Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

Ghi Nhận Về Cuốn "Lược Sử Quân Lực VNCH"

Thanh Phong - LITTLE SAIGON. Từ ngày Quân Lực VNCH được thành lập đến nay đã hơn nửa thế kỷ. Trong thời gian ấy đã có khá nhiều sách viết về Quân Lực nhưng đa số chỉ viết riêng lẻ về những cá nhân tiêu biểu hay những trận chiến thắng vẻ vang, về những Sư Đoàn hay Quân Đoàn hoặc viết về một quân trường, học viện quân sự nào đó; Chưa có một cuốn sách nào viết đầy đủ về lịch sử thành lập Quân Lực VNCH, hệ thống tổ chức và điều hành, chưa có một cuốn sách nào có đầy đủ hình ảnh các vị lãnh đạo trong Quân lực từ cấp Đại Tá đến cấp Tướng, từ cấp bậc, phù hiệu đến quân kỳ của các đơn vị từ Địa Phương Quân, Nghĩa Quân đến các Quân, Binh chủng; Từ những vị Tướng anh dũng tuẫn tiết không để rơi vào tay giặc đến những chiến sĩ anh hùng bỏ mình trong trại tù Cộng sản, và hình ảnh oai hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nay, sau gần 10 năm bỏ công sức thực hiện, ba tác giả: Đại tá Trần Ngọc Thống, Thiếu tá Hồ Đắc Huân và cố Trung úy Lê Đình Thụy đã thực hiện được những ước mơ trên trong một tác phẩm đồ sộ dày 900 trang mang tựa đề: "Lược Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa", tác phẩm sẽ được ra mắt vào lúc 1 giờ đến 4 giờ chiều ngày Thứ Bảy 12.5.2012 tại Hội trường thành phố Westminster, 8200 Westminster Blvd.
Để có thể giới thiệu cuốn sách vô cùng giá trị và độc đáo này, chúng tôi đã tìm đến tư gia Đại tá Trần Ngọc Thống và Thiếu tá Hồ Đắc Huân, (riêng Trung úy Lê Đình Thụy đã qua đời nên chúng tôi không được tiếp xúc) để thấy tận mắt và nghe tận tai những gì hai tác giả đã làm trong thời gian thực hiện cuốn Lược Sử Quân Lực. Tại tư gia Đại tá Trần Ngọc Thống ở Santa Ana, ngoài những cuốn sách hiếm quý mà ông cho biết đã may mắn mang lọt sang Hoa Kỳ khi rời Việt Nam theo diện HO như cuốn Nguyệt San & Kỷ Yếu Tổng Quản Trị - Niên Giám Sĩ Quan QL/VNCH – Niên Lịch Công Đàn – Kinh Tế VNCH v...v… được cất giữ cẩn thận trong ba bốn tủ sách, ngoài ra, trên bàn làm việc, hai máy computer vẫn đang hoạt động, và còn khá nhiều tài liệu, hình ảnh dùng cho cuốn Lược Sử Quân Lực. Tại nhà Thiếu tá Hồ Đắc Huân ở Westminster cũng vậy, ba bốn tủ sách được sắp đặt ngăn nắp, một số hình ảnh huân chương, huy chương được ông lồng trong khung kính treo trên tường, trên bàn làm việc cũng đầy ắp hồ sơ, tài liệu, hình ảnh, trong đó có cả một số Công Báo VNCH.
Trong cách xưng hô, Đại tá Trần Ngọc Thống cũng như Thiếu tá Hồ Đắc Huân đều muốn chúng tôi xưng hô anh em cho thân mật, nhưng vì cũng xuất thân là lính, chúng tôi luôn tôn trọng kỷ cương của Quân đội nên xin phép vẫn xưng hô theo cấp bậc cũ, dù hai tác giả không mấy hài lòng.
Trả lời câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là : Hai vị có ý định thực hiện cuốn Lược Sử Quân Lực VNCH từ bao giờ?
- Đại tá Trần Ngọc Thống vui vẻ đáp: " Trước năm 1975, trong vai trò Sĩ quan Tổng Quản Trị, tôi đã sưu tầm được rất nhiều tài liệu về QL/VNCH và có ý định, sau khi giải ngũ sẽ thực hiện . Nhưng tiếc thay, biến cố 30.4.75, tôi cũng như bao nhiêu Quân, Cán , Chính VNCH bị bắt đi tù nhiều năm, khi về, một số tài liệu bị thất lạc nhưng tôi vẫn giữ ý định này, và khi được đi định cư tại Hoa Kỳ, tôi đã mang theo được một số sách và tài liệu. Sau đó chúng tôi gặp Thiếu tá Hồ Đắc Huân và Trung úy Lê Đình Thụy, ba người chúng tôi có cùng chung ý định nên hợp tác thực hiện. Lúc đầu chỉ có ý làm một cuốn Lược sử về các Tướng lãnh QL/VNCH nhưng từ năm 2004, chúng tôi liên lạc được với nhiều Tướng lãnh, sĩ quan các cấp và tìm được thêm nhiều tài liệu chính xác nên quyết định thực hiện cuốn "Lược Sử Quân Lực VNCH" là cuốn sách chưa ai làm tại Việt Nam cũng như tại hải ngoại.
