Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

CHƯƠNG MƯỜI SÁU

 

 

Đoàn quân bắt đầu tiến vào con đường dưới chân núi U Sơn đã thấm lạnh vì gió thổi buốt qua khe núi thâm u.  Càng lúc đoàn quân càng cảm thấy buốt da ngựa, thở phì phèo, nhiều con đã ngã quỵ vì không chịu nổi tiết lạnh và đồ quân trang nặng trĩu trên lưng.  Chiến dịch U sơn lần này gian khổ hơn nhiều. 

Kinh  nghiệm chiến trường nên Nổ Đạt Hải dùng chiến thuật thần tốc để  bao vây địch, cho đến khi nào tiên đoán địch không còn quân tiếp viện lương thực là lúc đánh lần chót để nắm lấy phần thắng lợi.  Cho nên Nổ Đạt Hải ra lệnh đóng quân vây địch ròng rã trong nhiều tháng.  Thỉnh  thoảng cho nhiều toán đột kích vào quân địch ban đêm để khủng bố tinh thần.  Tuy nhiên địch cũng không chịu thua, bất chợt đưa cảm tử quân tấn công vào nơi trú phòng gây nhiều thiệt hại cho quân Nổ Đạt Hải.  Cứ thế, suốt trong thời gian  hơn năm tháng, cả hai đã chạm nhau ở trận tiễn giàn hai mươi lần quyết liệt.  Thời tiết càng lúc càng gia tăng lạnh buốt xương, ban đêm không được an giấc vì địch  quân cứ lăm le, quấy phá, nhiều thi nhân trong đám quân sĩ cảm xúc  làm thơ:

 

Áo giáp tướng binh đêm không  cởi

Thay nhau thao thức đợi quân thù

Gió cát như dao đau da mặt

Mưa sa tuyết phủ nhòa biên khu

 

Đôi khi sương tuyết khoác kín chân núi chỉ nghe tiếng ngựa hí vang, tiếng người thất thanh trong đêm vắng.  Nổ  Đạt Hải đã quen cảnh chiến trường nguy hiểm này nhưng Kỳ Viên mặc dù mới ra chiến trường lần đầu tiên nhưng cũng cố làm ra vẻ gan dạ.  Thỉnh thoảng Kỳ Viên cũng xin ra trận tiền đọ sức với quân giặc.   Chiến địa là nơi chốn gươm đao vô  tình đâu có tha ai nên mỗi lần phái Kỳ Viên ra mặt trận thì y như Nổ Đạt Hải cho quân theo tiếp viện, cũng nhiều lúc vì hăng say lập chiến công nên Kỳ Viên cứ đuổi theo quân giặc bị sập bẫy mấy lần nhưng nhờ Nổ Đạt Hải đến cứu kịp.  Có lần vì muốn tạo thành tích nên Kỳ Viên đuổi theo một lão tướng quân giặc tận đến chân đèo Cửu Khúc được xem là dãy núi hiểm trở nhất, Kỳ Viên bị quân giặc bao vây, quân sĩ chết gần hết, chính Kỳ Viên cũng bị thương suýt bị bắt thì Nổ Đạt Hải vừa đến cứu được  nhưng khi phá vòng vây, Nổ Đạt Hải cũng bị tên bên phía vai trái.  Khi về đến trại thì áo bê bết máu làm cho Tân Nguyệt vô cùng kinh hãi, nhờ thần y mới lấy được tên ra. Nhìn  thấy nét mặt đau đớn của Nổ Đạt Hải, Kỳ Viên cảm thấy hối hận vô cùng nên quỳ xuống thưa:

- Thưa cha, vì con mà cha phải bị thương, con thật là đứa thất phu ngu dốt và bướng bỉnh vì không nghe lời của cha suýt nữa là con bỏ mạng chốn sa trường.  Tại vì con hăng say muốn lập công, xin cha tha lỗi cho con.

