Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

CHƯƠNG NĂM

 

 

Sinh nhật năm thứ mười bảy của Tân Nguyệt đã trôi qua gần một tuần lễ nhưng Tân Nguyệt vẫn còn cảm thấy lòng nao nao chưa dứt niềm vui bất ngờ mà gia đình Nổ Đạt  Hải đã ưu ái dành cho Tân Nguyệt và nàng như in sâu những tình cảm nồng thắm này đến mãi trọn đời. Tân  Nguyệt tạ ơn từng khuôn mặt ân nhân từ ông Nổ Đạt Hải người đã cứu nàng để ngày hôm nay nàng hưởng được những hạnh phúc tuyệt vời.  Đến bà Nhạn Cơ người đàn bà dịu hiền như bà mẹ gương mẫu đoan trang lúc nào cũng thương yêu con và chăm sóc tận tình, bà đã mang đến cho Tân Nguyệt bóng mát của tình thương trong hoàn cảnh cô đơn và côi cút của chị em nàng đã làm cho Tân Nguyệt  vừa kính phục vừa dành cho Nhạn Cơ những tình cảm cao quý nhất chính cung cách cư xử bề trên thì lễ độ kẻ dưới thì độ lượng bao dung, Tân Nguyệt khám phá ra được nghệ thuật sống của một người đàn bà chiếm trọn lòng kính yêu  của mọi người.  Nghĩ đến đó Tân Nguyệt cảm thấy buồn vì cho rằng mình có yêu Nổ Đạt Hải cũng chỉ là kẻ đứng bên lề hạnh phúc của người ta. Vì làm sao Nổ Đạt Hải có thể vơi đi những tình cảm nồng nàn trìu mến mà Nhạn Cơ đã dành cho ông từ bao nhiêu năm qua và sẽ còn mãi đến suốt  đời. 

Cuối cùng nàng chỉ là bóng mờ trong đôi mắt của Nổ Đạt Hải, thực thế thật phũ phàng hiện ra trước mắt Tân Nguyệt.  Thực sự cho đến bây giờ chính Tân Nguyệt cũng không phân tích được tình cảm của nàng, vì nàng chưa nhận  định rõ ràng biên giới của nghĩa và tình.  Đối với Nổ Đạt  Hải nàng không hiểu xúc động ở tình cảm của nghĩa hay tình... điều đó đã làm cho nàng buồn và bỗng dưng đau khổ...

Như mọi ngày Tân Nguyệt tư lự ở phòng đọc sách, bỗng Vân Oai chạy vào báo tin Khắc Từ sáng nay không đi học vì bị cảm sốt.  Tân Nguyệt bảo Mãng Cổ Thái báo cho Nổ Đạt Hải biết ngay và ông đã tới xem tình trạng sức khoẻ của Khắc Từ đồng thời cho người đi mời hai vị thái y đến xem mạch bốc thuốc cho Khắc Từ.  Nhưng đã hơn ba hôm bệnh tình của Khắc Từ vẫn không hề thuyên giảm nên Nổ Đạt Hải đích thân mang kiệu đến rước vị danh y ở tỉnh về chữa cho Khắc Từ.

Sau khi chẩn mạch vị danh y cho Nổ Đạt Hải và Công chúa Tân Nguyệt biết:

- Bịnh tình của Khắc Từ khá nặng vì bị thương hàn, một căn bệnh đang lan tràn trong dân chúng hiện nay.

Nghe xong Tân Nguyệt hoảng hốt mặt mày tái xanh mất bình tỉnh. Ông Nổ  Đạt Hải cũng sửng sốt:

- Thế có nguy đến tính mạng hay không?

- Nếu không chữa trị kịp thời rất nguy đến tính mạng nhưng không sao tôi sẽ cố gắng.  Có điều chứng bệnh này dễ truyền nhiềm gây chết cả ngàn người, nên Thánh Thượng ra lệnh trong nhân gian ai mắc bệnh này phải lập tức đưa đến quận Tây Sơn biệt lập để các danh y quy tụ về đó chữa trị.  Nhưng trường hợp của Khắc Từ thì chúng ta  tính sao?

