Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

THƯƠNG NHAU

CHÍN BỎ LÀM MƯỜI

 

LÊ MỘNG HOÀNG

 

 

Các tật xấu cỏn con của chàng như: ăn uống ngồm ngoàm, ngủ ngáy khò khò lặp đi lặp lại mỗi ngày khiến chị điên đầu được!  Nhưng đừng nóng nảy dại dột lánh xa một người thanh niên tốt, tài hoa vì các thói quen nhỏ phiền hà ấy; hãy tập cách làm quen với những điều rầy rà đó.

Tất cả chị em gái chúng ta đều biết rằng muốn cho Tình Yêu thăng hoa, nẩy nở, mỗi ngày một thêm khắn khít đậm đà hơn thì chúng ta cần chú tâm giải tỏa sự xung đột với người mình yêu.  Tuy nhiên trong tiến trình giảm thiểu mối bất hòa giữa vợ chồng, chị em nên nhớ chẳng phải các vấn đề trọng đại như: Tiền tài, gia đình chồng hoặc tình dục dắt dẫn đến các trận đấu khẩu gay go mà chính là các điều vụn vặt khiến chúng ta khó chịu sinh ra cau có, cằn nhằn rồi gây gổ làm mất hòa khí ưu ái, thân mật thuở ban đầu.  Giả dụ như chàng vất tất vớ dơ bừa bãi khắp nhà...Chị tự nhủ lòng: Mình không nên chấp nhất anh ấy vì các điều vụn vặt đó, anh ấy là người đàn ông thông mình, tháo vát, rộng lượng đủ sức che chở bảo bọc cho mình, còn đòi hỏi gì nữa?  Tuy nhiên bên trong đáy lòng chị, tôi biết chị vẫn cứ bực bội về những tật xấu cỏn con ấy, đúng chưa??

Vấn đề rắc rối là các thói quen vụn vặt ấy chẳng chịu giữ mãi vị trí nhỏ nhoi của chúng đâu!  Không tin thì chị cứ việc cằn nhằn bới móc chàng trong vài tiếng đồng hồ về các tật xấu cỏn con rồi chị sẽ thấy chúng biến thành các nhược điểm trầm trọng, to lớn ngay.  Tính vất tất vớ bẩn khắp nơi trong nhà của chàng không còn là dấu hiệu của sự lơ đãng nữa mà là biểu lộ tính ích kỷ, chẳng thèm để ý đến người khác của chàng.  Thói ăn ngốn ngấu của chàng chứng tỏ chàng là người đàn ông thô lỗ kỳ quái. Đôi khi sau một thời gian lâu sống chung với nhau, vài nét chị ưa thích lúc sơ giao lại biến thành điều chị phiền lòng ngày nay.  Chị mỉm cười vui vẻ khi gặp chàng áo quần tươm tất, đầu tóc gọn gàng sạch sẽ: “trông anh mát mẻ đẹp trai thật!” chị đã mau miệng khen như thế.  Nhưng bây giờ chị mới hiểu ra là muốn được “mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao” như vậy chàng đã trưng dụng phòng tắm trong hơn hai tiếng đồng hồ mỗi buổi sáng!

Ở đây tôi chỉ nói đến các tật xấu đội lốt những khuyết điểm nho nhỏ không đáng kể.  Nhưng nếu chàng cứ phê bình chị: “Em sao mau hờn quá!” hoặc “Cái gì em cũng nhìn méo mó cả” hoặc “Em thật sự khùng rồi!” thì chẳng may chốc các thói quen cỏn con ấy cũng đủ hiệu lực để làm sứt mẻ tình thân thương giữa vợ chồng.  Sau đây là 6 phương cách để giúp các bà chẳng may thương lầm các đấng nam nhi mắc phải những tật xấu vụn vặt nhưng rất “nhức nhối” ấy:

1/Đừng để cho các thói xấu của chàng quấy rầy chị, hãy nghĩ đến chị trước tiên:

Mỗi lần chị luôn lưu tâm đến các tật vặt của chàng từ tật lớn tiếng đưa ra những ý kiến sai lầm về thời cuộc, chính trị đến tật không chịu cất áo quần đã giặt sạch vào ngăn kéo hay hộc tủ – khiến chị bực bội chán chường chị nên tự hỏi: Mình sẽ được lợi ích gì khi thay vì phung phí mọi năng lực của mình cho anh ấy thì mình dùng nó lo cho chính bản thân?