Nổ Đạt Hải cảm thấy tình thương con dâng lên trong lòng nên cầm tay an ủi:

- Kỳ Viên, tại sao con lại nói như thế, con còn trẻ có nhiệt huyết như thế mới xứng đáng là con của dũng tướng, nhưng con phải dùng trí, dùng mưu mới thắng được quân thù.  Phải biết lúc nào tiến, lúc nào thối, vì con phải có trách nhiệm với cả  đoàn quân của con nữa.  Vận binh theo chiến thuật đó mới cầm chắc  chiến thắng.

Như để chữa thẹn bản tính hiếu thắng nông nổi của mình, Kỳ Viên chống đỡ ngượng nghịu:

- Thưa cha, thật tình con cũng muốn thể hiện cho mọi người thấy con đánh giặc không đến nỗi tệ, vảlại, con chứng  tỏ con không phải công tử bột, chỉ biết ăn chơi bám vào cha mẹ, nhưng thật sự ngoài chiến trường không giống như ý nghĩ con học trong sách vở, nên suýt nữa con ngã ngựa ở chiến trường nếu không có cha đến kịp.

- Con đừng nói khiêm nhượng như thế, con vẫn có nhiều bản lãnh của con nhà võ tướng mà, bằng chứng  trước triều đình con đã chính thức bước ra xin đi đánh giặc. Cha rất kiêu hãnh có được người con dũng liệt không kém một anh hùng đáng được ca ngợi.  Nhưng bên cạnh anh hùng tính đó, đôi  khi dùng không đúng chỗ, chẳng hạn như chuyện tỉ võ với cha chẳng hạn, thật là vô ích mà lại không vui nữa.  Nhưng chuyện đã qua rồi, cha lúc nào cũng xem như cơn gió thoảng, con vẫn là đứa con yêu quý của cha.

- Có thể vì thương con nên cha mới nói những lời khích lệ như thế,  thực sự con chả làm nên trò trống gì...

- Cha biết con vẫn còn ấm ức về cha nhiều thứ chuyện.

Kỳ Viên lắc đầu phản đối:

- Nghĩ lại con cảm thấy xấu hổ quá,  con lại quá ích kỷ hồ đồ và bản chất hung hăng dỏm, con làm sao bì được với cha, vì cha chẳng khác nào như con đại bàng từng lướt giữa ngàn mây.  Con quả thật vô lễ và bất hiếu quá.  Con xin cha tha lỗi cho con.

Nghe Kỳ Viên nói những điều phát ra tự đáy lòng nên Nổ Đạt Hải vô cùng xúc động:

- Con không cần phải nói ra điều đó.  Bổn phận làm cha bao giờ cũng thương yêu đứa con mình.  Con thú dữ trong rừng nó cũng không bao giờ nỡ ăn thịt con huống gì con người có đủ trí tuệ suy xét.  Đôi khi ta còn yêu con, quý tính mạng con còn hơn cả tính mạng của ta.  Còn sống thì còn làm  được mọi chuyện kể cả thực hiện giấc mơ của mình.  Chết là hết  tất cả.  Vì thế con nên bảo trọng lấy tính mạng, gia đình tương lai đang cần sự có mặt của con.  Vẫn biết bản tính can đảm là quý, nhưng hữu dũng mà vô mưu thì cũng xem như vứt đi, nên con phải hiểu cho dù ở thế  trận nào, ta phải dùng mưu lược mới tạo thành tích.  Ta cũng cám ơn trời đất đã tạo cơ hội cho cha con mình hiểu nhau hơn.  Đó là niềm vui ta mong đợi từ lâu.  Niềm vui thiêng liêng không thể nào mua được.  Thôi cha mong con hãy hướng về trước mặt, đừng quay lui nhìn đám bụi mù ảm đạm đó làm chi.  Chúng ta hãy hợp lực diệt quân thù  càng sớm càng tốt để quay về đoàn tụ với gia đình.

Kỳ Viên cúi đầu xúc động:

- Dạ vâng thưa cha.

Tất cả cuộc đối thoại giữa cha con Nổ Đạt Hải đều bị Tân Nguyệt lắng nghe từ bụi hoang gần đó và mỗi lời nói của hai người đã làm cho Tân Nguyệt ứa nước mắt vì sung sướng từ nay cha con đã hết thù ghét lẫn nhau, điều mà Tân Nguyệt cầu nguyện ơn trên phù hộ từ nhiều tháng qua.