Nghe nói như thế Công chúa Tân Nguyệt càng kinh sợ đến ứa nước mắt. Thấy Tân Nguyệt lo sợ nên Nổ Đạt Hải trấn an:

- Đừng có lo lắng, tôi sẽ có cách giữ Khắc Từ ở lại đây để chữa trị và tốn bao nhiêu tôi cũng chịu miễn ông ra sức chữa cho Khắc Từ... Tôi sẽ ra lệnh từ nay không ai có quyền lai vãng đến Vọng Nguyệt Tiểu Trúc để cho ông an tĩnh  lo chữa cho Khắc Từ.  Ngày mai tôi ra lệnh mọi người  trong gia đình phải đi uống thuốc ngừa  bệnh.

Quay sang Nhạn Cơ ông nói:

- Tạm thời bà hãy đưa Công chúa về ở tạm cùng phòng và ra lệnh tất cả mọi người không được phép lai vãng tới đây  nhé.

Tuy nhiên Nổ Đạt Hải chợt nhìn  thấy trong mắt Nhạn Cơ những băn khoăn tư lự, ông đoán biết chính Nhạn Cơ lo sợ để Khắc Từ ở trong gia đình sẽ lây bệnh cho mọi người thì nguy, nhất là bà nghĩ đến hai đứa con yêu quý của bà. Đoán được điều đó, nên Nổ Đạt Hải nói trấn an:

- Vị thái y này rất lừng danh đã từng chữa trị cho nhiều người ở trong tỉnh qua những căn bệnh ngặt nghèo theo tôi được biết. Nên chuyện lưu thái y ở lại chữa cho Khắc Từ tôi nghĩ chắc chắn sẽ qua khỏi.

Vị thái y yêu cầu ông Nổ Đạt  Hải:

- Thật sự lời ông vừa nói không phải quá đáng vì tôi làm thầy đã hơn ba đời chữa trị  và cứu sống biết bao nhiêu người,  căn bệnh này không phải là nan y bất  trị, tôi sẽ cố gắng hết mình để giúp ông bà.  Kể từ ngày mai tể tướng cho tôi hai vệ sĩ khoẻ mạnh để giúp tôi ở phòng này còn  tất cả mọi người đều không được lui tới.

Công chúa nghe vậy phản đối:

- Kể cả tôi cũng không được vào thăm em tôi nữa sao? Tôi hoàn  toàn phản đối.

Nói xong Tân Nguyệt bỏ mặc mọi người bước tới ngồi bên cạnh Khắc Từ và đưa tay thấm hai giòng nước mắt.

- Cho dù thế nào chăng nữa tôi phải ở bên cạnh em cho đến suốt đời.  Chị không bao giờ bỏ em cho dù người ta có dùng trăm ngựa cũng không kéo chị rời khỏi căn phòng này...

Vân Oai đứng gần đó vừa gạt nước mắt vừa tiếp lời  với Tân Nguyệt:

- Tôi biết đây là cơn bệnh nguy hiểm gây truyền nhiểm cho những người ở gần nhưng không vì thế mà tôi  có thể bỏ Thế tử ở một mình.  Từ khi nhận lệnh của Thụy  Thân Vương theo hầu hạ Công chúa và Tiểu chủ tôi đã thề quyết đến trọn đời sống chết để bảo vệ Công chúa và Tiểu chủ, huống hồ gì Tiểu chủ mới nhuốm bệnh mà tôi lại bỏ đi sao đành. Tôi  quyết định ở lại chăm sóc Tiểu chủ cho dù phải chết đi tôi cũng vui lòng. Xin các người đừng bắt tôi phải xa Tiểu chủ đắc tội với người quá cố. Và tôi xin hứa sẽ không bao giờ làm phiền lòng tới quý vị.

