Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

RA MẮT THI PHẨM

"TÁT CẠN ÐỜI SÔNG"

CỦA PHAN XUÂN SINH

TẠI QUẬN CAM

 

 

Westminster (SGT) Nhóm thân hữu Văn Nghệ Sỹ Quảng Ðà tổ chức giới thiệu thi phẩm "Tát Cạn Ðời Sông" của Phan Xuân Sinh vào lúc 1 giờ chiều chủ nhật ngày 21 tháng 4 năm 2013 tại Viện Việt Học ở số 15355 Brookhurst St. Thành Phố Westminster, CA 92683. Với sựtham dự đông đảo trong giới sinh hoạt Văn Học Nghệ Thuật tại Quận Cam nam California. Nhà thơ Phan Xuân Sinh sinh trưởng tại Ðà Nẵng -Hiện định cư cùng với gia đình tại Houston Texas. Ðã cọng tác các tạp chí Làng Văn, Văn Học, Thế Kỷ 21, Hợp Lưu, Chủ Ðề... các website Da Màu, Tiền Vệ, Văn Chương Việt... và đã xuất bản các tác phẩm: Chén Rượu Mời Người năm 1990 với Sư Mỹ - Ðứng Dưới Trời Ðổ Nát năm 2000, Bơi Trên Dòng Nước Ngược (truyện 2004), Khi Tình Ðang Ru Ðời (thơ 2008), Sống với Thời Quá Vãng (truyện 2009)... Lần đầu tiên Phan Xuân Sinhđến từ Texas để ra mắt thi phẩm "Tát Cạn Ðời Sông" tại Little Saigon - Thủ Ðô Tinh Thần của người Việt tỵ nạn Cọng Sản ởhải ngoại.

Sau phần nghi thức chào cờ, MC. Ngô Yên đến từ Houston TX điều hợp chương trình giới thiệu nhà văn Phạm Phú Minh nhận định tổng quát về thi phẩm "Tát Cạn Ðời Sông" của Phan Xuân Sinh:

" Thưa các bạn,

Hôm nay các bạn cùng tôi chào đón một nhà thơ đồng hương đến từ Texas, anh Phan Xuân Sinh và tập thơ Tát Cạn Ðời Sông mới ra đời của anh. Khi nói mấy chữ"nhà thơ đồng hương" tôi biết mình đã dùng chữ không chính xác, vì không phải tất cả các bạn có mặt hôm nay đều là đồng hương Quảng Nam với anh Phan Xuân Sinh, nhưng tôi xin phép dùng mấy tiếngđó, thứ nhất là chắc số người đồng hương với anh Phan Xuân Sinh trong phòng này cũng khá đông, trong đó có tôi, thứ hai là tôi muốn chia sẻ với tất cả các bạn một vài cảm nghĩ khi đọc thơ anh Phan Xuân Sinh, mà tôi tạm đặt tên là: thơ của người đồng hương.

Hình như mọi chuyện bắt đầuđều không ổn. Bởi vì, thơ là thơ, chứ sao lại có thơ với người đồng hương hoặc không đồng hương? Chắc chắn sẽ có người bắt bẻ ngay như thế, và tôi cũng xin đồng ý ngay lập tức. Ðồng ý ở chỗ Thơ là một hình thái diễn đạt cao nhất của ngôn ngữ con người, đã có từ thượng cổ cho đến nay trên mặt đất, con người đã, đang và sẽ mãi mãi sáng tác thơ, ngâm thơ, bình thơ, xướng họa thơ với một cái cảm hứng rất là phổ quát về các vẻ đẹp chữ nghĩa, chứ không ai cần gắn chặt thơvới một mảnh đất nào, dù là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, mảnh đất quê hương cả.

Nhưng tình quê hương không chỉ được gợi bởi các địa danh. Chính ngôn ngữ, cách nói hàng ngày của một vùng còn có sức mạnh mãnh liệt hơn là tên núi tên sông. Tiếng nói mỗi tỉnh có những cách diễn đạt riêng, có khi rất riêng, chỉmình dân của tỉnh ấy hiểu được, cảm được. Nếu bạn ở Sài Gòn, lâu lâu lên Bảy Hiền chỉ để nghe tiếng nói của dân Quảng thôi, thì bạn sẽ thấy gần gũi với quê nhà hơn, để từ đó bạn sẽ thấy đỡ nhớquê hơn, hoặc ngược lại, nhớ quê một cách quay quắt hơn. Ngôn ngữcủa một địa phương có những chi tiết rất là tế vi, người ngoài lắm khi khó mà hiểu, chưa nói là cảm được. Nhưng những sợi thần kinh của một người đồng hương chỉ thoạt bắt gặp những cái tế vi ấy thì rung lên ngay. Hãy nghe một câu ca dao bình thường:

