Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

Việt Học Ra Mắt 2 Tác Phẩm Của GS Nguyễn Văn Sâm

Hai tác phẩm mới của GS Nguyễn Văn Sâm ấn hành bởi Viện Việt Học là: "Người Hùng Bình Định: Nổi Loạn Truông Mây," một thơ tuồng chữ Nôm độc đáo về một tướng cướp, chuyên lấy của nhà giàu để chia cho nhà nghèo, và rồi sau cuộc khởi nghĩa đã bị quân triều đình dập tắt; và "Quê Hương Vụn Vỡ," tập truyện ngắn, phần nhiều là bút ký, nội dung hầu hết ghi lại những gì tác giả nhìn thấy trong thời hậu nội chiến, mang nhiều nỗi đau thời thế.Sau phần MC Hồng Nhung giới thiệu, cô Kim Ngân đã nói sơ lược về tiểu sử GS Nguyễn Văn Sâm, người suốt đời gắn bó với nghề sư phạm, từ Việt Nam trước 1975 (dạy ở trường Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho, Pétrus Ký, Đại Học Văn Khoa (Sài gòn) và các trường Đại Học Vạn Hạnh, Cao Đài, Hoà Hảo, Cần Thơ) và sau 1975 đã đi dạy tại một đại học Hoa Kỳ trước khi về hưu, nhưng đã cầm bút sáng tác văn học vì bị thôi thúc phải nói lên sự suy nghĩ của mình về quê hương và thân phận người Việt, ngay trên quê hương, hay lạc loài tha hương.
Diễn giả đầu tiên là nhà văn Phan Tấn Hải, Chủ bút nhật báo Việt Báo và là tác giả một số tác phẩm văn học và nghiên cứu đạo học. Diễn giả, tự nhận là một học trò cũ của GS Nguyễn Văn Sâm, đã trình bày một số điểm độc đáó của thơ tuồng "Người Hùng Bình Định: Nổi Loạn Truông Mây," có nội dung tóm lược như sau.
Chính sử không viết gì về nhân vật Chàng Lía, và cũng không viết gì về cuộc nổi loạn Chàng Lía. Tuy nhiên, có một nền văn học truyền khẩu, bản văn dài tới gần 1,350 câu thơ được hát và diễn qua nghệ thuật sân khấu, lưu diễn từ làng này qua xã nọ tại Bình Định và nhiều tỉnh Miền Trung. Và tập thơ tuồng Chàng Lía, còn gọi là Văn Doan Diễn Ca, đã nuôi sống nhiều gia đình nghệ sĩ tuồng trong một thế kỷ rưỡi. Trong khi đó, nền văn hóa vào cận thời lúc đó có tập Chinh Phụ Ngâm dài 483 câu thơ, ai cũng biết tác giả là Đặng Trần Côn, và Truyện Kiều ai cũng biết tác giả là Nguyễn Du. Tại sao Chàng Lía không có trong chính sử nhưng lại được vinh danh trong tập thơ tuồng? Vấn đề là, Chàng Lía chỉ là người nổi loạn, và không triều đình nào ưa thích người nổi loạn. Và khi dẹp loạn xong, là xóa luôn hình ảnh Chàng Lía trong lòng người dân.
Tuy nhiên, người soạn ra 1,350 câu thơ để trở thành bản Văn Doan Diễn Ca lại ẩn danh, có thể suy đoán rằng tác giả không muốn bị triều đình bắt về tội ca ngợi cuộc nổi loạn. Thêm nữa, để cho các gánh hát lưu diễn thơ tuồng naỳ mà không bị triều đình bắt tội, tác giả phải cho Chàng Lía các tật xấu như ăn trộm ăn cắp, tính tình hung hăng, và háo sắc, nên mới trúng mỹ nhân kế để bị vây ở Truông Mây. Nhưng cái chết cũng cho thấy tấm lòng Chàng Lía luôn nghĩ tới người khác: chàng tự cắt đầu và bảo bác tiều phu là hãy mang đầu ra trình quan triều đình để lãnh thưởng.
Đặc biệt, nhà văn Quách Tấn trong cuốn Nước Non Bình Định đã xem Chàng Lía như một nhân vật có thật, và gọi đó là một hiệp sĩ áo vải. Hiện nay, mộ Chàng Lía ở Truông Mây, Bình Định, đang hoang tàn, huyện Hoài Ân xin bảo tồn như di tích lịch sử nhưng chưa được phép. Nhưng, theo diễn giả Phan Tấn Hải, Thơ tuồng Chàng Lía là một tượng đài trong lòng người dân Bình Định, và bản văn được nhà nghiên cứu chữ Nôm Nguyễn Văn Sâm sưu tầm và giới thiệu đã tuyệt vời dựng lên một tượng đài Chàng Lía trong nền văn hóa Chữ Nôm thích nghi với ngôn ngữ thời đại.
Nhà bình luận Đặng Phú Phong đã trình bày ý kiến, nói rằng văn học truyền khẩu trong thời loạn là cách duy nhất để lưu truyền các ký ức lịch sử mà nhà cầm quyền cấm. Thí dụ, như bài Văn Tế Tây Sơn chỉ được học trọn bài là vị Chánh Tế để đọc trong buổi tế lễ thường niên, và bài này chỉ truyền cho vị Chánh Tế kế tiếp... vì thời Nguyễn Gia Long lên nắm quyền là xóa sổ tất cả những gì liên hệ tới anh em nhà Tây Sơn. Do vậy, Thơ Tuồng Chàng Lía là đặc chất Bình Định. Ông cũng nêu lên rằng, làm được tập thơ tuồng Chàng Lía như tác giả Nguyễn Văn Sâm là một công trình độc đáo, không ai khac1 làm nổi.