Câu chuyện của bà Mỹ sau mười năm chung sống sẽ giúp chị rút ra bài học hữu dụng.

Bà Mỹ luôn luôn nhận thấy rằng ông Chi chồng bà chẳng làm được việc gì toàn mỹ ngoại trừ công việc ở sở.  Khi ông đi sắm chiếc cà vạt để dự tiệc cưới cô em gái thì chọn màu quá tối trông chẳng được tí nào cả!  Lúc ông rửa chén giúp vợ thì đánh vỡ một lần hai ly bằng thủy tinh loại đắt tiền!  Bà Mỹ cứ tiếp tục mè nheo cằn nhằn vì sự vụng về ấy như rút cuộc chẳng đưa đến đâu cả!  Cuối cùng bà Mỹ thay đổi chiều hướng, dồn năng lực vào sự phát triển bản thân: Mỹ ghi tên tập aerobics mỗi tuần hai lần, học lớp báo chí ba ngày mỗi tuần ở Đại Học và bắt đầu tập viết truyện ngắn đầu tiên.  Bà Mỹ thú thật:  Hiện tại khi tôi chú tâm vào mục tiêu của mình, tôi ít phiền hà về ông xã.  Lúc nào tôi quá bận mà anh ấy không thích vô bếp thì chúng tôi gọi pizza mang tới nhà.  Lúc nào vòi nước trong phòng tắm hư mà Chi chẳng muốn sửa thì tôi gọi thợ hàn đến làm.  Tôi vẫn quý mến chồng nhưng tôi không mong mỏi anh ấy có thể thỏa mãn tất cả nhu cầu của tôi.  Và bà Mỹ kết luận: “Có một điều lạ là lúc tôi ít nằn nì, văn xin sự giúp đỡ của Chi thì anh ấy lại tự nguyện làm việc nhà nhiều hơn trước.”

 

2/Cứ việc ghét bỏ tật xấu của chàng, nhưng vẫn yêu quý chàng:

Lúc chàng nói hoặc làm điều gì rầy rà phiền nhiễu thì chị dễ nhìn toạn bộ con người chàng là xấu xa, tầm thường.  Nếu chàng đang nói chuyện với chị, bỗng ngưng bặt vì còn mãi nhìn tivi với trận túc cầu gay cấn thì chị cho rằng chàng “nghiện football” hoặc khinh thường vợ.

Buổi chiều đi làm về chị kể cho chàng nghe các việc rắc rối xảy ra ở sở hôm nay nếu chàng cầm tờ báo lên đọc thì chị nghĩ rằng chàng khô khan, ích kỷ, chẳng chú ý gì đến nỗi nhọc nhằn của chị.  Thay vì đồng hóa tật lơ đãng ấy với cá tính của chàng, chị nên chỉ phê bình mỗi tật htie61u chú ý nghe chị mà thôi.  Giả như chị có thể nói: “Có lẽ anh không cố ý chọc giận em nhưng trong lúc em đang nói chuyện với anh mà anh lại đọc báo khiến em cảm thấy bị anh bỏ rơi hoặc coi thường hoặc là anh không còn thích trò chuyện với em như trước nữa”.  Nếu chàng xin lỗi và hứa sẽ sửa đổi, như vậy chứng tỏ rằng chàng vẫn còn quan tâm đến chị.  Nếu chàng quay lại trách mắng chị “hở chút là giận dỗi” thì chị nên lựa lúc mà thảo luận với chàng về tầm quan trọng của sự vị nể trong bất cứ một liên hệ tình cảm nào.

