Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

XUỐNG PHỐ

 

LÔI TAM

 

Ngày tôi còn nhỏ, "Xuống Phố" không phải là chuyện dễ dàng, thoải mái theo kiểu "theo em xuống phố trưa nay..." mà sau này, khi lớn lên, tôi vẫn, hoặc hăng hái, hoặc miễn cưỡng, đều đặn thực hiện. Từ làng La-kham, quê nội tôi, đến thị xã Hội An, nơi mà thời đó chúng tôi vẫn gọi là Phố, cách nhau khoảng vài mươi cây số. Chúng tôi có thể "xuống phố" bàng đường bộ hoặc đường thủy. Có ba ngã đường bộ. Hoặc qua đò ở sông Trước, đi xuyên qua làng Lệ Trạch đến làng Thanh Châu, dùng con đường trãi đá chạy dọc theo sông Thu Bồn. Hoặc qua đò ở sông Sau, còn gọi là bến Tư Phú, lên làng Kỳ Lam để ra tỉnh lộ. Ngã đường thứ ba là con đường đất chạy xuyên suốt Gò Nổi dẫn đến bến đò Phú Bông, qua đò, đi Vĩnh Điện rồi Hội An.

Vì là dân Gò Nổi, chọn đường nào, chúng tôi cũng phải qua sông và có lẽ vì vậy mà người làng tôi thời đó, khi có việc phải "xuống phố" thường chọn đường thủy.

Dùng hai chữ đường thủy là đã có chút cường điệu. Đường thủy, hay văn vẻ hơn, thủy lộ, thường khiến người ta nghĩ đến những tàu buồm tàu hơi nước, tàu máy dầu đồ sộ với hải trình dài, cận duyên hoặc viễn duyên, những thủy thủ dày dạn, những bến bờ xa lạ với rất nhiều rượu ngon, gái đẹp, hai điều mơ ước vẫn thường xuyên ám ảnh đám đàn ông, con trai vốn được sinh ra với chút máu giang hồ.

Đường thủy từ làng tôi đến Hội An hoàn toàn không dính dáng gì đến những hành trình dịu vợi đó.

Chuyến đò đêm trên chiếc ghe có mui che mà khoang giữa chỉ đủ chỗ cho bốn người nằm ngang chắc cũng chỉ đủ để gây nên nơi tôi, đứa bé bảy tuổi, lần đầu tiên rời cuộc sống phố thị về sống ở quê nội, chút náo nức rộn ràng.

Sau bữa cơm chiều dọn sớm, tôi theo ba tôi ra bến đò Tư Phú. Con đường chạy quanh co giữa các khu vườn, bao quanh bởi hàng rào tre, hàng rào gai mắt ó có chen lẫn những bụi hoa dâm bụt, hoa lồng đèn... không hoàn toàn xa lạ đối với tôi. Đã vài lần, tôi theo người nhà đến thăm ông bác họ, bác Xã Hai, ở làng Tư Phú. Thế nhưng đoạn đường từ nhà bác tôi đến bến sông thì tôi chưa từng đi qua.

Nắng tuy chưa tắt hẳn nhưng con đường đất len lỏi giữa hai hàng tre cao đã sẫm màu. Râm ran quanh tôi, trong cái êm vắng của buổi chiều, có tiếng chó sủa, tiếng gà lục cục lên chuồng, tiếng người lao xao lẫn vào tiếng rì rào của gió và lá. Buổi chiều nhòa nhạt, khối âm thanh không rõ nét đó khiến tôi, tuy chưa đến tuổi phải rời nhà đi xa, cũng hiểu được cái cảm giác phiền muộn của người học trò được nói đến trong bài học thuộc lòng năm lớp tư, mở đầu bằng câu: "Cơm nước xong, trời vừa tối..." và kết thúc bằng một nhận xét khá não lòng: "Ôi cái cảnh biệt ly sao mà buồn vậy!".

