Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

LÀM SAO ĐỂ GÌN GIỮ

TÌNH YÊU SỐNG ĐỘNG

NỒNG THẮM MÃI?

 

LÊ MỘNG HOÀNG

 

 

Ở xã hội hiện đại, vào thời buổi này, việc giữ gìn tình yêu lứa đôi mặn nồng khắn khít mãi mãi quả thật là gay go, khó khăn.  Ngoài ra, cũng có các lý do chính đáng khác cho vấn đề nan giản này: Vai trò và ước muốn của phụ nữ đã thay đổi trong khoảng 30 năm gần đây.  Hầu hết đàn bà ngày nay không còn “nấp bóng tùng quân”, lệ thuộc hoàn toàn vào chồng trong việc chi tiêu cũng như việc mưu sinh.  Người thiếu nữ có thể tự mình lo liệu mọi việc, tìm cho mình một vị trí vững vàng trong xã hội.  Vai trò của người đàn ông trong gia đình cũng đổi thay nữa.  Một đức lang quân hoàn toàn là người biết chia sẻ công việc nhà, việc chăm sóc con cái với vợ.  Quan niệm và lối sống của tiểu gia đình đã thay đổi, và vì thế tình phu phụ cũng bị ảnh hưởng theo.

Làm thế nào để duy trì tình thân ái giữa vợ chồng mãi tràn đầy như thuở ban đầu?  Làm sao cho tổ ấm luôn hạnh phúc vui vẻ?

Theo lời của tiến sĩ tâm lý học và cũng là bác sĩ trị liệu tâm thần Harville Hendrix thì “Sách nào chỉ dẫn việc bảo tồn hạnh phúc?”.

Bạn mua một máy điện toán (computer), một lò nướng bánh (toaster), hoặc một máy hút bụi, đều có kèm theo cuốn cẩm nang chỉ dẫn rành mạch từng bước một: làm sao để ráp các bộ phận với nhau, nếu máy hư thì sửa như thế nào…Tuy nhiên, đối với một vấn đề rất quan trọng cho cả đời người như là cuộc sống chung đôi, thì chẳng có cẩm nang nào cả! Bạn có tin được không? Cũng chẳng có tài liệu nào chỉ dẫn chúng ta trước ngày đám cưới cả!

Nếu bạn đang sống ở Hoa Kỳ thì bạn vẫn còn cơ may vì tiến sĩ Hendrix đã có cẩm nang cho tình yêu và hôn nhân.  Hai cuốn sách bán rất chạy của Hendrix là: Getting The Love You Want, và gần đây nhất là cuốn Keeping The Love You Find: A Guide For Singles. Tác giả đưa ra các quy luật trong đời sống vợ chồng rút ra từ cuộc hôn nhân 17 năm của ông..Sau 10 năm hành nghề tâm thần trị liệu cũng như tổ chức và quan sát các cuộc hội thảo cùng các lớp học về hạnh phúc trong hôn nhân, bác sĩ Hendrix khám phá ra một phương pháp trị liệu hỗn hợp cho đời sống lứa đôi mà ông gọi là Imago Relationshop Theory (lý thuyết về hình ảnh lý tưởng trong liên hệ tình cảm).  Kết quả sự thành công trong việc trị liệu và hàn gắn các cặp vợ chồng của tiến sĩ Hendrix đã tăng từ 35% (tỷ lệ đáng kể trong giới trị liệu gia) lên đến 90%, một tỷ lệ chưa từng thấy, không tiền khoáng hậu.  Cho đến hôm nay, hơn 3000 đôi phu phụ đã tham dự các cuộc hội thảo do Hendrix và hơn 30,000 người đã tìm hiểu theo dõi Imago Therapy qua trung gian các bài diễn thuyết và sự cố vấn của Viện Nghiên Cứu Việc Hàn Gắn Liên Hệ Tình Cảm (The Institue of Relationship Therapy) do bác sĩ Hendrix sáng lập năm 1984 tại Nữu Ước.  Bài viết này theo ý kiến của một cặp vợ chồng đã tham dự khóa hội thảo hai ngày về tình yêu trong hôn nhân của bác sĩ Hendrix.

