Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

SGT PHỎNG VẤN

CỰU ĐẠI TÁ LÊ BÁ KHIẾU

NGÀY HỘI NGỘ

SƯ ĐOÀN 2. BB

Hoàng Phúc, thực hiện
Ngày 19 tháng 6 năm nay, lần thứ 5 Sư đoàn 2 Bộ Binh Quân Lực VNCH tổ chức "Ngày Hội Ngộ Sư Đoàn 2BB Khu 12 Chiến Thuật " tại nhà hàng Paracel Seafood Restaurant, Thành phố Wesminster. Sư đoàn 2BB là một đại đơn vị từng tạo những chiến thắng lẩy lừng đánh vào Mật khu Đổ Xá nơi đặt đại bản doanh Quân khu 5 CSVN do viên tướng Cộng sản Chu Huy Mân chỉ huy. Sư đoàn 2BB cũng đã giải tỏa cảng Sa Huỳnh vào ngày 27 tháng 1 năm 1973, tức ngày ngưng bắn có hiệu lực do Hiệp định Paris quy định nhưng CSVN đã vi phạm Hiệp định đưa quân vào đánh chiếm Cảng Sa Huỳnh. Những trận đánh này được ghi vào quân sử Quân Lực VNCH. Một trong những đơn vị thiện chiến của Sư Đoàn 2BB là Trung đoàn 4, đơn vị được Bộ Tổng Tham Mưu QL/ VNCH điều động tham gia: tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị năm 1972 và tham chiến trong chiến dịch Lam Sơn 719 Hạ Lào năm 1973. 16 lần Quân Kỳ Sư Đoàn 2BB được gắn Bảo Quốc Huân Chương. Các quân nhân được mang giây biểu chương màu Bảo Quốc Huân Chương. 3 trung tá trung đoàn trưởng các trung đoàn 4, 5 và 6 được đặc cách thăng cấp Đại tá tại mặt trận sau các cuộc hành quân giải cứu Lữ đoàn 11 Hoa Kỳ, Đổ Xá Sa Huỳnh.
Một trong những Sĩ quan từng giữ chức Trung đoàn trưởng trung đoàn 4 và đặc cách Vinh thăng Đại tá tại mặt trận cùng với 3 sĩ quan khác, đó là Cựu đại tá Lê bá Khiếu, Nguyên Trung Đoàn trưởng trung đoàn 4BB, Tham mưu trưởng sư đoàn 2BB, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Quãng Ngãi. Để tìm hiểu về những chiến tích của Sư đoàn 2BB trong quá trình chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc trước cuộc xâm lăng của chủ nghĩa Cộng Sản. Nếu Sư đoàn 1BB và Sư đoàn 3BB là những đơn vị đứng đầu tuyến lủa đạn đối mặt với 6 Sư đoàn Quân Bắc Việt thì Sư đoàn 2BB là đại đơn vị trấn giữ phía Nam của VNCH đối diện với 3 Dư đoàn quân Bắc Việt và 2 Sư đoàn quân địa phương như Công trường 2 (3 Trung Đoàn) Công trường 3 (3 Trung đoàn) do viên tướng 3 sao Chu Huy Mân chỉ huy đóng quân tại Mật khu Đổ Xá, vùng rừng núi 3 biên giới Việt Miên Lào.
ĐPV/ SGT đã có cuộc tiếp xúc với cựu đại tá Lê Bá Khiếu và được ông dành cho cuộc Phỏng vấn sau đây:
SGT: Kính chào anh Lê Bá Khiếu, chúng tôi được biết vào ngày 19 tháng 6 năm nay, Sư đoàn 2BB và Khu 12 chiến thuật sẽ có buổi Hội ngộ, xin anh cho biết ý nghĩa buổi hội ngô nầy?
LBK: Năm nay là năm thứ 5 chúng tôi tổ chức buổi Hội ngộ, mục đích là để anh em cựu Chiến binh Sư đoàn 2 khu 12 CT gặp nhau hàn huyên, ôn lại những tháng ngày sát cánh bên nhau chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và dân chúng miền Nam cũng như sau đại họa mất nước vì sự tráo trở của CSVN và đồng minh của VNCH một số Sĩ quan phải vào các nhà tù khắc nghiệt nhất của chế độ mới, vợ con họ phải sống lang thang bất hạnh ngay trên quê hương mình, có nhiều người phải tìm cách vượt biên, vượt biển tìm tự do tại những Quốc gia khác trên Thế giới và đã có không ít người phải bỏ mình trên biển Đông, trong đó có cựu Sĩ quan hoặc gia đình họ vĩnh viễn nằm lại dưới lòng Đại dương. Nhân đây tôi xin gởi lời tri ân đến Ủy ban thực hiện Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam đã để lại một công trình mang đầy ý nghĩa lịch sử và tâm linh cho con cháu chúng ta. Vì trong số nạn nhân trên biển cả có các cựu tù nhân Chính trị từng là chiến binh của Sư đoàn 2BB và vợ con đã ra đi không bao giờ trở lại và ngày nay được khắc tên vào các tấm bia đá hoa cương tại Đài TNTNVN.
