Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

BIẾT ĐẾN BAO GIỜ

TÔI MỚI VUI ĐƯỢC ?

 

Đôi lúc bạn sung sướng hơn bạn nghĩ mà bạn không biết điều đó.

Hãy tự đặt ra 3 câu hỏi sau đây rồi suy nghĩ kỹ càng trước khi trả lời:

* Bạn có hay tận hưởng những giây phút sống thật không ?

* Điều gì khiến bạn sung sướng ?

* Làm sao bạn biết rằng mình vui ?

 

LÊ MỘNG HOÀNG

(viết theo cuốn sách “Real Moments” của Tiến sĩ Tâm lý Barbara De Angelis, xuất bản năm 1994 bởi Dell Publishing).

 

 

Đừng ngạc nhiên nếu bạn nhận thấy ba câu hỏi trên rất khó trả lời. Chúng ta thường không tận hưởng các giờ phút sung sướng thật sự trong đời bởi vì chúng ta mong mỏi một điều gí khác hơn, vĩ đại hơn, rực rỡ hoặc bí đát hơn.

Từ lúc lớn khôn tôi đã khó nhọc làm việc suốt cả quãng đời trưởng thành để mong được sung sướng, tuy nhiên tôi đã thất vọng. Tôi chẳng bao giờ hiểu được tôi đã làm điều gì sai ? hoặc tại sao tất cả mọi sự tôi thực hiện không khiến cho tôi hân hoan được lúc nào cả? Bất ngờ, một ngày đẹp trời năm ngoái trong chuyến nghỉ hè ở vùng biển Florida, tôi đã khám phá ra điều tôi vẫn hằng tự vấn. Ông xã tôi và tôi đến một bãi biển nhỏ ở Tampa để nghỉ ngơi sau một năm làm việc cần cù; cả hai đứa đều mong đợi chuyến đi xa nầy.

Hai ngày đầu trôi qua rất nhanh. Đến ngày thứ ba, tôi đi bộ một mình từ khách sạn theo một lối nhỏ ra bãi biển. Không khí trong lành, gió biển thổi mát dịu, bầu trời xanh lơ buổi sáng, chim hót ríu rít trên hàng cây dừa dọc theo con đường đá sõi. Vừa đi tôi vừa suy nghĩ và chợt khám phá ra một ý tưởng lạ lùng chưa từng có kể từ lúc chúng tôi bắt đầu cuộc nghỉ hè!

Điều gì cứ luôn ám ảnh tôi? Tôi tự hỏi lòng, khí hậu ở đây quá tốt: tôi đi tắm biển rồi phơi nắng, đi dạo phố, đi chơi bằng thuyền, đi xem chiếu bóng và buổi tối thì gối chăn mặn nồng. Thức ăn thì ngon và rẻ. Như vậy là tột đỉnh hạnh phúc rồi; tại sao tôi không vui?

Thì ra-đến hôm nay tôi mới vỡ lẽ!!! Tôi vẫn chờ đợi niềm vui tới như thể sự sung sướng là một điều kiện sẽ đưa đến cho tôi. Ngày qua tháng lại tôi mong mỏi niềm vui. Cứ mỗi buổi sáng thức giấc tôi kiểm soát: “Tôi đã vui chưa?".

Tức thì một nỗi nhức nhối trong tim tôi sẽ trả lời: Không, chưa vui được... thử xét lại ngày mai... Rồi tôi tiếp tục sinh hoạt và đôi lúc ngừng lại hỏi thầm: Bây giờ đã vui chưa? Dĩ nhiên lời giải đáp luôn luôn là: Không, chưa vui.

Vào giờ phút đặc biệt ngày hôm ấy, trên đường đi ra biển, tôi nhận thức rằng: - Nếu tôi cứ tiếp tục sống theo lối “Tìm kiếm hạnh phúc” ấy thì tôi sẽ chờ đợi cho đến khi nhắm mắt lìa đời vẫn chẳng bao giờ thấy được niềm vui.

