Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

LÊ CUNG: NIỀM HÃNH DIỆN

CỦA CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM

 

(Chu Tất Tiến – Việt Báo)

(LTS: Nhà văn Chu Tất Tiến — cũng là HLV Judo, Tam Đẳng — trong bài này phân tích về quyền pháp của võ sư Lê Cung.)

 

Hầu như trong thế giới võ thuật, không ai không nghe đến tên Võ Sĩ Lê Cung, mà người Mỹ gọi là “Cung Le”. Hình ảnh “Cung Le” xuất hiện trên trang bìa nhiều nguyệt san về Võ Thuật quốc tế. Tiếng hò la “Cung Le! Cung Le!” luôn luôn nghe rầm rộ tại các võ đài nơi Lê Cung thi đấu, không phải chỉ riêng tiếng của người Việt, vì số người Việt đi xem thi đấu rất ít so với người Mỹ và các cộng đồng khác. Cung Lê đã được coi là Thần Tượng của tuổi trẻ mọi dân tộc sống trên đất Mỹ.

Lê Cung sinh năm 1972, đã từng là Sanshou Kickboxer và thắng Knock-Out (Hạ gục địch thủ) 16 trận, anh không thua trận nào trong giải Quốc Tế Hạng Bán Nặng (Light Heavyweight World Champion). Sau đó, anh đã chuyển sang Mixed Martial Arts là môn đấu pha trộn nhiều trường phái khác nhau. Trong môn này, anh cũng giữ môt “record” là 17-0. Ngày 26 tháng 7-2012, Youtube đã quay lại trận đấu danh dự với Frank Shamrock, tước mất danh hiệu của đối thủ này để trở thành người thứ hai đoạt giải “Srikeforce Middleweight Champion” là môt giải khó nuốt dành riêng cho những người đã từng có nhiều “record” về hạ gục địch thủ (knock-out) mà không phải vì tính điểm bởi giám khảo.

Trong hiệp nhất, Lê Cung đã áp dụng những phối hợp (combination) là đá trước, đấm sau. Điểm đặc biệt của Lê Cung là anh có thể đá rất mạnh, rất cao bằng cả hai chân, trái và phải ngang nhau, trong khi đối thủ của anh thường chỉ dùng chân trái để đá dứ, và đá ngang đầu gối mà thôi. Ngoài ra anh còn cú đạp vào bụng đối thủ khi đối thủ tiến đến gần. Ngay trong hiệp đầu này, Lê Cung đã tỏ ra xông xáo, tấn công liên tục, trong khi Shamrock chỉ nhứ nhứ cú đá nhẹ, bị Lê Cung dùng tay phải gạt ra nhẹ nhàng. Đôi khi Shamrock cũng có những cú phối hợp (combination), tay trái và tay phải liên tiếp, móc vòng vào mặt Lê Cung nhưng không nhiều.

 

 