SGT: Thưa anh Lê bá Khiếu, xin anh cho biết: Tiền sử Sư đoàn 2BB?
LBK: Tiền thân của Sư đoàn 2BB là Liên đoàn lưu động 32 thuộc Quân đội Liên hiệp Pháp thành lập ngày 3 tháng 11 năm 1953 nhận trách nhiệm bảo an vùng Châu thổ sông Hồng Hà Bắc Việt. Sau Hiệp định Geneve Liên đoàn lưu động 32 di chuyển vào Nam trách nhiệm bảo an vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1955 Liên đoàn lưu động 32 được trao trả về cho Quốc gia Việt Nam và trở thành Sư đoàn dã chiến 32 trong Quân đội Quốc gia Việt Nam. Cũng trong năm 1955 Sư đoàn dã chiến 32 nhận trách nhiệm tiếp thu các Tỉnh Nam Ngãi Bình Phú. Năm 1956 Sư đoàn dã chiến 32 di chuyển ra Đà Nẵng nhận trách nhiệm bảo an toàn khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi với 3 trung đoàn chủ lực 4, 5 và 6. Năm 1965 Sư đoàn 2BB chuyển vào Tỉnh Quãng Ngãi với vị Tư lệnh là Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn nhận trách nhiệm bảo an các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Tín và vùng 3 biên giới Việt Miên Lào và bắt đầu đối diện với Quân khu 5 của CSVN gồm có 3 Sư đoàn Sư đoàn 2 (CS cũng đặt tên Sư đoàn 2) Sư đoàn 3 Sao Vàng, Công trường 2 (gồm có 3 trung đoàn) Công trường 3 (gồm có 3 trung đoàn địa phương). Từ ngày thành lập đến ngày mất nước Sư đoàn 2BB trải qua 12 vị Chỉ huy Tư lệnh. Hai vị Tư lệnh cuối cùng là Thiếu tướng Phan Hòa Hiệp và Trần Văn Nhựt và cũng là thời điểm diễn ra những trận đánh ác liệt với CSVN.
SGT: Thưa anh Lê Bá Khiếu, xin anh cho biết trong đời binh nghiệp, trận đánh nào ghi dấu trong tâm tư anh?
LBK: Khi tôi nắm Trung đoàn 4BB đang hành quân ra vùng La Vân ranh giới hai tỉnh Bình Định- Quảng Ngãi thì nhận được tin một đơn vị của Lữ đoàn 11 Hoa Kỳ bị Cộng quân bao vây bởi một trung đoàn địch tại Vạn Lý. Tư lệnh Lữ đoàn 11 Hoa Kỳ đến căn cứ Rồng vàng nơi trung đoàn 4 đóng quân yêu cầu tôi giải vây. Tôi cho một toán trinh sát nghiên cứu tình hình, sau khi có đầy đủ tài liệu tôi tổ chức một cuộc hành quân trực thăng vận điều động hai Tiểu đoàn đang hành quân xa về ngay và đổ quân ngay trên đầu địch, hàng ngũ địch tán loạn thiệt hại nặng nề và giải vây cho đơn vị Lữ đoàn 11 Hoa Kỳ 2. Tiểu đoàn 1/ 4 và 2/ 4 đã hoàn tất nhiệm vụ một cách vẻ vang với nhiều chiến cụ bị tịch thu và loại khỏi vòng chiến ít nhất hằng trăm tên địch, trong đó có những tên lính từ miền Bắc xâm nhập vào Nam mà CSVN gọi là: Đi B". Hành quân Đổ Xá đánh vào Bộ Tư lệnh Quân khu 5, đầu não chỉ đạo các trận tấn công vào Quân lực VNCH, đánh chiếm một số Quận ly của VNCH. Mật khu Đổ Xá nằm gần ngã ba Việt Miên Lào (còn có tên là "Tam Giác Vàng"). Đường mòn Hồ Chí Minh nằm trong khu vực nầy. Bộ Tư lệnh Quân khu 5 còn có tên là: Mặt trận B3 được canh phòng bảo vệ cẩn mật. Chu Huy Mân và Bộ Tham mưu Quân khu 5 được bảo vệ bởi Công trường 2 gồm có 3 trung đoàn. Hành quân Đổ Xá còn có tên là: Hành quân Quyết Thắng 63.