Trước mắt Tân Nguyệt tưởng tượng như có bóng mặt trời hiển hiện sau rặng núi tư duy, bỗng dưng Tân Nguyệt tự mỉm cười về những ý nghĩ ươm đầy hạnh phúc.  Một ngày mới bắt đầu với niềm vui trong lòng, nàng khe khẽ  hát bên giòng suối khi đem chiếc áo của Nổ Đạt Hải ra giặt.  Có tiếng chim gần đó cũng ríu rít theo nàng.  Đang  mơ màng với ý nghĩ tươi vui bỗng như có ai gọi sau lưng:

- Tân Nguyệt!  Tân Nguyệt!

Tân Nguyệt giật mình quay lại thì Kỳ Viên cũng vừa bước tới bên  nàng.

- Kỳ Viên ra một mình?

- Cha đang ngủ say.

Kỳ Viên tự nhiên ngồi xuống tảng đá bên cạnh lấy tay vốc nước vừa nhìn Tân Nguyệt tươi mát trong tấm áo lụa nõn nà bên giòng suối.

- Chắc vết thương bớt hành nên ông thiếp một giấc chứ gì?

- À!  Tân Nguyệt!  Tôi có chuyện muốn  nói...

- Ừ, thì cứ nói đi, tôi nghe đây.

- Giữa núi rừng mênh mông, mình mới cảm thấy nhỏ bé ích kỷ nông nổi và nhiều khuyết tật phải không Tân Nguyệt.  Và bây giờ tôi mới khám phá Tân Nguyệt chọn cha tôi làm nơi nương tựa của tình yêu quả thật không sai.

Tân Nguyệt cười chữa thẹn:

- Tại sao lại nương tựa trong tình yêu.  Chính tôi đâu có lựa chọn.  Định mệnh giữa chúng tôi đấy chứ.  Một khi đã gọi là định mệnh thì chỉ có trời mới hiểu tình yêu đó. Khi tôi sắp rơi xuống vực thẳm thì cha anh xuất hiện như một thiêu thân cứu mạng tôi, như thế không phải là định mệnh sao?  Nếu cha anh chậm đi hay nhanh hơn thời gian vừa xảy ra sự kiện thì chúng tôi đâu có gặp nhau, và Kỳ Viên thử tưởng tượng tôi sẽ ra sao khi rơi vào vực thẳm? Tôi  không có quyền lựa chọn.  Dĩ nhiên làm sao lựa chọn trước định mệnh an bài.

Kỳ Viên ngỡ ngàng nhìn sững đôi mắt Tân Nguyệt như vừa khám phá một điều bí ẩn ngàn năm.

- Nếu Tân Nguyệt không tâm sự nói lên ý nghĩ chân thật này chắc chắn  không chỉ tôi mà rất nhiều người khác đều ngộ nhận tình cảm cao quý của Tân Nguyệt.  Tôi chẳng khác gì con tằm tự nhả tơ để trói chặt những thành kiến hẹp hòi ích kỷ một chiều.   Bây giờ chính con tằm đó đã hóa bướm tung tăng trong vườn hoa dưới ánh sáng mặt  trời rực rỡ.

- Cám ơn anh đã rõ sự thực về những cảm tình mà tôi đa  trao cho cha anh ngay từ phút giây đầu gặp gỡ.  Cám ơn Trời đất  đã cho chúng ta trái tim đã biết bao dung tha thứ cho nhau.  Mọi đám mây oan trái phủ kín trong tâm hồn chúng  ta từ nhiều năm qua đã phá vỡ  để cho chúng ta nhìn thấy bầu trời xanh thật mênh mông.

Tân Nguyệt nói xong cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm.

