Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

YÊU THƯƠNG THẬT LÒNG

LÀM ĐỜI SỐNG THĂNG HOA

 

LÊ MỘNG HOÀNG

 

 

Thế là mùa Hè nắng ấm đã ra đi và mùa Thu đang bước đến với các cơn mưa sụt sùi và bầu trời nhiều mây vẫn đục. Phải chờ thêm độ 3 hoặc 4 tuần nữa thì chúng ta, những cư dân của tiểu bang Virginia, “miền đất của những người yêu thương nhau” (Virginia is for lovers) mới có dịp thưởng thức màu sắc lộng lẫy, rực rỡ, huy hoàng của các rừng cây thay lá: từ màu xanh lục đổi sang màu vàng, màu cam, màu đỏ, màu nâu, màu càphê sữa thật đẹp mắt, thật thơ mộng. Có nhiều người từ các tiểu bang xa xôi như California, North Carolina, New York, Texas, mùa Thu cũng thích bay về Virginia để chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên tuyệt vời hòa hợp muôn màu của lá vàng ở Shenandoah Park. Tôi cũng yêu mùa Thu ở Virginia; tuy nhiên tôi thích mùa Hè hơn, vì mùa Hè được đi đây đi đó, được gặp nhiều bạn bè và được cười đùa thỏa thê. Mỗi mùa Hè qua, tuy da tôi có đen sạm hơn, mặt nổi nhiều tàn nhang xấu hơn, cánh tay không trắng trẻo mịn màng như vào mùa Đông, nhưng mà “con tim đã vui thật nhiều”. Tôi có cảm tưởng như mình trẻ lại,bớt đi vài tuổi sau mấy lần họp mặt bạn hữu,họp mặt gia đình.

Chúng tôi bắt đầu mùa Hè vui tươi với buổi trình diễn âm nhạc “MÂY VÔ XỨ” của nhạc sĩ khiếm thị Nguyễn Đạt do các anh chị em Nhóm Thiền Sinh Thức tổ chức tại trường đại học cộng đồng NOVA Annandale Campus vào ngày thứ Bảy 24 tháng 5, đây là buổi văn nghệ đặc biệt khó quên cho suốt năm 2008 đối với tôi; có rất đông người đến tham dự, số khán thính giả trẻ nhiều hơn bạn già như chúng tôi. Anh Nguyễn Đạt đến với đồng hương vùng Virginia lần đầu tiên, mặc dù tuổi đời còn trẻ, lại bị thiệt thòi về thị giác nhưng anh đã thu hút sự lắng nghe chăm chú của toàn thể thính giả một cách kỳ lạ! Với phong thái an nhiên tự tại, ngôn từ hoà nhã và các bản nhạc chuyên chở lòng vị tha, bao dung, tình thương người chân thật anh đã được mọi người tán thưởng vỗ tay liên tục. Tôi thích nhất là bản nhạc “Ta Yêu Đời Đời Sẽ Yêu Ta” mà anh vừa ngồi thiền vừa đàn guitar và hát!

 

Ta yêu đời, đời sẽ yêu ta

Ta quên người, người sẽ quên ta

Tâm yên bình, ngày sẽ an vui

Lẽ sống một đời có thế thôi

Yêu thương thật lòng làm đời sống thăng hoa

 

Bắt đầu từ buổi chiều ấy về nhà, ngày nào tôi cũng hát nghêu ngao 5 câu nầy mà tôi cho là đúng sự thật 95% và coi như thần chú để bắt đầu một ngày mới AN LẠC. Càng hát nhiều lần tôi càng cảm phục tinh thần « Thiền duyệt » và trái tim bao dung của người nghệ sĩ trẻ tuổi, tài hoa và lạc quan yêu đời Nguyễn Đạt. Duyên lành đã đưa đẩy anh đến với nhóm bạn trẻ SINH THỨC cũng giàu từ tâm và luôn thực tập thiền định như anh, nhờ vậy mà đồng hương Virginiai được thưởng thức một buổi nhạc thính phòng tuyệt diệu đem lại bình an cho tâm tưởng. Ngoài các bản thiền ca, anh Nguyễn Đạt còn sáng tác những bài tình ca trong sáng, chân thật như những thông điệp của Tình Yêu và Tình Người. Khi nghe anh hát, tôi cố gắng học cho nhớ từng lời ái ngữ chất chứa lòng vị tha, hạnh từ bi của bài ca, nhất là bài « Angel With the Heart of Gold » (Thiên thần với trái Tim Vàng).