Mãng Cổ Thái cũng vội vã xen vào:

- Tôi cũng vậy nhất định ở lại đây cho dù có chết đi cũng cam lòng.  Các ông đừng để cho tôi phải lỗi đạo với ân nhân.

Bỗng có tiếng đồng tình ở  phía sau:

- Tôi cũng xin ở lại đây!

Mọi người nhìn lại thấy Kỳ Viên vừa nói với vẻ mặt điềm nhiên.

- Tôi còn trẻ bệnh tình không cách nào xâm nhập tôi được nên tôi cũng xin ở lại đây.

Kha Lâm cũng nhanh nhẩu tiếp theo lời  Kỳ Viên.

Ông thầy thuốc nhìn qua từng người rồi nghiêm khắc bảo:

- Tôi đã nói chỗ này không phải là chỗ đùa chơi. Chuyện tử  vong không phải là chuyện đùa của mấy người tuổi trẻ. Chúng ta có thể hy sinh một người chứ không thể hy sinh hết chừng này người chỉ trong vòng vài tuần lễ. Không thể  chấp nhận chuyện phi lý như thế được.  Ai  cũng có tình thường và ân nghĩa với đời với người nhưng  không thể nào dại dột đùa giỡn với tử thần. Chúng ta phải quý mạng người, không thể chấp nhận được lời lẽ của các người,  thôi hãy nghe lời ta ra đi.

Nổ Đạt Hải cứng rắn hơn:

- Tôi biết mọi tình cảm của các người đều tốt đối với  Khắc Từ, nhưng trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh theo lời của thầy thuốc rất là chí lý. Trước tiên, chúng ta phải tự bảo trọng rồi từ từ sẽ tính khi bệnh tình của Khắc Từ thuyên giảm. Tuy nhiên, mỗi người phải tự khắc lấy mình để làm cách nào đừng để cho bệnh xâm  nhập là được, nhất là đừng để sự lo âu lan truyền làm phiền đến người khác. Các người đều là những người lớn cả rồi đủ thông minh tự hành xử lấy chuyện của mình nhất là vấn đề trách nhiệm. Riêng tôi thật tình không có ý kiến.

Nhạn Cơ tức giận trước lời phát biểu lững lơ của Nổ Đạt Hải:

- Ông này nói kỳ quá, chúng ta phải có trách nhiệm về số mệnh  của bọn chúng chứ. Thầy thuốc đã bảo bệnh này rất nguy hiểm và dễ  truyền nhiễm. Đây là lần đầu tiên tôi thấy ông có thái độ kỳ lạ. Bộ tám năm trước ông đã gần gũi những người mắc bệnh nguy hiểm này mà ông đã miễn  nhiễm một cách kỳ lạ phải không?

- Bộ bà bảo tôi dám mang cả sinh mạng ra thách đố với chứng bệnh thập tử nhất sinh này sao? Lúc đầu đại lão bảo tôi bệnh tình rất nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến  tính mệnh nhưng tôi tự mình khắc phục nên vượt qua tất cả và dĩ nhiên không lây bệnh cho bất cứ ai ở bên mình.

Tân Nguyệt như có giác quan thứ sáu hiểu được những lời ngăn cản của bà Nhạn Cơ nên vội lên tiếng:

- Thưa ông bà thực sự ở đây có Thái y, có Mãng Cổ Thái, Vân Oai và tôi thường trực thay nhau canh phòng Khắc Từ, tôi nghĩ như thế cũng đủ lắm rồi nên tôi không dám làm phiền ông bà và các cô cậu ở đây. Tôi mong ông nên vì chút cảm tình cuối cùng mang gia đình ra khỏi dinh này một thời  gian đến khi bệnh tình Khắc Từ thuyên giảm hãy mang gia đình trở về.  Chúng tôi luôn luôn đội ơn ông bà tể tướng đã vì chúng tôi mà nhẫn nhục những chuyện phiền toái do chúng tôi mang lại.

