Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

NHẠC NHẸ AI HÒA ĐIỆU

 

 

Chim rừng kêu ríu rít, khoác áo thức thâu đêm
Gạt lửa tìm chữ ngộ, cùng thần trở vào lư
Việc sáng người tự mê, nhạc nhẹ ai hòa điệu
Nghĩ đến càng không quên, cửa mở ít người vào. (1)
Thanh Viễn Phật Nhãn Thiền Sư

Đọc qua những công án Thiền Tông như Chỉ Nguyệt Lục, Truyền Đăng Lục, Bích Nham Lục, Vô Môn Quan

1. Nguyên văn

Đao đao lâm điểu đề,
Phê y chung dạ tọa
Bạt hỏa ngộ bình sinh,
Cùng thần qui phá đọa
Sự hiệu nhân tự mê,
Khúc đạm tùy năng hóa
Niệm chi vĩnh bất vong,
Môn khai thiểu nhân quá.

hoặc những sách giáo khoa về Thiền, chúng ta thấy được nhưng giai thoại giác ngộ của nhiều bậc Thiền Sư rất ngộ nghĩnh đôi khi khiến ta cảm thấy lạ lùng. Có nhiều vị đại đức chỉ trong nháy mắt đã khai ngộ nên một số người lầm tưởng cho rằng việc khai ngộ là dễ dàng, giản dị lắm. Thật ra thì trước khi khai ngộ, những vị này đã kinh qua không biết bao nhiêu đắng cay gian khổ, có người cũng đã trải qua những kinh nghiệm máu xương. Như trường hợp của Phật Nhãn thiền sư là một thí dụ điển hình. Thiền sư xuất gia năm 14 tuổi, ông chuyên cần học hỏi nhiều kinh sách Phật học, ngày nọ khi đọc kinh Pháp Hoa đến câu "Không thể dùng tư tưởng và sự phân biệt để diễn giải Phật Pháp" (2), ông mang câu này đến nhờ sư phụ giải thích ý nghĩa. Sư phụ của ông cũng không thể giảng giải rành mạch nên ông cảm khái ngửa mặt than rằng:
- Nghĩa học danh tướng, nếu chỉ học thuộc những kinh sách mà không thấu hiểu được ngụ ý làm sao có thể thoát được vòng sinh tử.
Sau đó ông bèn cuốn gói xuôi về miền nam dự định sẽ tìm đến tham vấn Pháp Thiền Sư. Đi ngang qua vùng Lư Châu, ông hóa duyên xin ăn độ phật. Một ngày nọ trời đổ mưa to, đường đi trơn trượt khiến ông té chổng gọng. Giữa lúc tâm tư đang buồn bực, ông bỗng nghe văng vẳng tiếng cãi vã của hai người đang đi trên đường, người nọ mắng người kia:
- Chính mi còn tồn tại sự phiền não trong lòng cho nên mới sinh lắm chuyện như vậy.
Nghe xong câu nói này, Phật Nhãn hình như ngộ ra một chút ý nghĩa, thế nhưng tia sáng này vẫn chưa đủ khiến cho ông khai ngộ. Torng thời gian theo hầu Pháp Diễn Thiền Sư, bất luận ông hỏi câu nào thì Pháp Diễn cũng chỉ vắn tắt trả lời:
- Kiến thức của ta rất hạn hẹp, con hãy tự suy nghĩ lấy rồi sẽ tìm được câu trả lời còn hoàn chỉnh hơn cả ta nữa.
Một đôi lần thầy của ông còn bảo:
- Ta thật sự không biết, kiến thức của ta không bằng con đâu.
Ngày qua ngày, ông càng thêm nghi hoặc. Một hôm nọ Phật Nhãn chận vị thủ tọa của chùa là Nguyễn Lễ Thiền Sư để hỏi cho ra lẽ. Nguyên Lễ Thiền Sư nắm lấy vành tai của Phật Nhãn kéo mạnh đi mấy vòng chung quanh đống lửa rồi nói với ông rằng:
- Sau này con sẽ tự nhiên đạt được đạo, bây giờ đừng nên lo nghĩ nhiều quá.
Phật Nhãn vừa vuốt ve vành tai bỏng rát, vừa hỏi:
- Đạo hạnh của con còn kém vỏi cho nên mới hỏi ngài, tại sao ngài còn đùa bỡn như vậy?
Nguyên Lễ mỉm cười trả lời:
- Sau này khi đắc đạo, con sẽ biết tại sao quá trình cầu đạo của con có nhiều khúc chiết như vậy.
Mấy năm sau, Pháp Diễn Thiền Sư được mời sang chủ trì chùa Hải Hội. Phật Nhãn nhận thấy rằng cứ đi theo Pháp Diễn chưa chắc sẽ học được tâm pháp nào, cho nên ông từ giã thầy rồi vân du vào núi Tượng Sơn cất một túp lều tranh nơi chốn hoang vắng để tu hành. Trong núi này Phật Nhãn gặp Linh Nguyên Thiền Sư, ông cảm thấy giữa ông và Linh Nguyên hình như có những duyên phần từ trước nên mang chuyện bỏ Pháp Diễn ra đi kể lại cho Linh Nguyên nghe. Linh Nguyên nghe xong thở dài nói:
- Pháp Diễn là bậc cao tăng đắc đạo hạng nhất trong thiên hạ, tại sao ông lại bỏ người ra đi? Nếu nói là có duyên phần thì ngài mới thật sự là người biết nhiều hiểu rộng cho nên mới thâu nhận ông làm đệ tử đấy.
Phật Nhãn nghe qua chợt tỉnh ngộ, ông lập tức quay trở về theo hầu Pháp Diễn Thiền Sư. Một đêm đông giá lạnh, trăn trở mãi mà không ngủ được, ông trỗi dậy ngồi cạnh bếp và dùng que củi bươi đống tro than đã tàn, một như hạt đậu. Ông bất giác mửng rỡ thốt lên rằng:
- Gạt qua gạt lại nửa mới tìm thấy được đóm lửa nhỏ tí teo có thể dùng làm mồi lửa. Thì ra chuyện trên đời lẩn quẩn cũng chỉ như vậy mà thôi.
Ông trở mình ngồi ngay ngắn giở quyển Truyền Đăng Lục ra xem, khi đọc đến đoạn nhân duyên Đập bể Lư Đất, ông bất giác sinh đại ngộ mà viết ra bài kệ mà chúng ta vừa đọ cở đầu câu chuyện này.
Ý nghĩa bài kệ này nói lên rằng sự khai ngô của con người thật ra cũng chỉ đơn thuần giản dị, thế nhưng những kinh nghiệm bình thường nhất lại có ít người thể nghiệm được. Cũng giống như một cánh cửa đã mở to sẵn sàng chờ đón, nhưng hình như có rất ít người chịu bước vào bên trong khung cửa đó.
Câu chuyện Đập Bể Lư Đất ghi lại trong quyển Tuyền Đăng Lục kể rằng ở dãy Tung Son có một vị hòa thượng vô danh nọ đã tu luyện nhiều năm. Trong khu rừng hoang dã của dãy núi đó có một ngôi cổ miếu rất linh ứng. Giữa chánh điện của ngôi cổ miếu đó có thờ một chiếc lư bằng đất nung. Nhiều người từ các vùng lân cận cho rằng chiếc lư đất nà là thần vật rất hiển ứng. Người ta mang nhiều vất cúng tê đến cầu phước và hằng năm có nhiều loại gia súc, gia cầm bị giết hại tại đấy. Hôm nọ, hòa thượng vô danh thiền trượng gõ nhẹ vào chiếc lư đất ba cái rồi nói: " Đây chỉ là một chiếc lư bằng đất nung chứ có phải thần thánh gì đâu mà gọi là linh nghiệm, tại sao người ta lại chịu khó giết hại nhiều sinh linh vô tội để cúng tế một món vật dụng không có giá trị như vậy?". Nói xong ông khẽ gõ vào chiếc lư ba cái nữa, chiếc lư đất bỗng bể tan thành từng mảnh nhỏ.
Một lúc sau, có người áo xanh từ ngoài cổng chùa bước vào, ông ta cung kính vái chào hòa thượng. Hòa thượng lên tiếng hỏi:
- Ngươi là ai?
Người áo xanh trả lời:
- Thưa ngài, tôi là thần lư đất trong chùa này. Từ trước đến nay tôi thụ không biết bao nhiêu là nghiệp báo do sự sát sinh của dân chúng. Hôm nay may mắn được nghe lời chỉ dạy về Vô Sinh Pháp của ngài mà tôi được giải thoát để sinh vào cõi Thiên giới. Vì vậy nên tôi đến đây để cám ơn ngài trước khi ra đi.
Hòa thượng nói:
- Đây là do bản tính thuần lương của ngươi, chớ không phải sau khi nghe lời của ta mà ngươi mới giác ngộ đâu.
Vị thần áo xanh nghe xong bước lên vái lạy ông một lần nữa rồi ra đi.
Hai câu chuyện này đã cho ta biết một điều là Thiền ngộ phải trải qua nhiều vòng uẩn khúc gian truân mới có thể ngộ đạt ra được. Thế nhưng đối với những người đã khai ngộ, thì những lẩn quẩn gian truân trước kia thật ra cũng bình thường giản dị không đáng kể so với kết quả cuối cùng là đạt đến cứu cánh của con đường tu hành.

Chú thích:

1- Nguyên văn Hán Việt:
Đao đao lâm điểu đề,
Phê y chung dạ tọa
Bạt hỏa ngộ bình sinh,
Cùng thần qui phá đọa
Sự hiệu nhân tự mê,
Khúc đạm thùy năng hòa
Niệm chi vĩnh bất vong,
Môn khai thiểu nhân quá.
2. Nguyên văn đoạn kinh này như sau:
Thị Pháp phi tư lượng phân biệt chi sở năng giải.