Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

CHƯƠNG MỘT

 

 

Mười bảy năm trôi qua trong cung cấm, Công chúa Tân Nguyệt tưởng chừng như cuộc đời trôi trên giòng sông êm ả của nhung lụa. Chung quanh tất cả như mùa xuân hạnh phúc miên viễn tràn đầy. Mỗi bước đi là có người chăm sóc, mỗi lời nói là có người phụ họa chia vui. Tân Nguyệt cứ tưởng mình sẽ sống an nhiên với chuỗi ngày  mật ngọt ấy mãi, nhưng không ngờ  một đêm kinh hoàng đã xảy đến làm thay đổi tất cả số mệnh của nàng. Làm sao Công chúa Tân Nguyệt có thể quên được khi nàng đang  cùng đứa em nghe vú già kể chuyện thần tiên trong căn phòng êm ấm, thì  cha nàng với thân thể đầy máu chạy hốt hoảng vào phòng trước đôi mắt kinh ngạc của mọi người. Ông  hét lớn:

- Tân Nguyệt con hãy mau mau đem Khắc Từ ra khỏi thành ngay nếu chậm ta sẽ không thể nào cứu nguy các con được.  Hãy nhanh lên, cha không còn thì giờ để  giải thích.

Trước cảnh tượng đau thương  tận cùng Công chúa Tân Nguyệt nghe điếng  cả hồn, nàng như chết cứng không biết phải làm gì thì mẹ nàng đã  thúc giục.

 - Tân Nguyệt con hãy nhanh lên, quân giặc sắp tràn vào, chúng sẽ giết hết mọi người. Tân Nguyệt con hãy  nhanh nữa đi... mẹ phải ở lại bên cha con đến giây phút cuối cùng...  Con phải nhanh lên đi...

 Trước sự hối thúc của cha mẹ Tân Nguyệt không thể chần chờ, vội vàng ẵm đứa em mới lên tám chỉ kịp cùng gia nhân thoát ra cửa hậu của cung đình... với nước mắt giàn giụa trên đôi má.

 Phía sau Công chúa Tân Nguyệt là tiếng hò hét của quân giặc gian ác,  xông xáo vào cung cấm.  Tiếng thép va chạm trong các cuộc chiến đấu vang lên đến rợn cả người. Khói lửa mịt mùng bao phủ khắp nơi. Công  chúa vừa ôm chặt em vào lòng vừa  cố gắng lách mình vào đám đông  để chen lấn tìm một lối thoát ra khỏi cửa thành. Nhưng thỉnh thoảng Công chúa cũng quay nhìn lại phía sau để xem chừng cha mẹ anh em có thoát  ra khỏi vùng lửa đang ngút ngàn khủng  khiếp đó không.

 Đã mấy chục năm qua, thân phụ nàng - Thụy Thân Vương là một vì vua liêm chính nhân từ, lúc nào cũng lo nghĩ về đời sống của dân chúng. Chính thân phụ Công chúa Tân Nguyệt cũng  không ngờ có quân gian tặc đã nổi lên phản loạn bất ngờ tấn công vào vương phủ làm cho ông không thể nào trở tay kịp. Trong giây phút hiểm nguy, hai người con trai lớn của ông đã xông pha vào cuộc chiến và không biết sống chết ra sao, hình ảnh cuối cùng  mà Công chúa khắc ghi khi rời khỏi cung điện là thân thể cha đầy máu  và người mẹ với đôi mắt đỏ hoe đầy nước mắt hiện rõ nét đau khổ tận cùng. Công chúa ẵm đứa em vượt qua từng chặng đường lửa khói ngất trời  giữa tiếng kêu la thảm thiết, bao thây người gục ngã dưới lưỡi  dao tàn độc của đội quân Ngô Thế Xương. Tiếng nói của cha như một mệnh lệnh vẫn đuổi theo trong đầu  óc thơ ngây của Công chúa:

- Bắt đầu từ giờ phút này con phải lãnh trách nhiệm chăm sóc em con, trong cuộc chiến đấu cuối cùng ta không biết có vượt qua được  hiểm nguy...

