Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP

BẢO VỆ TỔ ẤM

YÊU THƯƠNG DÀI LÂU

 

LÊ MỘNG HOÀNG


Sự thay đổi trong giai đoạn đầu của đời sống lứa đôi là một thử thách lớn lao bất ngờ cho nhiều người.
Bấy lâu, chị quen sống một mình, quyết định mọi việc một mình, tiêu xài theo sở thích của mình; bỗng nhiên chị không còn là "mình" nữa, chị trở nên là "chúng mình". Sau ngày đám cưới linh đình, trang trọng thì "đôi ta tuy hai mà là một".
Có nhiều cặp vợ chồng vẫn sống hạnh phúc vui vẻ bên nhau khi họ cư sử như hai cá thể riêng biệt gắn bó với nhau vì hai chữ vừa đơn giản vừa phức tạp, khó giải thích: Tình Yêu. Nhưng các đôi phu phụ nầy phải đương đầu với những quyết định quan trọng cũng không tránh khỏi sự xung đột. Các nhà thầu xây cất cũng như các kiến trúc sư có thể kể cho chị nghe hàng loạt kinh nghiệm của họ khi phải chứng kiến các trận cãi vã và giữa nhiều cặp vợ chồng thuận thảo trong việc quyết định sửa chữa nhà cửa, phòng ốc.
GIAI ĐOẠN HOÁN CHUYỂN TỪ "TÔI" ĐẾN "CHÚNG TÔI"
Bác sĩ Mark Goulston, giáo sư đại học California, Viện Thần Kinh Trị Liệu coi giai đoạn biến chuyển từ đôc thân sang chung đôi là khúc quanh khó khăn nhất trong cuộc đời mỗi người. Khi hai người yêu nhau, bỗng nhiên họ bị lôi cuốn bởi ý niệm hòa đồng. Theo ý kiến bác sĩ Goulston – có lẽ vì họ được an ủi khi tìm ra đối tượng để yêu và được yêu. Ông giải thích rằng nhiều người trong chúng ta – phái nam lẫn phái nữ- tưởng rằng họ sống một mình an vui, hoàn hảo, nhứng sự thật là "Chúng ta đàn áp và che giấu nỗi cô đơn". Lý do quan trọng khiến chúng ta cảm thấy phấn khởi, gắn bó với người yêu là "Từ nay ta hết lẻ loi. Cũng giống như khi bạn nhức đầu như búa bổ được bác sĩ cho thuốc morphine vậy". Và bác sĩ Goulston nói tiếp: "Và huyền thoại tuyệt vời này tiếp diễn, sau khi uống hoặc chích morphine rồi, bạn cảm thấy thoải mái hơn. Giai đoạn đầu trong cuộc sống chung đôi, mọi quyết định chung cho cả hai – như là đi ăn ở tiệm nào, đi xem phim gì cuối tuần, mời bạn nào đến nhà chơi – đều có vẻ dễ dàng vì hai đứa đang ngụp lặng trong Tình Yêu còn nóng bỏng, mới toanh. Cả anh và em đều muốn làm vui lòng nhau, chưa xảy ra trận xung đột nào. Chị chưa thể hình dung được. Rủi ro thay, thời gian "trăng mật" im lặng chấm dứt lúc hai vợ chồng – sau khi đã sống bên nhau và hứa hẹn sẽ gắn bó, săn sóc lẫn nhau- bắt đầu va chạm với thực tế: họ phải quyết định cư ngụ ở vùng nào, có nên mua nhà không? Có nên có con chưa? Khi có con thì dạy dỗ chúng theo lối nào? Theo nhận xét của bác sĩ Goulston nếu vợ chồng càng thân mật với nhau nhiều, thì sự quyết định càng dễ dàng. Nhưng thường các quyết định để sửa chữa nhà cửa hay xảy đến trong lúc vợ chồng đang hục hặc với nhau. Giai đoạn trăng mật đã qua lâu rồi, cả anh và em đều khám phá ra các khuyết điểm của nhau; rồi sự xuất hiện của đứa con đầu lòng phá tan không khí tình tứ thân thương của "chỉ riêng hai đứa mình".