Mà quả đúng như thế.

Tâm yên bình, ngày sẽ an vui

Yêu thương thật lòng làm đời sống thăng hoa

 

Tiếp đến hai tuần trong tháng 6, vợ chồng chúng tôi đi họp bạn ở Tampa, Florida, được hưởng những ngày đầy ắp nắng ấm, gió lành và tiếng cười dòn tan của các bạn ngày xưa thân ái . Từ thứ Sáu 13 đến thứ Sáu 20 tháng 6, chúng tôi đến nhà cô bạn thân QH từ hơn nửa thế kỷ trước (1956-2008) của trường Đồng Khánh Huế để họp mặt với các bạn Đồng Khánh- Quốc Học khác đến từ khắp nơi Boston, MA, California, Texas, NewYork, Maryland, Virginia và Việt Nam, cả thảy có 12 người, 3 nam 9 nữ. Chủ nhà là người rất vui tính,khiêm nhường lại may mắn có đức lang quân hiền lành, dễ dãi và ưa giúp đỡ người khác. Cả hai vợ chồng rất hiếu khách, cứ mỗi mùa hè là bạn tôi dự thảo chương trình và thực đơn cho 7 ngày Họp Bạn sáng, trưa, chiều ăn món gì? đi chơi chỗ nào? Chị âm thầm làm việc nầy với sự thích thú và tình thương bạn chân thành. Nhà của anh chị vừa khang trang rộng rãi, vừa có đầy đủ tiện nghi thượng hạng; phía sau nhà có nước, có cây cầu để thả tàu ra biển hoặc có thể câu cua, câu cá; trong nhà thì có hồ bơi, có bể nước nóng với các vòi nước massage cho lưng bạn đỡ nhức mỏi, có ghế đấm bóp toàn cơ thể. Cảnh trí đằng sau nhà của chị vừa đẹp vừa vui mắt, dọc theo bờ đê của vịnh, chị treo các lá cờ đủ màu xanh, đỏ, tím, vàng và trồng các cây Palm và cây dừa. Vườn nhà chị không thiếu loại cây trái nào của quê hương:  khế, chanh, nhãn, vải, mãng cầu, bưởi thanh trà, ổi, xoài. Anh D, chồng QH, tuy không phải người Việt nhưng không bao giờ than phiền khi vợ nấu các món ăn lối Huế (bún bò, cơm hến, thịt hon, thịt muối sã, cá kho khô) mùi thơm khác lạ bay tỏa ra khắp cùng nhà bếp. Các bạn nào có ông xã đi cùng sẽ được ở phòng riêng, còn master bedroom của vợ chồng chị được biến thành “lưu xá Đồng Khánh”. Giường lớn King size cho 4 cô ngủ;tầng dưới trải nệm cho 4 “O” khác nằm. Ban đêm các O rù rì to nhỏ tâm tình đến 2-3 giờ sáng.