 

SỰ THẬT VỀ HẠNH PHÚC

Hạnh phúc không phải là một trạng thái tâm hồn – nó là một chuỗi kết nối những giờ phút sống thật trong đời. Các khoảnh khắc thời gian đó không tự nhiên xảy đến cho chúng ta. Chúng ta phải tạo cơ hội cho chúng nẩy sinh. Chúng ta phải chấm dứt thái độ lẫn tránh cảm xúc chân thành trong tâm hồn ta vào các “giai đoạn sống thật ấy. Niềm hân hoan này ta đã chờ đợi từ lâu, nhưng khi nó mới vừa nhen nhóm trong lòng ta thì ta đã vội tìm cách chối từ.

Tiến sĩ De Angelis lặp lại lời của một tâm lý gia vùng Châu Á nói: “Vấn đề của đa số người sống trên đại cường quốc Hoa Kỳ là luôn luôn mong mỏi một hạnh phúc tuyệt vời”. Chúng ta say mê chạy theo ảo ảnh của sự hoàn hảo cho nên chúng ta vất vả đương đầu với thực tại Nhị Nguyên (dualism) - việc lành và việc dữ, thành công và thất bại; niềm vui và nỗi buồn.

Tôi thường quan niệm sai lầm rằng sự đau đớn hoặc sầu khổ là biểu tượng của nỗi bất hạnh, thất bại trong đời sống tinh thần của mình. Tôi tin tưởng rằng nếu tôi thật sự có một cuộc đời đạo đức, chu toàn bổn phận làm con, làm vợ, làm mẹ, làm công dân tốt thì tôi sẽ được vui sướng mãi mãi. Bởi vì tôi chẳng bao giờ cảm thấy mình vui nên kết luận rằng tôi đã làm điều gì sai quấy. Định kiến tai hại nầy đã xui khiến tôi đến thái độ tự đánh lừa mình. Giả dụ như trong tình nghĩa vợ chồng, tôi cứ ước đoán rằng một thiếu nữ con nhà tử tế, có nhan sắc dễ coi, nghề nghiệp vững vàng như tôi sẽ luôn luôn được chồng cưng chìu yêu thương. Vì thành khiến sai lạc ấy nên tôi trốn tránh đương đầu với những nỗi bất hòa, những rạn nứt trong cuộc sống lứa đôi hoặc ngay cả thú nhận với chính mình rằng tôi không phải là người đàn bà hoàn toàn hạnh phúc. Cũng vì lý do này mà tôi đã bỏ qua “những giờ phút sóng thật” trong đời cho dù các biến cố ấy có ý nghĩa đặc biệt và đáng ghi nhớ nhưng chẳng phải là những giây phút hân hoan, nên tôi tảng lờ, chạy trốn. Bệnh tật, nỗi đau khổ, buồn rầu hoặc sự rủi ro thất bại là các phần tử sẵn có trong toàn bộ chuỗi ngày liên tục của đời sống. Không một ai có thể nói “Tôi lúc nào cũng vui cả”.

Tâm lý gia Carl Jung, đã nói: “Cuộc đời là chuỗi tiếp nối giữa ngày và đêm, ngày nầy cũng dài như ngày khác trong suốt năm luân lưu. Ngay cả trong cuộc sống của một người hạnh phúc cũng không thể tránh được những đêm đen buồn tủi, và hai chữ “Hạnh Phúc" sẽ mất ý nghĩa của chúng nếu chẳng được cân bằng bởi đôi từ “Bất Hạnh”.

Hãy nhớ lại những đêm dài khi đứa con đầu lòng bị sưng phổi, chị ngồi chầu chực bên nôi cháu suốt đêm: vuốt ve mấy sợi tóc lòa xòa trên trán, xoa ngực cho cháu mỗi lúc cháu ho và kẹp mạch mỗi hai giờ để theo dõi cơn sốt. Vào lúc thức trắng đêm ấy điều quan trọng nhất trên hoàn cầu đối với chị là Sức Khỏe của cháu, chị đâu có vui vẻ gì trong hoàn cảnh ấy nhưng chị có một cảm xúc đặc biệt khó quên sau nầy: xin thưa, đó là một trong những “giây phút sống thật” của một đời người.

Cho đến khi nhắm mắt lìa trần, nếu bạn đã sống một cuộc đời hoạt động hữu ích, không lừa gạt, ám hại người khác, không ăn năn hối hận vì tội lỗi, bạn cũng chẳng bao giờ nói khoác lác rằng: “Tôi luôn luôn vui sướng”. Có lẽ bạn nên bảo: “Tôi đã trải qua những giờ phút sống thật trong đời mà hầu hết các biến cố này là những ngày giờ vui vẻ”.