Nổ Đạt Hải sau khi nghe Công chúa nói như thế thì có vẻ tức giận nên trừng mắt ra lệnh với mọi người:

- Đừng nói dài dòng nữa. Tôi đã quyết định rồi. Chỉ có Tân Nguyệt, Mãng Cô Thái, Vân Oai ở đây theo lệnh của Thái y. Nhạn Cơ hãy đem tất cả mọi người rời khỏi nơi đây một thời gian, nghe chưa!

Nhạn Cơ không còn lý do gì để nói thêm nên lặng lẽ đưa mắt ra lệnh cho hai con nên rút lui ra khỏi nơi này ngay. Nhưng cũng không quên nhắc nhở khéo:

- Còn ông thì sao?

- Bà đừng lo cho tôi... hãy an tâm chăm sóc cho các con.

- À mà ông cũng nên thường xuyên sai bảo Vân Oai chăm sóc sức khoẻ cho Công chúa, đừng để Công chúa ở gần Khắc Từ nhiều quá...

Trong ý nghĩ của Nhạn Cơ luôn luôn  tỏ ra thương mến Tân Nguyệt vì nghĩ Tân Nguyệt hy vọng sẽ là con dâu tương lai của bà.

Những ngày sau, bệnh tình của Khắc Từ càng ngày càng trở nên nặng nề hơn, nóng lạnh bất thường. Lúc thì độ nóng lên cao khủng khiếp làm cho Khắc Từ toát mồ hôi như tắm.  Lúc thì lạnh có cảm tưởng như nước đá thật lạ lùng.  Uống thuốc vào thì ói mửa ra mật vàng mật xanh.  Có khi cả ngày không ăn được chút cháo mà chỉ uống tí nước ấm.  Khắc Từ chẳng khác khúc cây gỗ gần như đã hết màu xanh, hơi thở khó  khăn, đôi mắt đã khờ dại làm cho Tân Nguyệt hồn vía lên tận mây xanh, khủng khiếp vô cùng.  Mọi người ở chung quanh có cảm tưởng như ngọn đèn lắc lay trước gió. Ai vào phòng cũng đều dùng khăn nóng để sát trùng nên Mãng Cổ Thái lúc nào cũng lo nấu nước sôi. Vân Oai thì chạy vào chạy ra chuẩn bị mấy cái thau và cái bô để cho Khắc Từ có thể mửa hoặc đi tiểu tiện...  Nổ Đạt Hải thì lúc nào cũng ở bên cạnh giành làm những công việc vụn vặt thay Tân Nguyệt vì sợ Tân Nguyệt đụng vào lây bệnh. Những cử chỉ nhỏ nhặt này càng làm cho tình cảm của Tân Nguyệt đối với Nổ Đạt Hải càng gia tăng.  Ngoài chuyện giúp đỡ Tân Nguyệt Nổ Đạt Hải còn an ủi Tân Nguyệt khi tinh thần sa sút tận cùng. Trước bệnh tình nguy ngập của Khắc Từ, Tân Nguyệt thương em quá nên không có cách nào không đứng gần sờ  tay lên trán để theo dõi những cơn nóng sốt và nàng chỉ còn biết cầu nguyện Trời Phật phù hộ cho em nàng và chính cả bản thân nàng đừng bị lây bệnh. Vì chính nàng là người thay áo quần cho Khắc Từ và những lần như thế thì chính ông Nổ Đạt  Hải đã tận tình phụ giúp nàng.

Đến ngày thứ năm thì bệnh tình càng trở nên nặng nề hơn đôi lúc Khắc Từ nằm lịm đi, nước mắt trào ra hai bên khoé.  Đôi  lúc mê sảng gọi mẹ ơi cứu con với. Nghe những lời hốt hoảng trong cơn mê sảng là những lúc Tân Nguyệt lo sợ kinh hoàng nhất, tưởng là những lời trối trăn. Tân  Nguyệt chỉ còn biết lặng thầm khóc trong nỗi đau đớn tận cùng.