Cùng tiếng thét thất thanh trước khi chia tay hai đứa con yêu quý của mẹ  nàng:

- Tân Nguyệt! Khắc Từ...

hình ảnh mẹ nàng ngã quỵ trước thềm, chới với bàn tay đưa vẫy, Tân Nguyệt Công chúa không biết đi về đâu... như con chim lần đầu tiên được thả bay trong cơn bão  tố... Nàng thất thiểu bước đi trong đêm tối... xa dần... xa dần vùng lửa khói và tiếng la hét hãi hùng.

 Mặc dù kinh sợ phải trốn lướt qua đám quân phiếm loạn đang canh gác ngoài thành, Công chúa vẫn không quên  hình ảnh oai nghi của Phụ vương trước nguy cơ, khi Phụ vương nàng gọi hai tên nô bộc trung thành nhất để theo hộ  vệ nàng:

 - Hai ngươi hãy nghe đây, kể từ giờ phút này phải tự hóa trang thường dân đi theo hộ vệ cho Công chúa Tân Nguyệt và Khắc Tư, cho dù phải chết cũng không thay lòng đổi dạ, nghe chưa!

 Trong giây phút trầm tư bỗng Phụ vương lấy trong tay áo con dao chủy thủ thường cất dấu lâu năm để phòng thân, Phụ vương nhét vào tay  Công chúa và nói nhanh:

 - Tân Nguyệt con gái yêu của ta, con dao hộ mạng này con hãy giữ lấy. Nếu  dọc đường may mắn gặp quân tiếp viện của ta thì con nhớ đưa dao lệnh của ta, tức thì con sẽ được cứu giúp ngay. Còn ngược lại chẳng may gặp quân địch khám phá ra con thì chính con dao này giúp con tự  giải quyết đời con và Khắc Từ, đừng để cho bọn chúng xử  tội con, nhớ chưa?

 Công chúa Tân Nguyệt còn nhớ nỗi kinh ngạc khi nàng nghe những lời này và mở mắt sợ hãi nhìn Phụ vương với quyết định quá khủng khiếp như  thế.

 Làm sao nàng có thể giết Khắc Từ với đôi tay yếu đuối chưa hề giết một con kiến trên bàn? Nhưng trước những lời nghiêm khắc như mệnh lệnh, nàng chỉ biết cúi đầu vâng lời vì không còn con đường nào khác hơn.

Trước cảnh chia ly não nùng Công chúa Tân Nguyệt không cầm được nước mắt, bỗng Phụ vương vỗ mạnh vào vai nàng thúc  hối:

- Con gái của cha không được khóc nữa vì con phải lãnh sứ mạng bảo hộ cho em con mà. Thôi hãy can đảm mà ra đi nhanh, kẻo muộn là hỏng đại sự đang trông cậy vào  con đó.

 Phụ vương đẩy nhanh hai đứa con ra khỏi cửa một cách quyết liệt.

 Công chúa Tân Nguyệt khóc gào:

 - Không thể nào, cha ơi tại sao lại giao trách nhiệm lớn lao là bảo vệ Khắc Từ cho con? Con phải ở lại để có chết thì chết chung với cha mẹ  mà!

Mặc cho Công chúa Tân Nguyệt khóc lóc thảm thiết nhưng cánh cửa vẫn đóng sầm lại. Quá thất vọng nhưng  cũng đành phải ra đi cùng Khắc Từ và hai nô bộc. Công chúa đi lần từng bước khổ đau, tiếng Phụ vương vẫn như còn vương vấn trong đầu óc rối loạn của Công chúa:

- Cha biết quyết định như thế này là lòng cha tan nát trăm mảnh, nhưng  con phải hiểu cho lòng cha.  Hai anh của con đang chiến đấu gần như tuyệt vọng ở tây thành, chính cha cũng đã bị thương  mà sức tiến quân của quân thù  mỗi lúc một thêm mãnh liệt, chắc chắn cuối cùng rồi cha cũng phải tự vẫn chứ không thể nào chấp nhận sự đầu hàng. Chả lẽ con bắt cha phải chính mắt nhìn thấy bốn đứa  con thân yêu của cha đều lần lượt chết dưới tay quân thù? Không thể được, con phải nghe lời cha mà mau mau thoát khỏi nơi này. Biết  đâu ngày sau Khắc Từ còn trở về phục hận cho cha, có như thế nơi suối vàng cha mới được toại  nguyện. Con đã hiểu ý cha rồi chứ? Hãy mau rời khỏi thành ngay đi.