Làm thế nào các cặp vợ chồng thuận thảo chuyển hướng từ vị trí "chúng mình" rạng rỡ nhưng kém thực tế ở giai đoạn đầu của cuộc sống chung đôi sang vai trò "chung đôi" khôn ngoan và tích cực cho một liên hệ tình cảm hạnh phúc bền lâu?
Sau đây là 8 phương thức dẫn ban đến tổ ấm hòa hợp, vui vẻ tràn đầy tình thân thương được các tâm lý gia thu thập từ kinh nghiệm sống thật của rất nhiều đôi phu phụ cá nước.
1. GIỮ TRẠNG THÁI CÓ THỂ HÀN GẮN
Bác sĩ Goulston khuyên chúng ta nên lưu tâm giải tỏa các nỗi bất bình nhỏ nhặt, đừng để chúng chất chồng lâu ngày trong lòng mỗi người, rất tai hại! Các cảm xúc giận hờn nầy sẽ làm hao mòn, khô cạn tình thân thương âu yếm của vợ chồng thuở ban đầu. Ông nói: "Nếu bạn muốn khu vườn trồng cây cảnh của bạn được gọn gàng xinh xắn, bạn phải năng nhổ cỏ dại mỗi tuần, thì cuộc sống lứa đôi cũng giống như vậy".
Hãy duy trì tình bè bạn trong nếp sống chung đôi, anh và em luôn thông cảm, sẵn sàng làm lành mỗi khi có sự bất hòa gây gỗ xảy ra thì các quyết định quan trọng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
2. HÃY TỪ BỎ ĐỊNH KIẾN: "EM LÚC NÀO CŨNG ĐÚNG, CŨNG PHẢI CẢ!"
Có nhiều đôi phu phụ đã khám phá ra rằng ngay cả khi họ thân thiện vơi nhau, trọng nể nhau và thường giải tỏa các nỗi tị hiềm vụn vặt, họ vẫn gặp khó khăn khi cần có các quyết định quan trọng chung với nhau. Đến giai đoạn này thì chị nên suy nghĩ về câu phương châm của tâm lý gia Frank Pittman: "Bạn không thể vừa là anh chàng lúc nào cũng đúng, cũng phải, vừa là đức lang quân tuyệt vời được".
Nếu xét về phe bạn gái chúng ta thì câu tuyên bố này sẽ khiến nhiều chị tức đến dựng tóc gáy được – nhất là quý vị đã bỏ công hun đúc niềm tự tin cho bản thân khá vững mạnh để hành động theo ý kiến của mình. Dù sao, bác sĩ Pittman cũng chỉ muốn phô bày sự thật căn bản trong nếp sống chung đôi: là tình đồng đội. "Nếu ban muốn lúc nào bạn cũng đúng 100% thì bạn phải bước ra khỏi đội, tạo một khoảng cách hơn thua giữa Anh và Em, thay vì ở cùng trong một hàng ngũ, chàng và nàng trở nên hai đối thủ trong cuộc tranh tài, ai sẽ là kẻ chiến thắng? Và ai sẽ là kẻ bại trận? Đây không phải là con đường dẫn đến tổ ấm chung đôi thuận thảo được. Bí quyết liên hệ tình cảm hạnh phúc là sự hòa đồng và dung hòa.
3. CỐ GẮNG NHÌN SỰ VIỆC TRÊN QUAN ĐIỂM CỦA BẠN MÌNH
Bác sĩ Pittman khuyên vợ chồng nên tập thói quen quan tâm đến ý thích của người phối ngẫu, ngay cả trong các việc nho nhỏ thường ngày. Khi chị chọn cuốn phim nào nên đi xem, tiệm nào để ăn cơm chiều cuối tuần hoặc ngày nào nên đi mua, sắm quà Giáng Sinh. Chị nên tôn trọng ý kiến của chàng. Thật ra, việc chọn lựa tiệm này hay tiệm khác để ăn, phim nọ hay phim kia đi xem, chẳng phải là vấn đề thắng - bại hoặc mất – còn gì cả. Tuy nhiên, thái độ luôn tôn trọng ý thích của người mình thương, luôn sẵn sàng hòa đồng với chồng giúp chị "lấy điểm" cùng chàng. Nếu cả anh lẫn em đều tin tưởng rằng bạn mình luôn luôn tôn trọng ý kiến của mình thì họ sẽ dễ dàng hợp tác mỗi khi có việc trọng đại xảy đến.
