Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

VỀ TẬN CHÂN TRỜI

VŨNG THƠM

 

HOÀNG ĐẠO

 

 

Ngày tôi tốt nghiệp ở Đà Lạt, như định mệnh đã ràng buộc và an bài. Không hiểu sao Sóc Trăng lại có sức quyến rũ như vậy. Tôi nhìn lên bản đồ Việt Nam, suốt từ Quảng Trị cho đến Cà Mau, suy nghĩ rồi lại đắn đo.Cuối cùng tôi đẵ đặ bút ký tên vào ô vuông có tỉnh lỵ Sóc Trăng để chọn nơi đó làm quê hương phục vụ, mặc dù tôi chưa bao giờ biết đến Sóc Trăng và chưa một lần đặt chân tại chốn này.

Chỗ tôi trú đóng gọi tên là Xây Đá của xã Thuận Hòa,quận Kế Sách, nửa đường từ Cần Thơ về thị xã Khánh Hưng của tỉnh Sóc Trăng. Từ Ngã Bảy, nơi bảy nhánh sông lớn qui tụ về tạo một vị trí thương mại sầm uất, còn được gọi là Phụng Hiệp về tới ranh hạt của tỉnh Sóc Trăng cũng khoảng 5 cây số. Khi bắt đầu vô địa phận tỉnh Sóc Trăng, xã đầu tiên trên quốc lộ 4 là xã Đại Hải của những người dân di cư từ miền Bắc vào Nam lập nghiệp.

Nhờ đức tính cần cù và nhẫn nại mà xã Đại Hải đã trở thành một trong những xã trù phú nhất của quận Kế Sách. Từ Đại Hải về đến Xây Đá, chỗ tôi ở cũng khoảng 3 cây số nửa, đồng không mông quạnh, chẳng có được một mái nhà ngói như ở Phụng Hiệp và Đại Hải. Trưa thì nắng chang chang, tối đến thì tiếng ếch, nhái, ảnh ương bò tọt kêu vang ngoài đồng. Nơi đây là mảnh đất quê nghèo mà tôi đã mang mãi trong ký ức nhiều kỷ niệm êm đềm của Sóc Trăng. Dọc theo quốc lộ 4 thì về tơi xã Thuận Hòa , nơi đó có những ấp Trà Canh, Trà Quít mà tôi không thể nào quên được hình ảnh của những buổi lễ dâng bông thật là vui với dân chúng trong ấp hầu hết là người Miên từ cách ăn mặc cho đến phong tục, tập quán.

Dân chúng nơi đây nổi tiếng hiền hòa và hiếu khách. Cho nên mỗi lần hội hè như vậy, khách từ các noi phương xa đến như tôi, ai ai cũng niềm nở, tiếp đón, ân cần mời ăn uống với một tấm lòng chân thật và thân tình.

Từ Trà Quít, Trà Canh về đền ngã ba An Thạch cũng khoảng mười phút nữa. Từ đó di thẳng về tỉnh, nếu không thì quẹo trái tìm đường vô Vũng Thơm về đi tới quận Kế Sách. Vũng Thơm một địa danh độc đáo vang tiếng miền tây như lạp xưởng , mè láo bánh bía và bánh trung thu. Ngoài ra gái Vũng đẹp nổi tiếng nhất vùng của tỉnh Sóc Trăng , đã là những hoa khôi của các trường nử trung học Hoàng Diệu và Providence dạo nào. Những người đẹp đã làm rung động bao nhiêu con tim dừng lại nơi cổng trường Hoàng Diệu vào giờ tan học, gái Vũng Thơm được tiếng lóng của người dân địa phương gọi là "đầu gà đít vịt", tức là nửa lai Tiều và nửa lai Miên, do đó có sự pha trộn về chủng tộc trong sự biến chuyển của dân tộc miền khởi nguồn từ những làng sống di dân Ấn Độ va Trung Hoa đến qua ngàn năm lịch sử. Thừa hưởng được những sự kế tục tinh hoa của vẻ đẹp Ấn và Trung Hoa, người con gái Vũng Thơm -theo nhãn quan của tôi - có một đôi mắt rất đẹp, trữ tình va rất là quyến rũ , đam mê tuyệt vời.

