Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

AN VUI DU LỊCH TUỔI GIÀ

Không có gì thú bằng khi về hưu, ta có thể làm những việc mà trước đó không có thì giờ cũng như hoàn cảnh để thực hiện.
Đọc sách, học vẽ, học nhạc, viết lách, làm việc tự nguyện v.v... nhất là đi du lịch đó đây. Ta đi tới những nơi xa để du sơn ngoạn thủy, để hiểu thêm về con người, cuộc sống "đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Cặp vợ chồng chưa già hẳn, nương nhau đi, lòng nhẹ nhàng, không lo nghĩ, không bận bịu, như đi vào những ngày trăng mật thuở xa xưa.
Để cuộc đi được hạnh thông, thiết tưởng ta cũng nên có một vài sửa soạn, lưu tâm an toàn. Chúng tôi xin cùng quý vị làm một bảng liệt kê những việc cần làm. Với giả dụ là chúng ta đang định cư tại Mỹ Quốc, giả dụ là ta đi bằng tầu bay, và giả dụ là "chỉ hai đứa mình thôi nhé". Không tua, không nhóm gì cả. Vì tua nhóm thì hãng du lịch đã lo sắp xếp gần hết rồi, còn chi nữa để mà bàn.
Trước hết, cả hai cần có sức khỏe tốt, để hưởng thú vui du lịch cũng như chịu đựng được một vài thay đổi về thời tiết, địa cư, các thức ăn uống lạ, giờ giấc ngủ nghỉ chênh lệch...
Kế đến là sự thuận vợ thuận chồng, chẳng phải đi tát biển Đông, nhưng có khi đằng vân qua biển Đông, tới miền xa lạ. Cùng ước muốn đi và đi cùng chỗ. Năm nay, để chiều lòng người đẹp tao khang sáu bó rưỡi, ta đi hành hương, thăm miền đất thiêng liêng tôn giáo để gửi lòng mình lên đấng Chí Tôn. Qua năm, cùng chàng 70, ta thăm viếng phong cảnh vài nước Á Châu, láng giềng rồi tạt về quê mẹ, ăn nhãn Hưng Yên, ăn nem Thủ Đức...
Rồi phải làm mấy việc kể sau:
(1) - Tìm hiểu về địa phương mình sắp tới
Qua sách báo, nhất là qua kinh nghiệm của bạn bè, thân hữu đã tới vùng đó, ta coi xem nên đi vào mùa nào, thời tiết địa phương ra sao, cần mang quần áo hành trang gì, phong cảnh cần coi, tiệm ăn ngon, nơi mua kỷ vật v.v...
(2) - Xin Sổ Thông Hành và Chiếu Khán nhập cảnh
Để tránh chậm trễ bất thường, ta nên nộp đơn xin Sổ Thông Hành từ ba tháng trước ngày khởi hành và đồng thời để xin visa nhập cảnh.
Đơn xin thông hành (mẫu DSP-11) kèm theo 2 tấm hình mặt, mới chụp, khổ 2X2, giấy chứng minh có quốc tịch Hoa Kỳ, giấy nhận diện cá nhân (như bằng lái xe), và lệ phí cho thông hành giá trị 10 năm. Xin nhớ là ta phải đích thân tới nộp đơn nếu ta xin thông hành lần đầu tiên. Những lần sau, ta có thể xin gia hạn qua Bưu Điện với mẫu đơn DSP 82.
Khi cần xuất ngoại khẩn cấp, trong vòng 2 tuần lễ, ta có thể đích thân tới cơ quan cấp thông hành nộp đơn, hay nộp đơn qua tòa án, bưu điện địa phương, yêu cầu họ chuyển đơn tới sở thông hành trong ngày. Nhớ kèm theo vé máy bay với ngày đi, giấy tờ chứng minh nhu cầu khẩn cấp, một phong bì dán tem có địa chỉ của mình, lệ phí thường lệ cộng thêm 30 đô la phụ trội cho thủ tục nhanh. Sổ thông hành sẽ gửi về qua bưu điện với giấy tờ ta đã đính kèm.
Khi nhận được sổ, ký tên mình vào trang (1), trả lời mấy câu hỏi ở trang bốn, phòng hờ trong khi du lịch, có chuyện gì xảy ra, chính quyền biết ai là thân nhân để liên lạc.