4. TÌNH THÂN THƯƠNG GIỮA VỢ CHỒNG QUAN TRỌNG HƠN HẾT
Khi xảy ra trận xung đột, điều quan trọng hệ nhất là chị luôn giữ vững lập trường đặt "tình thân ái lên hàng đầu", trên tất cả mọi quyết định gì sẽ đưa đến. Chị tự hỏi lòng: "Mình có muốn gây gỗ với anh ấy không, về một chuyện vụn vặt – như là treo tấm màn ở phòng khách, dựng cây Giáng Sinh chỗ nào cho thích hợp? Nhất định là Không. Hãy tập cho mình thoái quen: đếm đến 10 lần, mỗi khi muốn lên tiếng cãi vã với chồng. Hãy tự hỏi: "Việc nầy có đáng để đưa đến sự xích mích, lời qua tiếng lại không? Chị cũng nên khuyến khích chàng tập thói quen này. Vì mỗi "trận đấu võ mồm" là một cơn bão nhỏ làm xơ xác dần dần vườn hoa Tình Ái tươi thắm đầm ấm của thưở ban đầu. Theo ý kiến của tiến sĩ Pittman – cho dù chị có đọc kỹ càng, phương cách treo tấm màn ấy và chị biết rõ cách sắp xếp khung màn đúng 100% đi nữa – thì cũng nên nhớ rằng Tình Thân Thương vợ chồng là quan trọng số một. Hãy im lặng để mặc cho chàng làm theo ý chàng. Chị nên tránh mặt chốc lát.
5. PHÂN BIỆT CÁC QUYẾT ĐỊNH NHỎ NHẶT VỚI VẤN ĐỀ TRỌNG ĐẠI
Sự khôn khéo trong công việc cùng chung quyết định các biến cố trong cuộc sống lứa đôi là: "Biết rõ sự khác biệt giữa: những điều chị mong ước; những gì chị cần và những gì chị phải có". Các việc nhỏ nhặt như chọn tiệm ăn, phim nào xem được hoặc treo bức màn cửa nên liệt vào loại những điều chị mong ước. Chị không nhất thiết cần khung màn cửa phải được treo đúng theo ý chị; ăn cơm chiều thứ Sáu ở tiệm Tàu thay vì tiệm Thái; sẽ chẳng có điều gì tai hại xảy ra nếu mọi việc không chìu theo sở thích của chị. Trong một gia đình thuận thảo, cả Anh và Em đều hiểu rõ sự khác biệt giữa ba loại sự việc: Muốn – Cần – và Phải Có nầy.
Có hai cách để thực hiện loại "những điều chị muốn nhưng chẳng cần thiết lắm" nầy là:
A. Thay phiên nhau quyết định:
Tuần này chàng chọn phim để đi xem, tuần tới chị sẽ thay thế chàng để đảm nhiệm.
B. Phó thác cho người sắp đặt cuộc giải trí trọn quyền quyết định:
Đây là đề nghị của tâm lý gia Pittman. Ông đan cử ví dụ trong gia đình ông.