Nhìn quanh quẩn trong đám bạn bè, bà con của tôi, đa số không được hưởng các giờ phút sống thật nói trên. Một khi chúng ta thiếu sót những giai đoạn đáng nhớ trong đời sống, chúng ta thường vô tình đưa mình vào ngõ cụt nghèo nàn cho sinh hoạt tinh thần: bất mãn với nếp sống hiện tại, không hài lòng cho suốt cả đời mình và chẳng lúc nào cảm thấy Niềm Vui thật sự.

Sau đây là các nguyên do đưa đến thái độ không biết tận hưởng “giờ phút sống thật” và cảm thấy an vui mà bạn đang có sẵn trong tầm tay.

1. Lúc nào bạn cũng cần phải làm một chuyện gì

Bạn sống với một ám ảnh triền miên là “phải hoạt động không ngừng” và bạn chẳng bao giờ hài lòng với thành quả đã đạt được. Bạn chỉ cảm thấy hứng thú trong lúc cặm cụi bận bịu với công việc bởi vì bạn chú trọng đến chương trình bạn đang thực hiện chứ chẳng phải cảm xúc bên trong tâm hồn bạn. Hãy để dành 1/5 thời gian của đời mình cho “những giờ phút sống thật” bằng cách xắp sếp vài ngày trong một năm sống với gia đình, các người bạn yêu thương yêu mà bạn chẳng cần nghĩ đến kế hoạch này hoặc tổ chức kia gì cả.

2. Bạn có một đam mê

Cho dù đây là chứng nghiện rượu hoặc ham mê xem Tivi 10 giờ mỗi ngày hoặc nghiện ma túy hoặc mãi mê đọc sách hoặc miệt mài làm việc cũng có thể cướp đi quyền tận hưởng các “giờ phút sống thật” trong đời bạn.

3. Bạn là người bi quan, đa nghi và hay chế nhạo chua cay

Nếu con người không theo đuổi các mục tiêu hữu ích cao cả, hoặc dự trù các kế hoạch lâu dài thì cuộc đời chỉ là một chuỗi tiếp nối những biến cố ngẫu nhiên và chúng ta sẽ dễ dàng trở nên hoài nghi và ích kỹ.

Nếu bạn đã đánh mất niềm tin vào cuộc sống hiện tại: “Vì sao chúng ta sinh ra trên đời, và trong hoàn cảnh hiện nay chúng ta phải làm những gì?” như vậy là bạn đã không tận hưởng các “giờ phút sống thật” rồi đó bạn ạ!

4. Cuộc đời của bạn tùy thuộc vào người khác.

Nếu niềm vui to lớn của bạn trong những năm vừa qua là sự thành công, đổ đạt và hạnh phúc của con cái, cháu chắt hoặc người hôn phối tức là bạn chưa được hưởng những “giờ phút sống thật” trong đời.

5. Bạn là người có thành kiến.

Để được tận hưởng các “giờ phút sống thật" trong đời, bạn cần phải hòa mình với các người chung quanh và với môi trường bạn đang sống. Khi bạn luôn luôn có thành kiến thì bạn tách rời ra khỏi môi trường mà bạn chẳng bao giờ vui thú cả.

Sau đây là một phương cách giản dị để bắt đầu một ngày cởi mở và sống thật. Hãy để ý điến các việc làm trong ngày của bạn xem thử bạn tham gia vào bao nhiêu động tác cùng một lúc mà chẳng ưa thích chút nào. Trong khi vừa lái xe đến sở, bạn nghe nhạc từ radio trên xe, bạn cũng vừa suy nghĩ đến kế hoạch phải hoàn tất vào cuối tháng này. Bạn làm 3 việc ấy một cách miễn cưỡng, chẳng sung sướng tí nào. Vì thế bạn không cảm thấy vui mỗi ngày trôi qua...