Càng hiểu ý cha, Công chúa Tân Nguyệt càng cảm thấy yêu Khắc Từ hơn,  nàng ôm chặt đứa em bé bỏng vào lòng cố dấu cho dòng lệ khỏi tuôn rơi. Từ khi chinh chiến lan tràn  đầy dẫy mọi chuyện khổ đau xảy  ra, Khắc Từ vì quá thơ ngây nên không thể nào hiểu được những bi thương đang ập đến, nên khi nhìn thấy cha máu thắm cả bên tay trái thì  Khắc Từ khóc thét lên vì sợ  hãi, cho đến khi bị chị nắm tay dẫn vội ra khỏi vương phủ... và Khắc Từ cũng không ngờ giây phút đó cũng là giây phút cuối cùng vĩnh biệt cha mẹ...

 Cho dù nhớ đến những lời dặn của cha mẹ và sự quyến luyến tận cùng nhưng Công chúa Tân Nguyệt cũng đành phải gạt lệ nén nỗi niềm khổ đau để bước đi đến chân  trời xa lạ mịt mờ. Chiều hôm đó, Công chúa Tân Nguyệt, Khắc Từ,  Mãng Cổ Thái và Vân Oai với quần  áo bằng vải thô của nông dân chen lấn vào đám dân chạy loạn. Từ  thành Cảnh Châu họ cố gắng mọi sức để trà trộn vào giữa  nhóm người gồng gánh, bọn họ cố đi thật nhanh, thật nhanh không dám quay đầu nhìn lại kinh thành. Những gương mặt sợ hãi lo âu của thường dân trên bước đường chạy loạn đã làm cho cả bọn người càng lo lắng hơn vì quân phản loạn  gác ở hai bên đường có thể  nhận mặt được thì coi như nguy  đến tính mạng. Thỉnh thoảng những tiếng kiếm sắt chạm nhau nghe đến rợn người, tiếng kêu la thất thanh giữa cảnh khói lửa phủ mờ, đã khiến cho mọi người căng thẳng, hồi  hộp.  Nô bộc Mãng Cổ Thái cõng Khắc Từ trên lưng, Vân Oai dìu Công chúa bước qua những trở ngại ngổn ngang trên đường.  Đi suốt cả buổi chiều và kéo đến suốt cả đêm nhưng vẫn chưa thoát qua những cảnh trí điêu tàn, cho đến khi chân Công chúa sưng vù lên nhức nhối cũng không làm cho Công chúa chậm bước.  Khắc Từ phải xa cha mẹ, nên cứ khóc lóc đến sưng cả đôi mắt trông thật thảm thương.

 Bọn họ gồm Công chúa Tân Nguyệt,  Khắc Từ, Mãng Cổ Thái và Vân Oai cố gắng dìu dắt nhau lướt qua đám dân đang lê lết lánh nạn. Cảnh người chết ngổn ngang, những đứa bé thất lạc cha mẹ kêu than thật là thảm thiết. Những ngôi nhà hai bên đường đang cháy dở khói lửa khét lẹt, những cây cột cây kèo gãy đổ than lửa văng tung toé ra  ngoài lộ cản đường đi. Khắc Từ vì khóc mãi nên khan cả tiếng.  Công  chúa thì nhức buốt cả đôi chân đến độ không còn đi được  nữa... Bỗng một cơn mưa như trút nước làm cho cả đám người chạy loạn không có chỗ trú giữa đồng không mông quạnh nên ướt át tả tơi trông thảm não vô cùng.  Cho mãi đến khi gà gáy canh một bọn họ mới tìm ra chỗ trú chân.  Căn nhà đã đổ nát từ lâu không còn mái che, chỉ còn hai bức vách xiêu vẹo.   Cả bọn người ngồi sát bên nhau.  Khắc Từ thì vừa lạnh vừa đói vừa khát nước run lên cầm cập như đang lên cơn sốt.   Mãng Cổ Thái chạy đi tìm củi để đốt lên sưởi áo quần.  Cơn mưa cũng vừa tạnh để lọt qua mái kèo những vì sao lấp lánh. Tân Nguyệt ôm chặt  lấy Khắc Từ, thân nhiệt càng lúc càng lên cao của Khắc Từ chuyển sang Tân Nguyệt làm cho nàng càng thêm hốt hoảng. Vì đây là lần đầu tiên Công chúa Tân Nguyệt mới chăm sóc cho Khắc Từ trong một hoàn cảnh rất nan giải. Có bao giờ Công chúa phải đương đầu trước những bấc trắc khó khăn đâu. Mười mấy năm sống trên nhung lụa, Công chúa chưa hề tự mình phải làm bất cứ một việc gì cho dù nhỏ nhặt nhất đều có kẻ hầu người hạ chăm sóc cho nàng  một cách chu đáo. Nên bất ngờ thời thế đổi thay đẩy nàng vào  tình trạng bi đát nên nàng tỏ ra lúng túng và lo sợ, nhất là đứng trước cơn bệnh của Khắc Từ vừa xảy đến. Được một  lúc Khắc Từ ngước lên nhìn Tân Nguyệt với đôi mắt đỏ ngầu, giọng nói khàn khàn:

- Chị Tân Nguyệt, khi nào chị đưa em về gặp cha mẹ? Em muốn gặp cha mẹ, em nhớ cha mẹ quá.

 Mỗi lời rên rỉ của Khắc Từ như là một lưỡi dao đâm suốt trái tim của Công chúa khiến nàng như nhức buốt tận tâm can. Gần hai ngày qua không biết cha mẹ ở lại có thoát khỏi tai họa khủng khiếp nguy cơ đến tính mạng hay không?

 Làm sao mà trở về khi quân thù đã chiếm đoạt cả kinh thành. Công chúa cố gắng cắn răng chịu đựng để ngăn không cho dòng lệ chảy  dài trên má:

- Khắc Từ! Em là nam nhi, em phải can đảm khắc phục mọi gian khổ đi chứ. Vì em còn trách nhiệm phải tự bảo vệ đến tính mạng của em. Sự sống của em rất cần thiết cho sự phục thù trong tương lai. Chị hy vọng sau này em sẽ hiểu tất cả mọi chuyện kinh hoàng vừa xảy ra. Chị mong em hiểu những lời chị dạy bảo, kể từ bây giờ chỉ có chị bên cạnh em, cần gì em hãy cho chị biết.  Em hãy cố gắng đừng làm cho chị sợ nhé.

 Khắc Từ như hiểu ý chị vội gạt nước mắt và thầm lặng gật  đầu.

 Mãng Cổ Thái, người nô bộc trung thành lo việc hộ vệ, năm nay vừa đúng hai mươi tuổi, mộc mạc, nhiệt tình,  trực tính, và dũng cảm, sẵn sàng liều chết để bảo vệ Công chúa. Vân  Oai thì lớn hơn Công chúa khoảng một tuổi thôi nhưng vì xuất thân nghèo khó nên vào làm nô bộc cho Công  chúa, bản chất hiền lành, trung thành. Được Quốc vương chỉ định đi theo hầu cho Công chúa, Vân Oai cảm thấy hân hạnh cho sứ mạng giao phó này, nên suốt đoạn đường gian nan vừa qua Vân Oai vẫn chịu đựng một cách vui vẻ. Tuy nhiên, đứng trước tình trạng trở bệnh của Khắc Từ, Vân Oai cũng lúng túng không biết phải  làm sao. Trong khi đó, Mãng Cổ Thái cũng vừa khơi dậy đốm lửa để đun chút nước sôi, mang tới đưa cho Khắc Từ:

- Tiểu Chủ ơi!  Hãy uống chút nước nóng cho ấm bụng và bớt lạnh, cũng gần sáng rồi ráng cố gắng ngủ để sáng mai còn lên đường.

- Công chúa dùng tí cháo này đi, chúng ta còn phải vượt qua bao nhiêu chặng đường nguy hiểm nữa...