Anh D bị thuyên chuyển qua 1 phòng nhỏ với giường đơn mà chẳng nghe anh than phiền gì cả. Một hôm, tôi nghe anh gõ cửa “lưu xá ĐK” và nói “Girls, can I come in to get some paperwork at the drawer” (các cô ơi, cho tôi vào lấy giấy tờ trong hộc tủ nha.) Nhiều bữa chị ham chơi đi tắm biển với các bạn, anh ở nhà một mình tự làm sandwich ăn trưa một mình. Nếu lúc nào tôi hỏi: "Chúng tôi về đây mỗi mùa Hè, ăn nói ồn ào có phiền anh không?” Anh cười thật tươi và bảo “Vợ tôi rất vui khi có bạn ở lại thành thử tôi cũng vui lây” Anh lo giúp in ra boarding pass (giấy lên phi cơ) cho từng người một. Tôi còn nhớ một buổi chiều trời Tampa mưa to giông bảo, anh ngồi trong nhà nhìn ra ngoài vịnh, gió mạnh bay mất vài cây cờ màu xanh vàng đỏ mà QH treo để mừng đón các bạn, và anh đếm giọng buồn bã “One flag is gone, two flags gone ...” Anh muốn chạy ra tháo các lá cờ còn lại xuống nhưng tôi ngăn cản mưa quá lớn chạy ra là ướt hết! Thế mới hiểu anh thương vợ “thật lòng” chỉ lo lúc về nhìn các lá cờ bị gió đập rách tả tơi và vài chỗ chỉ còn trơ cán gỗ thì vợ anh sẽ buồn lòng lắm. Những ngày họp bạn tại nhà QH là “những ngày vui tuyệt vời.” Buổi sáng chúng tôi ra biển sớm, có vài đứa mê nước thì nhảy đại xuống tắm và ngâm nước cho đến 1 giờ trưa. Nhà tôi và tôi thường đi bộ dọc theo bãi biển độ nửa giờ sau đó mới tắm. Trong số các bãi biển Clearwater, Treasure Island, Honeymoon Beach, Desoto Park, Sarasota Beach, tôi thích biển Clearwater nhất vì cát trắng mịn và biển ít đá ngầm nên ít bị đau chân.

Thường thường tắm biển đến 1-2 giờ trưa, chúng tôi lên tắm lại nước ngọt rồi mặc quần áo vào tiệm “ROCKAWAY” trên bãi biển ăn trưa. Tiệm nầy có món mực rang muối rất ngon và đặc biệt. Lúc đi các biển khác không có tiệm ăn thì chúng tôi phải mang theo thức ăn trưa (bánh nậm, bánh bột lọc, bánh mì chả, cơm nắm, muối sã.) Buổi chiều độ 5 giờ thì lo nhổ dù, xếp chiếu về nhà để cùng nhau nấu cơm chiều, thường thì phân công mỗi đứa nấu một ngày. Buổi tối thì quây quần lại cùng đánh bài “các tê” hoặc đổ TAM HƯỜNG (trò chơi của người Huế có các thẻ bài bằng ngà và 6 con vụ hình vuông.)trò chơi nầy rất vui, nhất là khi mọi người đều chờ mong được “ông Trạng.” Năm nay còn thêm màn xoa “mạt chược” và đánh tứ sắc mà tôi ngu si không học nổi! Theo qui định từ mấy năm trước thì người nào “ăn bài” thắng được nhiều tiền - khoảng 6-8 đồng gì đó – thì người ấy phải rửa chén ngày hôm sau.

