Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

“THẢ LỎNG TOÀN THÂN

THẢ LỎNG CHƯA?”

ĐỖ HỒNG NGỌC

 

 

Ghi chú: Trong những buổi Chuyện trò về "Thân tâm an lạc", tôi thường nhắc đến Thiền như một "liệu pháp" hiệu quả để phòng ngừa và chữa trị các bệnh thời đại (SAD : Stress, căng thẳng; Anxiety, lo âu, và Depression, trầm cảm) và Thiền, cũng là một phương cách, một lối sống, giúp bảo vệ sức khỏe và nâng cao sức khỏe, chưa nói đến Thiền còn là một "huệ phương tiện" để đạt đến giải thoát, có khả năng giúp hành giả "chiếu kiến ngũ uẩn giai không"…

Nhiều bạn hỏi tôi có thể chia sẻ cụ thể hơn những kinh nghiệm Thiền tập của bản thân mình không. Tôi ngần ngại vì không dễ chia sẻ một cách " cụ thể" được, vì Thiền của người này không hẳn là Thiền của người kia, dĩ nhiên cũng vẫn có đó, những  điều cốt lõi, rồi tùy căn cơ mỗi người mà "ứng biến" sao cho phù hợp tuổi tác, tâm sinh lý… Nhưng rồi trong cuốn Thiền và Sức khỏe (2012) tôi cũng đã "tiết lộ" mấy câu vè viết cho riêng mình, nhằm "giúp trí nhớ", giấu kỹ đã trên mười năm nay, nay nhân lại có bạn hỏi nữa nên đành chia sẻ nơi đây vậy.

Tùy nghi và tùy hỷ nhé.

Thân mến,

(ĐHN)

"Thả lỏng toàn thân thả lỏng chưa?"

Đó là một câu chú, một “đà-la-ni” của riêng tôi mỗi buổi sáng sớm khi ngồi xuống… “diện bích”! Tôi nói diện bích vì chỗ tôi ngồi… Thiền cách vách tường chưa tới một mét. Dĩ nhiên Thiền không cứ phải là ngồi. Đi đứng nằm ngồi gì cũng Thiền được. Nhưng ngồi thì… vui hơn, có lý hơn! Tôi không ngồi được kiết già, bán già như truyền thống thì ngồi kiểu của… tôi, cũng như có kiểu ngồi của Tây Tạng, kiểu ngồi của Nhật Bổn và kiểu ngồi của người Tây Phương… Kiểu nào cũng tốt cả! Từ mười lăm năm nay, sáng nào tôi cũng ngồi cái gọi là Thiền của mình – vì không theo một trường phái nào cả, mà chỉ nắm nguyên tắc Thiền Anapanasati trong Tứ Niệm Xứ mà Phật đã dạy từ thuở ban đầu, trong đó đã bao gồm cả Thiền chỉ và Thiền quán- chừng 30-40 phút, sau đó kết hợp với các động tác thể dục nhẹ chừng 30 phút nữa mà tôi cũng coi là một thứ Thiền "động", một cách "xả Thiền" đó vậy. Mỗi động tác thể dục đều tác động trên từng "cơ, xương, khớp" của thân, sau thời gian tĩnh lặng, lắng nghe cái tâm mình lằng nhằng cỡ nào, và làm sao cho nó chịu yên tịnh. Tôi thấy sức khỏe mình có tốt hơn lên, sức làm việc bền bĩ hơn, trí nhớ có phần tốt hơn… Hôm nào không ngồi Thiền và tập thể dục như vậy thì thấy uể oải. Lâu ngày tôi thấy mình như "ghiền" vậy. Tôi viết một bài vè để giúp trí nhớ và giấu kỹ, luôn bắt đầu bằng với "đàlani": Thả lòng toàn thân thả lỏng chưa?

Bài vè đó thế này:

Thả lỏng toàn thân

Như treo móc áo

Ngồi xếp bằng tròn

Vai ngang lưng sổ

Dõi theo hơi thở

Như mượn từ xa

Khi vào khi ra

Khi sâu khi cạn

Chú tâm quãng lặng

Pranasati

Hơi thở xẹp xì

Thân tâm an tịnh

Không còn ý tưởng

Chẳng có thời gian

Hạt bụi lang thang

Dính vào hơi thở

Duyên sinh vô ngã

Ngũ uẩn giai không

Từ đó thong dong

Thõng tay vào chợ…

(Đỗ Hồng Ngọc)

Động tác thả lỏng toàn thân rất quyết định trước khi vào Thiền. Vào Thiền mà còn căng cứng thì hỏng bét. Cho nên tự hỏi mình thả lỏng toàn thân thả lỏng chưa là hết sức cần thiết. Khi thả lỏng toàn thân như vậy, ta đã bềnh bồng trôi đi, không còn có ta có người có chúng sanh có thọ giả gì nữa thì được. Nếu thực sự thả lỏng được thì tức khắc ta đã giảm tiêu thụ năng lượng một cách đáng kể. Chim không cần vỗ cánh bay mà chỉ lượn nhẹ nhàng.

