Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

CHƯƠNG HAI

 

 

Tân Nguyệt Công chúa cùng em là Khắc Từ, Vân Oai và Mãng Cổ Thái theo đoàn quân của dũng tướng Nổ Đạt Hải kéo về kinh thành. Khi vừa đến cung đình Công chúa đã dắt tay em vội vã chạy đến căn phòng Phụ vương nhưng Phụ vương đã ra người thiên cổ. Công chúa và Khắc Từ ôm xác cha mẹ khóc nức nở.  Thấy cảnh tượng đau lòng nên Nổ Đạt Hải an ủi Công chúa:

- Mọi chuyện sinh tử ở đời là chuyện bình thường. Công chúa không nên bi lụy quá đáng sinh bệnh thì nguy đến sức khoẻ. Vốn dĩ con người sinh ra đều phải chấp nhận  quy luật của tạo hóa “sinh lão bệnh tử”. Tôi sẽ ra lệnh thực hiện đại lễ an táng Quốc vương một cách long trọng.

 Sau đó tướng Nổ Đạt Hải đã truyền lệnh ra ngoài dân chúng tham gia đại lễ an táng Quốc vương. Công chúa Tân Nguyệt và Thái tử Khắc Từ được vinh dự mời đứng ra làm chủ lễ trước hàng quân uy nghi. Cảnh trí này làm cho Công chúa càng xúc động và thầm cám ơn dũng tướng Nổ Đạt Hải vì chính nhờ vị danh tướng này mà uy tín, tính mạng lẫn danh dự của Công chúa đều được phục hồi. Cũng từ giây phút nhận sự cứu rỗi của Nổ Đạt Hải Công chúa cũng đã bắt đầu cảm thấy lòng mình giao động. Nếu không có sự  xuất hiện kịp thời của Nổ Đạt Hải thì giờ đây thân phận của Công chúa sẽ ra sao? Có khi đã chết rã tan thân xác nơi chốn rừng hoang u tịch đó rồi. Cũng từ giây phút bắt đầu trở về kinh đô, lúc nào Công chúa Tân Nguyệt cũng tỏ  ra những cử chỉ trìu mến đối với Nổ Đạt Hải, nhất là biểu  lộ bằng ánh mắt dịu dàng. Từ nhỏ cho đến bây giờ Công chúa chỉ biết lo chuyện cầm kỳ thi họa trong cung cấm ít có cơ hội để ra khỏi hoàng cung nên ít khi tiếp xúc với những người khác phái, cho nên trái tim Công chúa vẫn còn nguyên vẹn. Cho đến khi gặp tai biến, thì Nổ Đạt Hải xuất hiện như một người hùng đã cứu nàng và Khắc Từ, khiến nàng xúc động, hình ảnh ấy đã chiếm trọn vẹn trong trái tim nàng. Đúng là vị cứu tinh của đời nàng làm sao nàng không yêu cho được?  Liên tục trong những chuỗi ngày đầy  thơ mộng, Nổ Đạt Hải đã đưa nàng đi dạo chơi để ngắm phong cảnh  hay đi săn bắn trong rừng.  Mùa xuân  với thiên nhiên lộng lẫy màu hoa đã làm cho Công chúa vô cùng sung sướng, sự gần gũi hàng ngày khiến tình yêu giữa hai người càng nẩy nở nồng nàn hơn. Công chúa Tân Nguyệt cảm thấy cuộc sống an tâm khi ở gần danh tướng Nổ Đạt Hải. Chính niềm vui và hạnh phúc đến mỗi ngày làm tan bớt  đi nỗi đau đớn mất cả cha mẹ những tình cảm sâu kín nhất trong tâm hồn thơ ngây của Công chúa. Mặc  dù lúc nào Công chúa cũng tỏ ra có nghị lực để thấy nàng đang quyết tâm hướng tới tương lai tốt đẹp hơn nhưng những hình ảnh kinh hoàng trong giây phút chia tay cuối  cùng với cha mẹ vẫn là hình ảnh đau thương tận cùng, mỗi khi Công  chúa chạnh liên tưởng đến. Trong  giấc ngủ đôi lúc Công chúa còn  mê sảng về hình ảnh máu me thấm cả người thân phụ khi đột nhiên thân phụ chạy vào phòng nàng.