Có một đêm 4 giờ sáng dậy đi vào phòng tắm, tôi thấy đèn nhà bếp còn đỏ, tôi mò xuống coi ra sao thì thấy QH đang nấu ăn. Tôi hỏi: "Tại sao dậy sớm vậy? Mi nấu món chi đó?” Hắn trả lời: "Nấu bánh canh Nam Phổ để tụi bay ăn sáng.” Rứa đúng là “yêu thương thật lòng để đời sống thăng hoa.” Về họp bạn tại nhà QH bạn được tiếp đón trang trọng như bạn ở hotel 5 sao. Bạn thích màu tím thì phòng bạn sẽ có hoa lan màu tím, khăn trải giường, khăn tắm màu tím, ly uống nước màu tím có đề tên bạn và rất  nhiều những mẫu chuyện tâm tình chất chứa kỷ niệm thân thương của trường xưa, bạn cũ. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái, hoan hỹ và ước mong năm sau cũng sẽ được về Tampa lại – như con về nhà Mẹ vậy! Tôi thường nói với các bạn ĐK-QH của tôi khi vắng mặt chủ nhà rằng:” Bọn mình thật may mắn có được người bạn “tốt bụng” mà lại nấu ăn khéo như QH nên năm nào cũng hưởng những ngày Hè vui vẻ, tắm mát, ăn ngon miễn phí cả.” Thật ra khó tìm được một QH thứ hai trên đời nầy phải không bạn?. Nếu bạn tôi đọc được những dòng chữ nầy chắc hẳn sẽ dẩy nẫy: "Con MH bậy quá rêu rao tùm lum.” Dù sao thì cũng mong bạn hiểu cho rằng tôi đã mang ơn bạn từ năm 1956 ở Huế, lúc bạn dẫn tôi về nhà ra mắt Me của bạn khiến tôi có duyên lành được có thêm một bà Mẹ thứ nhì thương yêu tôi như thương con ruột cho đến ngày Me lìa đời; và hiện tại là TÌNH BẠN chân thành, sắt son hơn nửa thế kỷ của bọn mình.