Những chuyến đi trong hoàng hôn, cái thời điểm mà dân Quảng Nam vẫn gọi là chạng vạng, thường không mấy vui. Cơn hấp hối của một ngày dễ khiến con người nghĩ đến sự mong manh của kiếp sống. Cũng chẳng sao. Bởi lẽ từ những xúc cảm "không vui" đó, chúng ta có được những câu thơ, lời hát trác tuyệt. Ông Xuân Diệu, một buổi chiều nào đó hồi tiền chiến, đã lửng thửng đi trên con đường Nam Giao "thẳng mà không bằng" của xứ Huế rồi viết ra một bài tản văn với những câu để đời như: "Ánh vàng nhạt cứ bớt mãi, có ai kéo về trời để thắp các vì sao" hay "Trí tôi thấy - tuy mới tôi không - những lớp bóng càng ở trên càng nhạt một ý, và cái đen tối cứ lên hoài, cho đến lúc nhập cả trời cao."

Tôi, đứa bé bảy tuổi, trong một buổi chiều gần năm mươi năm trước, với chiếc mũ nồi bạc màu và đôi dép quai da dễ làm phồng chân, rảo bước theo ba tôi ra bến sông để đi đò dọc "xuống phố", không hề nghĩ đến việc một ngày nào đó sẽ ngồi xuống ghi lại những nôn nao của riêng mình. Và cũng không hề biết rằng những đổi thay khắc nghiệt của thời thế rồi sẽ làm cho mình không còn cơ may thực hiện một chuyến đi tương tự.

Khác với bến sông Trước, nơi mà triền cát nối liền ruộng dâu và mé nước, bến Tư Phú là một vực đất lõm sâu, bao quanh bởi những lùm tre cao, rễ chằng chịt bám vào bờ đất như một níu giữ nhân đạo. Ở cuối con đường dốc là bến đò ngang. Chếch về phía hạ lưu, vài chiếc thuyền rộng bản hơn, có mui che đang cắm sào chờ khách. Chúng tôi lên một trong những chiếc thuyền đó. Gia đình chủ thuyền gồm hai vợ chồng và đứa con nhỏ. Người chồng, cởi trần, ngồi hút thuốc cạnh tay lái. Người vợ, chiếc áo bà ba không cài hết cúc, phe phẩy quạt cho đứa con đang ngủ say trên sạp thuyền. Ánh sáng của chiếc đèn treo chỉ đủ rọi sáng khoang giữa, chỗ ngủ dành cho khách, nơi có trải chiếc chiếu đã sờn mép và vài ba cái gối gỗ đã sẫm màu.

Ba tôi chỉ chỗ nằm cho tôi rồi ra phía sau ngồi nói chuyện với người chủ đò. Độ năm, mười phút sau, thuyền nhổ sào. Người đàn bà buông quạt đứng lên, đi dọc theo bê thuyền ra phía trước giữ tay chèo mũi. Ngày đã tắt hẳn nhưng trong không gian vẫn còn lại chút ánh sáng mờ. Bờ sông phía Gò Nổi thẳng đứng. Những cồn đất, lùm bụi hòa vào nhau thành những hình khối vươn lên lừng lững trên nền trời. Bờ sông phía đối diện mất hút trong bóng đêm. Rải rác đây đó, ánh đèn từ những ghe chài, những chuyến đò xuôi ngược phản chiếu loang loáng trên mặt nước.

Thuyền lặng lẽ trôi và lòng sông mỗi lúc một rộng hơn. Tôi không biết mình đang ở đâu. Bảo An, Xuân Đài, Trường Giang... Chút vốn liếng hiểu biết èo uột về quê nội còn chưa đủ giúp tôi nhớ hết tên làng, xã thì nói chi đến chuyện biết được đoạn sông mình đang đi qua thuộc địa giới làng nào.

Rồi tôi chìm dần vào giấc ngủ, tai hình như vẫn còn nghe được những câu trao đổi rời rạc giữa vợ chồng người chủ đò, tiếng nước reo róc rách bên mạn thuyền và tiếng mái chèo khua động đều đặn.