Nhưng thả lỏng cách nào?

Thả lỏng toàn thân/ Như treo móc áo

“Đầu sọ khô cài hoa giắt ngọc, túi da hôi ướp xạ xông hương…” Trần Nhân Tông nói như thế trong Khóa Hư Lục. Có người nói thả lỏng toàn thân như xác trôi trên sông bồng bềnh. Coi thân như cái túi da hôi, coi thân như xác trôi sông… Theo tôi, tốt hơn nên coi thân là cái áo, móc lên cái móc áo, lùng nhùng rủ xuống. “Thay như thay áo” bởi cái áo thì không vĩnh cửu, nó “vô thường”, nó cần được thay. Coi thân như cái áo móc trên móc áo thì thân sẽ tòng teng buông xả hoàn toàn, thả lòng hoàn toàn tấm thân tứ đại ngũ uẩn rồi vậy. Chỉ cần vậy, đã đủ vào Thiền. Đi đứng nằm ngồi gì cũng Thiền. Thả lỏng, không còn cơ nào nào căng nữa, không còn dây thần kinh nào phải hoạt hóa nữa,"như như bất động" rồi vậy. Biết rằng sự căng cơ, tonus musculaire là cần thiết để giữ vững bộ xương, cho cơ thể hoạt động, đã tiêu tốn gần 40% năng lượng của cơ thể. Khi thả lỏng, khi treo lên “móc áo” thì năng lượng căng cơ không cần phải tiêu tốn nữa. Người đã nhẹ hẫng đi: thân nhẹ nhàng như mây (TCS)!

Ngồi xếp bằng tròn/ Vai ngang lưng sổ

Ngồi kiểu nào cũng được, ngồi trên ghế cũng được, nhưng nếu xếp bằng tròn được càng hay. Nó vững. Nó như kiềng ba chân. Mặc ai nói ngữa nói nghiêng. Cho nên cần có tinh tấn và nhẫn nhục là vậy. Không nhẫn nhục thì dễ bỏ cuộc. Bị chê cười mai mỉa thì bỏ cuộc. Ai cười mặc, cứ “lì” là xong! Ngồi xếp bằng còn giống cái tháp. Tháp báu. Ở trong tháp báu đó có Như Lai Đa Bảo tủm tỉm cười. Người ngồi Thiền kiểu này dễ thấy Như Lai Đa Bảo của mình hơn. Đó là một cái xác khô, toàn là đất nước gió lửa C,H,O,N và các nguyên tố đồng chì sắt kẽm, Mangan, Ma nhê, Phospho, vôi vữa các thứ… Nó là báu, vì nó dùng để tạo dựng nên một sinh vật khác, có thể là cỏ cây hoa lá, có thể là sinh vật muôn loài và có thể là cái ta tái sinh. Ngồi trong tháp báu là “nhập thất” vào chính thân xác mình. Vai ngang lưng sổ để nhắc mình giữ thẳng lưng, ngang vai, nếu không thì ngôi nhà sẽ khụy, sẽ vẹo.

Yếu tố 'thẳng lưng' rất quan trọng, đã nêu rõ trong Thiền và Sức khỏe.

