Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

CÁC DỰ LUẬT

TRƯNG CẦU DÂN Ý

TRONG CUỘC BẦU CỬ

THÁNG 11 NĂM 2014

 

LUẬT SƯ NGUYỄN QUỐC LÂN

 

Trong cuộc bầu cử tổng quát vào tháng 11 sắp tới, các cử tri trên toàn California sẽ có cơ hội bỏ phiếu thuận hay chống trên một số dự luật trưng cầu dân ý có tầm mức quan trọng đến mọi người trên toàn tiểu bang. Tìm hiểu ý nghĩa và ảnh hưởng thực sự của mỗi dự luật là một điều rất khó khăn. Khó khăn hơn khi các cơ quan truyền thông loan truyền nhan nhãn những mẫu quảng cáo vận động hay chống đối đầy những xuyên tạc, bóp méo sự việc hay nói sai sự thật để vận động cho quan điểm của mình.

Cử tri nên tự mình tìm hiểu mỗi dự luật để có thể bỏ phiếu một cách thích hợp. Mỗi cử tri có thể có ảnh hưởng khác nhau tuỳ theo mỗi dự luật và hầu như không có dự luật nào là tốt hay xấu cho mọi người.Bài viết này chỉ có mục đích giải thích các dự luật một cách dễ hiểu để các cử tri gốc Việt có thể chọn lựa một cách thích đáng hơn.

Dự Luật Số 1. Bán Công Khố Phiếu Tài Trợ Các Dự Án Chống Hạn Hán

Dự Luật số 1 đề nghị lậpmột ngân quỹ khoảng 7.5 tỉ dollar để tài trợ các dự án gia tăng khả năng dự trữ, chuyển hoá hay di chuyển các hệ thống nước để đối phó với nạn hạn hán hiện nay tại California. Số tiền này gồm khoảng 7.1 tỉ tiền bán công khố phiếu mới cộng với chuyển khoảng $425 triệu dollar từ các công khố phiếu khác đã bán nhưng chưa được xử dụng. Khoản công khố phiếu mới có thể tốn khoản $360 mỗi năm để hoàn trả lại trong vòng 40 năm tới.

Các dự án được đề nghị bao gồm tăng khả năng dự trữ nước, bảo vệ và cải hoá các nguồn nước thải, tăng phẩm chất nước và tăng khả năng phòng chống lụt lội để bảo vệ các nguồn nước.

Các thành phần hỗ trợ thì cho rằng tình trạng hạn hán tại Caifornia đã đến giai đoạn cấp bách và cần phải có một kế hoạch hành động cụ thể thay vì chỉ tranh cãi về phương hướng hành động mà không làm gì hết trong nhiều năm qua. Các thành phần chống đối thì cho rằng các dự án này tốn kém quá nhiều nhưng không đem lại lợi ích bao nhiêu cho vấn đề hạn hán hay khan hiếm nước như hiện nay.

Dự Luật Số 2.Thiết lập ngân quỹ dự phòng, trả nợ công khố phiếu nhanh hơn và qui định mức độ ngân quỹ dự phòng cho giáo dục.

DL số 2 đề nghị sửa đổi Hiến Pháp Tiểu Bang California nhằm qui định một số điều luật liên quan đến chính sách tài khoá của tiểu bang như sau:

1. Buộc để dành ra khoảng 1.5% ngân sách thâu được, tức khoảng 800 triệu dollar, vào ngân quỹ dự phòng cho tới khi ngân quỹ này đạt đến mức độ khoảng 10% ngân sách tiểu bang, hay khoảng 11 tỉ dollar. Luật hiện nay không bắt buộc phải trích ra bất cứ số tiền nào và ngân khoảng dự trữ chỉ vào khoảng 5% hay 8 tỉ dollar mà thôi.

2. Buộc chi trả từ 800 triệu đến 2 tỉ dollar để trang trãi các nợ nần của tiểu bang như quỹ hưu trí hay nợ các cấp chính quyền địa phương;

3. Khi tiền thuế đầu tư (capital gain tax) gia tăng hơn mức thông thường, một phần tiền sẽ được sung vào quỹ dự phòng cho giáo dục;

4. Gia tăng mức độ quỹ dự phòng cho các học khu lên đến từ 3% đến 10% thay vì chỉ vào khoảng 2% như hiện nay. Dự luật này còn giới hạn mức tối đa mà các học khu có thể để dành tiền trong các ngân quỹ dự phòng.