Nhiều quốc gia đòi hỏi chiếu khán nhập cảnh, với giới hạn thời gian ở lại và mục đích viếng thăm. Thường thường các hãng máy bay có thể giúp ta xin chiếu khán này.
Vào Trung Hoa, lệ phí là 30 đô la, cần 10 ngày để được cấp phát. Vào Việt Nam mất 10 ngày, lệ phí 25 đô la. Khẩn cấp vào VN: Fax đơn xin visa về Sứ quán hay Lãnh sự quán, gửi hồ sơ qua bưu điện theo ưu tiên, kèm lệ phí 55 Mỹ Kim, 2 ngày sau có visa. Thời hạn tối đa ở lại là 3 tháng, một lần ra, vào. Muốn ra vào nhiều lần, ở lâu hơn, cần cơ sở ở Việt Nam bảo trợ vì nhu cầu công việc. Lệ phí có thể thay đổi.
Khi vào Trung Quốc mà không có chiến khán sẽ bị phạt 600 đô la và có thể không được nhập cảnh.
Xin chiếu khán ở Tòa Đại Sứ hay tòa Tổng Lãnh Sự các quốc gia liên hệ tại Hoa Kỳ.
Du lịch các nước Tây Âu hầu như không cần chiếu khán. Hơn nữa với thông hành Hoa Kỳ, ta còn được hưởng một vài dễ dàng.
(3) - Lấy vé máy bay
Vấn đề này tưởng như giản dị mà rất phức tạp. Vé ngày đi có mà ngày về bỏ ngỏ. Đáng lẽ đi máy bay hãng A lại chuyển sang hãng B. Lộ trình thay đổi không được báo trước. Giá vé chênh lệch thị rất nhiều tùy từng hãng. Đôi khi ta có thể mua trực tiếp với các hãng máy bay, nhưng kinh nghiệm nhiều người cho là nên giao cho một hãng trung gian cho nhẹ việc. Nên trả vé phí bằng thẻ tín dụng.
(4) - Sổ chích ngừa
Thường thường, từ Hoa Kỳ tới đa số các nước trên thế giới không cần phải chứng minh sổ chích ngừa, ngoại trừ khi vào 17 quốc gia ở Phi Châu. Nhưng tại nhiều nước có một số bệnh truyền nhiễm hiện không còn ở Hoa Kỳ, nên để phòng thân, ta nên chích ngừa các bệnh dịch tả, Viêm gan A và B, thương hàn, sốt vàng da, và cập nhật ngừa các bệnh phong đòn gánh, ban sởi - đậu mùa tê liệt trẻ em. Đồng thời, mang theo thuốc viên ngừa sốt rét malaria, nhất là khi du lịch ở các nước vùng Đông Nam Á Châu (Việt Nam, Thái Lan, Trung Hoa)
(5) - Đi bác sĩ
Các vị cao niên ta thường có một số bệnh lâu đời, sức khỏe lại hạn chế, thường uống nhiều thuốc khác nhau, nên trước khi du lịch dăm tuần lễ, nên ghé qua bác sĩ gia đình để coi lục phủ, ngũ tạng có gì trục trặc không, gặp ông nha sĩ để trám lại cái răng có lỗ... Đi chơi mà nay đau, mai ốm, mấy thú đi.
Xin bác sĩ cho thuốc nhiều hơn số ngày định đi, phòng trường hợp vui đời ở lại lâu hơn, hay có trở ngại, trì hoãn máy bay.
Mang theo vài món cấp cứu như băng keo, bông gòn, cái kéo nhỏ, ống cặp sốt, thuốc mỡ trụ sinh ngoài da, lọ thuốc đau mắt, ít viên thuốc đau nhức, sổ mũi, dị ứng (Tylenol, Aspirin, Sudafed, Benadryl, thuốc ho Robitussin), thuốc trị tiêu chẩy (Immodium, Lomotil), vài chục viên thuốc kháng sinh đa dụng như Ampicilin, Bactrim.
Qúy cụ nên chia thuốc, mang ở túi sách tay một ít, phòng trường hợp hành lý lớn thất lạc, đôi khi cả tuần sau mới tìm lại.
Nhớ giữ thuốc trong chai có nhãn hiệu nguyên thủy, toa thuốc với cách dùng, nhất là dược phẩm có chất gây mê narcotic, kẻo quan thuế một vài nơi tịch thu.
Khi dùng Insulin cho bệnh tiểu đường, cần được bác sĩ chỉ cách điều chỉnh liều lượng theo múi giờ mới.
