Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

GIẢI PHÁP HỮU HIỆU ĐỂ HẠ

SỨC NÓNG CỦA CƠN GIẬN

 

LÊ MỘNG HOÀNG

 

 

 

I. CUỘC ĐẤU KHẨU

Vấn đề, một khi được đem ra thảo luận, mỗi lúc càng trở nên gay gắt.  Một buổi chiều đẹp trời, bà Trinh, chủ bút một tạp chí nổi tiếng ở thủ đô, đang ngồi uống cà phê với chồng, ông Bình, một luật sư trẻ tuổi tài ba, bỗng nhiên câu chuyện xoay chiều về bà Thủy, một bạn gái của hai người.

Bà Thủy năm nay trạc khoảng 30 xuân xanh, lấy chồng được hơn 10 năm.  Chồng bà là ông Lân, ba năm nay bị mắc chứng ung thư phổi.  Mặc dù chồng đang tuyệt vọng chống chọi với tử thần và với chứng bệnh ngặt nghèo đau khổ, bà Thủy gần đây đã dan díu với một người đàn ông khác.

Theo ý kiến của bà Trinh, hành động như vậy là rất khả ố, thiếu nhân nghĩa, và đáng ghê tởm.  Tuy nhiên, ông Bình không đồng ý hẳn với quan niệm của vợ.  Bình nói: “Thật là đáng trách, nhưng anh nghĩ anh có thể thông cảm cho tâm sự của chị Thủy.  Thần chết đang chờ đợi một người mình yêu dấu, có lẽ nỗi tuyệt vọng quá lớn lao nên chị ấy cần tìm một người để nâng đỡ, an ủi.  Cho dù sự giúp đỡ theo kiểu đó...”.  Ông Bình ngừng một lát, rồi nói tiếp với giọng công bằng, phân biệt phải trái: “Dĩ nhiên, nếu chị ấy quấn quít với ông nào và thật sự thương yêu người ấy thì thật là tàn nhẫn.  Nhưng anh nghĩ đây chỉ là sự giao thiệp trong tình bạn để có người trút bớt nỗi khổ, nên kể ra cũng cần được xét lại, bởi vì hoàn cảnh đau buồn, tuyệt vọng của chị Thủy trước bản án tử hình treo lơ lửng về bệnh ung thư của anh Lân.”

Tách cà phê của Trinh đặt mạnh lên chiếc dĩa kêu lạch cạch.  Nàng nhìn chồng, tỏ vẻ kinh ngạc: “Nhưng đây là sự phản bội bên giường người sắp chết!  Theo em nghĩ, việc này xúc phạm đến tình nghĩa vợ chồng.  Anh có thể tưởng tượng được vợ chồng ăn ở với nhau hơn mười năm trời mà bây giờ lại không thể giữ mình trong những ngày cuối cùng của người mình thương được”.  Không đợi cho Bình trả lời, Trinh nói tiếp, gằn từng tiếng: “Thật là bất nhân bất nghĩa! Em nghĩ rằng Thủy nó điên dại rồi! Em cũng không hiểu tại sao anh có thể bênh vực nó được.”  Nàng nói lớn giọng lên, khiến hai vợ chồng già ngồi kế cạnh trố mắt lắng nghe.

Bình bối rối, chẳng nói gì được.  Toàn thân chàng tê cứng và cúi đầu nhìn và tách cà phê.  Trinh nói tiếp, với giọng nhẹ hơn nhưng vẫn còn chua chát: “Có lẽ tìm người an ủi, trút bớt gánh nặng thì nhẹ người hơn, nhưng việc này không thay đổi được thực trạng bệnh nhân đang hấp hối đó là chồng nó, người từng đầu ấp tay gối bao nhiêu năm qua.”  Trinh nhìn chồng, nói với vẻ hằn học như hỏi: “Tại sao lại có người hành động như vậy được chứ!”