Kỳ Viên nhìn Tân Nguyệt với nụ cười hồn nhiên ngây thơ, bỗng dưng chạnh nhớ đến nhà, đến khu vườn đầy hoa mới ngày nào Kha Lâm, Tân Nguyệt và Kỳ Viên chạy đùa đầy sung sướng với nhiều mộng mơ.  Kỳ Viên nhớ đến Hàn  Nhã hiện đang mang thai và không biết ra sao?  Tự dưng Kỳ Viên cảm thấy ân hận cho quyết định dại dột của  mình.  Màn đêm bắt đầu buông xuống, sương lạnh thấm bờ vai.  Lửa trong doanh trại đã thắp lên bập bùng trong gió. Nỗi nhớ nhung mỗi lúc như  dằn vặt trong tâm tư Kỳ Viên làm cho Kỳ Viên càng buồn bã hơn.  Không biết đến bao giờ mới giải quyết  xong chiến trường đầy khốc liệt này.  Ngày ca khúc khải hoàn mơ hồ xa quá, không biết ngày về còn gì  đổi thay?  Không biết đứa con Kỳ Viên ra sao, trai hay gái, giống cha hay mẹ nó.  Mẹ không biết  còn thù hận với Tân Nguyệt?   Kha  Lâm đã có chồng hay chưa?  Mẹ không biết còn giận cha, nhưng không trách cha vì cha cũng chỉ là người thường đâu phải là thánh nhân nên cũng lụy tình chứ, hơn nữa từ bao nhiêu sách sử đã chứng minh càng anh hùng hảo hán càng si tình ghê gớm, anh hùng và giai nhân là mối duyên bất tận cơ mà.  Kỳ Viên nghĩ đủ thứ chuyện cho đến khi mệt mỏi dựa vào thân cây ngủ một giấc đến sáng mà chẳng hay.

Như mọi ngày, khi mặt trời thức dậy, mọi chuyện y như đã xảy ra, chiến trường lại bắt đầu sôi động.  Những cuộc thử thách tài năng lại bắt đầu quyết liệt.  Nổ  Đạt Hải đã dẫn đại binh tấn công vào quân địch với hy vọng sớm dứt điểm cuộc chiến.  Một cuộc đánh nhau long trời lở đất  và quân triều đình đã chiến thắng.  Kỳ Viên như một mãnh tướng cầm lá cờ trắng có thêu chữ Trịnh Khấu cắm lên đỉnh Đại Hồng.  Kỳ Viên hô to quân ta chiến thắng.  Nhưng khi quá tưởng chiến thắng mà quên đề phòng toán quân cảm tử cuối cùng của đối phương từ chân núi  bất thần xuất hiện tấn công.  Hàng chục mũi tên nguy hiểm nhắm vào Kỳ Viên lao tới.  Trong lúc nguy biến thập  tử nhất sinh Nổ Đạt Hải vung gươm phóng tới che chở cho Kỳ Viên, như  cánh chim đại bàng xoè cánh rộng phủ bọc lấy Kỳ Viên và đẩy Kỳ Viên té xuống để khỏi bị tên kẻ thù.  Nhưng không ngờ chính ông đã bị một mũi tên vô tình trúng vào ngực. Nổ Đạt Hải ngã quỵ trên vũng máu, nhưng khi khiêng về trại, ông còn tỉnh táo, có lẽ ông chờ gặp mặt Tân Nguyệt. Mặc dù vết thương đau đớn, nhưng Nổ Đạt Hải cố gắng giữ nụ cười, nắm lấy tay Tân Nguyệt và Kỳ Viên, trầm tĩnh nói:

- Con người sinh ra đều phải chấp  nhận sinh lão bệnh tử, nên đừng có buồn rầu, hơn nữa đã là dũng tướng thì chết ở sa trường là chuyện thường tình.  Da ngựa bọc thây là mơ ước của anh hùng.  Nhưng điều ta mong ước khi ta ra đi rồi các ngươi phải sống cho nên người, phải yêu thương mọi người, phải đối xử với nhau cho tử tế và nhất là phải mang chiến thắng về kinh đô cho dân chúng mừng vui cảm  thấy đời sống an bình hạnh phúc.  Ta chỉ tiếc đã thất hứa với Hoàng Thượng và Nhạn Cơ là ta sẽ trở về với chiến thắng vinh  quang.

