Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

THÁI TRỌNG LAI VỚI

TUYỂN DỊCH THƠ CHỮ HÁN

CAO BÁ QUÁT

 

letamanh

 

 

Chiều Chúa Nhật, 23 tháng 9 năm 2012, Viện Việt Học, tọa lạc ở góc đường Brookhurst & Mc Faden, đã diễn ra một buổi  “Ra Mắt Sách” mà không có mặt tác giả. Đây là lần ra mắt sách hiếm thấy trong giới Văn Học, không có “Nhân vật chính” là GS Thái Trọng Lai  xuất hiện!                    

Sách  được mang tên: “Tuyễn Dịch thơ  Chữ Hán Cao Bá Quát” của tác giả là Giáo Sư Thái Trọng Lai đang ở Việt Nam. Giáo Sư Thái Trọng Lai, được biết, sau khi tốt nghiệp tại Viện  Đại Học Huế, đã là bậc thầy về khoa Hán Văn .

Giáo Sư Lê Văn Khoa nói về thân thế của Tác Giả: GS Thái Trọng Lai, tác giả tập Tuyển Dịch Thơ Chữ Hán Cao Bá Quát, tên thật là Ngô Văn Lại, sinh năm 1933, một người suốt đời lận đận. Ông rất trực tính, vì trực tính nênbị các bạn học ví đánh chỉ vì tưởng ông là “bè Đảng” nhà Ngô. Là sinh viên, ông dám nói với giáo sư Lê Hữu Mục: "Thầy viết không bằng em đâu, nhưng có điều thầy hơn em là thầy có phu nhân tuyệt đẹp”. GS Thái Trọng Lai hao hao giống nhân vật” kiệt xuất” về thơ và “ngông” là Tiên sinh Cao Bá Quát. Chính vì thế mà tác giả “Tuyễn  Dịch Thơ Chữ Hán Cao Bá Quát” đã rất xuất xắc, quá xúc tích trong từng lời từng chữ, từ Hán Văn chuyễn qua tiếng Việt.

Giáo Sư Lê Văn Khoa

 

Tác giả đã từng bị đuổi học giữa khóa ở Viện Hán Học Huế cũng vì tánh gàn bướng của mình, nhưng lại là người liên tục sáu lần đạt điểm trúng tuyễn cao nhất, trong các kỳ thi văn hóa. Thời bấy giờ, rất nhiều người ước mơ được du học, ông lại từ chối thiện tâm của GS Lê Hữu Mục, “Phó Chủ Tịch Hội Đồng Du Học” đề cử du học Hoa Kỳ

Năm 1963, tác giả Thái Trọng Lai là người đầu tiên  khám phá ra 128 cách đọc bài thơ chữ Hán làm theo thể hồi văn kiêm liên hoàn xuất hiện dưới triều vua Thiệu Trị.(1840-1847). Có thể nói tác giả là một “thầy giáo” chuyên nghiệp: Từ các trường Tiểu Học, 17 trường Trung Học từ Đà Nẳng cho đến Huế rồi Khánh Hòa! Sau 1975, Tác Giả đã ở lại, nhưng những tác phẩm của ông đã bị “Nhà Nước tiếm đoạt”, đổi tên tác giả và in sách của ông mà không hề có tên ông…

Theo GS Lê Văn Khoa, người bảo trợ buổi ra mắt sách của GS Thái Trong Lai, tại Viện Việt Học: Tác Phẩm đang được ra mắt tại Nam Cai là do bạn bè tiếp tay in và xuất bản thay cho tác giả. Hiện giờ tác giả sống rất khó khăn với tuổi thọ gần 80 ở quê nhà!

Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm nói về tác phẩm và những liên hệ thơ Hán Đường trong văn hóa Việt. Bài nói chuyện của GS Sâm được theo dỏi và hoan nghênh vì những lập luận rất phù hợp với cá tính dân tộc. Theo  ý của GS Nguyễn văn Sâm:

Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm

 

 “Người Việt dính dáng với văn chương thơ phú của Việt Nam đa số thích thơ Đường. Ai có tâm hồn nghệ sĩ hơn và đam mê hơn thường nghêu ngao ngâm nga thơ của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Xương Linh, Mạnh Hạo Nhiên, Liễu Tôn Nguyên, Bạch Cư Dị… để tự mình tìm tòi cái hay đẹp của chính nguyên tác. Vẫn chưa đủ, họ nghiền ngẫm bài dịch các bài thơ nầy để mong hiểu thêm nữa mà khi đọc nguyên tác chưa hiểu hết ý. Có người lại dùng thời giờ và sở học của mình dịch từng tập dầy thơ Đường ra quốc ngữ để cho riêng mình thưởng thức. Họ rất sung sướng khi thấy một chữ mình dịch thiệt là đắc thể, đúng chỗ, lột được ý của nguyên tác. Thậm chí có người không biết chữ Hán hay lỏm bỏm vài ba chữ cũng nhảy vô dịch, căn cứ trên những bản dịch có sẵn từ trước, thay đổi một vài chữ hay một vài nhóm từ. Cách dịch dễ nhứt là căn cứ trên bản dịch của ai đó giúp mình hiểu ý bài thơ làm căn cứ rồi diễn dịch lại bằng câu thơ mà vần làvần của nguyên tác. Cách nầy phổ thông nhứt khiến cho có cảnh tượng mà tôi không biết là đáng vui hay buồn: anh dịch, tôi dịch, nó dịch, chúng ta cùng dịch thơ chữ Hán…”