Tham dự viên gồm độ 60 người, họp nhau lại trong một căn phòng nhỏ của khách sạn.  Bác sĩ Hendrix, người có vẻ hòa nhã, cởi mở, đeo kiếng cận, mặc chiếc áo vét màu đỏ chứng tỏ lòng tự tin, yêu cầu cử tọa hãy tự giới thiệu.  Đây là một nhóm người chọn lọc, gồm giáo sư, bác sĩ, luật sư, sử gia, kiến trúc sư, thuyền trưởng, họa sĩ, kịch sĩ, cảnh sát viên, người bán thịt, nhân viên hãng thông tin, bà nội trợ, người trung gian bán cổ phần…Nói chung là gồm đủ mọi tầng lớp trong xã hội, và tiến sĩ Hendrix mở đầu bài học thứ nhất về tình yêu.

I. Bài Học Số 1: Vết thương nội tâm

Theo Hendrix thì mục đích chính của tình yêu dấn thân là cả hai người nâng đỡ nhau để lớn khôn và trở nên người trưởng thành với đầy đủ cá tính riêng biệt của mỗi người.

Khi chúng ta mới ra đời thì mấy tháng sau đó là thời gian chúng ta biểu lộ con người trọn vẹn của ta nhiều nhất trong suốt cuộc đời, bởi vì càng lớn thêm ta gắn bó với mẹ ta, và sau đấy xã hội bên ngoài ta giao tiếp sẽ ảnh hưởng đến cá tính của ta.  Sự rắc rối xảy ra khi ta lớn lên liên lạc với mọi người chung quanh và muốn cắt đứt sợi dây cột chặt ta với hai đấng sinh thành.  Từ đó ta có những ham muốn không được thỏa mãn, và càng lớn lên, ta càng bất mãn nhiều hơn khi bố mẹ vô tình đổ dồn lên con cái “vết thương nội tâm” thời thơ ấu của họ.  Mặc dù cha mẹ lúc nào cũng muốn điều tốt lành cho con, họ tình cờ biểu lộ cho con cái biết có những điều con làm sai, có những điều con làm đúng.  Nói chung, bố mẹ chỉ chấp nhận một phần trong con người ta mà họ cho là đúng, vì thế ta tìm cách đàn áp và chối bỏ các phần khác trong ta mà xã hội cũng như cha mẹ không chấp nhận.  Giả sử như có các vị phụ huynh dạy con cái rằng việc đụng chạm đến phần nào đó trên cơ thể con người là bậy, sai.  Có bậc cha mẹ cấm con cái biểu lộ nỗi hờn giận hoặc dạy con đừng bao giờ tin tưởng vào người khác.  Các điều cha mẹ khuyên bảo con cái có thể thay đổi tùy từng gia đình, nhưng dù là điều gì nữa, khi tuân theo các huấn lệnh ấy, con cái cũng bị tổn thương trong lòng khi cố gắng đè nén cảm xúc muốn bộc lộ, lòng căm tức, hoặc sự tin tưởng ở người khác.  Vết thương này trở nên chai sạn và trơ như đá.  Giá rất đắt của sự vâng lời cha mẹ này là việc đánh mất bản tính nguyên thủy của con người ta.  Các cảm nghĩ thời thơ ấu về việc không thể sống thật với cá tình của mình này, sẽ luôn luôn còn mãi trong ta và theo ta đi vào đời sống tình cảm lứa đôi.  Bác sĩ Hendrix kết luận rằng mục tiêu ngấm ngầm của tình yêu là giúp ta trưởng thành và phục hồi cá tính nguyên thủy, những cảm xúc tuyệt dịu từ thời thơ ấu vẫn tồn tại trong ta.  Có điều gì trong tâm hồn ta đưa đẩy ta chọn người tình mà ta nghĩ rằng người này sẽ giúp ta chữa lành các vết thương nội tâm và làm sống lại con người trọn vẹn nguyên thủy của ta.  Như vậy thì ta sẽ chọn ai làm đối tượng cho tình yêu?

