Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

N G H I Ệ P



Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
thuyết pháp tại Đại học Brown
Lozang Ngodrub chuyển ngữ

Hạnh phúc hay đau khổ đều bắt nguồn từ những hành động trong quá khứ của ta. Vì vậy, ta có thể giải thích nghiệp một cách dễ dàng trong một câu ngắn gọn: nếu ta làm việc thiện hảo thì mọi việc sẽ tốt đẹp, nếu ta làm việc xấu thì mọi việc sẽ bất hảo.
Nghiệp có nghĩa là hành động. Về phương cách hành động thì hành động có thể thuộc về thân, ngữ hay ý. Về mặt hậu quả thì hành động có thể có đạo đức, thất đức hoặc trung hòa. Về mặt thời gian, có hai loại hành động – hành động còn trong ý định, khi ta nghĩ đến điều sắp làm, và hành động đã xảy ra, tức là biểu hiện của tâm lực qua hành động cụ thể hay lời nói.
Thí dụ, tôi đang nói chuyện với một chủ ý và vì vậy tôi đang tạo ra hành động thuộc về lời nói, hay gọi là khẩu nghiệp. Với sự khoa tay, tôi cũng đang tạo ra những thân nghiệp. Những hành động này tốt hay xấu, phần lớn là do chủ ý của tôi. Nếu tôi nói với chủ ý tốt, với sự chân thành, tôn trọng và thương mến mọi người, thì hành động của tôi tốt và có đạo đức. Nếu tôi hành động với chủ ý từ sự kiêu mạn, oán ghét, chỉ trích và vân vân, thì thân và khẩu nghiệp của tôi thiếu đạo đức.
Vì vậy, nghiệp đưọc tạo ra trong mọi lúc. Khi một người nói với chủ ý tốt thì người ấy sẽ tạo ra một bầu không khí thân thiện ngay lập tức; đồng thời, hành động này tạo ra một ấn tượng trong tâm người đó, mang đến sự sung sướng trong tương lai. Với một chủ ý xấu, một bầu không khí bất hòa sẽ xảy ra ngay lập tức và sự đau khổ sẽ đến với người nói điều này trong tương lai.
Đức Phật dạy rằng ta là chủ nhân của chính mình; tất cả mọi việc đều tùy thuộc vào chính mình. Điều này có nghĩa rằng hạnh phúc hay đau khổ bắt nguồn từ những hành động đạo đức hay thất đức, chúng không đến từ bên ngoài mà đến từ nội tâm của ta. Lý thuyết này rất hữu ích trong đời sống hằng ngày, bởi vì khi ta tin tưởng vào sự tương quan giữa hành động và kết quả, thì dù có một người cảnh sát ở bên ngoài hay không, ta cũng sẽ luôn luôn tự cảnh giác và kiểm điểm chính mình. Thí dụ, nếu có một món tiền hay một viên ngọc quý ở đây và không có ai ở chung quanh, ta có thể chiếm nó một cách dễ dàng; tuy nhiên, nếu ta tin vào nghiệp quả, thì chính ta có trách nhiệm về tương lai của mình, nên ta sẽ không lấy món tiền hay viên ngọc quý ấy.
Trong xã hội tân tiến, dù cho có những hệ thống an ninh tinh vi đầy đủ kỹ thuật tân tiến, người ta vẫn thành công trong việc khủng bố. Cho dù một bên có
nhiều kỹ thuật tinh vi để theo dõi phía bên kia, thì phía bên kia lại càng trở nên tinh vi hơn để tạo khó khăn cho đối thủ. Sự chế ngự thật sự duy nhất phải đến từ nội tâm – đó là sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm cho chính tương lai của mình và lòng vị tha, quan tâm đến sự an vui của tha nhân.
Về phương diện thực hành thì phương pháp chế ngự sự phạm pháp hữu hiệu nhất là sự tự chủ. Với sự thay đổi nội tâm, tội ác có thể được chấm dứt và xã hội sẽ có hòa bình. Tự kiểm điểm là điều tối quan trọng, vì vậy, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân trong Phật pháp rất hữu ích, vì nó bao gồm sự tự vấn và tự chủ, cho lợi ích của chính mình và tha nhân.
Về phương diện hậu quả của nghiệp thì ta có thể giải thích bằng nhiều dạng khác nhau. Dạng thứ nhất được gọi là "quả của sự kết trái". Thí dụ, nếu một người tái sinh thành một con thú vì một hành động thất đức, thì sự tái sinh này là hậu quả của sự kết trái của nghiệp từ một kiếp sống khác. Một loại hậu quả khác được gọi là "kinh nghiệm tương đương với nhân"; thí dụ như ta bị tái sinh vào một cõi giới xấu vì đã giết người, sau đó lại tái sinh làm người, nhưng bị giảm thọ – như vậy, hậu quả (giảm thọ) tương xứng với nhân đã tạo là giết người. Một dạng hậu quả khác nữa được gọi là "hành động tương đương với nhân"; thí dụ như người này sẽ có khuynh hướng tạo thêm hành vi bất hảo sau này, chẳng hạn như tiếp tục giết người.
Những thí dụ tương tự cũng có thể được áp dụng cho những hành vi đạo đức. Cũng như thế, có những hành động mà kết quả của nó được cộng hưởng - nhiều chúng sinh đã tạo nghiệp giống nhau thì sẽ cùng hưởng những hậu quả tương tự, thí dụ như họ sẽ hưởng cảnh sống trong cùng một môi trường nào đó.
Điểm quan trọng là sự trình bày của Phật pháp về nghiệp có thể cống hiến sự hữu ích cho xã hội loài người. Tôi hy vọng rằng cho dù chúng ta có tín ngưỡng hay không, chúng ta cũng sẽ học hỏi lẫn nhau để thu thập những tư tưởng và phương pháp hữu ích, hầu mang lại sự tiến triển tốt đẹp cho nhân loại.