Chúng tôi nêu câu hỏi tiếp: -Nguyên nhân nào đưa đến sự gặp gỡ và hợp tác giữa ba tác giả để hình thành cuốn Lược Sử Quân Lực?
Thiếu tá Hồ Đắc Huân (nguyên Sĩ quan huấn luyện) cho biết: "Cuối năm 1981, sau khi ra tù, tôi về gia đình ở Nha Trang, nhà tôi đối diện với nhà của Trung úy Lê Đình Thụy nên mỗi buổi sáng chúng tôi cùng uống quán cà phê ở một tiệm gần nhà và từ đó quen thân nhau. Anh Thụy cũng như tôi, là người rất mê đọc sách và chúng tôi sưu tầm được khá nhiều sách quý. Tôi qua Mỹ trước và bảo trợ anh qua sau, gia tài anh mang theo chỉ vỏn vẹn một thùng sách; chúng tôi có dịp sống gần nhau tại Westminster, và lúc rảnh rỗi tôi thường ngồi đọc sách, viết đôi ba bài về lính cho một vài tờ báo địa phương.
Một hôm tôi nhận được điện thọai của Trung tướng Nguyễn Bảo Trị, Trung tướng cho biết có đọc những bài tôi viết về người lính VNCH, ông đề nghị tôi nên gặp Đại tá Trần Ngọc Thống cùng khóa Nam Định với ông, Trung tướng Nguyễn Bảo Trị cho biết, Đại tá Thống là chuyên viên số 1 về Quản Trị Nhân Viên, nguyên là Trưởng Phòng Tổng Quản Trị, Bộ Tổng Tham Mưu, ông nắm vững về hệ thống tổ chức, quản trị nhân viên. Nhờ Trung tướng Nguyễn Bảo Trị giới thiệu và cho số điện thoại, tôi và Trung úy Lê Đình Thụy đến thăm Đại tá Thống, ông rất niềm nở tiếp hai chúng tôi, và sau nhiều lần gặp gỡ, dẫn đến việc cùng nhau cộng tác thực hiện cuốn Lược Sử Quân Lực như anh đã biết".
Chúng tôi hỏi: "Mục đích thực hiện cuốn Lược Sử QL/VNCH là gì? Đại tá Trần Ngọc Thống trả lời: "Chúng tôi hoàn toàn không có mục đích thương mại, chỉ muốn thực hiện cuốn Lược Sử Quân Lực để nói lên chính nghĩa Quốc gia, chống lại chủ thuyết Mác Xít của CSVN, trình bày hệ thống tổ chức, huấn luyện và quản trị của Quân lực VNCH, để cho các thế hệ con cháu chúng ta, và cả những người Cộng sản VN thấy Quân lực VNCH của chúng ta là một Quân lực hùng mạnh, có tổ chức qui củ, được huấn luyện kỹ càng và chiến đấu vô cùng anh dũng, nhưng do thế lực quốc tế, quân nhân các cấp bị bắt buộc phải buông súng vào ngày 30.4.1975, và đặc biệt để tưởng nhớ Quân, Dân, Cán, Chính VNCH đã hy sinh vì Tổ Quốc.
Sau khi xem qua cuốn sách vừa lấy về từ nhà in, chúng tôi hết sức ngạc nhiên bèn hỏi hai tác giả:
- Làm thế nào để hai vị có thể tìm ra địa chỉ, hình ảnh, tiểu sử của tất cả các Tướng lãnh cũng như các sĩ quan cấp Trung tá, Đại tá hiện ở rải rác khắp nơi trên thế giới? Đại tá Trần Ngọc Thống trả lời:
- Ngay từ đầu, chúng tôi được thuận lợi là đã có địa chỉ một số Tướng lãnh, và nhiều địa chỉ cấp Đại tá, các bạn hữu và các cấp khác. Sau cứ thế, nhờ người này cho địa chỉ của người kia, nên việc liên lạc bằng thư từ, điện thoại cũng dễ dàng. Tuy nhiên, công việc này cũng không đơn giản vì lúc đầu có một số vị nghi ngờ và không tin rằng ba người chúng tôi có thể thực hiện nổi cuốn Lược Sử Quân Lực đầy đủ như lời trình bày, hơn nữa vì phải liên lạc các nơi xa xôi trên thế giới nên tốn phí cũng không phải là ít.