Người được ta chọn sẽ có các đặc tính nổi bật phản ánh các nét tốt và xấu – hầu như xấu nhiều hơn của bố mẹ ta.  Ta yêu người ấy chẳng phải vì chàng đẹp trai, nhà giàu, học giỏi, hoặc đa cảm, lịch thiệp, mà vì một tiếng nói vô hình bên trong ta thì thầm: “Chàng gợi lại cho tôi thuở thiếu thời, những cá tính bị mất mát.”  Vô tình ta tìm thấy nơi chàng một cơ hội để hàn gắn vết thương nội tâm và sống lại với cá tính toàn vẹn nguyên thủy.  Tất cả mọi người trong chúng ta đều có những phần cảm xúc ẩn giấu, què quặt bên trong.  Người mà ta đem lòng thương mến hình như có khả năng làm hồi sinh phần tình cảm đã bị đàn áp trong tâm hồn ta.  Tuy nhiên, niềm cay đắng là sự khó khăn để xóa bỏ vết thương nội tâm.  Có thể là cảm xúc của ta được phục hồi, nhưng ta có hài lòng với việc ấy không? Không, thật khó mà tỏ lòng biết ơn khi vết thương đã in sâu quá lâu! Hơn thế nữa, bạn luôn có khuynh hướng thương yêu người mà chính người đó lại cần bạn ban bố cho họ thứ tình cảm bạn gặp khó khăn để bộc lộ, nhưng là điều bạn cần cho đi để chữa lành vết thương nội tâm.

Nếu chúng ta có thể tìm hiểu vết thương trong tâm hồn nhau như thế nào, thì chúng ta sẽ không có những phản ứng vô tình, nông nỗi trong đời sống lứa đôi, mà sẽ trở nên tế nhị hòa nhã hơn trong sinh hoạt tình cảm.  Trên thực tế, cứ nghĩ rằng có một bức hình to tướng đằng sau các trận cãi vả và các nỗi đau nhức giữa vợ chồng phản chiếu lại khiến hai người chú ý đến nhau hơn và liệu cách giải tỏa niềm đau trong lòng.  Làm thế nào chúng ta khám phá ra được vết thương nội tâm của nhau?

Trong khóa hội thảo, tôi được chỉ dẫn nhiều phương pháp khác nhau.  Có cách giống như là làm bài tập hàng ngày.  Một trong các phương pháp ấy bảo chúng tôi hãy liệt kê các thói xấu cũng như các kinh nghiệm đau buồn chúng tôi đã trải qua lúc ấu thơ với cha mẹ hoặc người nuôi nấng chúng tôi.  Chúng tôi khoanh tròn các biến cố khổ đau ấy.  Trên cùng một danh sách, chúng tôi ghi rõ ba điểm tốt và ba điều xấu của bố mẹ trong quá khức, cùng kể lại ước muốn của tôi bị ngăn cản bởi các tính xấu kể trên.  Sau khi hoàn thành bản liệt kê ấy, chúng tôi làm nên một tổng hợp của mẫu người đã gây ấn tượng sâu đậm trong đời ta.  Hendrix gọi mẫu người này là Imago (hình ảnh lý tưởng). Triết lý của Hendrix là mẫu người tình bạn chọn sẽ gấn giống hệt hình ảnh lý tưởng này (Imago) này.

Hai cặp vợ chồng và vết thương nội tâm của họ:

Nhiều đôi phu phụ mới đầu phản đối việc vết thương trong tâm hồn họ trùng hợp sít sao như trò chơi sắp miếng gỗ (puzzle).  Nhưng dần dần, họ khám phá sự giống nhau rõ ràng.

Bà Thuần ghi trong bản tường trình, rằng bố của nàng là kẻ nghiện rượu, suốt ngày say sưa nên thường hay vắng mặt ở nhà. Thuần kết hôn với Bảo, người ham mê viết văn, chàng dành hầu hết thì giờ cho việc sáng tác ở tòa soạn nên rất ít khi gần gũi nàng những lúc nàng mong mỏi được âu yếm vỗ về.  Tuy rằng có sự khác nhau giữa một người nghiện rượu và một kẻ mê văn chương, nhưng vẫn có điểm tương đồng: cách thức cả hai người dùng để theo đuổi sự ham mê của họ.  Bà Thuần vẫn âm thầm nghĩ rằng: Chắc có điều gì nơi bản thân mình đã xui khiến nên thú mê say của hai người đàn ông đó, ngày xưa cha nàng và bây giờ là Bảo, đã xem nàng như nhàm chán, không hấp dẫn, nên họ lánh xa.  Đây là hậu quả của chứng nghiền rượu của bố nàng và tính mê say công việc của chồng nàng.  Thuần cảm thấy bị bỏ rơi và tổn thương.