Trước giây phút nghiêm trọng có thể tác hại đến sinh mạng người nên Thái y chân tình góp ý:

- Sức khoẻ của Thế tử hiện hết sức nguy ngập chẳng khác gì sợi chỉ mành treo chuông, không chỉ một mình Thế tử mà có thể gây nguy hiểm đến những người ở chung quanh. Nếu có hy sinh chúng ta chỉ hy sinh một người  thôi... nhưng tôi sẽ hết sức tận  tình... biến bi quan thành lạc quan trong những ngày sắp tới. Tất cả đều do số mạng.

 Nghe Thái y nói đến bệnh tình của Thế tử đang đến hồi tuyệt vọng nên Tân Nguyệt hốt hoảng nhìn sửng sốt Thái y như cầu cứu:

- Tại sao lại vô phương cứu chữa? Thái y, danh tiếng của ngươi thiên hạ đều ngưỡng phục tại sao lại phải tin định mệnh? Thái y hãy vì Nổ Đạt Hải, vì ta ra tay cứu đứa em của ta, ta sẽ không bao giờ quên ơn Thái y...

- Cám ơn Công chúa... Tôi nghĩ đã quá chậm mất rồi, tuy nhiên tôi sẽ hết sức cố gắng phấn đấu với bóng tối. Công chúa hãy an  tâm.

Công chúa Tân Nguyệt không còn đủ can đảm để nghe tiếp, quỳ gục xuống bên thành giường Thế tử khóc thảm thiết.

- Chẳng lẽ định mệnh quá khắt khe đối với chị em ta đến thế  sao?

Bỗng Công chúa ngước lên nhìn Thái y van xin:

- Thái y, ông hãy cứu em tôi! Tôi van ông, tôi lạy ông hãy cứu lấy đứa em yêu dấu của tôi...

Thái y vội vàng đỡ Công chúa:

- Xin Công chúa đừng làm như thế tôi hứa sẽ cố gắng hết  lòng mà xin Công chúa hãy đứng  dậy...

Nổ Đạt Hải bước tới đỡ Công chúa Tân Nguyệt đứng  dậy:

- Công chúa hãy bình tâm.  Hãy tin vào sự chữa trị của Thái y, đừng có bi quan quá sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Khi mình tập trung niềm tin vào một việc gì chắc chắn mình sẽ toại nguyện như ý. Thái y đã  từng chữa trị nhiều bệnh còn ngặt nghèo gấp trăm lần bệnh của Thế tử mà còn cứu sống được huống gì cơn bệnh tầm thường này. Chính  tôi cũng đã từng mắc chứng bệnh này và cũng đã được  chữa trị. Theo tôi, ông Trời có mắt không để cho những người hiền đức như thân phụ thân mẫu của Công chúa gánh chịu thêm những đau khổ tận cùng đâu.  Tôi vẫn tin Thế tử sẽ khỏi để tiếp tục nối dõi tông đường. Hơn nữa bệnh tình hiện tại của Thế tử đang nặng nên chúng ta thật bình tĩnh  dành thì giờ cho Thái y chữa trị, chứ bi lụy thái quá không giúp ích gì được gì cho việc chữa trị, đừng nên tỏ ra tuyệt vọng quá mức.  Cầu xin Trời Phật hãy gia hộ cho chúng ta tìm được phương thuốc chữa trị cho Thế tử qua cơn bệnh nguy hiểm này. Nói xong Nổ Đạt Hải quay sang Thái y cầm tay thân  mật:

- Thái y, ta cầu mong nhà ngươi đem tất cả nỗ lực kinh nghiệm gia truyền tận tình cứu giúp Thế tử, ơn này chúng tôi sẽ không bao giờ quên.  Ngay giờ phút này sinh mạng của Thế tử hoàn toàn nằm trong bàn tay cứu độ của ông...