Đêm nay, trời đã vào thu lá, phong vàng đã rụng trên lối đi. Cơn gió heo may đã bắt đầu trở lạnh. Công chúa không ngủ được lần ra ngoài sân ngồi bên bếplửa đã  được Vân Oai vừa gầy nên,  ngồi nhìn ánh lửa lập loè than củi  mắt nhìn lên bầu trời đen thẳm, Công chúa lại liên tưởng đến  cha mẹ nên buồn bã ứa lệ.  Bỗng Công chúa giật mình ngước lên  nhìn người đàn ông vừa bước  tới bên nàng:

- Nổ Đạt Hải, ông cũng chưa  ngủ sao?

Vừa nói Công chúa vừa lấy tay gạt nước mắt như thu nhanh nỗi sầu hiện trên khuôn mặt xinh đẹp của nàng.

- Không hiểu sao đêm nay, trời vào thu cũng làm cho lòng mình chùng xuống, như để giao động nỗi buồn với tạo hóa. Xin phép Công chúa tôi có  thể ngồi cùng ánh lửa reo vui này  không?

Công chúa cảm động chớp mắt:

- Dạ thưa, tôi vinh hạnh lắm chứ.

Vân Oai như hiểu ý lặng lẽ cúi đầu rút lui vào thư phòng lo dọn  dẹp đồ đạc của Công chúa.

Nổ Đạt Hải cởi chiếc áo  lông cừu của Võ tướng khoác  lên vai Công chúa với một cử  chỉ vô cùng lịch thiệp vừa mỉm cười:

- Công chúa hãy đề phòng những cơn gió bất thình lình có thể làm cho Công chúa bị cảm lạnh đấy.

- Xin cám ơn dũng tướng.

Nổ Đạt Hải tự nhiên ngồi xuống bên cạnh Công chúa đôi mắt mơ màng kể một câu chuyện:

 - Ngày xưa khi cha tôi chết tôi chỉ mới lên mười tuổi, mẹ tôi vì sợ tôi buồn nên cứ rấm rứt khóc thầm, thấy thế tôi bảo mẹ khóc lớn đi để xua tan tất cả nỗi buồn trong lòng, chứ mẹ cứ  lặng lẽ khóc như thế sẽ làm cho mẹ càng khổ đau hơn. Công chúa cũng thế nếu khóc được cho tan  nỗi buồn thì cũng nên khóc một lần cho tan sầu.  Nếu Công chúa cứ đè nén nhiều lại sanh ra nhiều bệnh khó chữa. Tôi đã nói với Công chúa chuyện buồn hãy cho nó tan theo ngày tháng. Chúng ta còn phải nghĩ đến trách nhiệm nuôi dưỡng cho Thái Tử  nên người. Còn mối thù cần phải trả. Chúng ta sống phải hiểu lẽ ân oán giang hồ nên phải sòng  phẳngn có ân phải nhớ ân, còn nợ máu thì phải trả bằng máu. Tôi hứa sẽ giúp Công chúa rửa hận  này.

Công chúa Tân Nguyệt lắng nghe và theo dõi câu chuyện tâm sự của Nổ Đạt Hải kể và gật đầu chia xẻ niềm hạnh phúc của chàng. Nhưng trong một phút giây nào đó Tân Nguyệt cảm thấy xót xa cho thân phận hẩm hiu của nàng vì nàng tự hiểu nếu có xảy ra tình cảm đậm đà nào  chăng nữa thì cũng chỉ như cánh  chim trời bay qua một lần rồi biền biệt hơi tăm, để lại mặt hồ sự tĩnh lặng đầy phiền muộn. Nổ Đạt Hải còn cho Tân Nguyệt biết trong thời  gian gần đây sẽ đưa gia đình về Bắc Kinh và như thế những tình cảm đặc biệt dành cho Tân Nguyệt rồi sẽ phôi phai như một người khách  lạ. Không biết những khuôn mặt mới mẻ đó sẽ đối xử với nàng những tình cảm ra sao? Có  được như tình cảm Nổ Đạt Hải đã dành cho nàng?