Mang theo giấy tờ liên hệ tới bệnh tình, như bệnh gì (tên bệnh bằng tiếng Anh), đã đau bao lâu, điều trị bằng thuốc gì, dị ứng với thuốc hay thực phẩm gì, các giải phẫu trong quá khứ.
(6) - Coi lại bảo hiểm sức khỏe
Bảo hiểm có bao gồm xuất ngoại, du lịch không, được thanh toán như thế nào. Nếu hãng bảo hiểm trả tiền bác sĩ và bệnh viện thì tốt nhất, còn khi mình chịu trách nhiệm thì nên trả bằng thẻ tín dụng và giữ đủ hóa đơn để sau này đòi bồi hoàn.
Nên mua thêm bảo hiểm phòng trường hợp cần di tản tới quốc gia lân cận có đủ phương tiện trị liệu hơn. Các đại lý bán vé máy bay có thể giới thiệu công ty bảo hiểm sức khỏe thêm này.
(7) - Hành lý
Hành lý cần để trong va li có bánh xe, dễ di chuyển. Mang vừa đủ quần áo dùng. Bỏ cặp kính cũ vào vali, có khi cần đến. Mang mấy đôi giầy cũ, đi mềm hơn và đã quen chân rồi. Tránh giầy gót quá cao. Dùng tất vải bông hơn là vớ nylon.
Mang cuốn sổ tay để ghi chép nơi đi qua đáng nhớ, tên địa chỉ bạn mới gặp dọc đường, món quà kỷ niệm muốn mua, ở đâu, giá bao nhiêu...
Máy chụp hình nhỏ dễ xử dụng, nhắm, bấm, để chàng chụp nàng và nàng chụp chàng, mang về cho bầy trẻ chấm điểm, khen chê. Nhớ mua dăm cuộn phim vì nhiều nơi giá phim rất cao lại cũ.
Hoàn tất việc đóng hành lý ít nhất một ngày trước khi khởi hành, để khỏi vội vàng, quên sót món này, món kia.
(8) - Tiền bạc, nữ trang quý
Chỉ cần tiền mặt đủ dùng vài ngày. Mang chi phiếu du lịch, thẻ tín dụng có giá trị quốc tế với mật mã lấy tiền ở ngân hàng. Tại một vài quốc gia, có hệ thống lấy tiền tự động (ATM), nên cũng tiện.
Nên nhớ là một số quốc gia có luật cấm mang tiền quốc gia đó ra khỏi nước. Ngoại tệ xuất, nhập một quốc gia cũng có luật chi phối, cần hỏi đại lý bán vé máy bay trước để tránh rắc rối.
Có thể đổi tiền địa phương ở văn phòng hối đoái ngay tại phi trường đến. Giá hối đối ở ngân hàng thường cao hơn ở khách sạn, nhà hàng, tiệm ăn, nhất là khi mua đồ, họ tính Mỹ Kim ra tiền địa phương.
Nữ trang cá nhân cần khai báo lúc xuất nhập phi trường.
Khi ở khách sạn, nên gửi tiền, nữ trang, thông hành, hộ chiếu vào tủ an toàn ở đây.
(9) - Trước ngày khởi hành
Trước ngày đi, ta nên ngủ nghỉ đầy đủ, ăn nhẹ. Nhớ để lại cho các con bản lịch trình những nơi định đi, giờ giấc, số phi vụ, ngày đi, ngày về, điện thoại thân nhân, khách sạn nơi sẽ đến.
(10) - Trên phi cơ
Nhiều hành trình kéo dài cả trên mười tiếng đồng hồ ngồi trên tầu bay, gò bó, chật hẹp. Sẽ có những than phiền đau lưng, tê chân, nhức đầu, ói mửa buồn nôn. Rồi mất ngủ, không ăn được, mệt mỏi.
Để bớt co cứng chân tay vì máu kém lưu thông, xin quý cụ co duỗi bàn chân, hướng ngón chân lên - xuống. Co - giãn các bắp thịt ở chân, đùi, mông, vai, cổ, bàn tay, ngón tay trong vài giây. Nâng vai, cử động lên xuống trước sau dăm vòng. Vươn tay lên cao, hít thở nhiều lần, thư giản bả vai, lồng ngực.
Nên nhớ là trong phi cơ, lượng dưỡng khí thấp hơn ngoài trời, nên ta cần hít thở nhiều hơn, hầu tránh được mệt mỏi, uể oải.
