RA MẮT VĂN THƠ NHẠC
“NGƯỜI LÍNH VÀ QUÊ HƯƠNG”
(Vy Trần SGT) Cuộc chiến Việt Nam kéo dài hơn 20 năm biết bao nhà thơ, nhà văn , nhạc sĩ đã có biết bao bài viết ca tụng sự hy sinh của người lính VNCH ,
Bây giờ cuôc chiến đã tàn nhất là sau ngày miền Nam rơi vào tay Cọng Sản , những câu chuyện , những bài thơ những bài hát ca tụng người lính VNCH đã bị chính quyền Cọng Sản cấm không cho người dân trong nước xử dụng , nhưng ngày nay trên các chương trình truyền hình từ trong nươc những bài hát năm xưa đã sống lại và được mọi người ngưởng mộ nhất là những bài hát theo thể điệu Bolero mà trước đây chính quyền Cọng Sản xem đó là nhạc vàng , nhạc đồi trụy ….
Ngày nay tại hải ngoại lâu lâu chúng ta thấy có những buổi ra mắt những tác phẩm ca ngợi người lính VNCH năm xưa , trong nước thì một số các bạn trẻ nhất là các bạn trẻ này là những người sinh ra sau cuộc chiến ( sau năm 1975 ) cố gắng tìm mua cho bằng được những bộ quân phục của các quân binh chủng của VNCH
Phải thành thật mà nói nền Văn Học Nghệ Thuật của miền Nam từ năm 1954 đến 1975 đã đóng góp một phần rất lớn cho Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam ngày nay , bởi vì như chúng ta biết trong thời gian hơn 20 năm của miền Nam đã có rất nhiều tác phẩm có giá trị từ âm nhạc , hội họa , văn , thơ, được xuất bản …. sở dĩ có được điều này bởi những nhà sáng tác tại miền Nam không bị gò bó trong một khuôn khổ hay mục đích nào cả mà họ sáng tác theo những gì mà mình suy nghĩ , mình thích , Cũng khoảng thời gian đó thử hỏi miền Bắc dưới chế độ Cọng Sản có được bao nhiêu truyện bao, nhiêu thơ , văn nhạc , hội họa có giá trị được sáng tác và được công nhận
Chiều Chủ Nhật ngày 24 tháng 11 năm 2019 một buổi ra mắt Văn Thơ Nhạc về” Người Lính và Quê Hương” của tác giả Nhã Giang- Thu Tâm đến từ San Jose đã được các thân hữu đứng tra tổ chức tại phòng sinh hoạt Viện Việt Học thành phố Westminster, đây là buổi ra mắt rất đặc biệt vì tác giả là vợ của người lính VNCH và là vợ của người cựu tù nhân Chính Trị sau năm 1975
Chương trình với M.C Ngoc Quỳnh và được mỡ đầu với nghi thức chào quốc kỳ VNCH, Hoa Kỳ, phút mặc niệm
Chiến hữu Tô Phạm Thái đại diện ban tổ chức cảm tạ mọi người đã đến với buổi ra mắt Thơ Văn Nhạc Người Lính & Quê Hương: Hôm nay đây là lần đầu tiên Nhã Giang Thu Tâm có cơ hội đến với đồng hương người Việt tại Nam California, ước mong mọi người sẽ đón nhận Nhã Giang Thu Tâm với tâm tình là một nhà văn nữ đã hết lòng quý mến người lính VNCH
Ông Tô Phạm Thái trình bày đôi nét về tác giả Nhã Giang Thu Tâm
Thu Tâm với bút hiệu Nhã Giang là một người con gái sinh ra trong một gia đình 5 anh em thân phụ cô là một quân nhân QLVNCH đã hy sinh lúc tác giả 15 tuổi, đến khi lớn lên lập gia đình chồng cô là một nười lính và sau năm 1975 là người tù dưới chế độ Cọng Sản, từ nhỏ Thu Tâm đã có năng khiếu viết văn làm thơ và sáng tác nhạc
Cuốn “Cuộc đời Vẫn Nhớ “đã ra mắt cách đây 4 năm tại San Jose tác phẩm này được viết thời gian chồng cô đang ở trong trại tù Cọng Sản một tay nuôi 2 con nhỏ vừa phải lo cho con vừa phải nuôi chồng trong các trại tù , cô đã viết bằng sự chân tình từ tấm lòng của mình trong hòan cảnh gia đình bị ngược đãi , tất cả những đồ dùng từ trong nhà lần lượt đội nón ra đi từ chiếc giường , cái tủ cái kệ… để có tiền nuôi con và thăm nuôi chồng….