Trinh ngó Bình với thái độ không những giận hờn mà còn khiếp sợ nữa.  Bình cũng nhìn lại vợ, tức tối, giống như khi một đứa trẻ la ré và chàng nhìn nó tha thứ nhưng vẫn bực bội vì nó chẳng biết sự phức tạp của cuộc đời thực tại.  Trinh ghét cái nhìn ấy.

Lát sau, Bình vẫn tiếp tục giảng giải với sự kiên nhẫn và khoan dung, rằng trong trường hợp bệnh nan y và kéo dài như thế thì người săn sóc bệnh nhân cũng bị kiệt sức, và chính người ấy cũng cần được nâng đỡ.  Bình nói thêm: “Sự việc sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nếu có một người bạn hoặc người thân an ủi Thủy để chị ấy khỏi khô héo về mặt sinh lý trong thời gian quá lâu.”  Trinh đáp lại giận dỗi: “Em nghĩ như thế là bỉ ổi!”  Máu nóng bốc lên tận mặt và cơn tức của nàng mỗi lúc một lớn hơn: “Em cho rằng việc làm này là xấu xa, bất nhân bất nghĩa trong liên hệ tình cảm với một người mình đã từng thương yêu.” Rồi nàng chồm đứng lên.  “Em ngồi xuống đi!”  Bình nói như ra lệnh.  Trinh ngồi xuống như người máy.  Tuy nhiên, bực tức vì đã nghe theo lời chàng, nàng lại đứng lên, bước vội vàng ra khỏi tiệm ăn rồi đi về nhà một mình.  Nửa giờ sau Bình trở về, chàng vẫn còn lộ vẻ giận hờn về việc vợ to tiếng giữa công chúng.

Cuộc cãi vã tiếp tục, mỗi lúc càng găng.  Rồi họ chửi rủa nhau, trách móc nhau, bươi ra những lỗi lầm trong quá khứ.  Nhưng cuộc đấu khẩu nào rồi cũng phải chấm dứt, mặc dù chẳng người nào tìm ra được lối thoát hoặc tìm hiểu vấn đề chính mà họ đã cãi nhau dữ dội.

Một vấn đề vong vo phức tạp như thế cũng giống như vật liệu phế thải có khuynh hướng toát ra mùi xú uế, và sẽ đầu độc mối liên hệ tình cảm giữa hai người.  Có lẽ một trong hai người sẽ hỏi:

_Làm thế nào để sự việc xảy ra khác hơn?

_Làm sao cho cuộc bàn cãi trên kia không phải là một cuộc đấu khẩu giận dữ, hằn học?

 

II. CUỘC TẤN CÔNG VÀ SỰ PHẢN PHÁO

Không có điều gì sai quấy khi bạn nổi giận.  Sự tức giận là cảm xúc thường xảy ra nơi mọi người trong một biến cố dồn ép hoặc ức hiếp họ, thường là trong hoàn cảnh khi người nào tin rằng lòng tự trọng của họ bị thương tổn, bị đe dọa.  Sự khó khăn là một khi bạn giận hờn, bạn thường có khuynh hướng nối kết cảm xúc tức tối ấy với sức mạnh và tình cảm.

Theo lời tâm lý gia Stuart Johnson phân tích, mọi việc bất ngờ vụt khỏi tầm tay.  Thường thường người đang giận dỗi sẽ xâm phạm ranh giới giữa hậu quả của hành động người đối thoại – như là giận hờn về điều gì chàng nói – và ý định (hoặc chủ trương) của hành động đó; trong khi người kia không chủ ý tấn công hay chọc giận bạn gì cả.  Khi người đang giận phản pháo như bà Trinh kể trên kia, thì người đối diện cảm thấy bị công kích và hiểu lầm.  Chàng có cảm tưởng như là nàng bất mãn không phải các ý kiến lời lẽ của chàng, mà là chính con người chàng.  Về phần Trinh, nàng nghĩ là bị xúc phạm và chàng cố ý chọc tức nàng.