Cách đây bốn năm, sở làm của tôi dọn từ Virginia (chỉ cách nhà tôi độ 10 phút lái xe) qua Washington D.C. Đa số bạn đồng nghiệp ở Virginia đều than phiền. Tôi là người đau khổ nhiều nhất vì tôi sợ lái xe qua Washington D.C. và cũng ghét đi tàu điện - tôi thường bị đau đầu. Năm đầu tiên nhà tôi chịu khó đưa rước, sáng đưa đi chiều đón về. Kể ra giờ giấc cũng thuận tiện cho cả hai. Đưa tôi sang Washington D.C vào lúc 6:30, nhà tôi trở về Crytal City và bắt đầu làm việc lúc 7 giờ

sáng. Nhưng sang năm thứ nhì thì công ty nhà tôi đang làm đổi chủ nên thời khóa biểu của ảnh cũng thay đổi luôn. Anh ấy phải bắt đầu làm sớm hơn lúc 6:30 sáng. Nếu muốn đưa tôi qua Washington D.C thì hai đứa phải dậy vào lúc 5 giờ thay vì 5 giờ rưỡi như thường lệ. Tôi đành chọn giải pháp đi tàu điện bắt đầu từ trạm Crystal City gần sở nhà tôi làm. Cứ mỗi lần lên tàu tôi nhắm mắt lại cầu nguyện “Xin Phật cho con được một ngày mạnh khoẻ an vui để làm việc, cho con đừng làm điều gì, nói lời nào khiến người khác buồn”. Rồi tiếp tục ngủ vùi đến trạm thứ 5 là nơi tôi phải

xuống mới thức dậy. Bỗng nhiên một ngày tháng Tư trời nắng ấm, tôi thay đổi thói quen ngủ gục để nhìn cảnh vật chung quanh. Tàu chạy quanh sông Potomac có các cây anh đào đang nở hoa hồng tươi thắm, các dãy hoa tulipe đỏ, vàng, trắng rực rỡ phô sắc vòng theo đường bờ sông. Hàng triệu người ở khắp nơi trên thế giới và các tiểu bang trên nước Mỹ đổ xô về Washington D.C để được ngắm cảnh hoa đào nở rộ, bay lượn trong gió và viếng thăm các thắng cảnh Washington Monument,

Lincoln Memorial mà tàu điện mỗi ngày mang tôi đi qua. Tự nhiên tôi cảm thấy vui và cám ơn Trời Phật đã dành cho tôi các giờ phút an nhàn ngắm cảnh đẹp thơ mộng của thủ đô Hoa Kỳ vào mua hoa đào nở nầy. Từ ngày đó đến nay tôi chẳng bao giờ than vãn việc phải đi tàu điện hoặc bị đau đầu khi dùng metro nữa.

Hãy đối diện với nỗi lo sợ của mình: Đôi lúc chúng ta lẫn tránh “giờ phút sống thật” bởi vì chúng ta sợ sự thật phủ phong trần truồng. Chúng ta làm như không quan tâm đến điều ấy vì trong đáy sâu của tâm hồn, ta đánh hơi được nỗi thất vọng buồn đau một khi khám phá ra sự thật về một người hoặc một việc gì trong dời.

Mấy chục năm về trước tôi vướng mắc vào một liên hệ tình cảm nhiều xung khắc và bế tắc. Tôi yêu chàng trai ấy rất nhiều nhưng hai đứa ở trong hoàn cảnh không tương xứng thích hợp được, thực trạng này tôi luôn tìm cách chối bỏ làm ngơ, bởi vì tôi không muốn chấm dứt mối tình này. Vì thế tôi cứ dấn thân vào nhiều hoạt động một lúc để lúc nào tôi cũng bận bịu: việc ở sở, việc xã hội, việc cộng đồng, việc trọng đại gia đình. Tôi cứ bù đầu vào như con vụ hàng ngày, cuối tuần, ngày lễ. Âm thầm, tôi tránh đối diện thực sự để phân tích rõ ràng sự tắc nghẽn trong liên hệ giữa hai đứa.