Sau khi mẹ vợ ông đột ngột qua đời, bố vợ ông dọn đến ở chung với con gái – bà Betsy cũng là bà Pittman. Ông cụ này thường ngủ sớm để dậy sớm uống trà, đi bộ, Betsy cũng bắt chước theo bố để cho cụ khuây khỏa nỗi cô đơn. Vì thế, đến lúc dự trù chương trình cho ngày cuối tuần, hai vợ chồng có ý tương phản nhau. Bác sĩ Pittman muốn giữ chỗ ở hiệu ăn khoảng 8 giờ tối để ông đủ thì giờ tập thể dục ở Health Club; bà Betsy muốn ăn sớm, đọ 7 giờ để bà có thể về nhà trước khi bố lên giường ngủ. Cuối cùng ông Pittman trao toàn quyền cho vợ sắp xếp, thay vì bàn cãi lôi thôi. Bác sĩ Pittman kể tiếp: "Tôi hy vọng Betsy sẽ dung hòa và giữ chỗ khoảng 7:30 ở hiệu ăn chúng tôi năng lui tới. Nhưng không, chúng tôi vẫn ăn tối lúc 7 giờ, sau đó cả hai về nhà để Betsy có thể sửa soạn cho bố, đi ngủ và rồi nàng thức khuya xem truyền hình với tôi thay vì lên giường sớm như thường ngày". Từ trường hợp này của bác sĩ Pittman, chúng ta có thể rút ra nguyên tắc căn bản trong việc thương lượng giữa vợ chồng là: Anh thắng em được thì tốt nhất!
Thuận vợ thuận chồng
Tát bể Đông cũng cạn.
Từ thuở xa xưa, ông bà chúng ta cũng đã biết chân lý này rồi! Trong câu chuyện của bác sĩ Pittman cả hai người đều thắng cuộc. Bà Betsy được, vì ăn cơm chiều sớm theo ý bà, ông Pittman vui, vì có vợ cùng thức khuya xem Tivi với mình.
Tóm lại, những điều gì chị mong ước chẳng đáng để tạo nên một cuộc dằng co, cãi vã giữa vợ chồng.
6. HÃY CỐ GẮNG DÀN XẾP SAO CHO ĐẸP LÒNG CẢ ANH LẪN EM.
Có những trường hợp mà chị không thể lặng yên được vì hậu quả của sự quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hay nghề nghiệp của chị. Thật là phức tạp, khá xử! Dù sao đi nữa, chị đừng quên lời khuyên của tâm lý gia Pittman: "Hãy luôn luôn chú trọng đưa đến một giải pháp hòa hợp và công bằng cho cả hai vợ chồng".
Năm ngoái tôi phải đi công tác ba tuần lễ liên tiếp ở California, nhằm vào dịp Tết Nguyên Đán. Giữa tuần thứ nhì và tuần thứ ba, tôi được nghỉ 3 ngày. Nhà tôi bực mình, vì Tết mà không có vợ ở nhà để nấu nướng chúng ông bà và đón giao thừa với gia đình. Tôi không thể từ chối chuyến đi vì mỗi tiểu bang chỉ chọn một người và tôi đã được chỉ định cho khóa huấn luyện nầy. Thay vì bàn cãi lôi thôi, tôi chọn giải pháp dung hòa: thương lượng với cấp chỉ huy để tôi có thể bay về ăn Tết 3 ngày rồi trở lại tiếp tục tuần lễ chót. Như vậy là vui cả đôi: nhà tôi thắng, vì vợ biết điều không bỏ bê chồng con ba ngày Tết nhất; tôi chẳng thiệt hại gì, vì đã được "xếp" chấp thuận cho vé máy bay khứ hồi thay vì phải trả tiền khách sạn 3 ngày tôi lưu lại California. Xin cảm tạ lời khuyên của bác sĩ Pittman.
7. HẬU QUẢ QUAN TRỌNG CỦA SỰ THÁCH THỨC "MỘT MẤT MỘT CÒN"
Làm thế nào chị đoán trước kết quả của một vấn đề sẽ có ảnh hưởng lơn lao đến sinh hoạt của vợ chồng?
Bác sĩ Goulston đưa ra cách suy luận sau đây để lượng giá sự việc nào là nghiêm trọng đến cỡ "một mất một còn".
Khi bạn mong muốn điều gì mà không được thì bạn phiền lòng. Khi bạn cần thứ gì mà chẳng có thì bạn thất vọng, nhưng lúc điều gì là trọng tâm của niềm an vui đời bạn mà bạn không đạt được, thì bạn "tuyệt vọng".