Như vậy là giới hạn giữa hành động và duyên cớ của việc làm ấy bị xóa bỏ.  Chẳng bao lâu, đôi vợ chồng này cãi vã nhau về hai điều hoàn toàn khác biệt.  Người thứ nhất (Trinh) vẫn còn tức giận về lời phẩm bình của người đối thoại (Bình).  Người thứ hai (Bình) tìm cách bênh vực mình, chống lại sự công kích cá nhân chàng.

Theo ý kiến của tâm lý gia Johnson thì cuộc đấu khẩu trở nên lẩn quẩn như là : “Trái táo của tôi đẹp hơn trái cam của anh” và “Không, trái cam của tôi ngon hơn trái táo của cô.”  Họ không thảo luận về cùng một đề tài, nhưng họ chẳng hay biết điều này.

Trinh và Bình cãi nhau về một hành vi vụng trộm và về điều gì họ nên làm trong hoàn cảnh ấy.  Khi Bình bảo rằng chàng thông cảm cho hoàn cảnh khó khăn của Thủy và hiểu thấu thái độ của Thủy, chàng không quả quyết rằng hành vi ấy của Thủy là hợp luân thường đạo lý.  Chàng cũng chẳng nói rằng chàng sẽ cư xử như vậy khi điều bất hạnh xảy ra cho chàng.  Tuy nhiên vợ chàng đã nghĩ khác hẳn.  Theo tốc độ mau lẹ của sức nung nóng khi giận hờn, hai người đều đi lạc hướng, hiểu sai ý nghĩ của người kia.

Theo bác sĩ Johnson, việc gây gổ về một vấn đề thường trở nên cuộc đấu khẩu về nhiều vấn đề khác.  Sự cãi cọ như là có sức hút của nam châm, nó khơi lại những cuộc gây gổ bất hòa trong dĩ vãng.  Bắt đầu từ thời điểm này thì hai người như leo một cầu thang xoắn ốc.  Nàng đá chàng, chàng trả đũa.  Nàng tấn công mạnh hơn, chàng phản pháo.  Và cứ như thế cơn bực tức lớn thêm lên.  Họ cãi nhau về mọi việc đã xảy ra bấy lâu nay trong đời họ, và cứ tiếp tục lòng vòng như vậy!

 

III. ĐIỀU NÊN LÀM

-Việc đầu tiên là ngăn chặn sức bành trướng của cuộc cãi vã và tìm cách tập trung vào đề tài nguyên thủy đã khởi xướng ra cuộc thảo luận ấy.  Bỏ ra ngoài những chuyện tức giận, bất đồng ý kiến trong quá khứ.

-Việc thứ hai, không tìm cách đưa đến một quyết định tối hậu nào cả trong lúc cả hai người còn đang bực tức.

Nếu Trinh và Bình có tham dự các lớp hội thảo về cuộc sống lứa đôi, thì họ đã biết cách điều hành cuộc nói chuyện theo chiều hướng lành mạnh, ôn hòa.  Lời chỉ dẫn để làm dịu cuộc cãi vã như sau:

Vừa khi trận đấu khẩu bắt đầu, người cảm thấy hờn giận phải dành mười hoặc mười lăm phút để nói cho người đối thoại biết:

-Tại sao nàng tức giận?

-Điều gì là chính yếu trong việc này?

-Cảm xúc của nàng ra sao (như là sự xúc phạm hoặc nỗi lo sợ) che giấu dưới bề mặt của cơn giận ấy?

Nếu hai vợ chồng Bình-Trinh tuân theo các điều lệ này thì họ đã tuyên bố “đình chiến” ngay lúc cuộc gây gổ trở nên gây cấn.  Trinh sẽ có cơ hội bày tỏ cảm xức của mình trong mười hay mười lăm phút.  Rồi trước khi sa vào vòng lẩn quẩn công kích, phản pháo, nàng có thể giải thích cho chồng biết một cách rõ ràng tác dụng lời phê phán của chàng đối với nàng như thế nào.