Có thể nói Lê Cung là một thiên tài có thể sử dụng cả tứ chi, nghĩa là tay trái, tay phải, chân trái, chân phải đều có thể vung ra mạnh ngang nhau, trong khi thường thì các đối thủ chỉ có một bên mạnh và một bên chỉ dùng để nhử đòn. Lê Cung còn có cú đá cạnh sườn (side kick) rất cao. Điều đặc biệt nữa là tùy theo đối thủ, mà Lê Cung áp dụng chiến thuật. Như trong lần đấu với tên Vô địch Tầu Khựa Na Sun, vì biết tên này cao lớn và có những cú đá thần tốc, Lê Cung chuyên trị những đòn gần như ôm, vật, gài chân, quật, ném khiến tên Tầu Khựa này choáng váng, không biết trời đất là gì, phải đứng dựa vào góc đài, hai tay ôm giây, rồi dùng chân đạp ra, y như con châu chấu bị bí lối! (1) Với Shamroc là một đối thủ vừa tầm, và có những cú đấm phối hợp (combination) khá lợi hại, nên Lê Cung lại chuyên dùng chân đá và đạp trước khi tung những cú đấm sấm sét hạ gục đối thủ.(2) Trong hiệp môt, Lê Cung đã hai lần đá vượt qua vai Shamrock và trúng cổ đối thủ, nhưng vì khoảng cách hơi xa, nên hết đà, Shamrock chỉ hơi loạng choạng mà không té. Nếu cú đá này mà gần hơn chừng 1 gang tay, thì nhất định Shamrock đã bị Knock Out từ phút đó. Điều làm cho khán giả vỗ tay nồng nhiệt là thái độ quân tử của Lê Cung. Khi anh đạp Shamrock ngã ngồi xuống, hai tay chới với giơ ra hai bên, anh đã quay lưng bỏ đi, không thèm nhào xuống, đè đối thủ xuống đất mà đấm ngay mặt lúc Shamrock không thể đỡ đòn vì hai tay đã giơ ra hai bên, lộ nguyên khuôn mặt ra làm điểm đánh! Hầu hết các đối thủ khác, nếu gặp cơ hội đó sẽ nhào xuống đấm cho đến lúc đối thủ máu me đầy mặt!

Lê Cung (trang phục mang cờ VNCH) đá trúng vào mặt đối thủ.

http://www.vietbao.com/images/upload/VB/2013/09_2013/10_09/CD/CUNG_LE_striking_a_resized.jpg

Vì cử chỉ đẹp và hào hùng này mà khán giả vỗ tay và hò hét như điên: “Cung Le! Cung Le!”

Trong hiêp hai, Lê Cung lại làm cho Shamrock phải giơ tay hoãn để nhặt cái gì đó (vì camera để khá xa, không nhìn rõ) hình như là cái bảo vệ răng thì phải? Sau đó, thì Shamrock gặp may là đấm được Lê Cung hai quả phối hợp, làm rách mi mắt của Lê Cung, nhưng không gây được hiệu quả gì thêm, vì Lê Cung đã nhồi cho Shamrock cú đap thứ 3 xính vính. Đến hiệp ba cũng là hiệp cuối, Shamrock tung hết toàn lực ra đánh thêm được một cú phối hợp nữa, nhưng Lê Cung đã khôn khéo lách được và lần này, anh đã sử dụng cú phối hợp ghê gớm của anh để kết thúc: Đá bằng chân trái trúng mặt, đấm hai cú liên tiếp, rồi đá ngang thêm một cái nữa khi đã dồn Shamrock vào lưới. Với cú liên hoàn này, Shamrock chúi người xuống, lảo đảo. Trọng tài kéo Lê Cung ra, để Shamrock bước đi thêm một bước nữa thì ngồi xup xuống, ra dấu hiệu là đã bị lọi vai phải, hết chiến đấu!

Tiếng hò la vang động khắp đấu trường cả chục ngàn người! “Cung Le! Cung Le”. Cờ Vàng Việt Nam phất phới tung bay. Lê Cung, vẫn như mọi lần chiến thắng khác, vẫn chiếc quần có cờ Việt Nam Cộng Hòa, quỳ xuống, làm dấu Thánh Giá tạ ơn Chúa, rồi ôm vai bạn bè trong xúc động. Giọng nói anh sang sảng trong Micro: “Cám ơn các bạn! Cám ơn Shamrock, người chiến đấu rất mãnh liệt! Tôi rất hãnh diện được đấu với bạn. Tạ ơn Chúa, Cám ơn gia đình. Cám ơn Lisa, người bạn gái của tôi, cám ơn tất cả!”

Lê Cung là như thế đó. Luôn khiêm nhượng, cám ơn đối thủ và không bao giờ quên: “Cám ơn Cộng Đồng Việt Nam. Thank You Vietnamese Community has supported me!”

Lê Cung quả là một thiên tài làm rạng danh cho cộng đồng Việt Nam hải ngoại.

Chu Tất Tiến.