Trong lúc Nổ Đạt Hải và Công chúa Tân Nguyệt đang sống những giây phút êm đềm thì Nổ Đạt Hải nhận được thánh chỉ của Đại Hoàng Đế triệu hồi về Bắc Phủ. Công chúa cũng bồi hồi xúc động vì mới được Nổ Đạt Hải long trọng tổ chức đại lễ an táng cha mẹ chưa đầy một tuần phải lên đường về kinh bái kiến Hoàng Thượng. Nhưng đây là lệnh đâu dám không tuân theo nên sáng hôm sau chị em Công chúa Tân Nguyệt đã theo đoàn quân của tướng Nổ Đạt Hải lên đường. Sau  khi được Nổ Đạt Hải tường trình nội vụ tiến chiếm lại kinh thành và không kịp cứu Thụy Thân Vương lấy làm ân hận, nhưng may đã cứu  được Công chúa Tân Nguyệt và  Công Tử Khắc Từ.  Vua tỏ ra hài  lòng tài thao lược của dũng tướng Nổ Đạt Hải nên phong chức “Nội  Đại Thần”, Công chúa Tân Nguyệt được khen tặng “Hoà Thạc Cát  Cát” còn Kkắc Từ nhỏ tuổi nên chưa được ban khen.  Đặc biệt Hoàng Hậu thấy Tân Nguyệt và Khắc Từ khuôn  mặt xinh đẹp khôi ngô thì dạy bảo:

- Ta sẽ tìm một gia đình của vị đại thần nào hiền hậu liêm chính, sẽ gởi ghắm hai con để hai con có chỗ nương tựa. Ta rất thương yêu hai con và không muốn hai con phải sống cuộc  đời khổ ải, nghe rõ chưa?

- Đa tạ Hoàng Hậu.

Hoàng Hậu vừa nói xong thì Nổ  Đạt Hải vội vàng quỳ gối tâu:

- Thưa Hoàng Hậu! Nếu được  Hoàng Hậu chấp thuận thì tôi xin đứng ra bảo lãnh Công chúa và Công tử về sống với gia đình chúng tôi và tôi xin hứa sẽ bao bọc Công chúa  và Công Tử đến suốt đời...

Tân Nguyệt tâm trạng hoang mang trước quyết định của Hoàng Hậu và phản  ứng kịp thời của Nổ Đạt Hải làm cho Công chúa Tân Nguyệt vô cùng xúc động và thật không ngờ Nổ Đạt Hải lại đối xử quá tốt với chị em của nàng như thế.  Nếu Nổ Đạt Hải xin được Hoàng Thái Hậu chấp thuận thì thật là sung sướng biết bao vì Công chúa sẽ cảm thấy an tâm hơn. Công chúa chưa kịp bày tỏ niềm vui đó thì Khắc Từ đã  reo lên:

- Thưa Hoàng Thái Hậu thật sung sướng cho chị em con nếu ông Nổ Đạt Hải nhận nuôi chúng con. Vì chính ông Hải đã cứu sống chúng con nên chắc chắn ông không nỡ nào đối xử xấu chúng con đâu. Cám ơn ông Hải. Cám ơn Hoàng Thái Hậu...

Hoàng Thái Hậu mỉm cười quay sang Công chúa:

- Còn ý kiến của con thì sao?

- Đó là niềm ước mong của chúng con. Nếu Hoàng Hậu chấp thuận chúng con xin đa tạ! Đa tạ!

- Được! Ta giao hai con cho dũng tướng, nhớ chăm sóc cho đàng hoàng đấy  nhé.

- Dạ! Xin vâng!

Rồi Nổ Đạt Hải nắm tay Công  Chúa và Khắc Từ ra khỏi cung dinh của  Hoàng Hậu.

 Không biết đây có phải là giây  phút bắt đầu cho một định mệnh nghiệt ngã trong tương lai. Nhưng cho dù sao chăng nữa thì Công chúa vẫn chấp nhận số phận, mặc cho định mệnh đưa đẩy về đâu.

Từ ngày Nổ Đạt Hải đưa  Công chúa Tân Nguyệt và Khắc Từ  đến Kinh Châu thì ở dinh Tể Tướng của ông xảy nhiều chuyện rắc rối. Như trường hợp Ôn Báo Cáp một tay phụ tá đắc lực của Nổ Đạt Hải trong mười mấy năm qua sống chết có nhau ở nhiều chiến trường. Đáng lẽ cuộc thân chinh về kinh có Ôn Báo Cáp cùng đi theo nhưng cuối cùng vì ngã bệnh thình lình nên đành phải ở lại coi dinh. Khi về thì nghe tin quân báo Ôn Báo Cáp đã mất. Ôn  Báo Cáp có bà vợ trẻ mới vừa hai mươi bốn tuổi thường gọi Cam Châu. Ôn Báo Cáp chết, cả nhà họ hàng bên chồng không mấy  có cảm tình với Ôn Báo Cáp vì  hay bênh vực vợ quá đáng nên  đến lúc Ôn Báo Cáp mất đi cả nhà kéo tới nhà Cam Châu đòi phải chôn sống theo chồng.