Vân Oai đến thay Công chúa ôm lấy Khắc Từ, vừa nhỏ cho Khắc Từ vài giọt nước và nói khẽ:

- Tiểu chủ hãy uống tí nước rồi nghỉ chút cho khoẻ, để tôi ru cho Tiểu chủ ngủ nhé.

Công chúa để ý nghe Mãng Cổ Thái và Vân Oai cứ một hai gọi Công chúa và Tiểu chủ làm cho Công chúa lo sợ nên đề nghị:

- Kể từ bây giờ ta không muốn  hai người gọi ta là Công chúa nữa  nhé. Hãy coi nhau như anh em, chị em thì hay hơn. Vì trên đường đi tới  rất nhiều tai vách mạch rừng rất nguy hiểm cho chúng ta, lỡ có quân địch nghe được thì nguy cơ đến tính  mạng của chúng ta.

Mãng Cổ Thái tán thành ngay:

- Chính tôi cũng có ý nghĩ như vậy nhưng không dám đề nghị sợ phật lòng Công chúa.

Vân Oai chỉnh ngay:

- Anh mới nói rồi lại quên mất  rồi.

- Ồ! Ồ! Tôi thật lẩm cẩm, thôi  xin các người tha lỗi.

Trong khoảnh khắc bỗng dưng Công chúa cảm thấy thoáng buồn. Chỉ một ngày thôi tất cả lâu đài sụp đổ, cả một thời vàng son nhung lụa cũng tàn theo... đến danh xưng Công chúa cũng  phải hủy bỏ. Từ giờ phút này ta chỉ còn là một thường dân vô danh tiểu tốt. Không những thế mà ta lại còn có trách nhiệm chăm sóc em trai Khắc Từ. Tất cả niềm hy vọng trên đôi mắt cha giao phó trong phút giây cuối cùng...  Vừa khi Công chúa đang miên man nghĩ về hình ảnh  cha mẹ gục chết trước lưỡi dao kẻ thù... thì cũng đúng lúc ấy như có một sức mạnh kỳ diệu làm cho nàng tiêu tan cơn mệt mỏi, Công chúa điềm tĩnh lạ thường bước  tới vuốt mái tóc Khắc Từ:

- Em nên uống ít nước nóng và húp ít cháo vì tất cả chúng ta cần phải sống để trả thù cho cha mẹ nữa chứ...

Sáng hôm sau khi gà gáy sang canh năm cả bọn đã kéo nhau lên đường, cứ thế ngày đi đêm xuống tìm nghỉ nơi nhà hoang hay cổ miếu. Đến ngày thứ tư bệnh tình của Khắc Từ trở nên trầm trọng hơn, nằm mê man nói sảng làm cho Công chúa Tân Nguyệt càng thêm lo sợ. Cả ba không  biết phải là sao, càng lúc càng tỏ ra thất vọng. Điều càng tạo thêm lo sợ và thất vọng là cả bọn mặc dù cố sức vượt qua cánh đồng lau bát ngát tưởng chừng như sẽ đến được khu xóm nhà lá, nhưng càng đi càng lạc vào sâu trong khu rừng cổ thu, hai bên là vách đá dựng cao. Mãng Cổ Thái quay đầu lại nhìn và kinh hoàng lo sợ:

- Chúng ta hình như đã đi lạc đường. Thay vì xuống đồng bằng  chúng ta lại đi bên núi.

 Tiếng chim tu hú buồn bã kêu vang ở trên cành cao vắt qua mỏm đá cheo leo. Lương thực mang theo đã cạn, hồ lô đựng  nước cũng gần hết.  Tân Nguyệt vội bước nhanh đến chỗ khe suối đang chảy róc rách.

Bỗng có tiếng người hét lớn:

- Đứng lại ngay!

Kế tiếp là sự xuất hiện bất ngờ của bảy người đàn ông  vạm vỡ với vẻ mặt đằng đằng sát khí, tay cầm dao lớn và  mã tấu.

- Các ngươi là ai? Từ đâu đến đây? Đến đây để làm  gì nói mau?

Tân Nguyệt hoảng sợ vội thối lui, gương mặt tái xanh... chưa kịp trả lời thì một trong bảy tên hung dữ la lớn:

- Hãy đứng lại.

