, thức thật tỉnh, chư thiên hộ trì. Đúng là một cuộc đổi đời, đổi đời toàn diện. Tình mẫu tử càng thiêng liêng thân thiết; nghĩa vỡ chồng càng đầm ấm, ngọt ngào.

Hoàng Thái Tử Mahinda và Công Chúa Sangha-mitta thấy Hoàng Thái Hậu, Mẫu Hậu và Phụ Vương nở rộ hoa xuân vô cùng rạng rỡ trên gương mặt, vành môi, ánh mắt cũng khiến nhị vị vui lây, tuy chưa nắm vững động cơ huyền mật nào chuyển hoán tâm hồn cũng như cuộc sống quý vị. Nhưng dù sao tất cả sự kiện thực tiễn này đã tạo cho cung đình là cảnh thiên đường trần thế.

Hoàng hôn đã xuống từ lâu. Kinh thành Pataliputra chìm sâu trong giấc ngủ an bình. Nhưng đèn phố và đèn đuờng vẫn sáng choang như ban ngày. Asoka sau giấc ngủ thật yên lành, sảng khoái, vừa thức giấc thật tỉnh táo, Đức Vua tắm rửa, thay đổi long phục, ra đứng ngay cửa sổ trên lầu nhìn xuống. Một bình minh thật đẹp, khí trời mát dịu dễ thương. Thỉnh thoảng tiếng nhạc từ xa theo gió mang âm thanh nhẹ nhàng, gợi cảm như nhắc nhở mọi người hãy bắt tay lao động để tăng gia sản xuất.

Asoka mỉm cười, phấn khởi, tự tin, nhân dân phúc lạc dám mong thế này. Đang miên man trong ý nghĩ lạc quan, bỗng hình ảnh một tu sĩ ôm bình bát khoan thai từng bước hóa trai, phong nghi cốt cách tương đối khác phàm, nét mặt từ hòa, ánh mắt nhìn thẳng vừa tầm, dường như bao nhiêu thế sự buộc ràng người đã bỏ lại sau lưng, còn phía trước thì chiếu tỏa hào quang của bình đẳng, từ bi và trí tuệ. Đúng là hình ảnh một Thích tử Mâu Ni, đắp y mang bát hóa duyên, từ hòa nét mặt, nhàn vân gót hài. Trước một mẫu đạo phong mô phạm ấy, Đức Vua như bị thôi miên, ngài truyền lệnh thỉnh mời vị Sa Môn và cúng dường thực phẩm. Sau phần thọ trai, Đức Vua từ tốn:

- Thưa Đại Đức, nếu trẫm không võ đoán thì Đại Đức tuổi đời không quá hai mươi niên kỷ.

- Muôn tâu, đúng vậy - bần đạo chỉ là một vị Sa Di mới xuất gia không lâu lắm.

- Trẫm lấy làm thắc mắc. Tuổi đời xuân xanh, tràn đầy nhựa sống, tương lai còn nhiều hứa hẹn, học lực chắc cũng không đến nỗi tệ, nhưng tại sao Đại Đức lại dứt khoát chọn con đường này, một con đường không có lối thoát và dĩ nhiên không có tương lai.

- Muôn tâu, Bổn Sư bần đạo tuyên nhắc lời Đức Phật dạy: Chúng sanh không nên phóng dật trong ba hiện tượng đặc trưng: một là tuổi xuân, hai là sức khỏe, ba là sự sống. Nếu phóng dật sống vong thân, khi già, bệnh, chết đến thì có muốn tu thân, hành thiện, thực hiện phạm hạnh thì đã quá muộn vì sức khỏe và thời gian không cho phép.

Im lặng khảnh khắc, vị tu sĩ tiếp lời:

- Muôn tâu, Bổn Sư bần đạo khai thị thêm: Đối với quan niệm thế tình thì Đức Phật cảnh giác, mọi loài hữu tình luôn bị tuổi già tàn phá và xô đẩy đến tử vong, tất cả là kẻ vô gia cư, vô chủ, vô quyền; phải bỏ hoặc trả tất cả cho đời rồi ra đi cô lẻ; và là nô lệ thường trực của khát khao tham muốn. Nhờ lãnh hội lý đạo huyền nhiệm này mà bần đạo tự nguyện sống cuộc đời Tăng sĩ – Mâu Ni không nhà.

- Thưa Đại Đức, câu nói tất cả hữu tình là kẻ vô chủ, vô gia cư, vô quyền quả thật trẫm chưa lãnh hội được. Trẫm nghĩ, trong nhà phải có chủ nhà, trong cơ quan phải có người chỉ huy, trong một quốc gia cũng phải có người lãnh đạo. Tại sao lại nói vô gia cư, vô chủ, vô quyền.

- Muôn tâu, lệnh Hoàng Thượng năm nay cũng đã trên dưới năm mươi niên kỷ, nếu so với lúc 17, 18 tuổi xuân thì có phải đã kém sức khỏe hơn xưa?

- Đúng vậy, thưa Đại Đức.

- Muôn tâu, có khi nào lệnh Hoàng Thượng bị bệnh không?

- Thỉnh thoảng cũng có – Thưa Đại Đức.