Câu chuyện vô lý đó chẳng may lọt vào tai vợ  Nổ Đạt Hải làm cho bà vô cùng  phẫn ức và xúc động nên bèn mọi cách bà ta phải tự hứa với lòng bà cứu cho được Cam Châu, càng sớm càng tốt trước khi Nổ  Đạt Hải trở về. Vợ của tướng Nổ Đạt Hải là Nhạn Cơ gọi hai con trai lớn vào và dặn bảo kế hoạch phải làm ra sao để cứu Cam Châu. Chỉ trong vòng mấy tiếng Cam Châu  được cứu thoát đưa vào  phủ tướng Nổ Đạt Hải. Khi cả  gia đình Ôn Báo Cáp biết được thì xem như mọi sự đã chậm trễ nên bầu đoàn thê tử ăn mặc đồ tang chế cùng nhau kéo đến phủ tướng la lối om sòm, đòi Nhạn Cơ phải trả ngay Cam Châu lại cho họ. Giữa  lúc ồn ào ở phía trước cửa  dinh tướng thì Nổ Đạt Hải và  đoàn quân từ Kinh Châu vừa về đến, điều ngạc nhiên là trong dinh phủ tướng không có ai ra nghinh đón. Nổ Đạt hải linh tính như có chuyện gì không hay xảy ra cho vợ con, nên vội vã thúc ngựa đến gần xe  ngựa của Công chúa nói nhỏ:

- Công chúa và Khắc Từ ngồi yên đây, chờ tôi vào trong dinh xem động tĩnh ra sao trước đã.

- Dạ vâng! Chúng tôi xin chờ ở  đây.

Nổ Đạt Hải cùng những tay hầu cận thiện nghệ thoáng chốc đã  khuất sau dãy hoa hồng...

Kỳ Viên và Kha Lâm thấy gia đình Ôn Báo Cáp đến đòi dâu đem về chôn sống để trả mối thù khi Ôn Báo Cáp còn sanh tiền, nên Kỳ Viên và Kha Lâm nghe lời mẹ đem theo những hộ vệ trung thành giúp Cam Châu thoát khỏi vòng vây ra ngõ sau nhưng khi mới ló đầu ra khỏi cửa đã  thấy có ba người đứng ở đó từ bao giờ, tên hầu cận hốt hoảng chạy vào tâu:

- Thưa Công tử bọn Ôn Báo Cáp đã cho người tập kích ở cửa  sau.

 - Với ba người làm sao địch nổi gần mười người của  chúng ta, xin hãy bình tĩnh. Chúng ta có thể chia làm hai toán, toán thứ nhất chận đánh ba tên, toán thứ nhì đưa Cam Châu tẩu thoát bằng ngựa. Cứ theo kế hoạch thi hành, nhớ hẹn gặp  nhau ở đỉnh Hương Sơn Bích nhé.

Vừa nói xong Kỳ Viên Công Tử  rút kiếm xông ra cửa hậu thách đấu với bọn gia nô Ôn Báo Cáp.

Nhưng toán người ở cửa sau không phải gia nô của Ôn Hầu mà đệ tử của Công chúa Tân Nguyệt, Mãng Cổ Thái và hai hộ vệ của tướng Nổ Đạt Hải. Bị tấn công thình lình nên Mãng Cổ Thái lúng túng trước thế kiếm như vũ bão của đối phương. Tuy nhiên Kỳ Viên không phải là tay kiếm cừ khôi nên chỉ vài ba phút hùng hổ đã bị Mãng Cổ Thái hoàn toàn đảo ngược tình thế tấn công mấy chiêu kinh hoàng. Công Chúa Tân Nguyệt, Khắc Từ nhìn thấy lúc đầu Mãng Cổ Thái bị tấn công nên hốt hoảng xuống ngựa chạy  lại kêu cứu không ngờ khi vừa đến thì Mãng Cổ Thái đã dùng hết chiêu hạ địch thủ té nhào trên sân cỏ. Kỳ Viên không ngờ gặp phải tay võ nghệ cao cường nên bò ra xa cố gượng ngồi dậy để tẩu thoát nhưng không kịp, Mãng Cổ  Thái đã dùng sức trói cả hai  tay ra phía sau. Vừa lúc đó Kha Lâm và hai tên nữa tiếp trợ tấn công Mãng Cổ Thái và la lớn:

- Quân khốn kiếp hãy thả anh ta ra mau.

Mặc dù đang bị Mãng Cổ Thái trói tay nhưng Kỳ Viên cũng hét lớn:

- Sao em không đưa Cam Châu chạy nhanh mà trở lại đây làm gì?