Về phía Bảo thì chàng chọn ai? Chàng kết hôn với Thuần, người thiếu nữ luôn luôn cần sự che chở bảo bọc để biết chắc là chồng yêu mến mình, lúc nào nàng cũng muốn có chồng bên cạnh nâng niu âu yếm.

Thật khó tin lúc Bảo và Thuần trao đổi bản liệt kê các tính tốt xấu của Imago. Họ nhận thức rằng Thuần là khuôn mẫu rập theo mẹ của Bảo. Mẹ chàng bị bỏ rơi và khiếp sợ với chứng say sưa của chồng nên quay lại tìm nguồn an ủi nơi đứa con trai nhỏ dại. Tuy nhiên, Bảo đồng thời cũng tìm thấy nơi Thuần phần tinh hoa tốt đẹp của mẹ chàng: trí thông minh và tính khả ái dịu dàng, nhưng cũng ưa điều khiển và thích được che chở.

Cặp Mỹ Linh và Chính cũng là bằng chứng rõ rệt cho sự phản ảnh vết thương nội tâm.  Mỹ Linh là con một gia đình giàu có.  Mẹ nàng bận rộn với công việc suốt ngày nên ít khi âu yếm săn sóc nàng.  Mỹ Linh được giao phó cho một bà vú chăm lo.  Mỹ Linh thèm khát tình thương mến, sự gần gũi của mẹ mình.  Lớn lên, Mỹ Linh rất ghét tính ưa người khác chú ý đến mình của nàng.  Một ngày kia, lớp học của Mỹ Linh chụp hình chung cuối niên học.  Cô giáo bảo học sinh sắp hàng theo chiều cao, người nhỏ đứng trước người lớn đứng sau.  Mỹ Linh thình lình nhón chân cho cao hơn tất cả bạn bè trong lớp. Khi tấm hình rửa xong và phân phát cho học sinh, Mỹ Linh nhìn thấy nàng thật vụng về và lạc lõng, thay vì trở nên “nhân vật quan trọng”.  Nàng bực bội.  Mỹ Linh nghĩ rằng cô gái đứng cao hơn các bạn một cái đầu đã phá hỏng tấm hình kỷ niệm của toàn lớp.

Rồi sau này Mỹ Linh chọn ai làm người yêu?  Nàng kể cho các bạn tham dự khóa hội thảo rằng nàng kết hôn với Chính, một bác sĩ nổi tiếng.  Chính về nhà là coi truyền hình, ít khi chuyện trò thân mật với vợ.  Còn khi ra giữa đám đông, Chính thường nói năng hoạt bát và pha trò có duyên nên lấn át cả nàng.  Thật ra, chồng nàng đã vô tình chối bỏ tính ưa được chú ý của nàng.  Mỹ Linh có cách nào cố gắng ưa thích hoặc chấp nhận các điểm hay tốt nơi Chính không?  Nếu làm được như vậy, nàng sẽ hoan hỉ chấp nhận cá tính của mình: tính ưa người khác chú ý đến mình. Vô tình, cả hai thiếu nữ đã chọn người bàn đời phản ánh y hệt mẫu người đã làm tổn thương tâm thần họ thời ấu thơ.  Rồi bởi  vì họ không biết họ muốn những gì nơi người yêu, nên họ tự đẩy mình vào việc tranh giành quyền hạn.  Tình thân thương giữa vợ chồng bị tắc nghẽn, mắc kẹt, trừ phi họ hiểu rằng mỗi người, dù là đã trưởng thành, vẫn lo sợ mình bị bỏ rơi, không ai màng tới giống như lúc nhỏ dại họ đã bị lãng quên, lẻ loi. Đối với đa số tham dự viên, bảng liệt kê những biến cố tình cảm thời thơ ấu rất tinh tế và khó mà tìm hiểu rõ.  Một vài cặp không biết họ có “vết thương nội tâm” lúc còn nhỏ, và bản tường trình này đối với họ chỉ là một bài tập về trí tuệ, thế thôi! Tuy nhiên, dần dà, sau thời gian áp dụng và thực hành thì các phương cách này đã mang lại niềm vui khi họ nhận thức rõ về “vết thương nội tâm”.