Khi tôi thức dậy, trời đã sáng. Chiếc đèn treo ám khói treo ở mui thuyền vẫn còn leo lắt cháy nhưng những âm thanh rộn ràng của ngày đã thay thế cho cái tĩnh mịch của đêm.

Tôi ra ngồi cạnh ba tôi ở đầu mũi thuyền. Mặt trời chưa lên và trên mặt sông còn lãng đãng một lớp sương mỏng. Quanh thuyền tôi có nhiều ghe thuyền khác và người ta xôn xao đi lại, cười nói trên những mặt ván chòng chành. Len lỏi giữa các thuyền lớn là những chiếc ghe con không mui di chuyển, hoặc để bán thức ăn, hoặc để đưa người vào bến.

Ba tôi vốc nước sông rửa mặt cho tôi rồi chỉ về phía những dãy nhà có mái ngói màu nâu thẩm ở bờ sông và bảo cho tôi biết đó là Phố.

Tôi không nhớ rõ mình đã nghĩ gì trong buổi sáng mờ sương đó. Chỉ biết rằng sau này mỗi lần có dịp trở lại Hội An, đi trên con lộ hẹp chạy viền theo mé sông, tôi lại thấy dậy lên trong lòng những xúc cảm trẻ thơ. Những xúc cảm mà tôi đã có khi lần đầu, theo hướng tay chỉ của ba tôi, nhìn thấy cái tỉnh lỵ cổ kính của quê hương mình.

Tôi cũng không nhớ có lời giải thích nào, từ ba tôi hoặc từ vợ chồng người lái đò, về cái lý do đã khiến chúng tôi ở lại dưới thuyền cho đến lúc mặt trời lên hẵn. Trong vùng ký         ức nhòa nhạt của tôi chỉ còn lại chút vị cay nồng của tô bún chan mắm nêm mua từ chiếc ghe hàng rong và ngụm nước chè tươi làm chát tê đầu lưỡi.

Lần ấy chúng tôi không ở lại Phố Hội lâu. Sau ngày Việt Minh cướp chính quyền, phần lớn bà con thân thích của chúng tôi, nguyên là công chức, đã nghỉ việc dọn về quê. Thêm vào đó, mối lo ngại về cuộc chiến sắp bùng nổ khởi đầu từ những hành vi gây hấn của quân đội Pháp tại Đà Nẵng đã khiến cho mọi người và sinh hoạt phố thị trở nên nháo nhác, vội vàng.

Ba tôi dẫn tôi đi xem Chùa Cầu, Chùa Tàu và một vài nơi khác rồi đến xế trưa, sau khi ghé ăn cao lầu tại một tiệm ăn nhỏ, ra bến đón ghe trở về.

Vì ngược nước, thuyền phải khởi hành sớm. Tôi ngồi ở mũi thuyền nhìn lại bến sông lần chót. Niềm náo nức ban đầu đã lắng xuống. Phố Hội mà tôi nhìn thấy không giống như hình ảnh vẫn được phác họa trong trí tưởng tôi. Chùa Cầu không uy nghi, đồ sộ để có thể trấn yểm một "con cù" dữ tợn nào đó mà, theo lời người lớn kể lại, mỗi khi cựa mình là đất chuyển, nước dâng. Tô cao lầu tuy có mỡ màng hơn nhưng cũng không mấy khác với những tô mì thịt, mì lươn hay mì cá tràu mà tôi ăn ở La Kham, Vĩnh Trinh, Bảo An hay La Tháp.

Thế nhưng những khám phá nói trên không làm tôi phiền lòng. Hình như chính nét giản dị, bình thường đó đã khiến tôi cảm thấy gần gũi hơn với cái tỉnh lỵ trầm lắng, rêu phong của mình.

Và sau này, càng lớn lên, càng bị cuộc đời đưa đẩy đến những cảng xa, bến lạ, tôi càng thấy thèm được trở về với con đò cũ, với những nơi chốn "mới gặp như đã quen", được mở mắt thức dậy trong một buổi sáng mờ sương, trên một bến sông xôn xao tiếng người.

11/94

LÔI TAM