Thái y vô cùng xúc động trước lời nói chân thành của tể tướng Nổ Đạt Hải. Ông không ngờ một danh tướng lẫy lừng như Nổ Đạt Hải lại có những giây phút mềm lòng đầy tình cảm như Nổ Đạt Hải.

Không còn cách nào để mọi người tuân theo ý mình nhất là sau khi nghe những lời đề nghị của Tể Tướng Nổ Đạt Hải lại càng làm cho Thái y cảm thấy trách nhiệm “lương y như  từ mẫu” của Thái y càng nặng nề hơn, nên Thái y cúi đầu vâng lệnh:

- Thưa Tể tướng, tôi sẽ cố gắng hết sức để đương đầu  với định mệnh.

Nói xong Thái y bắt mạch Thế tử và kê toa ngay.

Mãng Cổ Thái đưa mắt nhìn Vân Oai tỏ vẻ hy vọng.

Tân Nguyệt nghe những lời cương quyết của vị Thái y cũng cảm nhận niềm tin hơn trước, nên lấy tay gạt nước mắt đứng chờ.

Đêm qua dần từng giây phút. Mọi người đều có cảm tưởng đêm sao dài quá.  Thỉnh thoảng mọi người đều nhìn vào khuôn mặt tái xanh của Khắc Từ như để nghe hơi thở với cường độ ra sao.  Xa xa tiếng kẻng sang canh vọng lại rời rạc buồn rơi trong đêm.  Từng hơi thở như thể hiện từng niềm hy vọng lên từng khuôn mặt của từng người đứng ngồi chung quanh căn phòng của Khắc Từ. Mong qua một  đêm chờ tiếng gà gáy cho đến khi tia nắng đầu tiên rọi vào khe cửa, mọi người đều thở ra như tỏa lên niềm vui nhỏ. Hơi thở của Khắc Từ có chút đều hòa, giấc ngủ của Khắc Từ có chút êm ả hơn,  gương mặt của Khắc Từ đã bớt xanh xao đôi chút, mọi người đã nhìn nhau mỉm cười.  Và cứ thế,  từng đêm và từng ngày, cuộc chiến thắng đang nghiêng về  phía Thái y.  Chính vị thầy thuốc đầy lòng nhân ái cũng bớt đăm chiêu,  ông đã thảnh thơi đôi lúc, và nhâm nha chung trà gật đầu bằng lòng với những chiêu thức thâm hậu của mình trên  tuyến trận lẫm liệt đang tấn công con bệnh ngặt nghèo.  Chỉ sơ xuất một chút là con bệnh đã ngã về phía tử thần và bị mang đi.

Trong suốt mười ngày kiên trì phấn đấu cuối cùng, vị Thái y đã chiến thắng khi Thế tử mở mắt mỉm cười nhìn mọi người và mở miệng:

- Chị Tân Nguyệt!  Em cảm thấy đã khoẻ nhiều.

 Công chúa Tân Nguyệt cảm động đến ứa nước mắt, vội vã chạy đến cầm lấy đôi tay khẳng  khiu của Khắc Từ.

- Em! Chị thương em quá!

Công chúa Tân Nguyệt nghẹn ngào chỉ nói được như thế rồi “im  lặng nhìn vào khuôn mặt gầy guộc, đôi mắt hũng sâu và lấy hai bàn tay Khắc Từ ấp ủ vào ngực mình.