Nhìn thấy khuôn mặt đau đớn nhưng cố gắng nói những lời dặn dò cuối cùng làm cho Kỳ Viên đau lòng đến nỗi không nói lên được lời nào.  Kỳ Viên trừng mắt theo dõi hơi thở của cha, ứa nước mắt.  Tân Nguyệt cắn răng chịu đựng để không bật thành tiếng, cố gắng an ủi:

- Anh an tâm, từ ngày gặp anh, em đã thề nguyền sống chết có nhau, cho dù chân trời góc biển nào.  Anh hiểu nếu trên cõi đời này không có anh thì em cũng không tha thiết sống nữa.  Bởi vì chỉ có anh mới là nguồn sống của em. Anh chắc còn nhớ cũng tại chiến trường U Sơn này một lần  em đã quyết một mình tìm đến anh cho dù phải vượt qua bao nhiêu trở ngại.  Nhưng cuối cùng em cũng đã đến với anh như ước nguyện.  Bây giờ cũng thế, em sẽ đi với anh  đến suối vàng và chúng ta sẽ cùng nhau an hưởng hạnh phúc nơi miền vĩnh cửu đó.  Em nghĩ cho đến giây phút này, tất cả mọi người đều hiểu và tha thứ cho con đường  chúng ta đã chọn và sẽ xóa bỏ mọi hận thù.  Chúng ta ra đi thật thanh  thản, như vậy tốt quá phải không anh...

Nổ Đạt Hải bóp bàn tay nhỏ bé của Tân Nguyệt lắng nghe nàng nói tiếp:

- Thực sự bây giờ giữa chúng ta chẳng có gì hối tiếc. Trước khi lên đường ra mặt trận chị Nhạn Cơ đã dặn dò em điều gì phải làm em đã hoàn tất, chắc chắn chị sẽ hài lòng. Em đã suy nghĩ kỹ lắm rồi là em không bao giờ để anh đi một mình.  Em sẽ theo anh như ước nguyện.  Anh thấy em làm như thế có đúng không?

Nổ Đạt Hải ngước nhìn Tân Nguyệt vì biết không còn ngôn ngữ nào để ngăn cản ý định của Tân Nguyệt.  Bỗng nhiên Nổ Đạt Hải nở nụ cười và thều thào thật nhỏ:

- Chúng ta đã từng đau khổ và hạnh phúc với tình yêu tuyệt vời ấy phải không Tân Nguyệt?

- Đúng, đúng như nhận xét của anh, em cũng cảm thấy như thế.

Tân Nguyệt vừa nói dứt câu bàn tay của Nổ Đạt Hải lạnh tím và buông thõng, ông đã thực sự ra đi, Kỳ Viên hốt hoảng lay mạnh:

- Cha, cha!  Tại sao cha lại bỏ con ra đi như  thế.

Và Kỳ Viên rưng rức khóc.

Trong lúc Tân Nguyệt lại rất bình thản cầm lấy hai cánh tay của Nổ Đạt Hải đặt thẳng thắn theo chiều nằm,  vuốt mắt cho ông và đọc những lời cầu nguyện...

Tân Nguyệt lấy xâu chuỗi ngọc trên cổ xuống cẩn thận trao cho Kỳ Viên đang  khóc thảm thiết:

- Anh Kỳ Viên.  Một lần nữa tôi  nói thật lòng với anh là tôi không đủ tư cách để mang nó theo suốt đời, tôi muốn nhờ anh chuyển cho Hàn Nhã như một biểu tượng của tình yêu.  Lần trước anh đa  từ chối vì không hiểu cái sâu xa của tình yêu nơi tôi, bây giờ thì đã khác, trong ý nghĩ của anh.  Tôi mong anh không từ chối vì đây là tấm lòng chân tình cuối cùng của tôi đối với Hàn Nhã.  Cám ơn  anh.

Tân Nguyệt nói xong đặt xâu chuỗi ngọc vào bàn tay của Kỳ Viên.  Cái  chết đột ngột của cha làm cho Kỳ Viên quá khổ đau nên không còn tri thức nhận thấy sự việc xảy ra chung quanh nên Kỳ Viên đưa tay ra nhận một cách vô thức.