Nơi xứ Vũng Thơm đó, tôi quen là một người con gái trong chuyến viếng thăm ủy lạo tiền đồn của các nử sinh trường trung hoc Hoàng Diệu hàng năm mỗi độ Xuân về. Người con gái đó ở nhà cha goi là " A Làn" theo âm tự Trung Hoa, nhưng mẹ thì gọi là "A Lán" theo Miêng ngữ, còn trong trường thì có một cái tên đẹp là "Ái Lan".

Ái Lan năm ấy đang học lớp Đệ Nhị của trường nữ trung học Hoàng Diêu, tươi trẻ, hồn nhiên va vui tính. Nàng có một khuôn mặt trái soan thật đẹp, với một đôi mắt lai Ấn Độ rất quyến rủ mà tôi đã cảm thấy ngay từ lúc nàng và các bạn hửu cùng vị giáo sư bước chân vào tiền đồn của tôi. Sau lần viếng thăm đó , tôi kết bạn với Ái Lan và tình bạn của chúng tôi ngày càng thân thiết hơn. Thời gian ấy, mặc dù xa nhà và bận rộn với những chuyến công tác khắp cả vùng Mang Cá , Tring Tường, Ba Rinh, Kinh Tây , Giòng Các , nhưng mỗi lần tôi có cơ hội được về tỉnh là không bao giờ tôi quên đứng đợi ngoài cổng trường Hoàng Diệu giữa buổi trưa hè để đón Ái Lan giờ tan trường về. Mỗi lần như vậy, Ái Lan vui lắm, nàng kể hết chuyện nhà rồi đến chuyện học hành , thi cử trong trường cho tôi nghe. Còn tôi thì kể cho Ai Lan nghe những ngày hành trình xuôi ngược khắp tỉnh Sóc Trăng , những buổi chiều buồn nơi tiền đồn cô đơn, vắng vẻ, nhìn đàn chim tung bay về tổ mà ước ao được như cánh chim trời để bay về nơi xứ Vũng Thơm.

Thời gian chúng tôi gặp nhau thật là vui vẻ. Những buổi lễ dâng bông , người anh họ của Ái Lan, cùng đơn vị với tôi , thường mời tôi về Vũng Thơm rồi ghé lại thăm cha mẹ và ăn cơm với gia đình nàng.  Ông bà vẫn coi tôi như một người khách quý từ SàiGòn. Còn tôi vẫn xem ông bà và Ái Lan như một gia đình thứ hai của tôi, và Mỹ Lan lúc nào cũng là người em bé nhỏ của tôi.

Tôi bắt đầu biết nhảy "lầm thon" trong các buổi hội hè, và càng lúc tôi càng cảm thấy mình không còn là khách của Vũng Thơm nữa, mà là một trong những người dân sinh sống ở đất Vũng Thơm này. Những dịp Tết, Trung Thu tôi mua quà tặng gia đình Ái Lan. Những dip sinh nhật hoặc Noel, tôi gởi về tận Đà Lạt để mua những thiệp có hoa "Pensez-moi" hay "Forget-me-not" của xứ hoa anh đào để tặng Ai Lan, và nàng rất thích những mẫu thiệp cầu kỳ và đầy ý nghĩa mộng mơ của Đà Lạt sương mù. Tôi thường nói với Ai Lan là một ngày nào tôi ước gì sẽ đưa Ai Lan đến vùng đồi núi đất đỏ của Cao Nguyên Lâm Viên Đà Lạt, nơi đó có thác Cam Ly, thác Gougah, thác Prenn, có vườn Bích Câu, có hồ Than Thở nơi vòng eo của trấn Chi Lăng, có rừng Ái Ân, có Valley d'Amour Thung Lũng Tình Yêu va những Đồi Cù dưới chân Giáo Hoàng Học Viện, cũng như tản bộ leo đỉnh dốc nhà thờ con gà để được nhìn thành phố Đà Lạt đỏ thắm màu hoa anh đào ẩn hiện dưới cơn mưa phùn của trời Noel lạnh giá.

