Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

VỀ HƯU: NGHĨ GÌ? LÀM GÌ?

"I am retired from work,

not retired from life"

 

Vô Danh


Trong lá thư tất niên gửi tới thân hữu, một đồng nghiệp nêu lên vấn đề "Về hưu thì làm gì"
Bạn đó ghi lại một vài ý kiến như:
- Điên à, về hưu chỉ tổ chết sớm!
- Ồ về hưu hả? Đã lắm bạn ạ!
- Bạn định về hưu hả? Gọi tôi, có nhiều việc đang chờ bạn đây.
- Này còn trẻ mà đã nói chuyện về hưu làm gì, chừng nào tới tuổi hãy hay, lo sớm tổn thọ đấy.
Một anh bạn ký giả điện thoại cho hay quyết định về hưu năm hai ngàn, vào tuổi 65. "Tôi làm việc cũng nhiều rồi, phải nghỉ để hưởng thú cuộc đời một chút".
Người bạn nối khố từ lớp ba tiểu học đã về hưu được gần 10 năm, rất bằng lòng với cuộc sống vợ chồng vui thú điền viên ở Florida.
Nhìn về nhiệm sở, thấy nhiều bạn bè tuổi cặp kè sáu bó rưỡi, thường bàn tán chuyện làm tiếp hay về nghỉ, lòng cũng xôn xao.
Nên vội vã đi tìm hiểu thêm về vấn đề hưu hay không hưu.
Xuất Xứ Sự Về Hưu
Việt Nam Tự Điển định nghĩa hưu trí là hồi hưu hay về hưu, thôi việc luôn khi đúng hạn hay đúng tuổi theo quy chế. Mỗi tháng hay mỗi ba tháng được lãnh một phần lương để dưỡng già.
Tự Điển American Heritage định nghĩa Retire là rời khỏi nghề nghiệp hay đời sống công cộng để sống nhàn rỗi (leisure) với lợi tức, tiền tiết kiệm hay tiền hưu của mình.
Các định nghĩa đều gọn, ngắn nhưng có nhiều điều cần được giải thích rõ ràng hơn, trước khi quyết định hưu.
Nghỉ việc, về hưu là điều mà người công, tư chức nào cũng phải nghĩ đến ít nhất một lần trong đời.
Ở Việt Nam ta xưa kia, quân cán chánh về hưu ở tuổi 55 với 25 năm lao động. Còn hưu trí non là hưu trước hạn tuổi, trước hạn làm việc, vì kém sức khỏe, vi phạm kỷ luật hoặc vì lý do cá nhân khác.
Tiền hưu trí hay hưu bổng là do mình đóng góp trong khi đi làm. Vợ con sẽ được lãnh khi công tư chức qua đời.
Bên Mỹ này, năm 1935, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, Tổng Thống Franklin D. Roosevelt ban hành luật An Sinh Xã Hội để giúp người cao tuổi đồng thời cũng cho về hưu bắt buộc ở tuổi 65 để dành việc làm cho người trẻ. Đến năm 1977, luật về hưu bắt buộc này đã được hủy bỏ vì dự luật cho là có tính cách kỳ thị người già.
Thực ra, tuổi hưu 65 bắt nguồn từ quyết định của Thủ Tướng Đức Otto von Bismarck khi ông thiết lập hệ thống An Sinh Xã Hội năm 1884 tại quốc gia này.
Mặc dù không còn bắt buộc về hưu, nhưng người đi làm vẫn bị ám ảnh với con số 66-65. Và khi sắp đến tuổi này, nhiều người vẫn phân vân: có nên giải giáp quy điền hay trường kỳ lao động/
Đây là một quyết định rất quan trọng mà ta phải thực hiện tùy theo từng hoàn cảnh của mỗi người.
Cảm Nghĩ Về Sự Nghỉ Hưu
Có ý kiến cho rằng nghỉ hưu là cần thiết và là phần thưởng sau nhiều năm làm việc khó nhọc. Đây là một cuộc nghỉ hè bất tận và không gián đoạn.
Ta được tự do quyết định và kiểm soát cách xử dụng thời giờ trong ngày. Ngủ dậy giờ nào cũng được. Không còn sáng Thứ Hai đầu tuần uể oải chẳng muốn đi làm.