Tân Nguyệt đã lén lấy thanh kiếm báu trong tay áo mà cha nàng đã bảo nàng mang theo khi cần đến.  Tân Nguyệt hai tay cầm chắc đốc kiếm bén ngọt tự đâm vào lồng ngực và cả thân thể lạnh ngã nhào lên thân thể lạnh ngắt của Nổ Đạt Hải.  Máu của Tân Nguyệt đã chảy phủ lên xác thân của Nổ Đạt Hải.  Tân Nguyệt xử sự nhanh quá đến nỗi Kỳ Viên không hay biết cho đến khi nhìn thấy Tân Nguyệt té nhào mới hay là nàng đã tự sát và mọi chuyện đã trở nên muộn màng khi Kỳ Viên chạy đến.  Kỳ Viên kinh hoàng khủng khiếp trước quyết định của Tân Nguyệt. Kỳ Viên bủn rủn cả tay chân không còn sức nữa nên ngã quỵ bên xác hai người khóc nức nở:

- Cha!  Tân Nguyệt!  Tại sao cả hai người lại bỏ tôi đi!  Tại sao vô lý dến  như thế?

Kỳ Viên hét lên như kêu cho thấu trời xanh biết nỗi lòng đau đớn không cùng của Kỳ Viên.  Tiếng kêu trầm thống của Kỳ Viên vọng lại từ rừng núi hoang vu giữa buổi  chiều nắng hắt hiu buồn thảm biết chừng  nào.  Cho dù Kỳ Viên có ráng sức  gọi lớn để cha và Tân Nguyệt trở lại với trần gian nhưng trên đôi môi của Nổ Đạt Hải và Tân Nguyệt như đang mỉm cười thỏa nguyện vì họ đã bắt đầu ở  bên nhau, nơi một cảnh giới khác an bình và hạnh phúc vĩnh cửu, không có hận thù và không có lo âu phiền  muộn.

  *

Sau khi tin chiến thắng lẫy lừng được đưa về triều đình, Hoàng Thượng chấp nhận đem đại binh trở về để chuẩn bị tổ chức ăn mừng chiến thắng và từ nay dân chúng không còn sợ hãi bọn cướp quấy phá bất an.

Gần một tháng sau, Kỳ Viên đưa binh và hai linh cữu của Nổ Đạt Hải và Tân Nguyệt về Bắc Kinh giữa tiếng  reo hò hoan hô đoàn quân chiến thắng nhưng cũng có tiếng ngậm ngùi thương tiếc dũng tướng và giai nhân đã bỏ mạng nơi chiến trường.  Lão  phu nhân, Nhạn Cơ, Kha Lâm, Khắc Từ, Vân Oai, Mãng Cổ Thái, Hàn Nhã kéo  nhau ra ngoài cổng thành với vành khăn tang đón đoàn quân trở về, nét  mặt mọi người đều buồn thảm.  Mùa đông đã trở về trên những hàng cây khô điểm những hoa tuyết trắng, tiếng gió hú qua cánh đồng hoang càng tạo thêm cảnh tượng thê  lương sầu thảm.

Kỳ Viên mặt lạnh như tượng đá đi giữa hai hàng quân, áo quần lấm đầy bụi.  Râu tóc điểm sương tuyết.  Khi đến trước mặt mọi người của triều đình và gia đình, Kỳ Viên dừng lại xuống ngựa quỳ lạy lão phu nhân, Nhạn Cơ, quay sang hôn lên trán Hàn Nhã, mỉm cười với Kha Lâm, Khắc Từ rối từ  tốn nói:

- Đây là trận đầu tiên trong đời tôi và là một trận đánh ác liệt nhất làm cho tôi nhớ đến suốt đời.  Và đây cũng là lần đầu tiên tôi chứng kiến những cái chết thật dũng liệt,  cả hai chiến trường và tình trường.

Một trang tình sử đã thực sự xếp lại, bắt đầu từ hình ảnh tuyệt vời đó...