Sớm mai xách rổ nhổ ngò

Lòng thương bắt chết giả đò ngó lơ

Chắc quý vị nhận ra cái tín hiệu Quảng Nam ở mấy chữ "thương bắt chết". Hình như người Sài Gòn hay Hà Nội không diễn tả cường độ của tình thương --ở đây là tình yêu-- bằng hai chữ "bắt chết", tôi cho đó là mộtđặc sản của Quảng Nam, để nhận rằng câu ca dao đó được sáng tác bởi một đồng hương Quảng Nam rất bình dị của tôi.

Một câu ca dao khác:

Mưa lâm râm ướt dầm lá khế

Hỏi bạn rày để chế cho ai?

Có thể các bạn ở đây đã lâu lắm không nghe đến chữ "để chế", cũng có khả năng một số người quên mất nghĩa nó là gì. Tôi cũng thế, đã lâu lắm từ khi tôi mới bốn năm tuổi, tôi cùng cả gia đình đã "để chế" khi bà nội tôi mất, và từ đó không mấy khi nghe lại tiếng đó. Khi tình cờ đọc thấy câu ca dao này, hai chữ để chế đột ngột kéo tôi vềmột thế giới đã xa khoảng 70 năm, tôi không ngờ nó có sức mạnh nhưthế.

Thưa quý vị, những sức mạnh như thế hiện diện khá nhiều trong thơ Phan Xuân Sinh. Khi viết vềnhững gì thân thiết với quê hương Quảng Nam thì trong thơ của ông lại lộ ra những cách nói của quê mình. Tôi cho đó là những giây phút tác giả sống thật nhất với bản chất của mình, nên như từ vô thức, những ngôn ngữ mà khi đi khỏi quê hương có thể tác giả ít khi dùng tới, thì khi viết những bài thơ này cách nói xưa lại xuất hiện một cách rất tự nhiên, không cần có sự trau chuốt như khi viết về nhữngđề tài khác. Tôi rất cảm động khi đọc bài Ði Thăm Mộ Má trong tập thơ này. Ngay đoạn mở đầu tác giả đã khiến ta sững sờ vì một trùng hợp lạ lùng:

Chiều nay con vào thăm mộmá

Cẩm Hải -nghe tên- lạnh cảngười

Nơi đây xưa chiến trường sôi sục

Nơi đây con gửi lại một bàn chân

Cẩm Hải, mảnh đất quê, nơi chôn giấu hai phần thân thiết nhất đời mình: bà mẹ và một phần thân thể của mình, vốn trước kia do bà mẹ sinh ra. Tác giả đã viết ra những lời tâm sự với mẹ, lời lẽ thân thiết và mộc mạc:

Chưa biết nói má bỏ con đi mất

đời quay tròn như một trái banh

con ngụp lặn giữa vũng sình lầy lội

cố ngoi lên tìm hơi thở trong lành

Họ đá con lăn cù, rơi vào hố thẳm

tát vào đời con xây xẩm mặt mày

dạy cho con cắn răng chịuđựng

tình người như trông tựa khói mây

Tôi có cảm tưởng như nghe lời một đứa trẻ chạy về "mét má" những điều đụng độ với tụi bạn lối xóm, khiến con quay tròn như một trái banh, hoặc họ đá con lăn cù, hay là con bị người ta tát cho xây xẩm mặt mày nhưng vẫn cắn răng chịu đựng... lời lẽ đó hình như mỗi chúng ta đều có lần thủ thỉ với bà mẹ của mình, là người duy nhất trên đời để hết tấm lòng lắng nghe chúng ta bộc lộ những nỗi bất công, khổ sở mà mình gặp phải. Nói với mẹ dĩ nhiên chúng ta dùng tiếng mẹ đẻ, ở mức độ tinh ròng nhất, vì còn ai trên đời có thể hiểu ngôn ngữ ấy hơn bà mẹ của chúng ta, người đã dạy cho chúng ta ngay từ đầu đời chính tiếng nói ấy?