Qui định mức độ tối thiểu dành ra cho ngân quỹ dự phòng là một chính sách tốt.Ngân quỹ hiện nay thường chỉ vừa đủ với tiền thuế thâu được. Đến khi kinh tế suy sụp đưa đến số tiền thuế thiếu hụt, tiểu bang buộc phải cắt giảm ngân sách hang loạt và đưa đến tình trạng cắt giảm ngân sách bất ngờ, khắc nghiệt và không tính trước được. Duy trì một ngân khoảng dự trữ lớn sẽ giúp giảm thiểu mức độ gia tăng của ngân sách tiểu bang, và có đủ tiền để đáp ứng các nhu cầu cần thiết khi kinh tế đi xuống.

Tuy nhiên, chuyển nhiều tiền vào quỹ dự trữ quá vào lúc này sẽ không đủ tiền trang trãi cho các nhu cầu ngân sách hiện nay, đặc biệt là sau nhiều năm bị cắt giảm rất khắc nghiệt như trong nhiều năm qua tại tiểu bang California.

 

Dự Luật 45. Thủ tục kiểm soát mức chi phí bảo hiểm sức khoẻ.

Dự Luật 45, nếu được thông qua, buộc rằng các hãng bảo hiểm sức khoẻ sẽ phải trình bày hầu hết các thay đổi về quyền lợi và lệ phí bảo hiểm sức khoẻ để được chấp thuận bởi Uỷ Viên Bảo Hiểm (Insurance Commissioner) tương tự như thủ tục đối với các loại bảo hiểm xe cộ và nhà cửa như hiện nay. Dự luật này chỉ áp dụng đối với các bảo hiểm sức khoẻ cá nhân hay nhóm nhỏ.

Hiện nay, hầu hết các giao kèo bảo hiểm sức khoẻ được kiểm soát bởi Bộ Quản Trị Chăm Sóc Sức Khoẻ (Department of Managed Health Care (DMHC) hay California Department of Insurance (CDI). Nhưng cả hai cơ quan này chỉ có thẩm quyền kiểm duyệt chứ không có thẩm quyền chấp thuận hay từ chối. Năm 1988, cử tri tiểu bang thông qua Dự Luật 103 nhằm qui định rằng lệ phí các loại bảo hiểm xe cộ hay nhà cửa phải được chấp thuận hay từ chối qua một quá trình cứu xét hay điều trần công khai. Từ đó, mức chi phí bảo hiểm xe cộ hay nhà cửa tại tiểu bang có phần rẻ hơn so với các tiểu bang khác.

Dự Luật 45 đề nghị rằng các thay đổi về lệ phí bảo hiểm sức khoẻ cũng phải được cứu xét tương tự như  các loại bảo hiểm xe cộ hay nhà cửa. Nếu được như vậy, các thay đổi về chi phí bảo hiểm sức khoẻ chỉ được cho phép nếu không quá đáng, vô lý hay kỳ thị.

Các hãng bảo hiểm đang cực lực chống lại dự luật này vì họ cho rằng thủ tục kiểm soát này cho phép một viên chức chính quyền, đó là Uỷ Viên Bảo Hiểm, quá nhiều quyền hạn duyệt xét các lợi ích hay phương thức chữa trị y tế trong khi đã có một cơ quan chính phủ độc lập - DMHC đảm nhiệm trách nhiệm đó. Trên thực tế, Uỷ Viên Bảo Hiểm là một chức vụ dân cử do dân bầu lên mỗi nhiệm kỳ 4 năm và cơ quan DMHC mặc dầu có thẩm quyền kiểm duyệt, nhưng không có thẩm quyền chấp thuận hay từ chối.

Dự Luật 46. Tăng mức giới hạn tiền bồi thường bất cẩn y tế, thử nghiệm bị rượu hay ma tuý đối với bác sĩ và kiểm chứng hồ sơ cấp toa thuốc dễ bị gây nghiền

Dự Luật 46 đề nghị các điểm sau đây:

1. Tăng mức giới hạn tiền bồi thương bất cẩn y tế lên đến hơn 1 triệu dollar thay vì $250,000 như hiện nay;

2. Buộc các bác sĩ phải kiểm tra hồ sơ toa thuốc của mỗi bệnh nhân trước khi cấp toa thuốc đối với các loại thuốc có thể gây nghiền;

3. Buộc thử nghiệm mức độ rượu bia hay thuốc phiện đối với các bác sĩ trong thời gian phục vụ tại bệnh viện và báo cáo đến Hội Đồng Y Khoa nếu phát giác ra vi phạm.

Dự luật này trộn lẫn nhiều điều khoản lẫn lộn để gây lẫn lộn trong giới cử tri. Đối với mức độ bồi thường bất cẩn y tế, mức độ được giới hạn ở mức $250,000 là để giảm thiểu chi phí bảo hiểm bất cẩn y tế và chi phí bác sĩ nói chung. Các giới luật sư tranh tụng từ lâu vẫn đòi hỏi gia tăng mức độ này vì học sẽ được nhiều tiền lệ phí luật sư hơn.