Là người vợ lính Thu Tâm đã chấp nhận những hoàn cảnh đến cho bản thân mình từ khi chồng còn trong quân ngủ cuộc đời người lính chiến rày đây mai đó trong khi người vợ trẻ ở nhà thấp thỏm đợi mong, rồi thời gian người chồng đi tù Cọng Sản , những lần đi thăm nuôi chồng nhìn dáng người chồng mình gầy gò vì thiếu ăn trong trại giam mà lòng quặn thắt , trong khi gia đình túng thiếu như bao nhiêu gia đình chiến sĩ VNCH Có người đi tù Cọng Sản , làm thế nào cùng phải dành dụm để đi thăm nuôi chồng
Khi nói vế cuốn “ Người Lính & Quê Hương ông Tô Phạm Thái tiếp : sách chỉ vỏn vẹn hơn 200 trang nhưng Thu Tâm đã gói gém hết tấm lòng của mình cho người lính VNCH tấm lòng của người vợ lính của người đàn bà Việt Nam sống trong thời chiến tranh
Thu Tâm nêu cao niềm kiêu hãnh , về sự hy sinh cao cã của người lính VNCH họ là những người trẻ xếp bút nghiêng theo nghiệp đao cung lấy balo làm gối lấy súng làm bạn luôn đặt sự an nguy của người dân lên trên hết , họ chiến đấu cho những người ở hậu phương nơi đó có gia đình họ được sống an lành
Vì trọng trách anh quên đời gian khổ
Đổ máu xương trả nợ cho giang sơn
Nước nhà tan anh trở lại rừng hoang
Thân tù tội nhọc nhằn in dấu vết
4 câu thơ là tâm trạng của Thu Tâm một người vợ lính VNCH
Khi nói về lá cờ vàng 3 sọc đỏ Thu Tâm đã viết
Màu cờ vàng làm tôi luôn xúc động
Đưa tay chào lòng bỗng rưng rưng
Nhìn cờ bay phất phới giữa không trung
Lòng hồi tưởng thời xa xưa trong trắng
Màu cờ vàng vẫn muôn đời bất diệt
Trong tim tôi và trong cả muôn người
Tiếp đến tác giả Nhã Giang Thu Tâm gởi lờ cảm tạ đến quý thân hữu và những người đã đến với buổi ra mắt hôm nay
Thu Tâm đã nhắc đến câu trả lời khiêm nhường của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo với báo chí Hoa Kỳ một vị tướng đã chiến đấu cho đến những giờ phút cuối cùng của miền Nam năm 1975 ; ông không nhận mình là anh Hùng mà xin nhường sự anh hùng đó cho những người lính đã và đang chiến đấu, ở tuổi 86 nhưng ông đã nói một câu để đời “Nếu có kiếp sau xin cho tôi được làm người lính VNCH”
Theo Thu Tâm những câu nói đó đã luôn hằng sâu trong tâm trí của Thu Tâm và thu Tâm xem đó như là kim chỉ nam cho mình hàng ngày
Trong cuộc chiến hơn 20 năm người lính VNCH đã xã thân chiến đấu cho Tự Do và cũng đã hy sinh cho nền tự do đó.
Là người phụ nữ yêu lý tưởng Tự Do cảm kích về sự hy sinh của những người đã xã thân vì mãnh đất miền Nam Việt Nam yêu dấu với tấm lòng của mình Thu Tâm cố gắng thực hiện những ước mơ của mình đưa lại cho người đọc thêm những câu chuyện của người lính VNCH
Người lính VNCH các anh luôn sống mãi trong lòng chúng tôi những người dân miền Nam luôn ghi nhớ sự hy sinh cao cả của các anh
Xen kẻ phát biểu của một số thân hữu các ca sĩ trình bày những bài hát ca ngợi người lính VNCH , trong đó có những sáng tac cuả Thu Tâm
Buổi ra mắt đã chấm dứt vào chiều cùng ngày sau lời cảm tạ của đại diện ban tổ chức