Và chạy đến nắm lấy cánh tay của Công chúa dằn mạnh.

Ngay khi đó Mãng Cổ Thái cũng vừa đến vội nhảy ra trước mặt hất  tay cản lại:

- Đừng có hỗn láo với chị  ta chứ.

Quá tức giận vì bị hất tay bất ngờ nên tên đàn ông lạ lồng lộng xông tới ra chiêu tấn công Mãng Cổ Thái:

- À thì ra thằng nhóc con này muốn chết, ta cho mày toại nguyện.

Vân Oai thấy tình thế nguy kịch vội  qùy xuống khóc lễ:

- Thưa các ông hãy tha cho chúng tôi. Chúng tôi là thường dân nghèo khổ chạy giặc Thanh đến tàn phá làng  xóm ... xin các ông tha tội cho.

Một tên khác bước tới trấn  áp:

- Chúng mày nói láo, đến đây để dọ thám chứ gì! Ta sẽ cho bọn ngươi xuống âm phủ luôn.

Vừa nói tên này vừa rút dao đeo sau lưng ra múa lung tung.  Miệng thì  hét lớn:

- Giết sạch! Giết sạch!

Tiếng la hét làm chấn động khu rừng buổi chiều cuối thu.

Trong lúc nguy kịch Mãng Cổ Thái không giữ bình tĩnh nên đã kêu lên:

- Vân Oai hãy mang Công chúa đi ngay để mình ta địch bọn này.

Một tên đứng gần đó nghe gọi Công chúa thì cười khả ố:

- Thì ra Công chúa, chúng ta phải bắt ngay giao cho bọn phản loạn thì chắc chắn được một số tiền lớn.

Mãng Cổ Thái thừa thế không phòng thủ của hai tên đứng gần Công chúa, rút kiếm ra chiêu tấn công tới tấp làm cả bọn đều sợ hãi thối lui... thừa lúc Tân Nguyệt bồng Khắc Từ nhảy đại vào bụi cây với Vân Oai. Vì nhảy vọt nên  cả hai chị em Khắc Từ ngã lăn vào đám sỏi ê cả thân mình. Vân  Oai cố gắng chạy lại ẵm lấy Khắc  Từ:

- Để em giúp chị một tay.  Công chúa hãy đứng dậy chạy nhanh lên, chắc chắn một mình Mãng Cổ Thái sẽ bị bọn chúng đánh bại...

Trong ý nghĩ chợt đến trong đầu óc của Tân Nguyệt: tại sao mình không thực hiện lời dặn của Phụ vương khi gặp nguy cơ hãy tự hủy chứ  không để thân xác lọt vào tay kẻ địch. Hơn nữa mạng người ai  cũng có giá trị giống nhau trong cuộc sống. Tại sao ta lại bắt người khác hy sinh cho ta một cách vô lý đến như  thế. Thật là bất công... Nghĩ như  thế nên Công chúa Tân Nguyệt quyết định ôm đứa em vào lòng và đứng thẳng dậy chứ không nghe theo lời của Vân Oai chạy trốn để cứu mạng, thà chết để giữ lấy tiết trinh. Xoay qua Vân Oai ra lệnh:

- Vân Oai em hãy đến tiếp tay với Mãng Cổ Thái để ta tự giải quyết. Cùng  lắm là ta tự sát cùng với Khắc  Từ.

Tiến thoái lưỡng nan, Vân Oai không biết phải làm sao bây giờ?

Trong lúc đó Công chúa Tân Nguyệt với nét mặt uy nghi rút lưỡi dao chủy thủ từ trong tay áo ra nói với  Khắc Từ:

- Theo lời dặn của Phụ vương khi đưa chị con dao chủy thủ này nếu gặp phải kẻ thù thì chính chị thay cha mẹ kết liễu đời em trước rồi chị sẽ tự vẫn theo, chứ nhất định không để thân xác này lọt  vào tay địch mà mất đi tiết trinh  của giòng họ vua chúa. Thà chết thơm  hơn sống nhục. Em hiểu ý chị chứ.