Và cảm động nhất là những lời lẽ cuối:

Thôi giữ dùm con bàn chân phải

để nó nằm yên với má trong tay

như ngày xưa má từng ôm con vậy

bây giờ con đã cao chạy xa bay

Lâu lâu con lại về thăm má

cũng nơi đây chôn kín một bàn chân

nếu nhớ con, má ôm vào lòng ấp ủ

má cứ vuốt ve vì nó chính là tình thân.

Tác giả đã nhìn ra một giải pháp tuyệt vời để giải quyết những bất hạnh của đời mình, là mẹmất sớm, và vừa mới ra chạm mặt với đời đã bị mất một bàn chân ngay trên vùng đất mẹ mình an nghỉ. Người con đã nhờ mẹ giữ lại bàn chân ấy, như một dấu tích của chính mình. Một giải pháp vô cùng nhân hậu sẽ làm vơi đi nỗi khổ cho thế giới bên này lẫn thế giới bên kia.

Một bài thơ khác, cũng là lời đối thoại với một người đã chết, cũng với lời lẽ rất mực chân thành, đó là bài Ði dự đám giỗ nhà thơ Vũ Hữu Ðịnh. Vũ Hữu Ðịnh là nhà thơ xứ Quảng, rất nổi tiếng với bài thơ Em Pleiku má đỏmôi hồng mà Phạm Duy phổ nhạc. Ở đây có hai yếu tố khiến ngôn ngữthơ của tác giả trở nên đầy cảm hứng và gần gũi, một là "thương người đồng điệu" và hai là... đồng hương. Thương người đồng điệu là tiếng của Chu Mạnh Trinh nói về nàng Kiều "ta cũng nòi tình thương người đồng điệu" thì nay Phan Xuân Sinh nói với VũHữu Ðịnh nào có khác gì, người làm thơ không thuộc nòi tình thì thuộc nòi gì? Vâng, họ là nòi tình cả, nhưng phong cách ở đây hơi khác:

Nghe ông khi xưa chết vì say

ngày giỗ ông, ghé qua (bưng rượu tới)

ta cảm ông như người tri kỷ

mời ông một chung để tỏlòng thành

Phong cách ở đây là những nhà thơ ưa uống rượu, thơ với rượu là hai thứ từ xưa đến nay rất khắng khít với nhau. Bắt đầu từ chiếu rượu thì không biết bao nhiêuđiều để nói, và trong cung cách rượu vào lời ra thì ngôn ngữ trởnên hào sảng và chân thành, nhất là khi họ là người đồng hương với nhau, cùng dùng chung một giọng nói. Tôi vẫn để ý những người làm thơ cùng quê với nhau thì dễ thân nhau, lớp trước những người như Bùi Giáng, Tạ Ký, Tường Linh tại Sài Gòn đối đãi với nhau như anh em một nhà vì họ cùng xuất thân từ vùng đất Trung Phước của huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Lớp sau, tôi nghĩ cũng vậy, những Thành Tôn, Phan Xuân Sinh, Hoàng Lộc, Thái Tú Hạp cũng vẫn có nhiều điểm gần gũi nhau. Cái đó tự nhiên, ngoài cái tình tự quê hương và cùng trang lứa, họ còn chia sẻ nhau về nguồn cảm hứng và ngôn ngữ trong thời đại của mình. Cho nên Phan Xuân Sinh về thăm Việt Nam, dù có vẻ không quen biết VũHữu Ðịnh từ trước, vẫn đến dự đám giỗ và viết những vần thơ rất thân tình cho người thi nhân đồng hương đã quá cố.

Ông chọn cho mình một chỗdấn thân

như người "khách lạ đi lên đi xuống"

thơ và rượu nổi đình nổiđám

hai thứ này, nó quật ông quay

Trên bàn rượu ngất ngưỡng cơn say

đời khiến ông trầm trầy trầm trật

vẫn cố tật chiều say tối xỉn

đắm mình sâu qua mấy cuộc chơi.