Sáng ra, uống ly cà phê, vào giường nằm đọc tờ báo từ trang nhất đến trang cuối. La cà ở các trung tâm thương mại vào lúc vắng người. Đi du lịch, thăm viếng bạn bè gần xa. Làm những việc mà trước đây muốn làm nhưng không có thời giờ. Đồng thời cũng để vui hưởng cuộc đời khi còn sức khỏe, kẻo mai mốt chống gậy run rẩy đi chơi trên du thuyền hay vợ con xốc nách dìu đi thăm danh lam thắng cảnh. Thì cũng buồn.
Cũng có ý kiến dè dặt, cho rằng "điên à, về hưu thì chỉ chết sớm".
Với những vị nầy, thời gian nghỉ hưu sẽ kéo dài vô vị và tẻ nhạt. Trước đây, đến sở đều đặn mỗi ngày, dù trong lòng vui hay buồn, thời gian nó qua mau. Bây giờ dư ra mỗi tuần hơn 60 giờ, làm gì cho hết. Không nhẽ hết rửa xe rồi lại lau nhà. Coi chừng kẻo lại mắc chứng buồn phiền, đau ốm.
Thống kê cho hay số người không làm việc, không có sinh hoạt gì, tự tử bốn lần cao hơn ở các tuổi khác, vì trầm cảm, căng thẳng thần kinh do quá nhàn rỗi gây ra.
Người ta nhắc lại chuyện nhà dìu dắt Bear Bryant của đội banh trường đại học Albama, chết 4 tuần sau khi ông ta điều khiển trận đấu cuối cùng vào ngày 29/12/82. Trước đó mấy năm, có người hỏi bao giờ về hưu, ông ta nói "Tôi không nghỉ đâu, vì nếu không dìu dắt đội banh thì một tuần sau là tôi chết thôi".
Thực vậy, hưu mà không có sinh hoạt, chương trình thì nào có khác gì người thất nghiệp, và đã được xếp loại vào một trong 9 nguyên nhân gây stress trong đời sống. Nhất là ở những người giữ chức vụ cao, quan trọng thì khi hưu cảm thấy như mình rơi vào khoảng không: mấy uy quyền, địa vị trong xã hội, không còn là một thành phần của guồng máy lãnh đạo, bị lãng quên. Nếu không có một chương trình sống thì những người này dễ rơi vào tình trạng rối loạn tình cảm, rất trầm trọng trong năm đầu sau khi về hưu và là môi trường mầu mỡ cho bệnh tật.
Phe khác lại nói rằng về hưu là một quan niệm không thực tế, hoang tưởng, ít người thực hiện được.
Một trong những lý do chính là khi hoàn toàn nghỉ việc ở tuổi 65, 80% sẽ bị thiếu hụt về tài chánh. Trung bình, ta cần 70-80% lợi tức lúc đi làm để đủ chi dùng khi về hưu và sống thêm 15 hay 20 năm nữa.
Họ cũng cho là công thức: thanh thiếu niên = học để có kiến thức; trung niên đi làm, lập gia đình, nuôi con; già = về hưu hưởng nhàn, cần được xét lại. Nó không giúp cho nền kinh tế quốc gia, là nguy cơ làm ngắn tuổi thọ, và làm thất thoát tài năng kinh nghiệm.
Khi một người tiếp tục đi làm thì sẽ có thêm tiền đóng vào quỹ hưu bổng, thay vì rút ra; sẽ tăng lợi tức ở tổng số người cao tuổi; số người nhận an sinh xã hội và hưu bổng sẽ giảm đi.
Về mặt tâm lý, người cao tuổi đi làm cảm thấy hãnh diện là còn hữu dụng cho xã hội. Về thọ, thì dân vùng Caucase được tiếng là thọ lâu, họ không hoàn toàn nghỉ việc, trừ khi bị bất lực thể chất.
Thống kê cho biết, người có nghề chuyên môn ít về hưu nhất, tiếp đến lớp lao động trí thức, thợ thiện xảo rồi lớp lao động chân tay, không nghề.
Những năm gần đây, khuynh hướng của nhiều người là về hưu đợt một, đợt hai rồi vĩnh viễn.