Công chúa Tân Nguyệt tức giận cũng mắng:

- Chúng bay thật vô lễ, dám đến dinh tể tướng mà uy hiếp người giữa ban ngày à? Quân bay đâu hãy gọi Nổ Đạt Hải ngay...

Vừa nghe đến tên cha mình, Kỳ Viên lẫn Kha Lâm đều tức giận  trợn mắt nhìn Công chúa Tân Nguyệt.

-  Nhà ngươi mới thật hỗn láo, dám kêu tên cha ta ra đây chứ.

Khắc Từ đứng gần đó thấy Mãng Cổ Thái bị ba tên nhào vô ôm chặt nên cũng chạy đến cắn vào tay Kha Lâm làm cho tên này la lối om sòm. Thấy  em xông vào trận địa nên Công chúa Tân Nguyệt cũng hốt hoảng chạy đại vào lôi Khắc Từ ra khỏi cuộc chiến đang hỗn loạn. Khi gỡ được  tay của Khắc Từ kéo ra thì cả hai chị em ngã lăn trên cỏ cũng vừa lúc Kỳ Viên bị Mãng Cổ Thái xô ngã thế là vô tình Kỳ Viên gần chạm vào khuôn mặt Công chúa Tân  Nguyệt, bỗng anh chàng si tình khựng  lại buột miệng khen:

- Cô đúng là một giai nhân tuyệt  sắc.

Cũng vừa lúc Nổ Đạt Hải và những tên hầu cận trung thành kéo tới, nhìn cảnh hỗn độn Nổ Đạt Hải kinh ngạc la lớn:

- Chuyện gì vậy? Tất cả hãy dừng lại ngay.

Mọi người thất kinh sau tiếng quát như sấm của tướng Nổ Đạt  Hải. Và chính ông cũng vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy sự hiện diện  của hai đứa con ông ở đây.

Nổ Đạt Hải vội bước tới mở khóa tay cho Kha Lâm... kéo Kỳ Viên đứng dậy và nói:

- Các người không được hồ đồ như thế! Đây là hai người  con của ta.

Ông xoay qua Công chúa Tân Nguyệt, Khắc Từ giới thiệu:

- Và đây là con của Thụy Thân Vương, Công chúa Tân Nguyệt và em là Công tử Khắc Từ.

Kỳ Viên và Kha Lâm không biết nói sao chỉ nhìn nhau mỉm cười. Cũng vừa lúc bà Nhạn Cơ và tùy tùng kéo đến  thấy mọi chuyện giao cho hai con đã vỡ lỡ nên liếc nhìn Kha Lâm và Kỳ  Viên tỏ ý thất vọng.

Nhạn Cơ bước tới cầm tay Công  Chúa và khen tặng:

- Tôi chia vui với Công chúa vừa được Hoàng Thượng ban cho là  “Hòa Thạc Cát Cát” và Khắc Từ  triển vọng lớn lên sẽ nối dõi tông đường đó. Các em nó không biết nên đã quá vô lễ, vậy ta bảo nó tạ lỗi cùng các ngươi  nhé.

- Hai con đâu, hãy xin lỗi Công chúa  mau đi.

Kỳ Viên và Kha Lâm vội vàng quỳ xuống đồng thanh:

- Công chúa cát tường, Tiểu  Thế tử cát tường!

Đến lượt Nhạn Cơ phu nhân của tướng Nổ Đạt Hải, quân  lính, tổng quản và gia nô đều quỳ xuống và nói lớn:

- Bái tạ Công chúa - Công chúa  cát tường, Tiểu thế tử cát  tường.

Cả giòng họ Ôn Báo Cáp nghe tướng Nổ Đạt Hải và phu nhân giới thiệu đến vai trò Công chúa thì cả bọn đều quỳ gối thủ lễ:

- Công chúa cát tường. Tiểu  thế tử cát tường.

Trước sự kính trọng của mọi người làm cho Công chúa cảm động và lúng túng nên Công chúa vội vã chạy đến đỡ lão phu nhân và Nhạn Cơ.

- Các người hãy đứng dậy, đừng làm như thế tổn thọ chúng  tôi. Thân chúng tôi được bảo trọng là nhờ công đức của dũng tướng cứu độ, đáng lẽ, các ngươi phải cảm ơn dũng tướng Nổ Đạt Hải mới phải. Bây giờ chính chị em chúng tôi lại làm phiền tất cả mọi người trong gia đình dinh tể tướng, đáng lẽ chị em chúng tôi phải tri ân tất cả mọi người mới phải. Điều mong muốn của chị em chúng tôi là hy vọng quý vị hãy xem chúng tôi như  người trong gia đình nếu được như vậy thì quả thật là diễm phúc  cho chúng tôi.