 

3/Nên tạo cơ hội cho chàng sửa đổi:

Nếu chị đã nhiều lần cằn nhằn về các tật xấu của chàng mà chẳng thấy chàng thay đổi chút nào tức là chị đã phê bình không đúng cách.

Thay vì nói: Anh chẳng bao giờ đỡ đần công việc nhà cho em cả. – ngụ ý là thái độ khệ nệ “công tử” của chàng khó sửa đổi, bẩm sinh rồi.

Chị nên nói: “Dạo này anh ít phụ giúp việc nhà với em như lúc trước”.

Theo ý kiến của hai tiến sĩ Patricia Hudson và O’Hanlon, cố vấn về hôn nhân ở Omaha thì câu nói thứ nhì có hai lợi điểm: “Chị không buộc tội chàng về một tật xấu kinh niên có sẵn; Chị tin tưởng rằng đến lúc mầu nhiệm nào đó chàng sẽ sửa đổi, siêng năng phụ giúp công việc nhà.”

Nếu chàng thật sự tiến bộ thì đừng quên khen thưởng chàng.  Tuy nhiên đừng nói một cách mơ hồ như “tuần này anh cộng tác đắc lực với em trong nhà”.  Lời khen như thế không nêu rõ việc làm gì chị muốn chàng tiếp tục phụ chị trong tương lai.  Hãy nói một cách rành mạch: “Hồi đêm anh sắp chén bát sạch vào tủ và chùi bếp thay em.  Sáng nay lúc thức dậy xuống bếp ăn sáng nhìn máy rửa chén trống trơn, bếp sạch sẽ em thấy vui thích quá!  Cảm ơn anh nhiều.”

 

4/Hãy để cho chàng tự lo

Nếu tật xấu của chàng là trông cậy tất cả vào nơi chị: từ việc áo quần chàng mặc đi làm mỗi ngày cho đến viết chi phiếu trả tiền điện nước, đến chìa khóa, bóp tiền của chàng tối hôm qua để chỗ nào thì cách hay nhất chấm dứt tình trạng “ù lì” này là hãy để cho chàng tự lo liệu cho bản thân.

Một cảnh rất thông thường có thể xảy ra ở bất cứ gia đình nào sau đâu sẽ giúp chị ý niệm xác thực về điều khoản số 4 này.  Bảy giờ sáng thứ 7 chị đang mơ màng sung sướng vì ngày nghỉ khỏi phải dậy sớm thì có tiếng nói lớn: Em biết chìa khóa xe của anh để ở đâu  không?.  Chị biết rất rõ chìa khóa chàng nằm ở đâu: trên bàn nhỏ trong phòng chơi, nơi tối hôm qua chàng đi làm về coi truyền hình và xem báo hoặc trên ghế sofa nơi chàng ngồi.  Nhưng chỉ có một cách duy nhất sẽ giúp chàng bớt ỷ lại là trả lời: “Dạ, em không biết”.  Có thể khi đáp như thế chị sẽ tỉnh dậy, khó dỗ giấc ngủ lại nhưng về lâu dài chị sẽ khiến ông xã học cách sống “ngăn nắp thứ tự” hơn.  Cứ mặc chàng vô ra phòng ngủ lục lạo, xồng xộc. “Trễ mất rồi, bậy quá”.  Cho dù chàng sẽ mất một chầu tennis với bạn sáng hôm ấy, nhưng chị phải cương quyết không thức dậy tìm chìa khóa cho chàng.  Theo tiến sĩ Harriet Goldhor Lerner tác giả cuốn: The Dance of Anger. A Woman’s Guide to Changing the Patterns of Intimate Relationships (Sự nhảy múa của cơn giận: Cẩm nang cho phụ nữ để thay đổi cuộc sống tình cảm) thì khi chị sửa đổi thái độ của mình thì lạ lùng thay chàng cũng bắt đầu cải thiện luôn.