Tuần lễ kế tiếp của tháng 6 (6/20 – 6/24) chúng tôi đến nhà L-B, cháu gọi nhà tôi bằng chú ruột để tham dự “Cuộc Họp Mặt Gia Đình họ Lê lần thứ nhì,” lần đầu tiên gia đình họ Lê gặp nhau tại Dallas năm 2006, cứ 2 năm họp mặt 1 lần. Tối thứ sáu 20 tháng 6, các con cháu từ khắp nơi bay về - từ CA, West VIRGINIA, VIRGINIA, MD, Dallas, TX và Việt Nam, cả thảy có hơn 50 người, kể cả con nít, người lớn. Người lớn nhất 87 tuổi cũng là gia trưởng của cả gia đình họ Lê, anh cả LST, người nhỏ nhất là cháu ANDY mới 10 tháng. Mọi người gặp nhau tay bắt mặt mừng vui cười ríu rít. Thực đơn cho buổi tối họp mặt tại tư gia của L là các món ăn Huế: bún bò Huế, nem chua và chả Huế,bánh bột lọc do hai chị XD và NA tự làm,bánh bèo tôm chấy , ốc hấp lá gừng do bác T làm ở nhà rất ngon. Kỳ nầy khác với kỳ trước tổ chức tại tiệm ăn Trung Hoa, bà con đều ăn mặc chỉnh tề như đi dự dạ tiệc ,lần nầy không khí thoải mái hơn, ăn mặc tự do như đi biển, quần short, áo sơ mi Hawaiian, màu sắc tươi sáng, mỗi người được choàng một vòng hoa nhiều màu của đảo Tahiti trên cổ nên màu sắc hòa hợp với khí hậu ấm áp của vùng biển Florida. Để khai mạc cuộc họp mặt gia đình kéo dài 4 ngày, trưởng ban tổ chức LQL cũng là gia chủ của căn nhà rộng rãi khang trang, có vườn cây ăn trái đủ loại, có hồ bơi trong nhà – và cũng là trưởng nam của bác Cả LST-- đứng ra chào mừng mọi người đã hy sinh thì giờ qúy báu để cùng nhau tụ tập dưới một mái nhà đêm nay để nhận diện anh em, chú bác, bà con họ Lê. Sau đấy L giới thiệu gia trưởng – cũng là Ba của L – có đôi lời nhắn nhủ các con, các cháu. Mặc dù đã 87 tuổi, đã mổ tim và mổ đầu hai lần, anh Cả của chúng tôi ăn nói rất minh mẫn, có chủ đích và hùng hồn;anh tỏ ý vui mừng khi thế hệ thứ 2 của nhà họ Lê đều học thành tài, có nghề nghiệp chuyên môn và nhà cửa khang trang. Theo anh, sở dĩ các con các cháu được khá giả như thế là nhờ ông Vãi Lê Khắc Cẩn ngày xưa làm quan Bố Chánh Hà Nội, về hưu trí tại làng Ưu Điềm, Huế, gặp lúc thời tiết hạn hán, dân không có nước uống và làm ruộng, ông đã cố công dạy dân đào giếng, cho tiền bạc khuyến khích người dân dẫn thủy nhập điền nên cứu dân thoát nạn đói khát. Anh muốn dẫn dắt các tâm hồn trẻ hướng về cội nguồn với ý niệm “bàn thờ tổ tiên” và nguyên lý “gieo nhân lành thì hái quả ngọt.” Anh kể chuyện rất có duyên nên tôi nhìn quanh thấy mọi người đều chăm chú lắng nghe, tuy các cô cậu 16-18 tuổi chắc không hiểu tiếng Việt trọn vẹn. Vì giới trẻ là mục tiêu quan trọng hàng đầu của “Cuộc Họp Mặt Gia Đình họ Lê” nên sau lời nhắn nhủ của bác Cả LST, chị KB, con dâu của bác dịch sang tiếng Mỹ cho các em hiểu thấu đáo hơn. Tiếp lời bác Cả, tôi được ông xã ủy nhiệm nói đôi lời với các cháu “hậu sinh khả úy” vừa học giỏi, vừa đẹp người, vừa đẹp nết, hiếu thảo, anh chị em thuận hòa, đùm bọc lẫn nhau. Thật tình đứng giữa đám đông đại gia đình họ Lê, nhìn các gương mặt sáng rỡ đang cười vui, dáng người cao lớn xinh đẹp của thế hệ thứ 2, tôi vô cùng sung sướng, vì thế tôi thành thật nói lên cảm xúc vui mừng ấy. Mặc dù hát không hay, tôi đã hát 5 câu nhật tụng của nhạc sĩ Nguyễn Đạt trong bài ca “Ta Yêu Đời Đời Sẽ Yêu Ta” cho cả nhà nghe; đồng thời nói lên mong ước của tôi rằng con cháu họ Lê sẽ cố gắng “Yêu Thương nhau thật lòng để đời sống thăng hoa.” Dạ tiệc nối tiếp bằng mục giới thiệu từng gia đình một và phần văn nghệ bỏ túi và khiêu vũ đến 1giờ sáng. Ngày thứ Bảy, 6/21, trong buổi picnic trên bãi biển Desoto, tôi và cháu KB đã trân trọng phát các giải thưởng “Le Family’s Pride Awards” (Giải Thưởng Niềm Hãnh Diện của Gia Đình Họ Lê) cho các cháu học giỏi và có làm công tác giúp tha nhân cộng