Dõi theo hơi thở/ Như mượn từ xa

Dõi theo không phải là theo dõi. Dõi theo thì nhẹ nhàng sảng khoái. Nó sao thì thấy nó vậy, không phê phán. Còn theo dõi thì căng thẳng, dò xét, lo âu, hồi hộp. Tại sao không dõi theo gì khác mà dõi theo hơi thở? Vì hơi thở dễ thấy nhất, dễ dõi theo nhất. Nó nằm ngay dưới mắt, nó nằm ngay ở mũi. Mà lúc nào cũng có nó, bất cứ ở đâu, bởi ở đâu và chỗ nào mà chẳng thở? Chọn một đối tượng khác để “quán sát” cũng được, nhưng chọn hơi thở thì tiện hơn. Nó gắn liền với thân. Mệt thì bỡ hơi tai, mệt thì gần tắt thở. Nó lại gắn liên với tâm, lúc hồi hộp lo sợ thì thở khác với lúc an vui. Nó vô thường. Hơi thở là sợi dây nối kết thân với tâm. Nó lại quyết định sự sống. Đời sống chỉ là một hơi thở không hơn không kém. Hết thở, ngưng thở là chết. Nó ở ngoài ta. Nó cóc cần ta. Cho nên dõi theo nó cũng thấy ra nhiều điều ngộ nghĩnh. Đầu tiên là nó chẳng phải của ta. Nó ở đâu đó trong không gian, trong vũ trụ. Nó chứa Nitrogen và Oxygèn cùng một số khí linh tinh khác. Ta cần Oxy để oxyt hóa thức ăn mà tạo ra năng lượng cho sự sống. Không thở thì chết. Thế nhưng có những sinh vật sống đời sống chẳng cần O2 như cỏ cây, lại có những sinh vật sống đời sống yếm khi, thí dụ loại vi trùng clostridium, khi thiếu O2 nó sống trong một vỏ bọc dày gọi là “bào tử”, co cụm lại và không chết. Đợi đủ điều kiện thì bung ra. Người ở trong Thiền định, phải chăng đã sống trong một bào tử? Chữ “mượn' cho thấy là giả tướng, là tạm bợ, đến lúc nào đó thì cũng sẽ phải trả lại thôi.

Khi vào khi ra/ Khi sâu khi cạn

Hơi thở vào thì biết vào, ra thì biết ra, sâu thì biết sâu, cạn thì biết cạn… Tóm lại, dõi theo để "biết" nó vậy. Nó vào nó ra nó sâu nó cạn. Không cần giượng cầu, không cần ép uổng, nào phải hít cho thiệt sâu, nào phải thở cho thiệt chậm, thiệt đều. Còn lâu! Cứ thong dong. Nó sao kệ nó. Cứ tự nhiên, Cứ thong thả. Cứ bình thường. Đến lúc nào đó nó tự biết êm chậm sâu đều không cần phải ráng sức. Vấn đề chính là “dõi theo” nó. Cho dến một lúc, cũng chẳng cần biết nó vào nó ra nó sâu nó cạn ra sao. Nó mặc nó. Ta mặc ta. Ta đã hòa tan, đã tan biến với nó. Ta còn "không ta" làm sao thấy nó nữa cơ chứ? Ta chỉ mượn tạm ở giai đoạn đầu để dẫn ta vào "định". Trong định, vượt cả tầm cả tứ, cả hỷ cả lạc, cả xả niệm lạc trú, vào thẳng  xả niệm thanh tịnh nếu có thể. Và vượt qua nữa. Gaté, Gaté, Para gaté… Trong kinh Tứ Niệm Xứ (Satipathana) Phật đã nói rõ. Đây là con đường độc nhất dẫn tới thanh tịnh cho chúng sanh, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng đắc Niết bàn… Từ Tứ Niệm Xứ, giản đơn thành thân hành niệm và từ thân hành niệm, giản đơn hơn nữa thành Anapanasati, An Ban Thủ Ý, Thở Chánh Niệm, Quán Niệm Hơi Thở. Con đường càng lúc càng giản đơn mà tuyệt diệu của bậc Y Vương.

Chú tâm quãng lặng/ Pranasati

Như trong bản nhạc có những quãng lặng cần thiết, hai nhịp, bốn nhịp… Thở cũng vậy. Giữa thở vào và thở ra có một quãng lặng ngắn. Giữa thở ra và thở vào có một quãng lặng dài hơn. Đó là giai đoạn ngưng nghỉ. Những người tập khí công có thể điều khiển nhịp thở thành ba thì hoặc bốn thì. Ở đây chỉ nói người bình thường thì cần đặc biệt chú ý thì thở ra. Thở ra không cần năng lượng. Thở vào thì cần năng lượng. Cho nên trước khi thở vào cần một chút ngưng nghỉ để tập trung năng lượng. Trên thực tế, khi áp suất ở phổi bằng 0 (bằng không) thì khí bên trong phổi và bên ngoài phổi hoàn toàn không phân biệt, ở đó đã có sự hòa nhâp làm một với không gian và thời gian cũng không còn. Chỉ có sự tĩnh lặng. Người thiện xảo trong Thiền có thể kéo dài quãng lặng này dài ra, nối các quãng lặng với nhau thành một quãng dừng. Quãng dừng này chính là giai đoạn người ta đã sống trong bào thai, trở về bào thai Như Lai, Như Lai Tạng. Dĩ nhiên vẫn có những nhịp thở rất nhẹ nhưng  không hề có sự nhích lên xuống của cơ hoành. Hình như người ta thở qua da (trong Phôi Thai Học – Embryology- thì da và phổi có cùng nguồn gốc). Những bậc Thiền sư ở giai đoạn Tứ Thiền (Xả Niệm Thanh Tịnh) có lẽ đã ở trạng thái này.