II. Bài học số 2: Cuộc đối thoại giữa vợ chồng

Đây không phải là một bài thực tập về cách nói chuyện giữa hai vợ chồng, mà là một bài học quan trọng về tình yêu.  Nếu bạn không học thuộc bài này để trở nên thành thạo và biến nó thành một phần trong cách sống của bạn, thì liên hệ tình cảm của bạn khó lòng bền chặt, sống động được.  Cuộc đối thoại giữa hai vợ chồng gồm ba phần:

1/ Phản chiếu

Một người bày tỏ cảm tưởng của họ về điều gì họ không chịu đựng được hoặc khó chấp nhận trong cuộc sống chung đôi, còn người kia thì chỉ giữa vai trò “phản chiếu” như một tấm kiếng bằng cách lặp lại ý tưởng của bạn mình.  Giải sử như: “Em nghe anh nói anh có thể điên đầu lên khi thấy em trong bựa tiệc nói chuyện với các người đàn ông khác. Anh bảo là anh có cảm tưởng bị bỏ rơi và bị nhục mạ khi em hành động như vậy.”  Bạn không bày tỏ ý kiến gì của mình cả, hoặc thay đổi cảm tưởng của người kia.  Phản chiếu ý kiến của chàng, chứng tỏ bạn muốn vượt qua thành kiến của mình và cố gắng tìm hiểu quan niệm của chàng.

2/Sự thừa nhận

Điều này chứng tỏ rằng cảm tưởng của chàng cũng dễ hiểu, vì bạn công nhận ý kiến ấy và nó đúng như quan niệm của người phát biểu.  Khi bạn thừa nhận cảm tưởng của chàng, tức là bạn nghĩ rằng điều chàng nói về mình cũng đúng..cho dù bạn không đồng tình.

3/Thông cảm

Cuối cùng, thì người giữ vai trò phản chiếu cảm nghĩ của người đối thoại phải cố gắng hình dung ra cảm xúc của bạn mình.  Hãy đặt mình vào địa vị chàng và đoán thử chàng nghĩ như thế nào.  Sự thông cảm khiến cả hai vợ chồng vượt ra khỏi sự xa cách và gặp nhau, đồng lòng với nhau ở một khía cạnh nào đó.

Bác sĩ Hendrix yêu cầu một cặp phu phụ trong đám thính giả lên thực hành bài học “đối thoại”. Chẳng có ai chịu tình nguyện cả! Cuối cùng, bà Mai, một họa sĩ mặc chiếc quần rộng và cái áo len trắng cũng rộng thùng thình, được chồng là ông Thiện đẩy ra phía trước.  Ông Thiện là người trung gian bán cổ phần của Wall Street, ăn mặc rất tươm tất với áo sơ mi Lacoste vừa vặn sít sao và chiếc quần màu da người thẳng nếp.  Hai vợ chồng ngồi trên hai ghế đối diện nhau. Ông Thiện lên tiếng trước:

-Chúng ta phải trả giá cao để thuê căn apartment sang trọng đó, rồi khi dọn vào em bừa bãi xả lung tung. Em có lẽ nên ở một căn nhà xập xệ như chuồng lợn mới đúng.  Đến bao giờ thì em mới dọn dẹp cái closet nhét đầy áo quần trên lầu ấy?

Bà Mai:

-Em có thể sắp đặt mọi thứ gọn gàng nếu em muốn.  Nhưng giọng điệu của anh có vẻ áp chế em quá!

Bác sĩ Hendrix bảo Mai ngưng nói, ông nhắc nàng: Chỉ phản chiếu ý tưởng của Thiện thôi.  Và ông chỉ dẫn cho nàng cách phản ánh ý kiến của chàng. Bây giờ Mai trả lời chồng lần thứ nhì:

-Em nghe anh bảo rằng anh chẳng vui vè gì khi thấy nhà cửa bừa bộn, rằng chúng ta đã phải trả nhiều tiền để mướn căn Apartment sang trọng đó rồi em bày bừa cẩu thả.  Có đúng như vậy không? Còn điều gì nữa chăng?

Ông Thiện:

-Đúng đấy, em nói đúng.  Nhưng mà còn nữa Anh cứ nghĩ rằng sự bề bộn của em chứng tỏ rằng em chống đối anh.  Tính cẩu thả của em đã khiến cuộc sống của chúng ta bị méo mó.

Bà Mai sửa lại:

-Triết lý về cuộc sống của anh mới đúng!