*

Thưa quý vị,

Yếu tố quê hương hằn sâu trong tâm khảm mỗi người đã có thời kỳ dài sống trên quê hương mình, và tôi nghĩ những vết hằn đó sẽ không phai nhạt trong suốt cuộc đời của chúng ta. Trái đất bây giờ đã trở nên nhỏ bé, một người Quảng Nam rời quê vào sống ở Sài Gòn, hoặc xa hơn, ở đất Mỹ,nếu muốn đều có thể về thăm quê không mấy khó khăn. Nhưng cái lòng nhớ quê không vì thế mà phai đi, dù vẫn có thể về đứng bằng chính đôi chân mình trên mảnh đất quê, sở dĩ có điều đó là vì chúng ta vẫn mang một quê hương trong tâm thức. Một bạn trước 1975 đi học ởÐà Nẵng chẳng hạn, bây giờ về lại thành phố đó sẽ thấy một sự đổi thay quá lớn lao, một mặt bạn ấy sẽ bị choáng ngợp với nhiều thán phục, một mặt có thể vẫn tiếc nuối những hình ảnh thành phốcũ thời mình còn đi học. Biết làm sao được, bộ nhớ của chúng ta đã ghi nhận tất cả hình ảnh, âm thanh, tình cảm của thời trẻ tuổi ấy, và khi ta càng lớn tuổi, những ký ức ấy càng hiện rõ.

Hình như cũng chính vì lý dođó mà tôi chọn khía cạnh quê hương khi nói về thơ Phan Xuân Sinh. Có thể đó chỉ là một khía cạnh nhỏ thôi trong tập thơ Tát Cạn Ðời Sông ra mắt ngày hôm nay, bên cạnh nhiều đề tài đặc sắc khác, về tình yêu, về thời sự vân vân, nhưng những nét quê hương đó làm tôi cảmđộng, và tôi chia sẻ cùng quý bạn đôi điều đồng cảm. Thế giới chữnghĩa thì mênh mông, bắt gặp một cụm mây đồng cảm giữa cái mênh mông đó, thật là một may mắn đối với tôi.

Xin cám ơn thi sĩ Phan Xuân Sinh đã cho tôi cơ hội chia sẻ một chút tình cảm có lẽ rất xưa cũ."

Tiếp theo Nhà văn Ðỗ Xuân Trúc đã lên diễn đàn phát biểu cảm nghĩ khá dài về thi phẩm Phan Xuân Sinh: "... Với Phan Xuân Sinh là người thích tửu lượng để giải sầu cho thế sự cho thân phận cho bằng hữu tử sinh như tâm trạng Bá Nha Tử Kỳ... Rượu như hơi thở.Còn sống còn rượu, còn thơ. Rượu vào ra thơ và đúng như thế những bài thơ bật ra từ hơi rượu thật đầy chất hào khí ngông nghênh lãng tử thật dễ thương..."

Ðến phần tác giả tâm sự: "Tập thơ TÁT CẠN ÐỜI SÔNG nầy xuất bản được, tôi thành kính cám ơn vong linh cậu út tôi. Cám ơn nhà thơ Kiều Uyên, người bạn vừa thơ vừa thân từ thời xa xưa, trải qua một thời dâu bể, di chuyển chỗ sinh sống nhiều lần vẫn giữ được. Cám ơn gia đình tôi còn ở Việt Nam, gìn giữ những bài thơ viết tay trước 1975 đến 1990. Và cuối cùng cám ơn người tôi yêu quý, cám ơn Thiên Nga tạo điều kiện và khuyến khích tôi viết.

Từ lâu, tôi muốn tránh xa các vấn đề thời sự, mặc dù mỗi lần trong nước xẩy ra những sự cố đáng tiếc. Tôi nghĩ mọi việc nó sẽ tốt đẹp hơn, sẽ mang tới người dân một đời sống thoải mái. Thế nhưng mòn mỏi vẫn không thấy được sự an nhàn trong cuộc sống. Dùng những quyền lực đè beopj những tiếng nói lương tâm, gây nên những bất công. Tôi cảm thấy những bức xúc của mình càng ngày càng lớn. Tôi không làm chính trị, nhưng không thể chịu đựng được nữa khi lương tâm đòi hỏi tôi phải lên tiếng những gì mà tôi cảm thấy bất công. Việc làm của tôi cũng chỉ là viên sỏi làm chao động mặt nước hoặc nhỏ nhoi như cơn bão trong tách trà. Nhưng ít ra tôi cũng nói lên được sự thật, sự cay đắng của chính mình đã trông thấy. Kính xin bạn đọc đừng hiểu lầm rằng tôi muốn làm chính trị:.

Xen kẽ giữa các thân hữu phát biểu có phụ diễn ngâm thơ và ca nhạc xuất sắc đã tạo nên một không khí văn nghệ thật ấm cúng thân mật và tình nghĩa anh em.

Quý vị muốn có những tác phẩm Phan Xuân Sinh xin liên lạc: Phan Xuân Sinh 12530 Hunting Brook Dr. Houston TX.

77099 - USA. Email: pxsinh@yahoo.com