- Thiếu tá Hồ Đắc Huân bổ túc thêm: " Như Đại tá Thống vừa trình bày, sau khi có được địa chỉ hay số điện thoại, chúng tôi liên lạc và trình bày kế hoạch chúng tôi sẽ thực hiện, nên sau khi hiểu ra việc làm đúng đắn của chúng tôi, hầu hết các vị đều tán thành và sẵn sàng cộng tác, kể cả một số phu nhân các vị Tướng, Tá đã quá cố cũng gửi cho chúng tôi nhiều hình ảnh và tài liệu mà gia đình còn lưu giữ.
Chúng tôi hỏi tiếp: - Với hàng ngàn tài liệu và hình ảnh phải tìm, hàng trăm địa chỉ phải liên lạc, quý vị có phân công mỗi người đảm nhiệm một phần hành hay mạnh ai nấy làm? Đại tá Trần Ngọc Thống trả lời:
- Chúng tôi phân công mỗi người phụ trách một số việc, Thiếu tá Huân lo tìm địa chỉ, liên lạc, theo dõi và trả lời các câu hỏi của những nơi mình đã liên lạc. Sau khi có tài liệu, chúng tôi ngồi nghiên cứu, đối chứng, phân tích đúng sai, thực hư ra sao, sau đó Trung úy Thụy viết tay bản sơ thảo theo các tài liệu thu thập được, chia ra từng mục, từng sự kiện để tìm cho dễ. Tôi phụ trách tổng quát, bổ sung tài liệu, sửa bài, đánh máy, vẽ sơ đồ, soạn hình ảnh, đưa vào đĩa CD hay Email để chuyển cho người layout. Chúng tôi thường xuyên họp nhau để bàn thảo và tính toán công việc, làm sao tài liệu phải thật chính xác dù thời gian đòi hỏi có kéo dài, không hấp tấp vội vàng để tránh càng ít khuyết điểm càng tốt. Chẳng may năm 2008, Trung úy Lê Đình Thụy bất ngờ bỏ anh em, vĩnh viễn ra đi nên chỉ còn hai anh em chúng tôi tiếp tục công việc cho đến ngày nay.
- Trả lời câu hỏi: Trong khi thực hiện cuốn Lược Sử Quân Lực, đối với hai vị, khó khăn trở ngại nhất là gì? Đại tá Trần Ngọc Thống: "Khó khăn nhất là việc tìm tài liệu, chúng tôi phải tìm trong nhiều Thư viện, trên Internet, trong các sách, báo, tập san, đặc san. , hỏi thăm nhiều bạn bè, thân hữu, kể cả nhờ người quen ở xa sao chép tài liệu trong Thư viện mất rất nhiều công phu, có lúc tưởng chừng không làm nổi, nhưng hai chúng tôi quyết tâm phải làm cho bằng được, và mỗi khi tìm được tài liệu, nhất là tài liệu qúy hiếm, chúng tôi mừng và sung sướng đến chảy nước mắt, vì không ngờ ở hải ngoại còn có được những tài liệu độc đáo này, và mình được sự hỗ trợ tích cực như thế.
- Một câu hỏi khác: - Với một công trình đòi hỏi rất nhiều thời gian, tốn kém rất nhiều công sức như vậy. Sau khi cầm trên tay cuốn Lược Sử Quân Lực VNCH còn thơm mùi giấy, mùi mực; hai vị cảm thấy đã thỏa mãn và hài lòng với công sức mình bỏ ra chưa?
- Đại tá Trần Ngọc Thống: "Nhờ có một chút kinh nghiệm về ngành Quản Trị Nhân Viên và trí nhớ còn khá, nên chúng tôi vui mừng và sung sướng đã hoàn tất được quyển Lược Sử QLVNCH này. Chúng tôi mong rằng quyển sách này đã một phần nào đáp ứng được nhu cầu của Quân nhân các cấp QL/VNCH ở hải ngoại đang mong đợi, và để lưu lại cho thế hệ sau biết được sự hy sinh to lớn của Quân Lực VNCH cũng như công lao của những người đi trước".