Sự thách thức "một mất một còn" đôi khi bắt ép người phối ngẫu và dồn người ấy vào đường cùng. Trong ngành thương mãi, người ta gọi đó là "nắm chốt của giao kèo". Bởi vì đây là các điều kiện phe nầy đưa ra đòi hỏi, nếu phe kia không đáp ứng được, tức thì chẳng còn giao kèo nữa, việc giao ước bất thành.
Câu chuyện giữa hai vợ chồng Bình và Minh về vấn đề con cái là một "thách thức mất còn". Bà Minh lấy ông Bình khi chàng đã chẵn 40, nàng thì cũng đã sượng sùng với tuổi 37. Mặc dù Bình đã có con khôn lớn vời đời vợ trước, chàng cũng cảm thông niềm mong ước của Minh là sinh một đứa con với chồng. Cả hai đều dốc lòng dốc sức, nhưng rủi ro cho Minh, mọi việc chẳng chìu theo ý nàng. Nàng không thể thụ thai, việc chạy theo nhiều bác sĩ sản phụ khoa nổi tiếng cũng chẳng có kết quả gì! Điều này đưa đẩy hai vợ chồng vào ngõ cụt. Minh cuối cùng dồn Bình vào "sự thách thức mất còn"; hoặc nuôi con nuôi hoặc là xa nhau. Về phía Bình, việc tìm con nuôi là "sự cực chẳng đã". Tuy đã 40 tuổi, chàng vẫn cố gắng có con với Minh, đây là một cố gắng lớn cho chàng. Nay lại tính đến chuyện con nuôi: phải trả phí tốn để mang về nuôi dưỡng giọt máu của người khác trong lúc hai con trai của chàng đang cần tiền để vô Đại Học. Thật tình, Bình chẳng thích chút nào! Tuy nhiên, chàng vẫn cứ tiến hành, tình thân ái giữa Minh và chàng quá đậm đà, khoảng thời gian sống chung với Minh, Bình cảm thấy vui sướng thoải mái như chưa bao giờ được với người vợ trước. Chàng thầm cảm ơn Minh đã mang hạnh phúc đến cho chàng. Bình cũng hiểu rằng nếu chàng không đồng ý việc nuôi con nuôi thì Minh sẽ vô cùng buồn khổ và tổ ấm hiện tại sẽ biến thành căn nhà trống lạnh lùng, không còn tiếng cười đùa, tiếng hát ca của chàng hoặc là nàng sẽ bỏ đi. Vì thế Bình cố gắng đè nén sự bất bình trong lòng để cùng vợ xúc tiến thủ tục xin con nuôi.
Điều này nhắc nhở chúng ta đến tầm quan trọng cốt cán của việc bồi dưỡng tình thân thương giữa vợ chồng. Trên đường dài của cuộc sống lứa đôi, hầu hết bạn gái chúng ta đều trải qua những khúc quành khó khăn ngặt nghèo; vào thời điểm ấy chúng ta cần sự hy sinh chân thành và bao dung của người phối ngẫu. Đó là điều Minh đang mong đợi ở Bình và nàng đã thỏa nguyện. Thủ tục tìm con nuôi của họ chẳng may không đem lại kết quả gì cả! Sau khi Bình trả phí tổn sinh sản và ăn ở trong 9 tháng trời cho một thiếu phụ để được nuôi dưỡng hài nhi thì bà ta cuối cùng đổi ý, muốn giữ con lại. Thật là tai vạ bất ngờ!
Đây là dấu hiệu chứng tỏ lòng yêu thương vợ của Bình rất mạnh mẽ đến nỗi chàng sẵn sàng thử thời vận trong việc tìm con nuôi lần thứ hai. Điều đáng ghi nhận khi thách thức "một mất một còn" với người bạn đời, chị không chỉ đơn giản đòi hỏi sự đồng ý của chàng mà thôi, chị còn sự dấn thân của chàng nữa. Bà Minh trong câu chuyện vừa kể trên không những muốn ông Bình chấp thuận cho bà tìm con nuôi mà còn van xin sự hỗ trợ và chia sẻ của chồng trên bước đường gian nan tìm nguồn vui cho chính bà. Trên thực tế người bạn đời chỉ hy sinh và san sẻ mọi khoc khăn với người phối ngẫu trong những liên hệ tình cảm sâu xa bền chặt. Mối nguy hại trong sự thách thức "một mất một còn" là những hậu quả khó tránh khỏi do sự bó buộc tinh thần lẫn tình cảm của bạn mình. Thành thật mà nói, Bình không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thỏa thuận cho vợ tìm con nuôi.