Nhạn Cơ từ tốn trả lời:

- Đúng là con của Thụy Thân Vương, vừa xinh đẹp vừa khôn ngoan thật  không hổ thẹn cho Thân phụ mẫu nơi  suối vàng. Chính chúng tôi mong được Công chúa hỉ xả để cho gia đình chúng tôi có cơ hội ngàn vàng chăm sóc Công chúa và Công tử cho đến ngày trưởng thành. Xoay qua hai đứa con đã làm lỡ chuyện dạy bảo của bà nên ra lệnh:

- Kha Lâm và Kỳ Viên hãy lui đi chỗ khác, từ nay chớ có vô lễ với Công chúa nữa nhé.

Kha Lâm đứng ngẩn ngơ nhìn công chúa Tân Nguyệt nên khi mẹ bảo đi  chỗ khác thì bịn rịn không muốn đi. Còn  anh chàng si tình Kỳ Viên thì y như chôn  chặt chân vào đất di chuyển không nổi nữa, đến khi nghe mẹ ra lệnh thì tỏ vẻ tiếc nuối giây phút thần tiên đối diện với người đẹp, nên lấy tay xoa đầu bực bội bước  đi.

Công chúa Tân Nguyệt ngây thơ nhìn chàng trai đồng lứa tuổi tỏ ra ngạc nhiên thái độ luyến lưu. Công chúa chạnh  nhớ đến lời của Nổ Đạt  Hải trên suốt đường về

- À thì ra chàng trai này cũng dễ  thương đấy chứ.

Chợt nghĩ đến đó Công chúa Tân Nguyệt mỉm cười đưa mắt nhìn theo Công tử Kỳ Viên. Vừa lúc Kỳ Viên quay lại bắt gặp đôi mắt như hai viên ngọc quý nhìn chàng làm cho lòng Kỳ Viên ngây ngất đê mê. Vì chưa bao giờ Kỳ Viên nhìn  thấy một người con gái xinh đẹp dễ thương đến như vậy.

Nổ Đạt Hải bước sang phía trái đỡ lấy Lão phu nhân giới thiệu với Công chúa:

- Đây là thân mẫu của tôi...

- Và đây là Nhạn Cơ phu nhân  của tôi...

Công chúa cúi đầu trả lễ:

- Kính chào lão phu nhân và phu nhân dũng tướng, thật là hân hạnh được biết và làm quen với  hai người.

Công chúa bây giờ mới có cơ hội để nhìn kỹ bà Nhạn Cơ,  đúng là người đàn bà quý phái, xinh đẹp, nhất là nụ cười với hai hàm răng đều đặn trắng toát như những hạt bắp, mỗi lần bà nở nụ cười như vầng trăng tỏa sáng trên khuôn mặt trái soan khả  ái.

Bà với Nổ Đạt Hải xứng đôi anh hùng và giai nhân. Trông bà còn quá trẻ nhưng không hiểu sao hai  đứa con lại lớn đến như thế.

Nhạn Cơ bước đến cầm tay  Công chúa thân mật nói:

- Công chúa và Thế tử an tâm sống với gia đình chúng tôi, nếu có điều chi không vừa ý, xin Công  chúa cho chúng tôi biết ngay để kịp  thời chấn chỉnh.

Tân Nguyệt Công chúa vội vàng cầm  tay Nhạn Cơ và cúi đầu tỏ thái độ quý trọng:

- Cám ơn phu nhân! Nhân thể  có mọi người ở đây tôi  mong mỏi ân oán đôi bên hãy vì tôi mà xóa bỏ tất cả. Thực  sự tôi không hiểu chuyện gì đã xảy ra nhưng cho dù xảy ra chuyện gì đi nữa thì giữa con người với nhau nên đối xử bằng tình thương thì hay nhất.

Tất cả mọi người quay sang nhìn Cam Châu đang đứng khép nép sau Nhạn  Cơ.

Một người trong đám người đang đứng chung quanh bỗng quỳ xuống:

- Tướng quân! Xin tướng quân chỉ vẻ giúp cho tại hạ ngu dốt. Cam Châu là người của gia đình chúng tôi tất nhiên chúng tôi phải có quyền xử lý. Do đó chúng tôi kéo đến dinh tướng quân với mục đích xin được nhận Cam Châu mà thôi, đâu dám động đến người nhà của tướng quân.