Trong đầu óc của Tân Nguyệt nghĩ khi nói ra điều khẩn thiết hãi hùng này chắc chắn Khắc Từ sẽ kinh sợ  nhưng lạ quá nét mặt của Khắc Từ vẫn thanh thản một cách dị kỳ, làm cho Tân Nguyệt vô cùng kinh ngạc trước  thái độ khí khái của em. Như biết ý chị Khắc Từ mỉm cười ngước  lên nhìn chị thách thức:

- Em không có gì phải sợ hãi. Chị hãy ra tay nhanh đi. Em sẵn sàng nếu chết để gặp cha mẹ thì đó là điều em mong ước...

Tân Nguyệt hai tay cầm dao chủy thủ  mím môi nhắm mắt như để lấy sức nhắm trước ngực Khắc từ chuẩn  bị đâm mạnh xuống... trong lúc Khắc  Từ cũng cố mỉm cười mà hai  giòng nước mắt ràn rụa trên  khuôn mặt thơ ngây, như đang chờ  đón lưỡi dao của chị...

Bỗng nhiên Tân Nguyệt nghe tiếng vó  ngựa dồn dập cùng tiếng quân la hò tiến tới gần bên bờ suối. Tân  Nguyệt ngừng tay và cố rướn mắt nhìn cho rõ toán quân nào đang mỗi lúc mỗi gần hơn. Bất ngờ Tân Nguyệt ôm chặt lấy Khắc Từ mừng  rỡ:

- Khắc Từ, chị đã nhìn thấy  lá cờ đỏ viền vàng của dũng  tướng phe ta... Chị em mình đã thoát nạn rồi...

Cả hai chị em nắm tay nhau chạy vượt qua mỏm đá và bụi cây để đón đoàn quân đang xông tới.

Suốt cuộc đời Công chúa chưa bao giờ nàng cảm thấy sung sướng đến như thế. Nàng như vừa mới được phục sinh sau cơn hãi hùng ghê gớm nhất. Chỉ một vài phút chậm trễ nữa thôi là Khắc Từ và cả nàng đã thành những cái xác  không hồn... nghĩ đến cảnh tượng đó Công chúa rùng mình khiếp sợ... Công chúa và Khắc Từ chạy vội vã ra giữa đường la lớn:

- Cứu tôi với!  Cứu tôi với!

Quay sang những tên đạo tặc Công  chúa hét lớn:

  Các ngươi hãy rút lui ngay không  thì quân của chúng tôi đến giết  chết bây giờ. Hãy mau rút đi, nếu không ta nhất định không tha mạng đâu nhé.

Bọn họ chỉ là những tên cướp vặt dọc đường nên khi nghe Công chúa la lớn sợ thất kinh vội thu vũ khí trốn chạy vào khu rừng mất hút như những con chồn hôi thối.

Đứng trên tảng đá bên kia bờ suối Công chúa nhìn thấy:  Dẫn đầu là dũng tướng mặc áo giáp uy nghi trên mình ngựa trắng, bên cạnh là những toán quân hộ vệ cầm cờ đỏ và cờ trắng có thêu chữ Hải to tướng, Tân Nguyệt  Công chúa nhìn kỹ nhận biết đó  là đoàn quân của Mã Ưng Tử.

Vừa như có niềm vui mở cờ trong bụng thì bất ngờ một tên đạo tặc nấp ở tảng đá gần đó chạy vọt ra một tay ôm lấy Tân Nguyệt một tay bịt lấy miệng không cho la hét. Nó  khoái chí nói với mấy tên vừa  bỏ chạy:

- Bọn bây ngu quá, người đẹp như thế này mà không biết hưởng. Không có tiền thì phải có của quý công nương này chứ.

Vừa nói vừa lôi Tân Nguyệt Công chúa vào khu rừng. Khắc Từ,  Vân Oai la lớn chạy đuổi theo. Mãng Cổ Thái thì không còn cách nào đuổi theo vì vết thương bên cánh tay quá nặng, gần như muốn qụy xuống bên  bờ suối.

Tân Nguyệt cố dùng sức đẩy mạnh cánh tay tên đạo tặc la lớn:

- Cứu tôi với!  Cứu tôi với!