Mười ngày đêm theo dõi bệnh của Khắc Từ nên ai nấy đều mỏi mệt bơ phờ.  Tân Nguyệt xanh xao gần như quá kiệt lực, nhận thấy điều đó nên Nổ Đạt Hải ra lệnh mọi  người hãy phân chia giờ giấc và thay nhau nghỉ ngơi.  Đêm nay khi mọi người quá mệt thiếp đi chỉ còn Tân Nguyệt một mình cố gắng phấn đấu với giấc ngủ để canh chừng  Khắc Từ.  Nhưng khi gần sáng Tân  Nguyệt cũng không thể nào chống chỏi với sự mệt mỏi tận cùng nên cũng mê thiếp bên cạnh giường  hắc Từ.  Ông Nổ Đạt Hải cởi chiếc áo ấm choàng vào người Tân Nguyệt và dìu nàng đến chiếc ghế gần đó để nàng ngồi nghỉ.  Nổ Đạt Hải không thể để cho Công  chúa tiếp tục, chắc chắn sẽ ngã bệnh nên bảo Vân Oai đưa Công chúa về giường ông tạm nghỉ.  Được vài tiếng đồng hồ sau trong cơn mơ Tân Nguyệt đã thấy Khắc Từ đến lay dậy, Tân Nguyệt hốt hoảng nhìn lên, Khắc Từ chỉ còn là bộ xương khô vẫy tay chào Tân Nguyệt lần cuối  cùng... Tân Nguyệt sợ quá choàng dậy hét lớn, vừa lúc Nổ Đạt Hải bước vào vội vàng chạy lại nắm lấy tay Tân Nguyệt.

- Công chúa! Công chúa có chuyện gì thế?

- Ông!  Khắc Từ ở đâu rồi?

- Thì nằm ở trong phòng chứ ở đâu, Thế tử trông khoẻ ra và đòi ăn cháo rồi đó.

Công chúa thở dài, rút tay lại và lau những giọt nước mắt còn đọng lại trên mi.

Nổ Đạt Hải vỗ về:

- Công chúa phải giữ gìn sức khoẻ, coi chừng Công chúa đau thì  mệt lắm.

Tân Nguyệt đưa đôi mắt đầy cảm kích nhìn Nổ Đạt Hải.

- Tôi đau vì em tôi còn có lý vì tình nghĩa anh em, còn ông sao cũng phí sức như thế?

Nghe những lời nói nhỏ nhẹ với đôi mắt chan chứa tình cảm nhìn Nổ Đạt Hải làm ông thực sự rung động. Chính ông cũng không phân  tích sự xúc động này nó đến  từ tình cảm nào trong trái tim của ông. Mặc dù trải qua thời gian ngắn không hề chăm sóc đến nhan sắc nhưng Tân Nguyệt vẫn giữ nguyên vẹn những vẻ xinh đẹp duyên dáng thầm lặng của người con gái khuê các.  Đôi mắt vẫn long lanh như hồ thu.  Mái tóc buông lơi ngang vai như liễu rũ. Trong một thoáng giây cả hai nhìn nhau trong yên lặng  nhưng sự yên lặng đã đồng lõa cùng chung mối xúc động tuyệt vời giữa hai người nam nữ. Như thể đánh tan sự im lặng đầy nguy hiểm khó cưỡng lại đó Nổ Đạt Hải lên tiếng:

- Công chúa đừng lo cho tôi.  Tôi vốn mình đồng da sắt mà. Trời đánh cũng không sao.

 Có lẽ vì quá xúc động nên Nổ Đạt Hải trả lời không đúng với câu hỏi của Công chúa. Một câu trả lời quá vu vơ.

Tân Nguyệt có vẻ thẹn thùng nhìn thẳng vào mắt Nổ Đạt Hải:

- Ở đây, bây giờ chỉ còn có tôi và ông, xin ông hãy thành thật cho tôi biết một điều nhá...

Nổ Đạt Hải cố gắng ra vẻ lì lợm nhưng không khỏi hồi hộp nhìn thẳng vào đôi mắt xinh đẹp của Tân Nguyệt:

- Điều gì Công chúa cứ nói.

- Có phải là ông chẳng bao giờ mắc phải bệnh thương hàn? Bộ ông  đã miễn nhiễm chăng?