Nghe nhắc tên mình Nổ Đạt Hải từ tốn thưa rằng:

- Tôi mới ở xa về mọi chuyện xảy ra thực sự chưa rõ nguồn cơn vậy Nhạn Cơ có thể cho tôi biết.

- Xin quý vị hãy nghe tôi nói vài  lời bằng tất cả sự thực. Cam Châu là vợ của Ôn Báo Cáp cho dù khi còn sống Ôn Báo Cáp đối với mấy người ra sao thì thật tình chúng tôi không biết, tuy nhiên Ôn Báo Cáp là một cận vệ trung thành của tướng Nổ Đạt Hải đương nhiên chúng tôi phải dành  nhiều cảm tình đặc biệt. Ôn Báo Cáp chẳng may bị trọng bệnh mà mất đi đáng lẽ mọi thù oán ganh ghét nếu có cũng nên hỷ xả để an ủi người con gái tuổi trẻ mà góa chồng, đằng này tất cả gia đình tụ hội định đem chôn sống Cam Châu với chồng thì thật là vô lý, do đó chính tôi là người phản đối hành động dã man này. Quý vị thử tưởng tượng có ai đem chôn sống con cái quý vị quý vị có đau lòng không  nhỉ? Nếu quý vị cần bán Cam Châu bằng số bạc bao nhiêu thì chúng tôi  xin chịu mua Cam Châu.

Người đàn ông phản đối:

- Xin thưa Tể Tướng Phu nhân, thực sự chúng tôi không cần vàng bạc mà chúng tôi muốn người vợ mà Ôn Báo Cáp khi còn sống lúc nào cũng thương yêu hết mực nên chúng tôi thầm nghĩ chắc chắn Ôn Báo Cáp mong được người vợ  thủy chung cùng rời khỏi thế gian về bên kia thế giới mới an bề thỏa nguyện nơi chín suối. Chúng tôi có  thực hiện hành động này cũng chỉ để đáp lại nguyện vọng của người quá cố đó thôi.

Nổ Đạt Hải cười nhạt:

- Điều ông nói tôi hoàn toàn  đồng ý vì chính Ôn Báo Cáp khi  còn sống theo tôi đi đánh đông dẹp bắc lúc nào cũng nhắc nhở về người vợ yêu dấu Cam Châu, nên chuyện khi Ôn Báo Cáp mất đem chôn người vợ yêu thương theo với  mình thì cũng hợp tình thôi.

Nghe Nổ Đạt Hải nói đến chuyện đem chôn theo chồng làm cho mặt mày Cam Châu tái xanh, bủn rủn tay chân gần  như muốn ngã qụy may nhờ có ả đầu của Nhạn Cơ đứng gần  đó vội vàng chạy qua đỡ kịp.

Nhưng Nổ Đạt Hải đổi giọng  cứng rắn đanh thép để tiếp:

- Nhưng mà về lý thì không thể chấp nhận được. Tất cả chúng ta đều không đồng ý hành động  chôn sống người một cách dã man như thế, ngoại trừ người chết có di chúc hẳn hoi. Các người có giấy tờ gì không? Hơn nữa Cam  Châu có tội tình gì phải xử chôn sống một cách bất nhẫn đến như  vậy nhỉ. Thôi mọi chuyện nên dàn xếp ổn thỏa với nhau đi, tôi không muốn các người lộn xộn trước tư dinh của ta nữa. Các ngươi hãy vì ta mà bỏ qua chuyện này đi...

Tên đàn ông vẫn bướng bỉnh:

- Tướng quân, dù sao thì Cam Châu cũng là con cái của gia đình chúng tôi, xin hãy trả nó cho gia đình...

Chưa nói hết câu bị Nổ Đạt  Hải hét lớn:

- Từ nãy giờ tôi đối xử với các ngươi bằng tình cảm, bây giờ các ngươi còn không chịu rời khỏi đây thì đừng trách ta đấy nhé. Quân đâu hãy ra tay...

Tức thì toán lính hầu khí giới đùng đùng chạy lại nghiêm chỉnh  đợi lệnh.

Tất cả gia đình Ôn Báo Cáp sợ quá vội vàng qùy xuống:

- Xin lạy tướng quân tha tội cho. Chúng tôi xin nghe lời tướng quân, không dám làm phiền tướng quân nữa. Kính  chào tướng quân...