Nổ Đạt Hải là dũng tướng bách chiến bách thắng vừa đẩy lui những toán quân phản nghịch định kéo về uy hiếp triều đình. Nổ Đạt  Hải nổi danh là vị tướng oai phong lẫm liệt nhất không biết sợ là gì, một khi đã ra quân thì nhất định  phải chiến thắng, vì Nổ Đạt Hải có lối điều quân thần tốc làm khiếp vía quân thù. Bản tính rất cương trực và trung thành nên được vua trọng nể và tin cậy giao những công  tác cơ mật. Nổ Đạt Hải có biệt danh Mã Ưng Tử, nhanh như chim ưng và xông xáo như ngựa, diệt quân thù không nương tay. Nên quân địch thấy hiệu cờ của Mã Ưng Tử đều  phải tháo chạy hoặc qui hàng. Như một định mệnh từ tiền kiếp giữa anh hùng và giai nhân... Khi vị tướng dũng mãnh này vừa phóng qua mõm đá bỗng nghe tiếng la hét vội vàng quay đầu ngựa phóng nhanh đến chỗ phát ra âm thanh kêu cứu.

- Trăm lạy ông hãy mau mau cứu lấy Công chúa Tân Nguyệt vừa bị tên  cướp mang vào rừng...

Vừa nghe đến Công chúa Tân Nguyệt Nổ Đạt Hải thúc ngựa phóng nhanh hơn theo gót tên cướp bắt công  chúa, miệng hét lớn như tiếng sư  tử  rống làm kinh động cả khu rừng.

- Tên giặc cỏ kia, ngươi thật lớn gan dám phạm thượng đến long thể  Công chúa, ngươi muốn bay đầu đó à? Ngươi hãy bỏ Công chúa lại ngay, nếu không thì đừng trách ta!

Tên cướp nhất định không buông tha cứ ôm Công chúa trên mình ngựa phóng nhanh qua khe suối. Gần đến đường cùng vách đá cheo leo Nổ Đạt Hải nhanh trí tính kế hạ địch  thủ nếu không nó phóng đại qua bên kia bờ vực thể nào cũng rơi cả người cả ngựa xuống đáy vực thì nguy, nên Nổ Đạt Hải rút dao phóng nhanh vào sau lưng tên cướp, tên cướp vừa kịp la lên tiếng lớn rồi ngã rơi xuống ngựa. Nhanh  như chớp Nổ Đạt Hải cướp  được Công chúa vừa rời  khỏi tay tên cướp. Tất cả xảy ra chỉ trong tích tắc, nếu chậm là Công chúa rơi xuống vực thẳm ngay. Qua cơn  nguy hiểm Nổ Đạt Hải dừng ngựa đặt Công chúa ngồi yên trên thảm  cỏ, Nổ Đạt Hải cũng nhảy xuống ngựa qùy gối bên người đẹp:

 - Xin Công chúa tha lỗi vì tội đã xúc phạm đến long thể.

Công chúa được đặt ngồi yên độ vài ba phút Công chúa mới  cảm thấy hoàn hồn. Công chúa như vừa trải qua một sự kinh hoàng chưa từng thấy, cái chết gần như sợi chỉ treo đầu chuông, chỉ gang tấc là cả mạng người tan nát. Công chúa  nghĩ đến hình ảnh khi tên cướp vừa bị lưỡi dao đâm vào sau lưng, nó buông thả Công chúa rơi vào khoảng không thì vừa kịp cánh tay vạm vỡ cũng vừa vòng qua lưng  nàng và nhất là khuôn mặt rắn chắc với nụ cười ngạo nghễ như một vị thần hạ phàm để cứu sống nàng. Những cảm giác kinh hoàng  mà cũng vương chút mê mẩn như  còn làm Công chúa ngất ngây. Bỗng nghe tiếng Nổ Đạt Hải xin nàng tha tội càng làm cho Công chúa đỏ mặt e thẹn:

- Không có chi, chính ngươi đã cứu mạng ta đấy chứ. Người mà ta và em ta phải tạ ơn chính là dũng tướng đó.

Vừa nói Công chúa vừa cúi  đầu liếc nhìn Nổ Đạt Hải với nụ cười xinh đẹp và khuôn mặt ửng hồng như vầng trăng làm cho dũng  tướng cũng cảm thấy lòng mình xao xuyến.