Đối với thủ tục kiểm chứng hồ sơ toa thuốc, đây là thủ tục cần thiết để đề phòng các bệnh nhân nhận toa thuốc từ nhiều bác sĩ khác nhau trong cùng một thời gian và khả năng gian lận hay lạm dụng thuốc tây. Hệ thống kiểm chứng hồ sơ toa thuốc sẽ được hoàn tất và đưa vào hoạt động vào mùa hè 2015.

Còn vấn đề thử nghiệm lượng bia rượu hay ma tuý đối với bác sĩ, vấn đề có thể được cứu xét trong nội bộ của Hội Đồng Y Khoa nếu có nhu cầu cần thiết.

Các tranh cãi chính của dự luật này đặt trọng tâm vào vấn đề gia tăng mức giới hạn tiền bồi thường bất cẩn y tế, qua đó các nạn nhân về bất cẩn y tế và các luật sư đại diện sẽ được hưởng lợi. Ngược lại, các chi phí y tế sẽ gia tăng vì tiền bảo hiểm bất cẩn cho các bác sĩ sẽ gia tăng, chi phí bác sĩ hay các thủ tục khám nghiệm sẽ gia tăng để đề phòng bị kiện tụng vì bất cẩn.

Bên cạnh đó, các vấn đề kiểm soát hồ sơ toa thuốc hay thử nghiệm mức rượu bia hay ma tuý đối với bác sĩ có lẽ là điều tốt đối với đa số các cử tri. Các thành phần vận động cho Dự Luật 46, đặc biệt là các tổ chức luật sư, hy vọng là các cử tri sẽ hỗ trợ hai điều khoản đó và do đó cũng chấp thuận việc tăng mức giới hạn tiền bồi thường bất cẩn y tế.

 

Dự Luật 47. Giảm Án Tội Nhẹ

Dự Luật 47 đề nghị giảm án phạt một số tội nhẹ, không bạo động hay ma tuý xuống còn tội tiểu hình thay vì tội đại hình như hiện nay. Thêm vào đó, số tiền tiết kiệm được sẽ được dùng để trang trãi cho các chương trình giúp đỡ nạn nhân tội phạm, ngăn ngừa học sinh trốn học, hay chữa trị bệnh tâm thần hay cai nghiện ma tuý.

Theo dự luật này, hầu hết những tội phạm có mức độ thiệt hại dưới $950 như ăn cắp siêu thị, lưu trữ đồ ăn cắp, viết ngân phiếu giả, viết check không có tiền, xử dụng ma tuý phải được truy tố tội tiểu hình. Hiện nay những tội phạm này có thể bị kết tội đại hình và do đó hình phạt ngồi tù sẽ nhiều hơn.

Những thành phần ủng hội cho rằng giảm hình phạt đối với những tội phạm này sẽ giảm bớt thời gian ngồi tù, bớt tranh tụng tại toà án và do đó giảm bớt chi phí cho các dịch vụ này. Chi phí cho một phạm nhân ở tù có thể từ $30,000 đến $50,000 mỗi năm.Những thành phần chống đối thì cho rằng giảm hình phạt đối với những tội này chỉ khuyến khích gia tăng phạm pháp hay thả tù sớm nhiều tù nhân nguy hiểm.

 

Dự Luật 48. Công Nhận Thoả Hiệp Mở Sòng Bài Với Bộ Lạc Người Da Đỏ

Dự Luật 48 nhằm công nhận một thoả hiệp cho phép hai bộ lạc người da đỏ, North Fork Rancheria, thuộc miền Trung California, và Wiyot, thuộc miền Bắc California, được mở sòng bài tại khu vực Quận Madera hay đóng tiền hỗ trợ các bộ lạc khác không có hoạt động cờ bạc. Hoạt động này có thể đem lại chính quyền tiểu bang từ $16 đến $35 triệu lúc bắt đầu và khoảng $10 triệu dollar mỗi năm trong khu vực Quận Madera thuộc miền Bắc California.

Các thành phần hỗ trợ dự luật này cho rằng hoạt động cờ bạc sẽ phát triển kinh tế trong khu vực bộ lạc cũng như những khu vực chung quanh. Các thành phần chống đối thì cho rằng đây là bước đầu tiên để cho phép các bộ lạc da đỏ được mở các sòng bài ngoài khu vực đất bộ lạc của mình và gần khu vực phố xá hay có nhiều đường xa lộ qua lại.