Prana chính là quãng lặng đó. Pra là trước, ana là thở vào. Prana là "trước khi thở vào", hay nói đúng hơn, trước khi thở. Nó chính là bào thai trong bụng mẹ, không cần phải thở.  Các tài liệu cổ xưa gọi Prana là nguồn sống. Sati là niệm, là nhớ nghĩ, là chiêm nghiệm, là quán chiếu. Nhớ nghĩ, quán chiếu giia đoạn "Prana" đó, ta thấy hóa ra nguồn sống là cõi không thở, cõi ngưng thở, cõi trước khi thở…

Anapanasati thi Ana là thở vào, Apana là thở ra, Sati là niệm, nhớ, nghĩ. Phật không nói đến Prana, nhưng trong Yoga có Pranayama, "kiểm soát prana". Không nói đến là để mỗi người tự phát hiện, tự điều chỉnh, tự kiểm soát.

Chữ OM (trong Om Mani Padme Hum) thì theo nguyên ngữ, chữ OM viết là AUM: A thở vào, U thở ra, M quãng lặng đó vậy!

Hơi thở xẹp xì/ Thân tâm an tịnh

“Xẹp xì” là đúng. Cơ thể vốn lúc nào cũng căng cứng, căng phồng, (tonus musculaire, sự căng cơ thường trực để giữ tư thế) gây mệt mỏi và tốn hao năng lượng nhiều lắm. Bây giờ ở  quãng lặng… ta được nghỉ ngơi. Cũng giống như khi làm việc mệt mỏi, căng thẳng, ta kêu "nào, xả hơi một chút đi" thì thấy khỏe ra. Xả, xẹp, xì, xọp… chính là tạo nên trạng thái tĩnh lặng, an tịnh. An tịnh cả thân và tâm. Còn lăng xăng, còn "trạo cử" thì không thể ngồi yên. Còn ngủ gà ngủ gật (thụy miên) cũng không xong, vì phải luôn "chánh niệm, tỉnh giác". Tham nổi lên, sân nổi lên, nghi nổi lên, cùng với thụy miên, trạo cử vốn là năm thứ cản ngại trong Thiền! Thực tế, khi ngủ, cơ thể ta cũng đã giảm tiêu hao năng lượng đáng kể, giảm được 50%, chỉ còn chuyển hoá cơ bản. Thế nhưng, ngủ vẫn tốn năng lượng khi chiêm bao, cũng mệt mỏi toát mồ hôi hột như thường, không kể còn trằn trọc, lăn qua, lộn lại hoài không ngủ được. Thiền nếu đúng, giảm đến 40% năng lượng dành cho căng cơ và 30% năng lượng dành cho hoạt động não bộ, nói khác đi, Thiền đúng cách đã tiết giảm đến 70% năng lượng cho cơ thể, do đó, tốt hơn so với giấc ngủ. Hèn chi Phật không cần ngủ và các Thiền sư rất ít khi phải ngủ!

Không còn ý tưởng/ Chẳng có thời gian

Ở trạng thái xẹp xì, thân tâm an tịnh đó thì thân đã an, tâm đã tịnh. Một trạng thái vô ngã tràn ngập, đâu còn ý tưởng lăng xăng nào nữa. Khi còn ý, khi còn tưởng thì tức khắc còn sanh sự. Và tức khắc có sự nhộn nhạo. Nhưng coi vậy mà rất khó để dứt ý tưởng lăng xăng. Phật mà còn bị Ma vương quấy nhiễu, bao nhiều hình bóng chập chờn, xua đi không dễ! Cho nên khi thấy những ý tưởng nọ kia xuất hiện cũng là chuyện bình thường thôi. Cứ để tự nhiên. Nó đến rồi nó đi. Đừng có ráng xua đuổi. Càng xua đuổi càng dính mắc, phan duyên. Chẳng trừ vọng tưởng chẳng cầu chân. Mặt hồ tĩnh lặng thì không cần ghi bóng hạc bay qua, không cần biết hạc vàng hay hạc đỏ, hạc trống hay hạc mái… Chánh niệm vào hơi thở là cách tốt nhất cắt đứt dòng ý, tưởng lăng xăng, nhộn nhạo. Lúc đầu, ý tưởng tràn ngập, dính mắc triền miên, lâu dần sẽ giảm bớt, đừng ráng xua đuổi, đừng "tham" muốn đạt kết quả này nọ. Trở lại với hơi thở càng nhanh càng có sự tiến bộ.