Chàng biết trước rằng Minh sẽ chẳng tha thứ cho chàng nếu chàng từ chối việc tìm một đứa con nuôi cho nàng. Hai người vẫn có thể sống chung nhưng tình thân ái sống động trong tâm hồn của hai sẽ biến mất, khô cạn.
Về phía Minh, nàng cũng liều lĩnh khi cố gắng tìm một "mụn con" với bất cứ giá nào, vô tình nàng đã làm mất lòng chồng. Bình có thể oán giận vợ vì đã bó buộc chàng làm việc mà chàng chẳng thích chút nào. Hơn nữa chàng sẽ đổ lỗi cho Minh khi thủ tục tìm con nuôi bất thành mà lại mất toi một số tiền lớn. Đây là giao kèo cho một cuộc hôn phối của hai người mà Bình chẳng bao giờ tự ý lập ra trước. Lúc chàng dấn thân vào kế hoạch tìm con nuôi, chàng phải theo con đường trách nhiệm và khổ nhọc vạch ra sẵn. Cả hai vợ chồng cùng xông pha.
Triết lý thực tiễn rút ra kinh nghiệm sống của họ là: khi cả Anh lẫn Em đều thành thật mong muốn cho người mình yêu được sung sướng, thì mỗi người trên đường dài của cuộc sống chung đôi sẽ "cố gắng cho kỳ được" đem hạnh phúc đến cho bạn đời.
8. CẦN THỜI GIAN CHO SỰ THÁCH THỨC MỘT MẤT MỘT CÒN.
Một quyết định quan trọng nào cũng cần thời gian để thực thi cả. Một đòi hỏi lớn cũng cần thì giờ để suy nghĩ trước khi trả lời, chị đừng hối thúc chàng quá gấp gáp.
Câu chuyện của vợ chồng Bảo – Hồng sau đây sẽ giúp chúng ta nhận biết tầm quan hệ của thời gian. Bố bà Hồng vừa mới mất, mẹ bà rất đau khổ, sức khỏe suy kém rõ rệt.
Là con gái lớn, Hồng muốn về thăm mẹ và ở gần bà cụ suốt cả hai tháng nghỉ hè để an ủi và hỗ trợ tinh thần bà cụ. Việc nầy thuộc loại thứ hai: những gì chị cần so với loại thứ ba – những gì chị Phải Có. Bởi vì chị không nghĩ rằng nếu chẳng về thăm Mẹ mùa hè này thì cuộc đời chị sẽ xuống dốc, đau khổ, dằn vặt. Trở lại gia đình bà Hồng, để thương lượng với Bảo – đặc biệt là trong hoàn cảnh giữa Bảo và mẹ nàng chẳng được thân mật gì cho lắm.
Bác sĩ Pittman khuyên chúng ta nên dành đủ thời gian cho việc thương thảo, bàn luận. Đừng hối thúc chàng quá gấp rút.
A. Bước đầu tiên là hãy tự xét đoán vì sao Hồng cần thi hành việc theo ý mình – tại sao chồng nàng lại muốn chìu theo ý chàng? – Có thể Hồng sẽ thành thật, tỏ bày ý muốn về với Mẹ vào dịp nghỉ hè của nàng có điều gì tiêu cực chăng? Nếu động cơ thúc đẩy nàng về thăm Mẹ không chỉ thuận là lòng yêu thương của người con gái thôi mà còn pha lẫn mặc cảm bất hiếu vô tình nếu nàng đi du lịch vui chơi dịp hè không màng đến Mẹ thì nên thú nhận sự thật, khi Hồng phân tích tâm trạng và động cơ đưa đẩy nàng đến quyết định về thăm Mẹ sẽ xoa dịu nỗi bất bình của Bảo, và chàng dễ thông cảm hoen. Hồng thật tình muốn trải qua mùa hè năm nay gần bên Mẹ nàng vì các lý do đúng và sai nàng đã thố lộ với chàng. Vì sợ chàng cũng là một con người không hoàn toàn 100% nên nàng cũng cần sự nâng đỡ, hỗ trợ của chồng.