- Muôn tâu, vậy lúc bấy giờ Hoàng Hậu, cung phi mỹ nữ, bá quan văn võ có ai chia sớt cái đau đớn trong long thể Hoàng Thượng được không?

- Thưa Đại Đức, làm sao họ đau thế cho trẫm được!

- Muôn tâu, cái vô gia cư, vô chủ, vô quyền là thế đó.

- Thưa Đại Đức, câu nói bỏ hay trả tất cả cho đời rồi ra đi cô thân chiếc bóng là thế nào?

- Muôn tâu, trước khi lệnh Hoàng Thượng ngự trị ngôi báu, có phải lệnh Thái Thượng Hoàng là đương kim Thánh Thượng hay không?

- Thưa Đại Đức, sự thật là như vậy.

- Nhưng ngài có đem được những gì tùy thân hay là bỏ và trả lại tất cả rồi ra đi một mình?

- Thưa Đại Đức, bỏ lại tất cả, chỉ có hai bàn tay trắng, thật tội nghiệp!

Thưa Đại Đức, tại sao gọi là nô lệ ái dục, khát khao thường trực, không biết đủ?

- Muôn tâu, Phật ngôn mà Bổn Sư bần đạo trùng thuyết có ba loại ái: dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

1. Dục ái là ham muốn, tham đắm sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc lạ. Đối với những thứ dục này, không ai không ái – thích, thậm chí dùng mọi thủ đoạn chiếm đoạt, sẵn sàng nhúng tay vào tội ác dù lớn bằng trời, người ta không hề từ chối. Nô lệ dục ái là như vậy.

2. Hữu ái tức tham đắm, ham muốn có được cái này, có được cái kia, muốn có cái mình chưa có, muốn có thêm những cái đã có. Đã là như vậy thì làm sao biết đủ biết vừa. Suốt đời làm thân phận nô lệ.

3. Phi hữu ái là tuyệt đối không muốn chuyện như vậy xảy ra nhưng rồi nó cứ xảy ra không giải quyết được. Tránh né, chận đứng, ngăn ngừa tất cả hoàn toàn bất lực, thúc thủ. Cái đau khổ thật triền miên bất tận, gần như cái đau khổ của “cầu bất đắc”. Nói cho đúng thì cái “phi hữu ái” này bao gồm cả dục ái và hữu ái.

Im lặng một chút, Sa Di giải thích để vấn đề cũng như Phật ngôn sáng tỏ thêm:

- Muôn tâu, khi nhãn quan tiếp xúc sắc trần khiến phát khởi ý niệm khả hỉ, khả ái thì gọi là thọ lạc. Nếu ý niệm bất như ý khởi lên thì gọi là thọ khổ, nếu ý niệm xúc tiếp vô thưởng vô phạt thì gọi là thọ vô ký.Thực tế mà nói thì thọ vô ký cũng tức là thọ lạc một cách nhẹ nhàng trừu tượng. Trong trường họp kể thọ chỉ có hai, thì thọ vô ký được khép vào thọ lạc. Cũng có thể nói: khi nào thọ lạc thì tâm có khuynh hướng thiên về dục ái và hữu ái; khi nào thọ khổ thì tâm có khuynh hướng thiên về phi hữu ái. Cái dục thô sơ là Visattika tanha (Liên hữu dục). Cái dục vi tế ngủ ngầm trong tâm, không hiển lộ bằng hình thái ngoại tại, gọi là Vattamulaka tanha (nguồn dục luân hồi). Nguồn dục tế vi này phải nhờ đến khả năng thánh quả vô lậu mới đoạn diệt mầm mống một cách dứt khoát được.

- Thưa Đại Đức, nghe nói pháp môn nhà Phật có tám vạn bốn ngàn (84.000) nếu tóm gọn thì còn bao nhiêu?

- Muôn tâu, chỉ còn có một.

- Thật vậy sao, thưa Đại Đức.

- Muôn tâu, bần đạo nào dám nói lời thất thiệt.

- Thưa Đại Đức, tại sao lại chỉ còn có một?

- Muôn tâu, lúc trụ thế, Đức Phật tập trung toàn bộ giáo lý của Ngài vào một từ phủ định: “Không phóng dật.” Điều này trở nên vô cùng căn bản, Ngài cũng dùng từ này làm di giáo tối hậu: Appamadena sampadetha - hãy nghiêm hành không phóng dật.

Quá hoan hỉ với pháp thoại đi từ Pháp đàm, Đức Vua tâm tình:

- Thưa Đại Đức, vì mải mê theo dõi pháp thoại, trẫm thật vô tình mà cũng kém phần lịch sự, quên mất, không hỏi phương danh, quý tánh của Đại Đức.

- Muôn tâu, các pháp lữ gọi bần đạo là Sa Di Nigrodha.

Đức Vua ngỏ lời tán thán:

- Thật phi thường, thật sự phi thường, đệ tử Đức Thế Tôn dù là một vị Sa Di cũng thông tuệ xuất chúng. Đối đáp nghiêm túc, giải thích rõ ràng, văn cú mạch lạc, chứng tỏ kiến thức uyên bác, có giáo dục và huấn luyện, dung hợp tiêu chuẩn lý, cơ đúng phương pháp.