Sẽ có người nghỉ từ việc căn bản đã đeo đuổi gần suốt đời, để chuyển sang một công việc khác: việc trước đây muốn làm mà không có thì giờ, việc mới học do canh tân của kỷ thuật, khoa học. Họ có thể làm bán thời gian, làm việc tại nhà, làm theo giờ uyển chuyển, làm theo lối khế ước lãnh tiền theo dịch vụ, làm chung dịch vụ.
Cũng có người nghỉ phép định kỳ ở công việc chính để hoặc đi du lịch, học hỏi kiến thức mới, dung hòa được giữa làm việc và giải trí, nhàn rỗi. Với khuynh hướng này, sự nhàn rỗi, không sản xuất, là để cho con người nghỉ dưỡng sức hầu làm việc hữu hiệu hơn, như đã ghi trong Cựu Ước: Đấng Tối Cao lao động sáng tạo sáu ngày, ngày Thứ Bảy nghỉ ngơi.
Sự làm - nghỉ - làm này cũng cho xã hội xử dụng được những công nhân có nhiều kinh nghiệm, giỏi, có nhận xét chính xác, ít vắng mặt và sẵn sàng khi cần.
Nhiều công ty lớn tại Hoa Kỳ phần lớn đều nằm dưới sự cầm cân nẩy mực của lớp người cao tuổi, tuy giới trẻ được coi như điều hành công ty. Với tuổi thọ tăng, sức khỏe lành mạnh, số người làm việc tới tuổi 70, 80 mới nghĩ đến về hưu sẽ ngày càng đông hơn.
NHỮNG SỬA SOẠN TRƯỚC KHI VỀ HƯU
Khi đã quyết định về hưu thì phải sửa soạn cho chu đáo, nếu không có sẽ trở thành một nếp sống với nhiều căng thẳng. Ta sẽ chuyển từ giai đoạn năng động, có trật tự, đầy đủ vật chất, sang thời kỳ ngược lại: nhiều thời gian nhàn rỗi, lợi tức giảm, liên lạc ít, trách nhiệm trong xã hội xuống dưới mức trung bình.
Theo ý kiến chung, có 4 vấn đề ta cần đặt nặng: Ổn định tài chánh, giữ gìn sức khỏe, đặt mục tiêu cuộc sống và sắp xếp nơi ở.
Xin lần lượt tìm hiểu từng tiết mục qua kinh nghiệm các nhà chuyên môn.
1 - Ổn định tài chánh
Đây là điểm then chốt vì tài chánh có thăng bằng thì mọi sắp xếp khác mới hạnh thông.
Nhiều nhà nghiên môn đề nghị một thế chân vạc để bảo đảm thoải mái cho đời sống hưu: Tiền an sinh xã hội + Tiền tiết kiệm (gồm tiền hưu và tiền đầu tư) + lợi tức làm thêm.
Sự làm thêm này có tính cách tùy nghi, chỉ là để phụ thêm phần nào cho hai chân vạc kia cũng như để xoa dịu niềm kiêu hãnh của tuổi già là ta còn sản xuất được, còn hữu dụng. Nếu ta không làm thêm thì hai chân kia cần được tăng cường.
Xin đừng tin tưởng ở tiền hưu, tiền an sinh xã hội vì với mức lạm phát ngày một tăng, ta sẽ thiếu hụt, nhất là ta sẽ có triển vọng sống với tuổi già lâu hơn. Tiền ASXH chỉ cung ứng không tới 40% cho nhu cầu sống hưu. Hơn nữa, tương lai của quỹ ASXH cũng không sáng sủa lắm và hiện đang là mối lo nhức nhối của chính quyền, quốc hội Mỹ.
Tiền tiết kiệm, gồm hưu bổng và đầu tư, nếu được sắp xếp kỹ càng, sẽ giữ vai trò rất quan trọng. Tiết kiệm sớm, lợi nhuận tích tụ nhiều. Làm việc sớm, lợi tức thu vào cao. Ngoài ra ta cũng phải chi tiêu có tính toán, giảm hoang phí (nhưng không hà tiện, bủn xỉn) và đầu tư hợp thời hợp lúc...