- Thiếu tá Hồ Đắc Huân: "Chúng tôi đã bỏ rất nhiều công sức và không ngại tốn kém để thực hiện cuốn sách này. Dĩ nhiên đây là tim óc của chúng tôi làm ra nên chúng tôi rất sung sướng. Tuy nhiên, không khỏi có những khuyết điểm về kỹ thuật in ấn, màu sắc và cách trình bày chưa thật sự hoàn hảo, nhất là vẫn còn thiếu sót một số ít Tướng lãnh, sĩ quan cấp Tá mà chúng tôi chưa tìm được. Chúng tôi hy vọng, sau khi cuốn Lược Sử Quân Lực ra mắt, chúng tôi sẽ nhận được thêm nhiều hình ảnh, tài liệu, và những lời chỉ giáo của các bậc Niên Trưởng trong Quân Lực VNCH, để lần tái bản sau chúng tôi sẽ bổ túc cho hoàn chỉnh hơn".
- Đại tá Thống và Thiếu tá Huân: Qua nhật báo Saigon Nhỏ và các cơ quan truyền thông, anh em chúng tôi xin gửi lời tri ân đến tất cả quý vị Tướng lãnh, sĩ quan , binh sĩ trong Quân Lực VNCH, các bạn bè, thân hữu đã khuyến khích, nâng đỡ tinh thần, cung cấp tài liệu giúp chúng tôi hoàn thành cuốn Lược Sử Quân Lực VNCH này.
Cuốn "Lược Sử Quân Lực VNCH" dầy trên 900 trang, in trên giấy trắng, bìa cứng. Ngoài tài liệu và hàng ngàn tấm ảnh, trình bày về hệ thống tổ chức Quân Lực VNCH, còn có các Thông Tư, Nghị Định, Sắc Lệnh ân thưởng huy chương, thắng cấp, giáng cấp; đầy đủ phù hiệu, quân kỳ các Quân Binh Chủng Hải, Lục, Không Quân, từ cấp Sư Đoàn đến Quân Đoàn, các loại huân chương, huy chương của Quân Lực VNCH, tiểu sử, hình ảnh các Tướng lãnh QL/VNCH từ ngày thành lập Quân Đội Quốc Gia VN đến ngày miền Nam rơi vào tay CS. Hình ảnh, Nghị định thành lập các quân trường, Trường Võ Bị Quốc Gia, trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị, Trường Bộ Binh Thủ Đức, quân trường Vạn Kiếp, trường Hạ Sĩ Quan Nha Trang v..v., danh tánh các sĩ quan anh dũng tuẫn tiết trong thời điểm 30.4.1975, các chiến sĩ trong Quân Lực VNCH đã bỏ mình trong trại tù Cộng sản hay trên đường vượt thoát khỏi Việt Nam, và rất nhiều hình ảnh, chiến tích của Quân Lực VNCH cùng những lời nhận định, phẩm bình về Quân Lực VNCH của các Tướng lãnh đồng minh. Hai tác giả đã khiêm nhường đặt tên cho cuốn sách là "Lược Sử Quân Lực VNCH", nhưng thật ra đây phải được coi là cuốn "Quân Sử VNCH" mà từ trước đến nay chưa hề có.
Người xưa có câu: "Để cho con rương vàng không bằng để cho con một quyển sách tốt". Cuốn "Lược Sử QL/VNCH chính là một trong những cuốn sách tốt mà mỗi người Việt Quốc gia không thể thiếu, để làm bằng chứng cho các thế hệ mai sau thấy cha ông chúng đã chiến đấu anh dũng như thế nào để chống lại chủ nghĩa Cộng Sản vô thần, và cũng để cho phía Cộng sản Bắc Việt thấy Quân Lực của chúng ta được thành lập và huấn luyện một cách qui củ, có hệ thống tổ chức chặt chẽ, kỷ luật vững vàng, không thua kém bất cứ một quân lực nào của các quốc gia tiên tiến vào thời gian này. Quân lực VNCH của chúng ta luôn bảo vệ người dân, không đang tâm tàn sát đồng bào mình như quân đội Cộng sản đã làm tại cố đô Huế trong Tết Mậu Thân 1968 và nhiều trường hợp dã man, tàn ác khác.
Cuốn "Lược Sử Quân Lực VNCH" chắc chắn là niềm hãnh diện và vinh dự lớn lao của tất cả Quân nhân Quân Lực VNCH đã anh dũng chiến đấu trong suốt chiều dài lịch sử.
Sách có phần tóm tắt tiểu sử và địa chỉ của các tác giả.
Địa chỉ để liên lạc với hai tác giả: T.Trần P.O.Box 4361 Garden Grove,
CA.92842 – 4361 hay H.Hồ. P.O.Box.1711 Westminster, CA.92684

Caption: - Hai tác giả, Đại tá Trần Ngọc Thống và Thiếu Tá Hồ Đắc Huân đang trả lời phỏng vấn của phóng viên Saigon Nhỏ tại tư gia Đại Tá Thống.
- Cuốn "Lược Sử Quân Lực VNCH" vừa in xong.