 

IV. QUYẾT ĐỊNH

Nếu cả hai vợ chồng đều đồng ý tạm ngưng cuộc đấu khẩu và để cho Trinh có thì giờ giải thích nỗi giận hờn của nàng mà không sợ Bình đối đáp hoặc ngắt lời, thì Trinh sẽ phản ứng tuần tự như sau:

1) Vì sao tôi oán giận?

Em bực tức bởi vì anh giống như người không có trái tim.  Em nhìn anh và cảm thấy anh có lý trí hiểu biết, nhưng tại sao nhận thức của anh lại giống như con cóc hoặc con thằn lằn?  Dưới mắt em, anh hành động giống như một cái máy computer chứ không phải là người thật.  Lời lẽ của anh có lý trí mà chẳng có tình nghĩa gì cả.

2) Tác dụng như thế nào?

Những điều anh nói khiến em nghĩ rằng anh sẽ bỏ em trơ trọi khi em cần đến anh, và nói thật với anh, em đã không thân thiện gì với bố em nên cũng chẳng ngạc nhiên gì nếu anh từ giã em.  Vì thế, có điều gì đó làm em lo sợ khi nghe giọng phân trần bình tĩnh hợp lý của anh?

3) Cảm xúc của tôi ra sao che giấu bên dưới cơn giận này?

Thật tình em rất lo sợ.  Em cảm thấy như là sự gắn bó giữa chúng ta chỉ có một phần thôi, và khi nào em cần đến sự nâng đỡ của anh thì anh sẽ không có mặt nữa.  Những lời anh nói khiến em tự hỏi: “Không biết Bình có yêu mình thật sự không?  Hay là anh sẽ dứt tình đoạn nghĩa nếu việc ấy có vẻ “hợp lý” trong một vài hoàn cảnh?”  Vì thế em mong là anh hiểu cho tâm trạng em ra sao.  Các lời bình phẩm của anh về Thủy đã tác dụng trên em thế nào và em lo sợ đến chừng nào...

Thường thường, đến lúc người nào nói lên được cảm xúc ẩn giấu bên trong cơn giận của họ thì cơn giận hầu như tiêu tan.  Còn người đối thoại (Bình) sau khi nghe người đang giận giải thích thì mới nhận thức được hậu quả thảm khốc của các lời lẽ có vẻ lý luận vững chãi của mình trên tâm trạng Trinh.  Có lẽ chàng sẽ thông cảm hơn với cảm xúc của vợ – điều này không xảy ra khi hai người đang hùng hổ cãi vã lẫn nhau.

Theo luật lệ đã quyết định thì một khi người đang giận đã giải thích tâm trạng thì người kia KHÔNG NÊN ĐỐI ĐÁP, nếu không sẽ lâm vào vòng tròng lẩn quẩn đối chất lại.  Ngược lại, người thứ nhất phải hứa sẽ chẳng bao giờ nhắc lại vụ bất đồng ý kiến này ngoài khoảng thời gian ấy.  Điều này sẽ khiến cả hai người nghĩ rằng vụ đấu khẩu đã nguội dần và được kiểm soát.  Trinh được chồng lắng nghe khi nàng giải thích mà không bị phản pháo lại.  Bình hiểu rằng vợ sẽ không nhắc lại việc tình cảm của Thủy sau này để công kích chàng nữa.  Đến lúc giao hảo này thì hai vợ chồng có thể bắt đầu thương lượng với nhau để tìm một kết luận trung dung cho vấn đề họ bàn cãi được rồi.

Sau khi cơn giận đã được giải tỏa, hai người có thể xắn tay áo lên và cùng nhau tìm một giải pháp tương đồng cho vấn đề đã gây ra cuộc đấu khẩu.  Theo lời tâm lý gia Johnson thì “tấn bi kịch vừa xảy ra sẽ trở nên một kỷ niệm trong cuộc sống lứa đôi của họ, một phần trong ký ức của chung hai vợ chồng, như các nhân vật trong phim Star Trek đã nói.”  Vụ cãi vã chiều hôm ấu biến thành “lịch sử’ của đời họ và chẳng bao giờ xảy ra nữa.