Bác sĩ Hendrix lại nhắc nhở: phản chiếu thôi.  Mai im lặng một lúc rồi lại nói lại:

-Anh bảo rằng tính bừa bãi của em khiến anh nghĩ rằng em hờn giận anh, rằng em không coi trọng tình thân thương giữa hai vợ chồng.  Có đúng như vậy không? Còn điều gì nữa chăng?

Ông Thiện (lúc này đã bớt giận) nói:

-Vâng, em nói đúng ý anh rồi.  Anh vẫn còn nhớ mẹ anh coi thường bố anh bằng lối chế giễu cách ăn mặc của ông trông giống như bức tranh hoạt họa.  Vì vật sự bề bộn của em khiến anh nghĩ đến liên hệ tình cảm giữa chúng mình.

Bác sĩ Hendrix bảo Mai hãy thừa nhận ý kiến của ông Thiện, Mai nói tiếp với giọng ôn tồn hơn:

-Anh bảo là anh ghét căn nhà bừa bãi, thật ra nhà mình cũng bề bộn thật. Còn về việc anh lo rằng tình cẩu thả của em chứng tỏ em hờn giận anh thì cũng có lý, vì điều này nhắc nhở anh lối sống của bố mẹ ngày trước.

Thiện vồn vã:

-Đúng! Đúng quá rồi, em thấy không Mai?

Mai đáp lời:

-Vâng, em thấy, và em cũng hiểu được nỗi thất vọng của anh khi anh đã tốn tiền thuê căn apartment sang trọng mà mỗi ngày phải trở về một nơi chốn bề bộn lôi thôi giống như chuồng lợn.  Có đúng đấy là cảm nghĩ của anh không?

Thiện trả lời:

-Vâng, cảm tưởng của anh như thế đó.  Có phải là chúng ta đang cùng giả vờ chơi trò tìm hiểu nhau hay là em đã thực sự thông cảm cho tâm trạng của anh? Thật ra trong lòng em có nghĩ là anh quá khuôn khổ, gò bó, và khô khan không?

Mai lắc đầu:

-Không, em nghĩ rằng lúc này em thông cảm với tâm trạng của anh.  Trong lúc em cho rằng anh quá gò bó khuôn khổ, thì em lại nghe anh nói là tinh thần anh bị tổn thương khi em chẳng màng tới sự ao ước sống trong căn nhà ngăn nắp sạch sẽ, là anh cảm thấy bị nhục mạ khi em than phiền anh quá kỷ luật.  Nghĩ lại cũng có lý cho tất cả các cảm xúc ấy nơi anh.  Em nói như vậy có đủ chưa? Còn điều gì thiếu sót nữa?

Thiện:

-Không, em diễn tả đủ ý nghĩ của anh rồi.

Chàng đưa tay sờ má Mai như muốn tỏ dấu cảm ơn.

Tất cả cử tọa đều ngơ ngẩn vì những gì đã xảy ra.  Lúc thoạt đầu cả Mai và Thiện đều ý thức được rằng họ đang đứng trước đám đông, nhưng một thời gian sau đó họ dường như quên hẳn khán giả và chỉ chú trọng vào việc giải quyết các khúc mắc trong tình cảm của hai người vậy thôi.

Bây giờ đến phiên ông Thiện phản chiếu, công nhận và thông cảm ý nghĩ của bà Mai.  Người đón nhận ý kiến nay trở nên kẻ phát biểu. Mai nói:

-Anh có quá nhiều quy luật. Em không biết phải sắp đặt như thế nào nữa.  Hơn thế, lúc nào anh cũng cằn nhằn, cau có, nên em cố gắng thu xếp anh cũng chẳng hài lòng được.

Thiện lập lại:

-Anh nghe em nói bởi vì anh nhìn mọi vật trong nhà theo lối riêng của anh, cho nên anh sẽ không bao giờ bằng lòng cho dù em có dọn dẹp thu xếp đi chăng nữa.  Em nói rằng chỉ có anh biết để vật dùng vào chỗ nào mới đúng ý anh mà thôi.  Em còn nói rằng đời này còn nhiều lối khác để sống ngoài khuôn khổ hạn hẹp gò bó của anh, và em không ưa gì việc anh cất giữ các kỷ niệm của mối tình trước em.  Như vậy có đúng không?

Mai gật đầu:

-Đúng, đúng rồi anh à.