Khi thân tâm an tịnh, có thể cảm nhận một sự nhẹ nhàng, sảng khoái (Thiền duyệt), cũng không cần bám víu. Có thể trong một sát na, cảm nhận trạng thái vô ngã, không thời gian, không không gian, không "ngã nhân chúng sanh thọ giả…".

Hạt bụi lang thang/ Dính vào hơi thở

Trạng thái đó không dễ, không phải lúc nào cũng có được (có lẽ trừ các vị Thiền sư thiện xảo). Còn thì… dễ thấy hơn là hạt bụi "lang thang" rồi dính vào hơi thở mà… sinh sự bấy nay. Thiệt ra không có chuyện tự nhiên mà "dính vào" một cách tình cờ chi đâu. Tất cả đều có "duyên sinh" của nó, có nhân quả của nó. Nó chằng chịt, nó quấn quít với nhau đó. Nó "hẹn nhau từ muôn kiếp trước" cả đó thôi! Dù là cát bụi tuyệt vời hay cát bụi mệt nhoài gì đi nữa thì nó vẫn phải có nghiệp báo nhơn quả. Tin không tin, tùy. Cứ hỏi tại sao ta có mặt trên cõi đời này? Cha ta mà không gặp mẹ ta thì ta là ai? Lúc đó mới thấy cái quấn quít cái chằng chịt, cái duyên sanh, cái này có cái kia có cái này không cái kia không. Tưởng là tình cờ mà chẳng tình cờ tí nào. Người đâu gặp gỡ làm chi đều có cái lý của nó. Nhưng không phải thuyết định mệnh. Mọi thứ vừa chặt chẽ vừa lỏng lẻo. Vậy mới khoái. Vậy mới tự do. Tuyệt đối Tự do. Tự chịu trách nhiệm. "Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa/ Thiện căn cũng tại lòng ta" (ND). Ta chọn nghiệp, cải nghiệp, chuyển nghiệp. Gène cũng có thể thay đổi đó thôi.

Duyên sinh vô ngã/ Ngũ uẩn giai không

Hiểu được duyên sinh, thấy được vô ngã thì đã "ngộ" phần nào. Vô ngã không thể nói bằng ngôn từ, khái niệm, biện luận. Phải cảm nhận vì nó là một trạng thái tâm. Đến để mà thấy. Tam giác cân Giới Định Huệ, tùy mỗi người tiếp cận tùy căn cơ nhưng nó vốn là một tam giác cân hai chiều tương tác. Cái này sinh cái kia, cái kia sinh cái nọ, hỗ trợ lẫn nhau. Anh chàng bán thịt buông dao mà đến, anh chàng trí thức suy gẫm mà tới, nhưng cả hai đều bước qua Giới, qua Định. Chánh Định (Samadhi=Tam-ma-đề ) sẽ dẫn tới Chánh Kiến, Chánh Tư Duy… trên  con đường "Bát Chánh Đạo".  Để có Chánh Định thì phải đi từ Thiền Chỉ (Samatha), Thiền Quán (Vipassana)… để thấy thực tướng vô tướng, thấy Như Lai.

Từ đó thong dong/ Thỏng tay vào chợ

Đó là nhập. Ngộ rồi phải nhập chứ. Là phải học phải hành. Tri hành hợp nhất. Vào “chợ” một cách thong dong đâu có dễ. Không bị cuốn hút vào bao nỗi lo toan, phiền não đâu có dễ. Cho nên có tám vạn bốn ngàn pháp môn để tùy cơ ứng biến, để giúp mình giúp người. Học được một chút hạnh của Thường Bất Khinh (tôn trọng), của Dược Vương (chân thành), của Diệu Âm. Quán Thế Âm (thấu cảm), của Phổ Hiền, từ bi hỷ xả… đâu có dễ. Rồi còn phải học Duy-ma-cật, huệ phương tiện với phương tiện huệ, phải làm quen với Bất Nhị, với cơm Hương Tích, với trà Tào Khê …

Cõi người ta vốn là nơi hành xứ, thân cận xứ. Không trốn chạy, không buông xuôi. Đâu có dễ mà buông bỏ, mà lạnh lùng.

Đỗ Hồng Ngọc

(Saigon 01/2017)