Đức Đạt Lai Lạt Ma họp báo Tại Long Beach: "Bình Tâm Trong Thời Điểm Khó Khăn"
Dù bận rộn với nhiều hoạt động, Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn dành cho giới truyền thông một cuộc họp báo kéo dài 30 phút tại khách sạn Westin Hotel, Long Beach, sáng Thứ Sáu, nói về phương cách đạt được "bình tâm trong thời điểm khó khăn" hiện nay.
Đức Đạt Lai Lạt Ma tại cuộc họp báo ở khách sạn Westin Hotel, Long Beach. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Sau phần giới thiệu rất ngắn ngủi, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: "Tôi không phải là người đặc biệt. Tôi cũng chỉ là con người giống như quý vị. Để có được bình tâm trong tâm hồn, nhất là trong thời điểm khó khăn hiện nay, tôi luôn tâm niệm ba điều."
"Thứ nhất, chúng ta phải làm cho con người và cộng đồng vững mạnh, để có thể làm nhiều điều tốt cho nhân loại," vị lãnh tụ tinh thần Tây Tạng nói. "Nếu chúng ta không làm được điều này, thì cơ thể chúng ta sẽ bị 'nhiễm độc tới trong máu.' Tôi tin tất cả chúng ta có cùng cơ hội như nhau để làm được chuyện này."
Điều thứ nhì Đức Đạt Lai Lạt Ma tâm niệm là "sống trong hòa bình."
"Tôi là một người tu hành theo Phật Giáo. Nhưng tôi nghĩ những người anh em Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, cũng như các tôn giáo khác, đóng góp rất nhiều trong đời sống chúng ta. Tất cả chúng ta đều có tiềm năng đóng góp cho xã hội," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. "Chia rẽ tôn giáo không phải là điều mới mẻ, nhưng hãy nhìn Ấn Độ. Dù có nhiều tôn giáo khác nhau, họ vẫn sống chung được trong một quốc gia lớn. Khi nhắc đến chuyện này, tôi nghĩ, chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau để sống chung hòa bình với nhau."
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói tiếp: "Điều thứ ba là tôi muốn lưu ý là trách nhiệm của giới truyền thông. Quý vị phải có 'cái mũi dài như mũi con voi,' không những để 'ngửi' những gì phía trước mà cả phía sau mình nữa."
"Chỉ có thế thôi," vị lãnh tụ kết luận.
Trong phần hỏi đáp, một phóng viên đặt câu hỏi: "Đa số độc giả muốn đọc những tin giật gân liên quan đến tội ác. Làm sao chúng ta có thể cân bằng được trong việc đưa tin?"
"Con người luôn tò mò tin tức loại này, nhưng quý vị phải đưa tin làm sao để mọi người thấy nguồn gốc của tội ác và làm sao giảm thiểu được nó," Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời. "Khi đưa tin tức loại này, chúng ta phải ngụ ý cho độc giả căn nguyên của nó."
"Trong thế giới có nhiều thay đổi chóng mặt như ngày nay, làm sao bình tâm được?" Một người đặt câu hỏi.
"Phải tạo ra một hệ thống 'miễn nhiễm,'" Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. "Một vấn đề nhỏ thôi, có thể làm tinh thần chúng ta chao đảo. Phải có đạo đức được tôi luyện qua giáo dục. Ngoài ra, cuộc sống mà không có sự thông cảm thì tinh thần không thể sảng khoái được."
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thêm: "Đôi khi chúng ta bị bạo động trong phim ảnh, trong các trò chơi điện tử, thấm vào một cách vô thức. Chỉ có giáo dục, nhất là đạo đức, mới có thể giúp chúng ta không bị ảnh hưởng. Tôi hy vọng trong vài năm nữa, chúng ta tìm ra được phương cách tốt hơn."
Về các vụ phản đối ở Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết chính quyền nên điều tra tận gốc nguyên nhân.
"Quý vị biết đó, Trung Quốc vẫn đang kiểm soát Tây Tạng, nhiều người vẫn lo sợ, vẫn bị đàn áp. Một số bị tra tấn đến chết," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. "Nên nhớ, Tây Tạng có nền văn hóa riêng, có ngôn ngữ riêng. Mới đây, Thủ Tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc có đề nghị một số thay đổi. Đó là dấu hiệu của hy vọng."
Phóng viên một đài truyền hình người Nam Hàn hỏi: "Với tình hình bán đảo Triều Tiên hiện nay, nếu được mời, ngài có đến thăm Bắc Hàn không?"
Với một nụ cười hóm hỉnh, Đức Đạt Lai Lạt Ma đáp: "Nếu đó là một lời mời chân thành, tại sao lại không chấp nhận."
"Nhưng tôi không nghĩ điều đó sẽ xảy ra," vị lãnh tụ tinh thần người Tây Tạng kết luận.
Trước buổi họp báo, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, đại diện Thượng Viện California, trao tặng Đức Đạt Lai Lạt Ma bản nghị quyết "tôn vinh công đức lớn lao của ngài."
Bản nghị quyết do Thượng Nghị Sĩ Lou Correa soạn thảo, đệ trình và được Thượng Viện đồng thuận thông qua.
Vị dân cử đại diện Địa Hạt 34, bao gồm vùng Little Saigon ở Orange County, nói: "Rất mừng là ngài có mặt tại miền Nam California. Với sự ngưỡng mộ trước công đức của Đức Đạt Lai Lạt Ma từ bao lâu nay, tôi rất xúc động và hãnh diện được gặp ngài hôm nay. Ngài là biểu tượng cho đạo đức cao cả, tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, bền bỉ, cho quyền tự do của người dân Tây Tạng và nền hòa bình cho mọi người trên thế giới."
"Hồi còn trẻ, tôi có đọc một cuốn sách của ngài và rất tâm đắc," vị dân cử thuộc đảng Dân Chủ nói. "Và bây giờ tôi là một thượng nghị sĩ của California. Tôi rất trân trọng lời chỉ giáo của ngài."