Đã đến giai đoạn hai dứa chúng tôi đi nghỉ hè chung và tôi quyết định không mang theo bất cứ một tài liệu gì liên quan đến việc làm ở sở của tôi. Chúng tôi chọn một khách sạn ở một hòn đảo nhỏ chung quanh là nước. Tôi còn nhớ lúc xách va li lên máy bay tự nhiên bụng tôi đau nhức nhối, tôi chẳng hiểu vì sao, tôi lo âu bồn chồn. Tuy nhiên sau đấy thì tôi khám phá ra. Ngày thứ hai trên đảo vắng vẻ ấy, tôi một mình tìm ra chỗ ít người trên

bãi bể và suy nghĩ chín chắn, đối diện thật sự với mối tình nhiều điểm bất đồng và không lối thoát này. Sau buổi chiều sống thật với nỗi lo sợ phải cắt đứt liên hệ tình cảm này mà từ lâu tôi cố tình lẫn tránh, tôi quyết định: Phải chấm dứt sự liên lạc chênh lệch và hoàn cảnh khác biệt ấy. Vào giờ phút ấy, tôi chẳng còn cách nào, nơi chốn nào để chạy trốn cảm xúc thật của tim tôi nữa. Cũng phải do dự trong mấy tuần lễ, tôi mới đủ can đảm để nói thẳng với người tôi yêu rằng tôi không muốn gặp chàng nữa. Dù sao thì cuối cùng tôi cũng làm được việc đó. Tôi vẫn thầm hỏi việc gì sẽ xảy đến cho hai đứa nếu tôi không dành thì giờ để vạch trần nỗi lo sợ trong tôi. Nếu chúng tôi cứ tiếp tục sống bên nhau và tính khí bất hòa, luôn xung đột và chẳng được lúc nào hòa thuận vui vẻ cả. Cả hai đứa bây giờ đang sống hạnh phúc với người bạn đời tương xứng, tâm đầu ý hiệp. Nới rộng vòng tay thân ái và gây thiện cảm với người khác.

Trong xã hội chúng ta gọi người không quen biết là “kẻ lạ” và đường ai nấy đi, ta tìm cách tránh đụng chạm với “kẻ lạ”. Nếu bất ngờ va phải người lạ trong thang máy ta lập tức xin lỗi họ. Nếu trong tiệm ăn bạn có cảm giác rằng người khác đang nhìn bạn chăm chăm, bạn đoán chừng có lẽ tôi panty hose của mình bị rách hoặc giả người kia là kẻ bị bệnh tâm thần bất bình thường.

Nếu bạn muốn tận hưởng “một giờ phút sống thật” bạn có thể tìm hiểu về chính bản thân, từ những nhận xét của kẻ lạ bởi vì đối với các người thân cận thì nhận xét này đã bị tình cảm chi phối rồi. Sau đây là lời tường thuật của tác giả cuốn sách “Real Moments”, tiến sĩ Tâm Lý Học Barbara De Angelis về một kinh nghiệm sống thật đáng nhớ trong các lần du lịch của bà.

Tôi đã cảm thấy meat dừ khi đặt chân lên phi cơ ở San Francisco để trở về nhà ở Los Angeles. Tôi vừa trải qua hai ngày bận rộn, bù đầu bù cổ vì phải thuyết trình và dự cuộc phỏng vấn trên truyền hình. Tôi có cảm tưởng nói quá nhiều đến khan cả cổ! Vì vậy tôi dự định trèo lên ghế máy bay là ngủ khì cho đến khi xuống phi trường Los Angeles. Tuy nhiên, khi bước vào dãy ghế có số của tôi thì tôi thấy một cô bé con khoảng 9-10 tuổi đang uốn éo mình mẩy trên ghế bên cạnh. Từ thuở ấu thơ tôi đã nếm mùi lạnh nhạt khi ngồi bên cạnh một người lặng yên can nín hàng mấy tiếng đồng hồ, giờ đây tôi vẫn chưa quên bài học thờ ơ đó . Vì thế, tôi tự giới thiệu mình với Bethany. Cô bé bắt đầu việc làm quen bằng cách cho tôi biết rằng em rất thích thú vì đây là lần đầu tiên đi máy bay và em đến Los Angeles để gặp bố. Bố mẹ Bethany vừa mới ly dị năm ngoái rồi bố mẹ dọn lên Los Angeles cùng với anh và chị của em. Bethany cũng được quyền chọn lựa đi theo bố và hai anh em kia nhưng em đã quyết định ở lại với mẹ. Tôi cầm tay Bethany và bảo: “Có lẽ đó là một quyết định rất khó khăn phải không? vì em biết mình sẽ phải xa bố và anh em”. Bethany đáp lời một cách nghiêm chỉnh: “Rất khó khăn nhưng em biết Mẹ cần có em.”