Kế tiếp, ca sĩ Hồng Tước đã trình diễn 2 ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Phúc. Cô Kim Ngân trong phần giới thiệu đã nói rằng Viện Việt Học có duyên may khi gặp 2 nghệ sĩ tuyệt vời này, và 2 ca khúc "Lời Mẹ Khẽ Ru" và "Mơ Trong Nỗi Nhớ" do Nguyễn Ngọc Phúc sáng tác đã mang tinh hoa dòng nhạc thoang thoảng tiền chiến, và đã ca ngợi xuất sắc tình mẹ và vẻ đẹp quê hương. Với đệm đàn do nhạc sĩ Ngô Tín, ca sĩ Hồng Tước đã trình diễn với goịng ca rất mực chuyên nghiệp. Sau đó, cũng tương tự như thế, ca sĩ Hàn Phúc và ca sĩ Mai Dung cũng đã trình diễn những ca khúc về quê hương. Một lời phải nói trung thực: Viện Học đã có các nghệ sĩ trình diễn không thua các nghệ sĩ nhà nghề chút nào.
Tiếp theo, cô Kim Ngân giới thiệu diễn giả Trần Phong Vũ, từng là nhà giáo dạy nhiều trường ở VN trước 1975, như Nguyễn Bá Tòng, La San Tabert và rồi khi ở hải ngoại là Chủ Bút Đường Sống, Diễn Đàn Giaó Dân, đã xutấ bản 8 tác phẩm ở hải ngoại.
Diễn giả Trần Phong Vũ nói rằng tác giả tập truyện ngắn Quê Hương Vụn Vỡ đã làm ông say mê, không chỉ là văn phong độc đáo kiểu Nam Bộ, mà còn hiển lộ vững vàng nhiều phương diện như lập trường vững, thấy rõ quê hương Miền Nam.
Ông nói rằng có nói về cuốn Quê Hương Vụn Vỡ cả ngày cũng không hết, vì từng dòng trong sách đều mang cả những tâm tình tác giả, như các dòng thơ đầu sách:
Quê hương vụn vỡ lòng man mác,
Đất nước tan hoang dạ ngậm ngùi.
Trần Phong Vũ nói rằng từng trang một đã mang những cái tên đặc sệt Miền Nam: Sáu Hấu, Tư Thẹo, Năm Đơn, Hai Hớn... cả một bầu trời Miền Nam.
Trong đó, diễn giả Trần Phong Vũ nói, ông thích nhất là truyện "Viên Ngọc Bali," trong đó tác giả viết sau khi đi tàu du hành trên biển Bali của Indonesia. Nhân vật chính gặp một thiếu nữ trông mặt như lai Việt Nam. Trong khi ngồi nơi bàn đánh bài trên tàu du hành, tác giả ngâm mấy câu thơ cổ, trích từ bài thơ của Đạm Phương Nữ Sĩ, cháu nội vua Minh Mạng:
Côn Lôn mờ mịt mấy ngàn,
Thầy đi để lại một đàn con thơ.
Cô thiếu nữ người Bali nhận ra đó là thơ bà ngoại ru cô hồi nhỏ, vì ông cố của cô là người Việt chống Pháp, bị bắt giam ở đảo Côn Lôn, và rồi vượt ngục, thoát sang đảo Bali và kết hôn với 1 cô gái điạ phương. Cô người Bali nửa đêm voà phòng tác giả trên tàu để tâm sự, nói rằng bà ngoại trước khi chết đã dặn cô là nên tìm người Việt để kết hôn. Cô mới đây đã thăm Việt Nam, tới tỉnh Vĩnh Long, quê hương ông cố của cô. Nhưng toàn là những hình ảnh xấu, cô bị mất trộm, bị giựt bóp...
Diễn giả Trần Phong Vũ nói rằng, quê hương vụn vỡ như thế đó... Và tất cả những người quan tâm tới văn học và quê hương đều nên mua tác phẩm này.
Đặc biệt, trước khi dứt lời, diễn giả mời mọi người tham dự buổi ra mắt sách: Nhà văn Thụy Khuê từ Paris sẽ tới Quận Cam giới thiệu tác phẩm Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc, do NXB Tiếng Quê Hương ấn hành, được tổ chức tại hội trường nhật báo Người Việt hồi 2 giờ chiều Chủ Nhật 27-5-2012.
Tham dự buổi ra mắt sách có hiện diện của GS Trần Văn Chi, nhà thơ Trần Văn Nam (www.tranvannam.com), Kỹ sư Bùì văn Liêm (Hội Lê Văn Duyệt Foundation), nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, BS Nguyễn Duy Cung và nhiều nhà nghiên cứu văn học.
Tìm mua 2 tác phẩm trên, xin liên lạc: Viện Việt Học, 15355 Brookhurst St., Suite 222, Westminster, CA 92683, USA. Tel: (714) 775-2050.www.viethoc.com.
Buổi ra mắt sách được kỹ sư Bùi Bỉnh Bân đưa toàn bộ lên trang truyền hình VN:http://www.freevn.net.


Trái, GS Nguyễn Văn Sâm ký tên vào sách cho một thân hữu. Phải, diễn giả Trần Phong Vũ đứng nói chuyện. (Photo VB)