Thị trưởng thành phố Long Beach, ông Bob Foster, cũng có mặt, và nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng: "Đây là lần thứ ba ngài đến Long Beach. Tôi không những coi ngài là một người bạn, mà còn là niềm hy vọng cho chúng tôi. Sự hiện diện của ngài hôm nay thật ý nghĩa cho thành phố."
Trong phần đáp lễ, Đức Đạt Lai Lạt Ma khoác lên cổ hai vị dân cử này mỗi người một cái khăn màu trắng, và nói lời cảm ơn.
Được biết, ngày hôm sau, Thứ Bảy, 21 Tháng Tư, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ có buổi nói chuyện với công chúng tại Long Beach Arena.
Theo thông cáo báo chí do ban tổ chức cung cấp, Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện nay, là vị lạt ma thứ 14 của Tây Tạng, sinh ngày 6 Tháng Bảy, 1935 trong một gia đình nông dân tại một ngôi làng nhỏ ở Taktser trong khu vực Amdo, phía Đông Bắc Tây Tạng. Khi mới được 2 tuổi, vị lạt ma tương lai được Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, Thubten Gyatso, công nhận là sự hiện thân của mình.
Năm 1950, Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng, và sau cuộc nổi dậy giành độc lập không thành công năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, lúc đó mới 19 tuổi, phải lánh nạn ra nước ngoài.
Kể từ năm 1960, vị lạt ma này sống và thành lập chính phủ lưu vong tại Dharamsla, Ấn Độ, cho đến ngày nay, và tiếp tục đấu tranh bất bạo động cho Tây Tạng.
Năm 1989, Đức Đạt Lai Lạt Ma được trao tặng giải Nobel Hòa Bình và năm 2007 được Quốc Hội Hoa Kỳ trao tặng "US Congressional Gold Medal."