Càng lúc tôi càng cảm thấy tâm tư va tình cảm của tôi đối với Ái Lan càng thấm thiết hơn, nhưng tôi thực sự không dám nghĩ đến và không dám thố lộ điều này cùng ai, vì hoàn cảnh của tôi lúc bấy giờ như kiếp phiêu bạc giang hồ, rày đây mai đó, không có thời gian nhất định, không có một nơi nào để dừng chân cho trọn nghĩa. Suốt ngày lặn lội khắp bưng biền Thạch Phú, Sung Dinh, Giòng Các vá Thanh Trị vì bổn phận của người trai trong thời chiến loạn.

Một ngày thật là buồn, ngoài trời mưa rơi tầm tã, Ái Lan đã đến tận tiền đồn để thăm tôi. Nàng khóc và cho tôi biết là nàng đã thương tôi từ lâu rồi, nhưng nàng không dám nói và bây giờ thì đã quá muộn màng, vì nàng không còn cách lưa chọn nào hơn là phải vâng lời cha mẹ để đính hôn cùng một người con trai xa lạ nghe đâu ở tận Biên Hòa. Tôi như người chợt tỉnh giấc cơn mộng du, tâm hồn tôi tan vỡ thành từng mảnh vụn. Tôi câm lặng không biết nói điều gì để cố đè nén lại cơn hối hận đang dâng cao trong lòng tôi. Lỗi tại tôi trăm phần. Tại tôi không dám nói tiếng nói chân thành tận trong lòng tôi vì những định kiến về phong tục tập quán, nghi lễ, tư cách và danh dự. Tôi thực sự đâu có ngờ tôi có một mối tình đẹp như vậy, mà chính tôi lại để cho nó vụt khỏi tầm tay vì sự câm lặng của bức tường lễ giáo. Mối tình thầm lặng của tôi ví như tình yêu chân thật của thằng gù Quasimodo trên gác chuông vắng vẻ của nhà thờ Đức Bà Notre Dame de paris khi nhin thấy nàng Esméralda của đại văn hào Victor Hugo. Tôi thở dài và tự nghĩ hình như Thượng đế luôn an bài, không có một cuộc tình nào được trọn vẹn, và không có một tình yêu nào được vĩnh viễn như đã xảy ra trong suối cuộc đời của người bác sĩ đa tình Zivago.

 

Cho tôi ép nốt giòng dư lệ

Rỏ xuống thành thơ khóc chút duyên

(T.T,KH.)

 

Ngày cưới của Ái Lan, tôi không muốn làm chứng nhân cho một cuộc tình đã đổ vỡ. Tôi tình nguyện vào tận công tác của tỉnh Cần Thơ, nơi đó chỉ có tôi và trời đất mênh mông để cố quên đi tất cả những kỷ niệm đau buồn và hối hận của dĩ vãng.

Nhưng niềm đau đã buốt giá nơi tim tôi, và tôi muốn gởi cho Ái Lan những dòng thơ tạ lỗi:

 

Thôi nhé nghe em,

Mình xa nhau từ đây.

Thôi nhé nghe em,

Mình xa nhau mãi mãi.

Em về cuối chân mây,

Tôi một mình ở lại.

Duyên tình này,

Tôi xin nhận hết đắng cay...

(lần cuối cho em)

 

Kể từ đó, ngày tháng qua mau, tôi in dấu giày sâu trên khắp các ruộng đồng của quê hương Sóc Trăng để đếm bước thời gian va tìm vui trong cuộc sống, nhưng hình ảnh của Ái Lan vẫn không thể nào chìm dần trong ký ức của tôi.

Ngày tôi rời Sóc Trăng, tôi đã thực sự để lại con tim của tôi nơi vùng đất thương yêu và tràn đầy kỷ niệm đó, kỷ niệm của một khung trời bé nhỏ Xây Đá, Trà Canh, Trà Quít, Ngã Ba An Trạch và Vũng Thơm, nơi mà tôi đã sống những ngày hạnh phúc và êm đềm.

Để bây giờ nơi nầy, ở một vùng trời xa lạ mà tâm hồn tôi vẫn luôn hướng về phía bên kia bờ biển Thái Bình Dương, Việt Nam quê hương yêu dấu của tôi đó. Nơi có quê hương Sóc Trăng và có trái tim ở lại với mảnh đất quê nghèo , với dòng sông nhỏ, mái nhà tranh, lũy tre làng và hình ảnh người em gái nhỏ, dễ thương nơi cổng trường nữ trung học Hoàng Diệu ngày xưa.