 

5/Phải suy xét lại có nên gây gổ không?

Có một vài tật xấu của chàng chị không thể chịu đựng được mãi.  Như tật mỗi lần vô bếp tìm vật gì chàng mở tung các cánh cửa hộc tủ ra mà chẳng bao giờ nhớ khép lại khiến chị đụng đầu đau điếng thì chị phải nói cho chàng hay.  Chị có toàn quyền để sống thoải mái trong nhà của mình.  Nói một cách khác, có vài thói xấu của chàng chẳng làm phiền chị mấy nhưng chị cứ mải miết cằn nhằn, mè nheo thì chị nên xét lại để phát động “giai đoạn hưu chiến” là vừa.

Từ lâu, chúng ta đều hiểu rằng vợ chồng muốn sống bên nhau vui vẻ lâu bền phải học cách cãi nhau cho hợp lý. Nhưng mới đây một cuộc thăm dò ý kiến của đại học Michigan đã đưa đến một kết luận rất mới mẻ: “Chẳng phải cách cãi nhau hợp lý mà số lượng nhiều hay ít của các trận đấu khẩu sẽ quyết định thời gian dài ngắn của cuộc hôn nhân”

Cuộc nghiên cứu này phỏng vấn hàng trăm cặp phu phụ đã lấy nhau từ 9 năm trở lên.  Cặp nào cho biết họ gây nhau thường xuyên thì đã ly thân hoặc ly dị rồi kể cả những ông bà biết cách đấu lý theo chiều hướng tích cực tức là quan điểm của mỗi người được đưa ra thảo luận một cách bình tĩnh  không la hét ỏm tỏi.  Cặp nào cãi nhau một hoặc hai lần mỗi tuần thì dễ đưa đến tình trạng gẫy đổ.  Cặp nào cho biết rất ít khi xảy ra “chén bay dĩa bay, anh la em hét” trong gia đình thì vẫn còn bên nhau tay trong tay hạnh phúc hòa thuận.

Nếu chị lỡ hay cằn nhằn về vài việc không đâu thì làm sao sửa đổi?

