Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

THI SĨ HỒNG KHƯƠNG

GIỚI THIỆU BỘ SÁCH:

THI VĂN TUYỂN TRẦN GIA,

 Á NAM

VÀ TẬP THƠ SUỐI LÀNH

 

Westminster (Vân Giang) - Chiều Chủ Nhật 15-7-2012 lúc tại hội trường Viện Việt Học Nam California, Thi Sĩ Hồng Khương, Hội Trưởng Hội Văn Hóa Việt Nam tại Phila đã đến Nam Cali. giới thiệu "Thi Văn Tuyển Trần Gia - Á Nam và Tập Thơ Suối Lành" của gia đình và thân phụ bà là nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải.

Đây là dịp để đồng hương Việt Nam, các thân hữu và những người yêu thơ văn Việt Nam có dịp ôn lại những dòng thơ của cố thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải dù đã biết hay chưa biết về thân thế sự nghiệp của một Người được giới phê bình văn học xem như một thi sĩ và dịch thuật trong văn học sử nước nhà!

Điều hợp chương trình Nghệ sĩ Bích Ty và Nhà thơ Y Cao Nguyên.

Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, phút mặc niệm do Ban Hợp Ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ phụ trách.

Tham dự buổi giới thiệu thơ có qúy văn Thi Hữu, thân hữu, một số đại diện các hội đoàn, đoàn thể, các cơ quan truyền thông.

Mở đầu chương trình Nhà Thơ Vũ Lang, Chủ Tịch Câu Lạc Bộ Thi văn Tao Đàn Hải Ngoại lên chào mừng và cám ơn quan khách hiện diện.

Tiếp theo nhà Biên Khảo Lịch Sử Phạm Trần Anh lên giới thiệu Thi Sĩ Hồng Khương cùng thân thế và sự nghiệp Văn học của Trần Gia Á Nam Trần Tuấn Khải trong phần phát biểu có đoạn ông nói: "...Văn hào Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894 tại huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định, là một người thông minh, hiếu học được thân phụ là cử nhân Văn Hoán Trần Thụy Giáp dạy dỗ nên năm 14 tuổi đã dịch bài Ái Quần trong quyển Ấu Học Tân Thư, được quan Án sát khen là "Khẩu khí thần tình sẽ trở thành người có ích cho xã hội." Lớn lên ông viết văn, làm thơ, làm báo và dịch thuật với các bút danh: Côi Hoàng Khách, Đông A Thi, Tiểu Hoa Nhân, Đông Minh, Lâm Tuyền cư sĩ, Giang Hồ Tản Nhân và bút hiệu chính là Á Nam. Năm 1920, Á Nam in tập thơ đầu tay là Duyên Nợ Phù Sinh năm 1925 xuất bản tiểu thuyết Hồn Hoa và Gương Bể Dâu... Năm 1926 ông in tập thơ Bút Quan Hoài gồm những bài thơ bi hùng về lịch sử Việt để kích động lòng yêu nước của đồng bào nên bị thực dân Pháp cấm lưu hành và tàng trữ... Sau hiệp định Genève, Á Nam Trần Tuấn Khải vào Nam viết văn dạy học và làm chuyên viên dịch thuật của Phủ Quốc Vụ Khách Đặc trách Văn Hóa. Chính thời gian này nhà văn đã miệt mài dịch các tác phẩm giá trị như Thủy Hử, Đông Chu Liệt Quốc, Tam Tự kinh, Gia Huấn Tứ Tự Kinh, Ức Trai Tướng Quân Di Tập, Dư Địa Chí, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Đồng thời biên soạn các tác phẩm Ngụ Ngôn Cổ Việt, Phép Làm Thơ Văn, Xử Thế Châm Ngôn, Xử Thế Luân Lý, Nét Xuân Thu... Thơ Trần Tuấn Khải không chứa đựng triết lý bí hiểm, tư tưởng cao siêu, nó giản dị như một chân tình, nó rõ ràng như sự phơi bày trọn vẹn cả tấc lòng. Người đọc dễ dàng đạt ý và rung động qua trực cảm vì Á Nam đã tạo thơ mình bằng nhạc điệu quen thuộc của dân tộc, cho nên sức truyền cảm rất bén nhạy. Khảo sát thơ ông, chúng tôi bắt gặp đó đây những tư tưởng đã thành châm ngôn và cũng không ngoài việc gieo vào lòng người một ý chí bất khuất, một hùng khí ngùn ngụt, một nghĩa vụ thiết yếu của con người đúng với danh nghĩa "làm người" của nó...

Trước khi mất, năm 1982 văn thi sĩ Á Nam đã viết cho con gái mấy câu thơ sau: "Hồng Khương hai chữ vẻ vang thay, Nhờ đức tiền nhân để lại đây. Đạo học vốn theo gương Tổ phụ, Văn chương mong góp mặt Đông Tây..." Vâng thưa quý vị, người con gái đó là nữ thi sĩ Hồng Khương mà tôi được hân hạnh giới thiệu hôm nay.

Thi sĩ Hồng Khương còn có tên là Trần Thị Mai Hương là con thứ sáu của Cụ Á Nam Trần Tuấn Khải. Ngay từ nhỏ Hồng Khương đã ưa thích văn thơ... Bài thơ "Dỗ Em": "Nín đi, chị bế em cưng. Em đừng khóc nữa chị mừng em ơi... Bây giờ giữa buổi giao thời , Lòng đau ruột thắt rối bời tâm can. Em ơi ai xẻ giang san, Máu hờn lênh láng tiếng than mãi còn. Em ơi thật chị quá buồn, Con sông Bến Hải nỗi hờn sử xanh. Em ơi mau lớn học hành, Cố tâm rèn luyện để nhanh giúp đời..."

Tiếp theo Nữ Thi sĩ Hồng Khương với chiếc áo tứ thân rất duyên dáng lên cám ơn quan khách và ngọt ngào ngâm hai bài thơ "Anh Khóa" của thân phụ và "Giữ con cháu nơi xa" của thân mẫu.

Ngoài ra còn có nhiều diễn giả được mời lên phát biểu cảm tưởng về buổi giới thiệu sách như Dược Sĩ Vũ Văn Tùng, Chủ Tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Nhà Văn Nguyễn Hữu Của, Chủ Tịch Văn Bút Hải Ngoại Nam California.

Chương trình văn nghệ giúp vui do một số nghệ sĩ thân hữu và Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đảm trách.

 

 

Thi sĩ Hồng Khương trong ngày ra mắt sách