Tôi nói thêm “Chắc em nhớ bố nhiều lắm nhỉ?” Đôi mắt Bethany đầy lệ. Sau đó, chúng tôi nói chuyện rất thân thiện. Tôi kể cho em nghe về việc ba má tôi ly nhau năm tôi lên mười một. Về nỗi hoang mang buồn rầu của tôi khi quyết định ở với ba hoặc má; về sự khủng hoảng tinh thần khi nhìn thấy các bạn học có một gia đình hòa thuận, đầy đủ cha mẹ và về thói quen khóc thầm mỗi buổi tối trước khi đi ngủ của tôi. Rồi tôi nói đến những cố gắng liên tục của tôi để nhận thức rằng sự ly dị giữa ba má tôi chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc đời tôi cả và để hoàn thành các mục tiêu lớn cho tương lai tôi. “Hãy xem những gì tôi đã làm được khi tôi lớn lên”, tôi nói một cách hãnh diện và cho Bethany xem nhiều cuốn sách tôi đã xuất bản mà tôi có mang theo trong cặp để tăng cho các người phỏng vấn ở đài truyền hình.

“Ồ, thật sự đây là chị đó hả?”

Bethany vừa hỏi vừa trố đôi mắt tròn xoe nhìn tôi. Tôi điềm tĩnh trả lời “Thật sự tên chị đó, mà chị cũng có lên Tivi nhiều lần”. Bethany như nhảy xổm ra khỏi chỗ ngồi: “Chờ một chút... chờ một phút... EM đã từng thấy mặt chị trong các show Oprah hoặc Geraldo, đúng không? - Đúng rồi – Trời ơi, thích thú quá, giờ này em được ngồi bên cạnh chị”, Bethany nhún người lên xuống.

“Em có biết vì sao chị kể cho em nghe suốt quãng đời thơ ấu và trưởng thành của chị không? Như vậy để em luôn nhớ rằng: Em từ đâu đến? - Điều này chẳng can hệ gì cả mà điều đáng kể là: Em đi về đâu? Bỗng nhiên tôi khám phá ra rằng Bethany chính là tôi. Tại sao tôi không tìm ra sự thật sớm hơn. Tôi đã trải qua một tiếng đồng hồ trên phi cơ để nói với chính tôi thuở tôi lên 9 tuổi, kể cho em nghe về mọi điều mà tôi ước ao có người nào đã khuyên bảo tôi như thế khi tôi quá buồn rầu vì việc ba má tôi xa nhau, vạch ra cho em con đường nên tiến tới tương lai. Tôi đã chia xẻ với Bethany các bài học mà tôi phải từng trải qua 30 năm để biết rằng tôi đã tách rời được khỏi dĩ vãng đen tối đau buồn. Tôi chẳng bao giờ có thể quên được Bethany. Cô bé đã cho tôi một kinh nghiệm sâu xa và chữa lành căn bệnh mặc cảm, thua sút vì hoàn cảnh gia đình thời thơ ấu của tôi. Chúng tôi phải thay đổi thái độ lẫn tránh sự thật, trốn khỏi “các giờ phút sống thật” cho chính bản thân. Hãy vạch trần, đối diện với sự thật ngay lúc này, đừng chờ đến tháng sau hoặc năm sau. Bởi vì chúng ta có thể tạo ra các giờ phút sống thật ấy. Chúng ta chẳng cần tìm kiếm đâu xa. Chúng có thể đến từ người hành khách ngồi cạnh bạn trên chuyến máy bay hoặc người hầu bàn mỗi buổi sáng bưng tách cà phê cho bạn nơi hiệu án quen thuộc hoặc nơi cô bạn gái vừa trải qua một cơn khủng hoảng trong gia đình gọi điện thoại để tâm sự với bạn.

… Các giờ phút sống thật ấy có thể xảy ra bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu nếu bạn quyết định chú tâm đến những gì đang xảy ra trước mặt bạn.

… Có những sự gặp gỡ tình cờ, những liên lạc kỳ diệu đang chờ đợi để xảy đến trong đời sống, nếu bạn biết dang tay tạo cơ hội cho chúng nẩy sinh.