Về phần Bảo, chàng cũng cần sự kiểm điểm cả bề đúng lẫn bề sai, về dự tính đi nghỉ mát ở Hạ Uy Di của chàng – và Hồng nên lắng nghe và tìm cách hiểu rõ ý muốn của chồng. Theo đường hướng này, rốt cuộc cả Anh lẫn Em đều cảm thấy rằng ý thích, nhu cầu của mình đã được bạn mình chú tâm đến.
B. Rồi, sau khi cả hai vợ chồng đã trao đổi nhu cầu khác biệt với nhau và nêu lên lý do vì sao mình cần thực hiện ý muốn ấy thì nên chờ đợi một thời gian để đi đến quyết định chung kết. Lúc thương lượng với nhau, hai người nên ôn tồn, thong thả trao đổi ý kiến, chẳng nên to tiếng, tức giận "đá thúng đụng nia" làm gì. Hãy tỏ thái độ tích cực, bày tỏ lòng biết ơn nếu chàng đồng ý trợ giúp tinh thần vợ thay vì la ó, đay nghiến và trách móc chàng chẳng thèm chia xẻ nỗi đau buồn của Mẹ vợ.
Hãy cứ tin rằng khi cả hai người đều thành thật muốn cho bạn đời được vui sướng thì việc dung hòa ý thích sẽ trở nên dễ dàng đạt đến.
Việc vợ chồng cùng chung quyết định một đổi thay gì đôi khi là một tiến trình phức tạp, mấp mô, khó tránh các mâu thuẫn dằng co giữa hai người. Tuy nhiên, nếu chị biết học cách hòa nhã, thương lượng với chàng, cùng nhau dẫn dắt đến "miền đất dung hòa" thì cuộc sống lứa đôi sẽ vui tươi hơn, thân ái hơn. Như ca dao đã nói:
Chồng giận thì vợ làm lành
Cơm sôi nhỏ lửa, chẳng đời nào khê
Rồi chị sẽ thấy kết quả hiển nhiên của việc cùng chung quyết định sẽ khả quan gấp mấy trăm lần đơn phương lo liệu. Hơn nữa, khi cả Anh và Em góp trí lại để dự trù việc gì thì trách nhiệm sẽ nhẹ nhàng hơn là chỉ đơn thuần một người thôi. Bác sĩ Pittman nhận xét: lúc chị đơn độc quyết định một việc quan trọng thì hậu quả chị phải gánh chịu cũng nặng nề không kém. Nếu việc ấy thành công, chị hưởng phần lợi một mình, rủi việc đó thất bại, chị phải chấp nhận lỗi lầm sự thua lỗ cũng một mình thôi. Mọt khi chị đã đặt niềm tin ở chồng, chị chia xẻ cùng chàng lẫn vinh quang và tủi nhục. Đặc biệt là san sớt nỗi thất bại, buồn tủi là một an ủi quý báu trong đời người. Nói một cách khác, khi đã tìm được "bạn vàng" để cùng chung sánh vai trên mọi khúc quành gay go của đường đời, chị sẽ thấy chị có những quyết định táo bạo, thành công rực rỡ mà khi còn lẻ loi chị không dám làm, hoặc chẳng dám mơ tưởng đến.
Sau cùng, khi cả hai người đã bồi đắp niềm tin vững chắc cho nhau, có thể thương thảo ôn tồn với nhau, nếu chị có lỡ quyết định sai lầm thì người bạn đời sẽ không xỉa xói, trách móc chị về sự thất bại bất ngờ ấy.
"Vẻ đẹp cao cả của sự dấn thân là cả Anh lẫn Em đều chia xẻ với nhau, khi thắng cũng như lúc bại".