Tóm lại, phải có một kế hoạch cho nhu cầu vật chất của giai đoạn về già. Nhu cầu không cần cao lắm, nhưng khi thiếu, nó sẽ là thảm họa cho đời sống tâm thần, thể xác, đồng thời sẽ gây ra nhiều xáo trộn trong gia đình.
2 - Giữ gìn sức khỏe
Ngoại trừ khi mới sinh ra, ta trông cậy ở cha mẹ trong vấn đề duy trì sức khỏe và đời sống, dịch vụ nầy là việc ta phải tự thực hiện trong suốt cuộc đời, nhất là khi về già. Hãy đừng để mình trở nên một gánh nặng cho người thân yêu vì sự đau ốm của mình.
Không phung phí sức khỏe, ăn uống cân bằng dinh dưỡng, tập luyện cơ thể, giữ vững triết lý sống, tránh những thói quen nguy hại, quan tâm vấn đề y tế. Đó là mấy điều căn bản ta cần làm.
Ngoài ra, cần có một bảo hiểm sức khỏe tốt, trả chi phí cho những khi đi khám bệnh, nằm nhà thương hay cần giải phẩu mà thẻ y tế liên bang không trả.
3 - Có mục tiêu cho cuộc sống
Khi về hưu, ta sẽ có 60 giờ trống mỗi tuần, nên cần thiết lập một chương trình với mục đích, ý nghĩa cho khoảng trống đó.
Có những mục giải trí, những việc làm tình nguyện, những sinh hoạt cộng đồng. Có những khóa học ngắn hạn với nhiều chương trình hợp với tuổi già... Tiêu dùng thời gian trống đó một cách hợp lý, không phí phạm. Thích nghi với thì giờ của người bạn đời. Vui hưởng tuổi già với con cháu.
Nói đến con cháu, nhiều người thấy các bà mẹ Giao Chỉ ta, từ ngày sang Mỹ, đã có được một nghề mới: nghề đi nuôi cháu, một hành động đầy tình thương yêu mà cũng tiếp tay rất nhiều cho các con.
4 - Sắp xếp chỗ ở
Khi tính đến việc về hưu là vợ chồng đã phải suy nghĩ coi xem ở lại đây hay dọn đi nơi khác, mà dọn thì dọn đi đâu? Tại sao lại dọn?
Dọn đi vì thích khí hậu ấm áp của miền nam; vì một vài tiểu bang có chương trình tốt dành cho người già; vì địa phương đó có những sinh hoạt văn hóa mà ta thích; vì sự trù phú về kinh tế, kỹ nghệ; vì gần gia đình con cháu... Mục tiêu cuối cùng này có vẻ rất hấp dẫn với đa số bà con di tản chúng mình.
Nhớ khi xưa, tam tứ đại đồng đường, con cháu không cùng nhà cũng cùng tỉnh, vui buồn có nhau. Nay vì công việc, sinh kế, con cái mỗi đứa một nơi, thế là bố mẹ chỉ lăm le là khi về hưu, ta sẽ dọn về ở gần chúng nó. Tình cảm người mình đối với gia đình, ruột thịt sao mà sâu đậm.
Nhưng trước khi dựng lại ở quyết định này, ta cũng nên nghĩ là liệu lối sống của chúng nó có thích hợp với lối sống của vợ chồng mình không; mình giúp chúng trông bầy cháu nhưng cách mình nuôi có trái ngược với cách chúng học trong sách vở. Nhất là chúng còn trẻ, ngộ nhỡ vài năm nữa, vì công ăn việc làm, chúng di chuyển thì mình sẽ ra sao?
Kết luận
Thấy anh em an hưởng tuổi hưu, lòng mình cũng háo hức, nhưng sửa soạn chưa xong.
Lại nghĩ, biết đâu khi tới tuổi 65 mình cũng có cơ hội trải qua ba giai đoạn tuổi già như Viện Sức Khỏe Quốc Gia phỏng đoán. Đó là tuổi già "ương ương" từ 65 - 75 tuổi, "xồn xồn" từ 75 - 85 tuổi, và "khú đế" sau 85. Có khi sống được tới ngoài trăm tuổi.
Nên càng thận trọng sửa soạn hơn trước khi quyết định.