Cả hai người đều diễn đạt đúng và đầy đủ ý kiến của họ về người phối ngẫu.  Bác sĩ Hendrix bảo rằng nếu mỗi lần vợ chồng có chuyện xích mích bất hòa mà cả hai đều áp dụng cuộc đối thoại trên kia gồm phản chiếu, thừa nhận, thông cảm, thì họ sẽ hiểu nỗi lòng của nhau rõ hơn và sẽ đưa đến việc hòa thuận, giải tỏa.

III. Bài học số 3: Lối thoát

Khi chúng ta dấn thân vào cuộc sống lứa đôi sau “thuở ban đầu” thi vị đắm say, là đến lúc bất mãn, xung đột. Người ta yêu sao lãnh đạm, thờ ơ? Lúc trước chàng tế nhị, lịch sự, thăm hỏi từng giờ từng ngày, sao nay chàng lạnh lùng, vô tình? Ngày xưa nàng dịu dàng, duyên dáng, dễ mến, sao nay nàng dữ dằn, la ó om sòm, hay cau có, gây sự? Phần đông chúng ta thường chán nản và bỏ cuộc, rút lui.

Theo bác sĩ Hendrix, nếu chúng ta không đưa đến việc “anh đi đường anh, em đường em” thì thường thường chúng ta cứ mặc cho khoảng cách và nỗi oán hờn tự do phát triển.  Chúng ta tìm một lối bào chữa hợp lý để tránh né người bạn đời: tìm một lối thoát, lối thoát ra khỏi vòng tay tình ái của người hôn phối.

Có người xem truyền hình nhiều giờ, có người chơi thể thao hoặc đùa giỡn với con cái, hoặc tham gia vào công tác xã hội, hoặc chơi trên máy điện toán, hoặc nghe nhạc.  Trên đây là vài phương tiện chúng ta dùng để tạo nên lối thoát hầu đạt được sự thỏa mãn tạm thời và cũng để tránh né sự gần gũi thân thương với người phối ngẫu.

Trong thực tế, các hoạt động trên chẳng phải luôn luôn là lối thoát cho bạn.  Đôi khi một điếu xì gà cũng chỉ là một điếu thuốc thôi, và việc bạn hút xì gà liên miên chỉ cho bạn những giờ phút quên lãng tạm bợ thôi.  Tuy nhiên, việc dùng các hoạt động ấy như là lối thoát đã lấy mất đi sức mạnh của tình thân thương đôi lứa.  Năng lực ấy đáng lẽ nên được dùng để vun xới, làm phát triển tình yêu.  Vì thế, một trong các điều chúng ta cần làm trong cuộc sống chung đôi là đóng lại cánh cửa mở ra để cho ta lối thoát tạm thời ấy.

Bác sĩ Hendrix nói rằng chúng ta phải quyết định việc nào là lối thoát, còn việc nào là hoạt động tích cực thật hoặc là lối giải trí lành mạnh. Nếu bạn tự hỏi lòng mình “có phải ta miệt mài xem tivi là để tránh né khỏi nói chuyện thân mật với chàng không”, và nếu câu trả lời thành thật là “vâng, đúng như vậy,” cho dù chỉ đúng một phần, cũng chứng tỏ bạn đã tìm lối thoát rồi!

Bác sĩ Hendrix khuyên tất cả tham dự viên nên lập hai danh sách.  Một gồm các phương tiện dùng làm lối thoát của chính mình, và danh sách kia là các điều bạn nghĩ rằng chàng đã áp dụng để tránh né bạn.  Sau đấy, hai vợ chồng sẽ trao đổi danh sách với nhau và sẽ thảo luận để đi đến thỏa thuận về “lối ra” nào cần đóng cửa lại.

Ông Bách, một kế toán viên, liệt kê các điểm sau đây trong danh sách của ông:

-Tôi thường gọi điện thoại liên tục khi về nhà.

-Tôi xem tivi cho đến quá giờ vợ tôi đi ngủ.

-Tôi thường về nhà trễ quá giờ cơm tối.

-Lúc vợ tôi nói chuyện thì tôi lãng ra mơ mộng.

Và bảng thứ hai là các điều ông Bách nghĩ rằng đây là “lối thoát” của bà Châu, vợ ông:

-Châu thường đi nghỉ ngắn hạn với các em nàng.

-Khi tôi bàn chuyện chính trị hay chuyện thời sự thì nàng tìm cách la mắng lũ trẻ.

-Nàng lên giường ngủ với các ống cuốn tóc hồng to tướng đầy cả đầu.

