Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

INDIANA UNIVERSITY PRESS

XUẤT BẢN SÁCH NHÃ CA

“MOURNING HEADBAND

FOR HUẾ”

do Olga Dror dịch trực tiếp từ nguyên tác

Việt ngữ “Giải Khăn Sô Cho Huế,”

Indiana Univer-sity Press xuất bản

 

Hơn 45 năm sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, lần đầu tiên sách “Giải Khăn Sô Cho Huế” của Nhã Ca chính thức được dịch sang Anh ngữ và xuất bản tại Hoa Kỳ.

Sách “Mourning Headband for Huế”, được dịch trực tiếp từ nguyên tác Việt ngữ bởi Tiến sĩ Olga Dror, giáo sư sử học của Đại học Texas A&M University, và được ấn hành bởi Indiana University Press. Ấn bản bìa cứng, 336 trang, đề giá $30.00 sẽ chính thức phát hành từ 15 tháng Chín 2014, nhưng hiện đã có thể đặt mua trước trên Amazone.com. Sách sẽ được gửi tới tận nhà với giá đặc biệt giảm 27%, chỉ $21.78.

 

 

Hình ảnh và thông tin anh ngữ về Mourning Headband for Hue: An Account of the Battla for Hue, Vietnam 1968, by Nha Ca (Author), Olga Dtor (Translator) hiện đang được quảng bá trên Amazon.com. Sau đây là phần giới thiệu tác phẩm, tác giả, dịch giả:

“Việt Nam, Tháng Giêng, 1968. Trong khi cư dân Huế sửa soạn mừng Tết, khởi đầu của năm âm lịch, Nhã Ca về thành phố để chịu tang thân phụ. Thình lình, chiến tranh bùng nổ, trùm lấp và đổi thay tất cả. Sau một tháng chiến trận, thành phố đẹp đẽ bị tàn phá và hàng ngàn người chết. Giải Khăn Sô Cho Huế kể lại những chuyện đã xẩy ra trong cuộc Tổng công kích dữ dội của miền Bắc Việt Nam và đây là câu chuyện không mầu mè về cuộc chiến, những kinh nghiệm từ các thường dân bị dìm trong bạo lực.

Nhận định về “Mourning Headband for Hue” Heonik Kwon - tác giả cuốn “Ghosts of Wars in Vietnam” - viết nguyên văn như sau:

"A superb piece of work. I have never encountered anything remotely like it in the voluminous literature on the Vietnam War. Nha Ca's voice is so powerfully immediate, and her caring determined eyes carefully guide the reader into the thick of a chaotic world painfully under seige. A wonderful testimonial history but also a great work of commemoration."

Tạm dịch:

“Một tuyệt tác. Tôi chưa bao giờ gặp bất kỳ tác phẩm nào xa vời như nó trong kho tàng văn chương về Cuộc Chiến VN. Giọng văn của Nhã Ca tới trực tiếp, mạnh mẽ, và đôi mắt quả quyết, chăm chú của bà đã cẩn trọng hướng dẫn độc giả vào bề dày của một thế giới hỗn loạn đang bị bao vây đau đớn. Một mảng lịch sử ghi từ lời nhân chứng tuyệt vời, nhưng cũng là một tác phẩm lớn để tưởng niệm.”

Tác giả Nhã Ca được giới thiệu là một trong những nhà văn danh tiếng nhất của Việt Nam trong hậu bán thế kỷ 20, và ghi nhận là năm 1976, bà và người chồng là Trần Dạ Từ đã bị chế độ mới tại Việt Nam bắt giam. Nhã Ca được thả ra sau 14 tháng tù nhưng Trần Dạ Từ bị tù tới 1988. Sau mấy năm tị nạn tại Thụy Điển, gia đình hiện là cư dân California.

Phần giới thiệu dịch giả cho biết Olga Dror sinh tại Leningrad, tố nghiệp MA về đông phương học tại Leningrad University năm 1987, từng làm việc trong ngành phát thanh bằng tiếng Việt tại Moscow. Năm 1990. di dân sang Irael, học về quan hệ quốc tế và làm việc cho Bộ Ngoại Giao trong Toà Đại Sứ Israel tại Riga, Latvia từ 1994-1996. Sau đó sang Hoa Kỳ học và tốt nghiệp tiến sĩ tại Cornel University năm 2003. Hiện là Bà Olga là Giáo sư về lịch sử tạiTexas A&M University. Thông thạo chữ Việt, chữ nôm, chữ Hán và nhiều ngôn ngữ khác, là tác giả hai cuốn sách nghiên cứu về tôn giáo Việt Nam và Trung Hoa, Tiến sĩ Olga Dror được coi là một trong những học giả am hiểu nhất về văn hoá và lịch sử Việt Nam.

Có thể trực tiếp tìm đọc đầy đủ các thông tin về sách Nhã Ca trên mạng Amazon bằng cách gõ Google mấy chữ “Nhã Ca Books Amazone.”