Cố vấn hôn nhân Hudson và O’Hanlon đề nghị đường lối này: Hãy để ý đến nhịp điệu biến chuyển của các trận võ mồm giữa hai người.  Giả dụ chàng hay chỉ trích cách lái xe của chị mỗi khi đi đâu mà chị làm tài xế: “Tại sao em không đậu chỗ kia mà chui tận mãi xa xề như vầy?” chị đáp cộc lốc rồi lòi ra tiếng vào, rốt cuộc cả hai giữ im lăng nặng nề, khó thở.  Chuyện ấy xảy ra quá thường đúng không?  Một khi chị đã quen với tiến trình của các trận cãi vã thì hãy tự vấn: Làm sao để cải thiện, tránh đưa đến gây gỗ? Có lẽ sau khi nghe câu hỏi cay cú của chàng chị sẽ đáp lễ: “Mỗi lần anh phê bình cách lái xe của em thì em bực mình, mất bình tĩnh nên lái xe tệ hơn trước”.  Hoặc nếu chàng hỏi: “Tại sao em không đậu gần cổng ra vào?” thì chị nói: “Hôm nay ngày thứ sáu em không đậu chỗ ấy ngày thứ sáu”.  Chị cũng có thể tránh việc cãi lý khi thay đổi nơi chốn thường xảy ra “trận hơn thua”.  Một người bạn của tôi sau khi có con dại thì nghỉ sở làm để dồn thì giờ cho việc săn sóc em bé và công việc bếp núc.  Trinh(bạn tôi) may mắn có ông xã kiếm được nhiều tiền nên hoan nghênh ý kiến thôi việc của vợ.  Lúc đầu cả hai bên nghĩ là họ sẽ được hưỡng chuỗi ngày hạnh phúc tuyệt vời nhưng không ngờ cứ mỗi lần ngồi vào phòng ăn – khi Bình tan sở về – thì lại bắt đầu cuộc cải vã.  Bình chưa kịp hỏi han vợ là Trinh đã kể lể: nào mẹ chàng ghé thăm cháu nội chê bai nàng không mặc áo quần đủ ấm cho bé, nào chàng quên tắt máy pha cà phê, nào buổi sáng chàng vặn tivi quá lớn nên nàng phải thức giấc...cứ như thế ngày này qua ngày khác nên Bình vội vã nuốt nhanh hai chén cơm là lánh mặt lên gác.  Chàng chẳng thèm khen thưởng tài nấu nướng khéo léo của vợ: món canh chua Thái Lan đậm đà, món tôm kho với rau muống luộc công phu.  Vì vậy Trinh đã bực bội suốt ngày chờ chàng về để tâm sự thì chẳng được an ủi, giãi bày gì cả nên càng ấm ức thêm!  Bà cố vấn gia đình khuyên Trinh nên thay đổi địa điểm, hoãn lại bản tường trình các diễn biến hàng ngày ở chỗ khác, cứ vui vẻ dùng cơm chiều, rồi chờ khi chồng xem tivi hoặc đọc báo hãy kể lại các nỗi bực dọc trong ngày ở phòng chơi hoặc khi đi dạo ngoài vườn.  Chị cũng nên cân nhắc thử tật xấu nhỏ nhoi ấy có đáng để chị đay nghiến chồng không.  Chị nên tự đáp 3 câu hỏi sau đây:

a/  Thói xấu của chàng quấy rầy chị ra sao?  Hằng giờ, hằng ngày hoặc hàng tháng?

b/ Sau khi nghe chị chỉ trích rồi liệu chàng có sửa đổi chăng?  Hoặc là bẩm sinh khó đổi thay được.

c/So sánh với các tính tốt khác của chàng thì tật xấu cỏn con nầy đáng giá bao lăm?

 

6/Hãy cứ ghét bỏ chàng trong một giai đoạn nào đó:

Lúc chị cố gắng để đừng oán ghét chàng vì một tật xấu nào mà chị không ưa thì chị lại luôn bị ám ảnh bởi thói xấu ấy.

Quỳnh tâm sự: “Nửa tháng, sau tuần trăng mật tôi ngồi đối diện với Hoan trong phòng ăn cùng mấy người bạn khác.  Tôi bỗng nhìn thấy bỗng nhìn thấy chồng tôi đang dùng móng tay xỉa răng thay vì dùng tăm!  Tôi thật tình không ngờ được đây là mộng hay là thực tế?  Tại sao tôi có thể yêu một chàng trai như vậy được?”  Làm sao để giải tỏa ngõ cụt tình cảm này?  Hãy bình tĩnh cứ việc ghét bỏ chàng một thời gian đi.  Triết lý phổ thông thường cảnh cáo các người đang yêu:  Tình yêu như thoáng mây bay, chẳng có gì bền vững, lâu dài cả.  Ở đây tôi nói ngược.  Lòng hờn ghét cũng chóng phai lắm, giống như hoa anh đào vậy, mau nở và mau tàn.

Tình cảm của bất cứ một đôi trai gái nào cũng nhấp nhô, trồi sụt.  Chị có thể cảm thấy oán ghét, căm giận chàng một giờ, một ngày rồi thân mật, yêu thương chàng suốt tuần suốt tháng.  Nếu chị chấp nhận các cảm xúc giận hờn như một phần tự nhiên của sinh hoạt tình cảm – mà đừng cho chàng hay cảm giác oán ghét ấy – thì sẽ chẳng chóng thì chầy nổi hờn giận ấy sẽ bay đi nhường chỗ cho TÌNH YÊU ngự trị.