Gia đình Ôn Báo Cáp đứng dậy chuẩn bị ra về thì bỗng nhiên Nổ Đạt Hải nói lớn:

- Các ngươi khoan rời khỏi đây...

Rồi quay sang tên phụ tá trung thành  bảo:

- Ngươi hãy giúp phu nhân vào lấy cho ta 50 lạng vàng....

Khi vàng được mang ra bày trên chiếc bàn nhỏ bên cạnh, Nổ Đạt  Hải vừa cười vừa nói:

- Đây là món quà nhỏ ta tặng cho gia đình các ngươi, xem như sự trao đổi sòng phẳng. Từ nay về sau đừng nên làm phiền Cam Châu nữa, đồng ý chứ.

Thực sự với lối giải quyết  này không làm cho gia đình Ôn Báo Cáp bằng lòng, tuy nhiên, đứng trước oai lực của Nổ Đạt Hải không ai dám lên tiếng phản đối, chỉ lặng lẽ cho người đại diện đến nhận vàng rồi cúi đầu xá ra về.

May nhờ có Nổ Đạt Hải về  kịp thời mới giải cứu được  Cam Châu chứ hai đứa con của ông  ta không đủ tài năng để bảo  vệ Cam Châu. Tất cả sự sống và  sự chết được xem như một định  mệnh an bài, vì giá như Nổ Đạt Hải đến chậm một chút thì xem như  cuộc đời của Công chúa Tân Nguyệt và cả Cam Châu đều không biết đi về đâu.

Bọn người quá khích của gia đình Ôn Báo Cáp kéo nhau lũ lượt  ra về, Nổ Đạt Hải quay lại nói với  mọi người:

- Như vậy chuyện của Cam Châu xem như đã giải quyết xong. Từ nay về sau Cam Châu hãy an tâm ở lại với  gia đình chúng tôi và không còn phải  sợ hãi điều gì nữa. Bắt  đầu ngày mai chúng ta phải chuẩn bị  dọn dẹp nhà cửa cho đàng hoàng  để đón Công chúa và Thái tử  nhé.

 Tuy mới đối diện với Nổ Đạt Hải phu nhân nhưng Công chúa Tân Nguyệt đã nhận xét Nhạn Cơ có nét vẻ hiền tư, thông minh, lịch thiệp, khôn ngoan và tài năng hơn người. Người con trai là Kỳ Viên quả thật chí khí dũng cảm như cha, người con gái thì kiều diễm mỹ miều giống như mẹ, có điều đáng quý là tuy tuổi đang trưởng thành nhưng lúc nào cũng ở bên mẹ hầu hạ và nghe lời mẹ. Hình ảnh chung đã tạo cho Công chúa những ý nghĩ đẹp về một gia đình gương mẫu nề nếp, đáng quý trọng, điều này đã chiếm cảm tình cùng sự tin  tưởng để quyết định được  may mắn gửi gấm thân phận Công chúa và đứa em trai quý mến trong những  ngày sắp tới. Về phía Nhạn Cơ bản chất đôn hậu trung nghĩa nên nghe Nổ Đạt Hải cho biết Hoàng thượng  đã chỉ thị phải chăm sóc Công chúa và Thế tử thì Nhạn Cơ xem như một vinh dự hiếm có đối với gia đình bà. Khi Nổ Đạt Hải ra lệnh như thế thì lập tức Nhạn Cơ truyền  đạt đến mọi người trong nhà phải lo quét dọn để chuẩn bị làm lễ đón tiếp Công chúa và Thế tử. Nhạn Cơ cho gia nhân sơn phết  lại căn phòng lớn nhất, đầy đủ tiện nghi với tên gọi là “Vọng Nguyệt Lầu”, mái cong, có cửa hướng về hướng tây mỗi khi có trăng đều chiếu rọi vào phòng  rất thơ mộng. Trước cửa sổ có trồng hàng trúc xanh mướt và chậu hoa dạ lý hương mỗi tối tỏa hương thoang thoảng đến tận phòng. Trong phòng lúc nào cũng có hai nữ gia nhân túc trực hầu hạ.  Ngày ngày đều có Vân Oai và Mãng Cổ Thái lui tới để chờ sai bảo hoặc đưa Công  chúa đi dạo vườn hoa và đôi khi băng qua hàng hoa trúc đào đến dưới chân ngọn đồi cỏ non có giòng suối róc rách để vui đùa với chim muông ríu rít trên ngàn cây.  Công chúa Tân Nguyệt đã cảm thấy niềm tin yêu trở lại với cuộc đời thơ ngây của nàng.