Cách vài giờ, đứng lên đi lại vài vòng lòng tầu bay. Bình thản khi đi lại chứ đừng hấp tấp, kẻo nhân viên nghi ngờ không tặc.
Không nên uống nhiều cà phê, rượu, thuốc ngủ. Uống nhiều nước lạnh, nước trái cây để tránh thiếu nước trong người vì không khí ở máy bay rất khô, da bốc hơi.
Khi quý cụ cần thực đơn đặc biệt, như ăn chay, tiểu đường, cao cholesterol... xin thông báo cho nhân viên chuyến bay ngay.
Qúy vị cần xe lăn, cho hãng máy bay hay trước 48 giờ, một xe lăn nhỏ vừa lối đi giữa hai hàng ghế có thể được cung cấp.
Vị nào mang máy nghe, máy trợ tim, hay khớp xương giả cũng nên thông báo nhân viên rà vũ khí ở phi trường hay, để họ khỏi mất công lục kiếm lôi thôi.
Nhiều cụ, khi máy bay lên, xuống thì thấy trong tai đau, ù, vì sự thay đổi áp suất không khí, nhất là khi cụ hơi sổ mũi. Xin hiến vài mẹo vặt, nhưng công hiệu: Nuốt khan nhiều lần, mở rộng miệng như ngáp, thổi mạnh bằng mũi trong khi bịt chặt lỗ mũi. Những động tác trên đều nhằm làm thăng bằng áp xuất trong tai. Nếu bị sổ mũi, quý cụ có thể uống viên thuốc giảm nghẹt mũi hay xịt thuốc cùng loại vào mũi.
Khi bị mệt vì di chuyển (motion sickness), ta thường bị buồn nôn, ói mửa, đổ mồ hôi, da xanh lợt.
Theo các nhà chuyên môn, sở dĩ có tình trạng này là vì có sự cảm nhận trái ngược giữa mắt và tai trong. Các bộ phận ở tai trong, với trách nhiệm giữ ta thăng bằng, hướng dẫn cơ thể chuyển động về một hướng, thì mắt lại chỉ hướng ngược lại.
Vì thế, nhiều vị khi ngồi trên tàu bay, ô tô, tàu thủy là mắt cứ nhắm nghiền, tránh được say sóng, say gió. Hoặc là quý cụ có thể uống viên Dramamine, bán tự do không cần toa thầy thuốc.
Nếu xin được chỗ ngồi phía bên trên cánh máy bay cũng tốt, tránh ngồi phía đuôi, nghiêng chao dữ lắm. Mở ống hơi phía trên đầu cho hơi hướng vào mặt bớt say phần nào.
Đừng đọc sách, báo, đừng cố tập trung vào lĩnh vật nào, đừng uống nhiều rượu trước hay trong khi đằng vân. Nếu người bạn đường bị say, thì ta nên xích ra xa, kẻo có thể bị say lây.
Thở hít đều đặn, chậm và sâu, tránh khói thuốc lá, thực phẩm nặng mùi, đồng thời ráng thư dãn cơ thể, tâm thần.
(11) - Tới nơi du lịch
Khi đã tới nơi, mà thân nhân, bạn bè chưa kịp ra đón, thì chẳng nên đi chiếc taxi lượn vòng, mà đợi chiếc xe xếp hàng thứ tự. Như vậy ta sẽ an toàn hơn vì nhân viên an ninh thường quen mặt tài xế, hoặc đi xe khách sạn.
Để ý túi xách tay, ví tiền cũng như hành lý, vì nơi đâu cũng có kẻ gian rình sơ hở là chôm.
Về đến nơi trú ngụ, ta nghỉ ngơi, điện thoại báo cho các con là ta đã hạ cánh an toàn. Rồi lập chương trình đi đây, đi đó, nhưng đừng 'nặng" quá.
Ngoài việc du lịch, nhiều nơi ta còn thăm bạn bè, thân hữu, nhất là khi về quê. Ta cũng còn phải lưu tâm, đối phó với các bất trắc có thể xảy ra, như mệt mỏi do chệch múi giờ, khó khăn do khí hậu, thực phẩm, nước uống, bệnh có thể mắc phải tại địa phương.
Đó là những điều mà chúng tôi cùng quý vị sẽ phải nghiên cứu, trình bầy, cho cuộc viễn du của đôi-trẻ-cuối-đời được an vui, tốt đẹp.