Sau khi bàn luận cùng nhau, Bách đồng ý tạm ngưng các cú điện thoại cho khách hàng trong một tuần lễ, đồng thời yêu cầu thân chủ gọi chàng ở sở thay vì gọi về nhà.  Chàng cũng thôi coi tivi trước khi Châu đi ngủ, và cuối cùng chàng cố gắng về nhà trước nấu cơm.

Về phần Châu, nàng hoãn lại buổi đi chơi cuối tuần với em gái. Nàng cũng đọc báo hàng ngày thường xuyên để có thể gọp chuyện với chồng một cách thông minh, không đến nỗi quá ngu ngơ, mù tịt. Điều quan trọng là nàng sẽ bỏ đi các ống cuốn tóc hồng kỳ cục mà Bách không ưa.

Từ một cuộc hôn nhân tắc nghẽn với nhiều lối thoát, hai người cố gắng đi đến sự hòa đồng duy nhất, không cần phải xé lẻ tách riêng nữa.

IV. Bài Học số 4: Thơ Mộng Hóa Cuộc Sống

Theo ý kiến của bác sĩ Hendrix: “Bằng cách nói lên các điều gì ưa chuộng và đồng ý chìu theo sở thích của chàng, chị có thể khiến cuộc tình trở nên sống động bền vững”. Hendrix khuyên cử tọa thả hồn trở về “thuở ban đầu lưu luyến thi vị”, khi hai đứa mới yêu nhau. Có điều gì hai người thường làm cho nhau mà nay sau một thời gian lâu bạn ngưng không làm nữa? Lại một lần nữa chúng tôi ghi lên danh sách các điều mình ưa thích. Bà Vân viết như sau:

-Em thích đọc các lá thư hoặc các tấm card dễ thương của anh nhân sinh nhật em hoặc kỷ niệm thành hôn của chúng mình.

-Em sung sướng đến nóng ra cả người khi anh thì thầm bên tai em trong bữa tiệc đông người: “Tối nay má em hồng quá, anh muốn mình đi về sớm để được hôn lên má em.”

-Những buổi sáng em ngủ muộn vì được nghỉ, anh phải dậy sớm đi làm và anh không quên hôn em trước khi đến sở, điều ấy khiến em vui suốt ngày.

Bác sĩ Hendrix khuyên chúng tôi nên lập danh sách kể những ao ước, mong muốn của mình, ngay cả ướ mơ thầm kín mà chị e thẹn khi nói ra.  Theo Hendrix, điều quan trong là việc chị biết thổ lộ với người yêu sở thích hoặc cái gì làm chị vui sướng.  Thường chúng ta hay thất vọng hoặc tủi thân khi nhận được quà hoặc các cử chỉ mà người bạn đời tưởng rằng chị ưa thích nhưng lại không đúng.

Danh sách ấy có thể bắt đầu như sau: “Em (hoặc anh) ước ao được…”

Bà Hạnh viết:

-Anh xoa lưng cho em trước khi ngủ.

-Mỗi tháng đưa em đi nghe nhạc hoặc xem kịch một lần.

-Bất thần hôn em trong thang máy khi hai đứa đi ra ngoài vì anh bảo em đẹp quá không nhịn được.

-Mua hoa cho em vào ngày Valentine.

-Khen em dễ thương, biết chìu chồng trước mặt bạn bè.

Ông Bình chồng bà Hạnh thì muốn:

-Em cắm trại với anh ở vùng quê.

-Ngồi gần bên anh khi hai đứa xem tivi buổi tối.

-Thỉnh thoảng bất ngờ em bắt đầu chuyện chăn gối trước để anh cảm thấy em thực sự yêu anh.

-Tìm hiểu về các môn thể thao như basket ball, football, để cả hai cùng vui thích khi tham dự cuộc chơi.

“VIỆC THI VỊ HÓA CUỘC SỐNG CHUNG ĐÔI LÀ QUÀ TẶNG, CHỨ KHÔNG  PHẢI LÀ SỰ BẮT BUỘC CHO MỌI KẺ YÊU NHAU”, lời Hendrix. Mỗi lần chàng hay nàng làm một cử chỉ biểu lộ dấu thân thương hoặc cho người bạn đời một món quà âu yếm, thì bạn đừng quên tỏ lòng biết ơn hay vui mừng.