đồng. Tuy mỗi giải thưởng chỉ có 50 Mỹ kim, nhưng đã gởi gắm lòng mong ước của các “cây tre già” cằn cỗi đến những mầm măng non đang lớn mạnh của gia đình họ Lê: hãy nhớ chăm học và chăm sóc thương yêu người khác để cuộc sống có ý nghĩa. Ngân Quỹ ít ỏi của giải thưởng Niềm Hãnh Diện của Gia Đình họ Lê với số vốn $500 được lập ra từ năm 2006 do sáng kiến của tôi, sau đó được cô cháu dâu KB hưởng ứng đóng góp thêm $200, tổng cộng là $700. Có 16 gia đình về họp mặt mà đến 9 gia đình có con được lãnh thưởng, thật đúng là Niềm Hãnh Diện cho họ Lê! Trong số 13 cháu nhận giải thưởng, có 2 sinh viên 19 tuổi Lê Kim Anh, Lê Anh Thư và 11 cháu học sinh trung học và tiểu học tuổi từ 8 đến 16. Bác Cả đại diện gia đình phát giải thưởng cho các em, trong khi mọi người vỗ tay khen thưởng. Bác Cả không quên nhắc nhở các cháu nhớ CHĂM HỌC, CHĂM SÓC THƯƠNG YÊU THA NHÂN; buổi picnic kéo dài đến lúc mặt trời lặn các cháu mới chịu lên xe về nhà và về hotel. Thật là một ngày vui trọn vẹn! Ngày Chủ Nhật, 6/22, mọi người gặp nhau tại log house (nhà gỗ) có vườn rộng và ao nuôi cá của anh chị L-B để thưởng thức nước dừa tươi Tampa, bắp nướng vừa ngọt vừa thơm thổ sản của Florida, ăn bánh mì Ba Lẹ chính cống do chị XD tự làm và tham dự cuộc leo dây gay cấn ngang qua ao nuôi cá - khoảng độ 30 feet. Người nào hoàn tất chuyến đu dây qua thấu bờ bên kia thì được tặng giải thưởng và được cả nhà vổ tay khen ngợi. Dưới ao có sẵn chiếc canô phòng khi em nào đuối sức rơi xuống thì khỏi uống nước. Người trẻ nhất xung phong leo dây và về đầu là bé Lê Diểm Thơ, 9 tuổi. Có tất cả 7 người leo dây từ 9 đến 27 tuổi. Vợ chồng Lê Quang Sâm và Rachel Lê là cặp già nhất trong số “lực sĩ so tài” leo dây. Hoan hô ý kiến của trưởng ban tổ chức đã tạo nên cuộc đua leo dây thích thú nầy. Chiều Chủ Nhật Sam và Rachel phải từ biệt các bác chú anh chị để bay về lại Virginia vì sáng thứ Hai Rachel có cuộc họp quan trọng ở trường Trung Học West Springfield nơi cháu đang dạy. Rất tiếc là hai con không dự buổi tắm mưa bất ngờ  ngày thứ Hai ở công viên trên đường đi xem hoa Lan ỏ Botanic Garden. Trời mưa to dữ dội, gió mạnh thổi bay cả nắp thùng rác lớn được cột vào thanh sắt của công viên. Mọi người trong gia đình vừa ăn trưa xong, đang ngồi chuyện vãn thì cơn bão tới tấp kéo đến; mặc dù shelter có mái che, mưa vẫn tạt ướt hết áo quần. Chúng tôi đứng sát vào nhau để che mưa, nhưng vẫn ướt mèm! Cuối cùng 2 cậu trai trẻ L và K hy sinh cởi trần đội mưa ra lái xe đến gần shelter cho mọi người lên xe về hotel cởi áo quần ra hong khô. Ai nấy đều lo cho bác Cả bị cảm vì ướt lạnh, nhưng rất may, cả anh và chị đều bình an. Đây là một kinh nghiệm hiếm có, khó quên khi các anh chị em, các cháu đứng núp mưa nép sát vào nhau, mấy đứa trẻ loay hoay đổi hướng đứng để che mưa cho các bô lão, thật dễ thương! Tuy lạnh vì gió mạnh, ướt vì mưa lớn mà ai nấy đều vui vẽ cười đùa mỗi khi cơn gió tạt mưa vào mặt, vào tóc. Mối dây THÂN ÁI của gia đình họ Lê nhờ các sinh hoạt chung, đơn sơ, lành mạnh như mấy ngày qua đã âm thầm phát triển lẫn bề ngang và bề dọc. Các anh chị lớn đã hoà đồng chơi với các em nhỏ, các người lớn tuổi xích lại gần nhau hơn với tình thương chân thật, những lời ái ngữ đơn sơ, các cử chỉ thương yêu thầm lặng.

Xin vô cùng BIẾT ƠN các tấm lòng rộng lượng, vị tha của những” người bạn vàng”, của các cháu họ Lê dễ thương đã cho chúng tôi “Những Ngày Vui Nhớ Đời” khi cuộc sống đã thăng hoa tuyệt vời với các trái tim biết YÊU THƯƠNG THẬT LÒNG.

“What comes from the heart touches the heart.” Nhà văn Don Sibet đã nói câu nầy “Điều gì đến từ con tim sẽ khiến con tim xúc động.” Mà đúng như vậy!