“Ta, nếu có sở học, nếu có thời giờ, nên trở về với cái thật sự là thành phần gia tài của dân tộc màdịch thơ chữ Hán của người Việt Nam. Thơ chữ Hán của Việt Namcó nghệ thuật và có dính dángđến sinh hoạt văn hóa hay tâm tình thiệt sự của người Việt không nhiều gì, bởi vì, phải thú thiệt một điều đau lòng là, một phần lớn loại thơ nầy được sáng tác để thù tiếp bạn bè hay sáng tác lúc trà dư tửu hậu, vui chơi với kỷ thuật hơn là biểu lộ tâm tình ẩn náo trong lòng người làm thơ. Còn lại thiệt sự có thể kể rachừng năm bảy chục tậpthôi. Nếu coi số lượng đó là gia tài văn chương chữ Hán của người Việt Nam thì thiệt là quá ít, nghĩa là nghèo bàn, khiêm tốn. Thế mà chúng ta không mấy ai biết đến chúng một cách tường tận trong khi thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ và các thi nhân sau đó có cả trăm nhà với cả chục ngàn bài mà quá nhiều người biết, quá nhiều tập thơ dịch công phu và tài hoa… Chuyện của nước người sao mà nhanh nhẩu, còn chuyện của nước ta sao mà thờ ơ thế. Đã đến lúc nên suy nghĩ lại, có đáng chăng bỏ phí thời giờ và tâm huyết vô lo cho đứa con của hàng xóm có cha mẹ đầy đủ trong khi vợ chồng mình thiếu trước hụt sau lại chẳng lo cho con mình?...”

“Thơ chữ Hán của cácthiền sư đời Lý(Khánh Hỷ, Bảo Giác, Huyền Quang, Pháp Loa, ..), các vịminh quân đời Trần(Trần Thái Tôn, Trần Thánh Tôn, TRần Nhân Tôn, Trần Minh tôn…) và gần đây là cácthi sĩ thứ thiệtnhư Nguyễn Du, Nguyễn Trải, Nguyễn Xuân Ôn, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định (Gia Định Tam Gia), Kiều Oánh Mậu, Kỳ Đồng, Ngô Thế Vinh, Ngô Đình Thái, Dương Khuê, Dương Bàng…vẫn chưa được dịch hết, đó là chưa kể có tác giả chưa từng được dịch bài nào, khiến cho cái tên ta nghe tường chừng họ là người Trung Quốc..…

Cái khổ ta là nước nhỏ, văn hóa thì chịu ảnh hưởng của nước lớn, chữ viết cũng lấy của họ làm của mình trong thời gian dài. Bây giờ thì con cháu dầu xa lạ với thứ chữ đó nhưng gia sản văn hóa của ông cha không thể xổ toẹt, coi như không có. Ai có chút Hán học, phải bỏ công dịch tác phẩm chữ Hán của người Việt Nam ra chữ quốc ngữ.

Đó là chuyện phải làm.”

Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm đặc biệt ca ngợi tác giả Thái Trọng Lai về khuynh hướng dịch thơ chữ Hán của các tác gia Việt Nam ra tiếng Việt; mà cuốn sách đang ra mắt mọi người mang tên “Tuyễn dịch thơ chữ Hán Cao Bá Quát” là tiêu biểu.

Đặc biệt, Luật Sư Trần Thanh Hiệp, từ Pháp Quốc, đã phân tích cái ngông của Cao Bá Quát. Theo LS Trần thanh Hiệp: Cao Bá Quát là người đầu tiên ở VN, vào hai thế lỷ trước đã dấu tranh cho hai chữ “tự do”. Thời kỳ phong kiến, mọi ý kiến của kẻ sĩ và người dân bị bóp nghẹt bởi kẻ quyền thế trong bộ máy bảo hoàng. Kẻ sĩ có những tư tưởng cải cách, canh tân dất nước dều bị bịt miệng. Thế cho nên những vầng thơ Cao Bá Quát đều mang hơi hướng “cuồng ngông phản động”!

Luật Sư Trần Thanh Hiệp đã phân tich và nói lên được nổi lòng kẻ sĩ trong mọi thời đại. Ngày nay, theo ông, kẻ sị đấu tranh cho tự do dân chủ trong nước đang giống như thời Cao Bá Quát, đang vùng lên bằng nhiều hình thức…

Buổi ra mắt sách “Tuyễn Dịch Thơ Chữ  Hán Cao Bá Quát” của tác giả Thái Trọng Lai tại Viện Việt Học trở thành đề tài “nóng” với tinh thần “về nguồn”. Hoan nghênh Giáo Sư Lê Văn Khoa, Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm, Luật Sư Trần Thanh Hiệp và những thân hữu văn nhân hiện diện. Viện Việt học đã góp phần làm sáng tỏ tinh thần tự chủ trong ý tưởng “về nguồn” mà tinh thần Cao Bá Quát đã thể hiện trong tác phẩm mà GS Thái Trọng Lai dịch từ Hán Văn!

letamanh