Câu hỏi bất ngờ làm cho Nổ Đạt Hải giật mình. Ông không ngờ Tân Nguyệt lại bắt bí mình điều đó, hay là Công chúa đã đoán ra mình đã nói dối?  Nhưng Nổ Đạt Hải  cương quyết bảo vệ ý mình:

Tôi nói thật đó, từ nhỏ tôi đã bị thương hàn và sau khi  chữa trị tôi không hề lây bệnh  nữa.

- Ông không hề lây bệnh gì nữa. Thật là vô lý, tôi không thể tin lời ông. Theo tôi ông chỉ viện lý do để giúp chị em chúng tôi.  Bằng chứng từ mười ngày qua ở gần ông  tôi khám phá có nhiều lúc ông chứng tỏ không hiểu gì về bệnh nhân, nếu là người đã từng trải, ông phải có những nhận định đúng chứ.  Và điều tôiđoán không lầm là ông có vẻ đã quá mỏi mệt và sắp kiệt sức rồi đấy. Hay là ông nên đi nghỉ đi.

Đột nhiên Tân Nguyệt bước xuống giường đến bên Nổ Đạt  Hải cầm lấy đôi tay ông một cách thân mật:

- Vì chị em tôi mà ông đã biến thành mình đồng da sắt thật tội cho  ông quá.  Ơn nghĩa này tôi làm sao trả cho ông được.

Và trong phút giây biến đổi lạ thường từ tâm thức Nổ Đạt Hải sững sờ và sung sướng khi đón nhận những lời dịu ngọt của Tân Nguyệt:

- Xin ông cho phép em được gọi  ông bằng anh ngay từ ngày đầu tiên em cứ sợ nhỡ anh lây bệnh của Khắc Từ thì chắc em phải tìm một lối hoát cho dù hiểm nguy đến tính  mạng. Vì anh là ân nhân cứu đời chị em em. Ơn của anh quá cao sâu như  trời biển nên em đã thầm cầu nguyện cho anh vượt qua cơn thử thách  hiểm nguy này.  Cả Khắc Từ và cả anh, em không bao giờ để mất trên cõi đời này.  Xin anh hãy vì em mà bảo trọng sức khoẻ, hãy hứa với em đi nhé...

Công chúa Tân Nguyệt ngã đầu vào ngực Nổ Đạt Hải...

Nổ Đạt Hải như chết lặng trong vòng tay Tân Nguyệt choàng qua lưng mình.  Chỉ trong thoáng giây, con người đã từng dương oai diễu vũ hiên ngang ngoài trận địa chỉ còn là hình ảnh chàng trai si tình như tảng băng đang chảy dưới  ánh mặt trời của tình yêu.  Như  không kìm hãm được những xúc động tận cùng, Nổ Đạt Hải đã ôm ghì lấy Công chúa Tân Nguyệt và dịu dàng đặt lên má nàng nụ hôn nồng thắm. Công chúa như  con chim run rẩy trong vòng tay ôm đầy hạnh  phúc:

- Anh xin hứa với em, từ nay anh sẽ giữ gìn sức khoẻ. Anh sẽ vì em mà sống. Em hãy an tâm. Chính em cũng phải tự bảo vệ lấy sức  khoẻ. Vì chúng ta đến lúc phải cần  có nhau trong cuộc sống này. Cám ơn cuộc đời đã cho chúng ta nhiều ân  huệ vô giá.

Tân Nguyệt chớp nhanh đôi mắt bồ câu như để ngăn giòng lệ hạnh phúc sắp sửa chảy ra trên đôi  má hồng thẹn của nàng.  Mặt trời rực rỡ ngoài vườn, những tia nắng như đang nhảy múa trên cành lá biếc.  Bầy chim đã kéo nhau về ríu rít những khúc nhạc vui tươi như hòa chúng với niềm vui vừa nở ngát trong Công chúa và Nổ Đạt Hải.