Hành quân Đổ Xá bắt đầu vào thượng tuần tháng 5 năm 1970 được Sư đoàn 23 Hoa Kỳ yểm trợ. Sư đoàn 23 Mỹ dự định mở cuộc tấn công vào Mật khu Đổ Xá nhưng chưa thực hiện được. Từ năm 1969 Quân đội Mỹ đã có kế hoạch rút quân, họ chỉ yểm trợ Quân đội VNCH bằng trực thăng vận và pháo binh, còn trực diện chiến đấu đối đầu với địch là Quân đội VNCH. Hai trung đoàn 5 và 6 đổ quân vào giữa mật khu Đổ Xá còn trung đoàn 4 đổ quân vào phía bắc mật khu. Cuộc hành quân còn phối hợp với Công binh chiến đầu dùng xe ủi đất cùng bộ binh tiến quân vào mật khu. Địch chống trả mãnh liệt nhưng ở vào thế bất ngờ nên bị thiệt hại nặng nề do máy bay C. 130 thả hai quả bom lớn xuống giữa mật khu làm rung chuyển toàn khu rừng có ngọn núi Ngọc Lĩnh cao 2. 100. Trực thăng võ trang Corba thanh toán các ổ phòng không của địch. Hành quân Đổ Xá là một trong hai trận đánh lớn của Sư đoàn 2BB bẻ gãy kế hoạch tấn công của địch vào các tỉnh Quãng Ngãi, Quảng Tín từ 1969 khi Quân đội Mỹ bắt đầu rút.
Trận đánh giải vây Cảng Sa Huỳnh bắt đầu nửa đêm 27/1/73 cũng là thời điểm hiệu lực của lệnh ngưng bắn do Hội nghị Paris ấn định mặc dù CSVN đã ký vào bản Hiệp định này thế nhưng họ lén lút đưa quân vào Nam và chuyển quân vào Sa Huỳnh mở các cuộc tấn công vào quân đội ta. Bộ Tư lệnh Sư đoàn 2BB sử dụng Liên đoàn 1 BĐQ làm mũi nhọn tấn công thẳng vào Công trường 2 của các Trung đoàn 141, 142 và 52. Thiết vận xa chặn đường rút lui của địch. Trung đoàn 4, 5, 6 tham chiến dồn địch vào "chiếc rọ" "Sa Huỳnh" khiến địch quân không còn lối thoát. Cuộc chiến kéo dài 18 ngày sau lệnh ngưng bắn của Hiệp định Paris, kết quả chúng ta tịch thu 15 khẩu đại liên phòng không 14 ly 8, 12 ly 7, 3 khẩu đại bác 75 ly 6 hỏa tiển AT3 và vô số súng tiểu liên AK 47, 50 và đạn dược. Về nhân mạng địch thiệt hại nặng nề. Sau trận đánh chúng tôi mời phái bộ Quân sự 4 bên đến quan sát và cho họ biết rằng CSVN đã vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Paris năm 1973 chính CSVN đã ký và cam kết thực thi.
Trên đây, tôi chỉ kể lại ba trận đánh điển hình để thấy rằng: "Quân lực VNCH không thua tại chiến trường mà thua tại các đường phố của Thủ đô Hoa Thịnh Đốn và tại diễn đàn Quốc Hội Mỹ" như lời Thống tướng Westmoreland, nguyên Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Việt Nam đã phát biểu tại cuộc Hội luận Chính trị Quốc tế ở Derksen Senate Building Washington DC ngày 2 tháng 5 năm 1995 (Prospects For Democrascy in Vietnam After 20 years of Totalitarian Mirrule/ ICFV at Dirksen Senate Building Washington DC May/ 2/ 1995). Nếu không bị Quốc Hội Mỹ cắt viện trợ cuối cùng và tập đoàn Đảng CSVN không tráo trở lật lọng chà đạp xé bỏ Hiệp định Đình chiến Paris thì Quân lực VNCH không buông súng và còn tạo nhiều chiến thắng quân sự khác. Tôi mong rằng Ngày Hội ngộ Sư đoàn 2BB khu 12 Chiến thuật ngày 19 tháng 6 lần thứ 5 sẽ có nhiều cựu chiến binh Sư đoàn 2BB tham dự.
SGT: Xin cám ơn anh Lê Bá Khiếu đã dành cho SGT cuộc phỏng vấn nầy.
LBK: Cám ơn nhà báo Hoàng Phúc và Saigon Times đã đặc biệt quan tâm đến Ngày Hội ngộ lần thứ 5 của Sư đoàn 2BB và khu 12 CT.