Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

VỀ NƠI “ĐÃ CHÔN NHAU CẮT

RÚN-TRỔ THƠ TỪNG CHÙM”

 

LUÂN HOÁN

 

 

Đối với tôi, Hội An là một tên gọi đầm ấm, thân quen như tên một người yêu chung tình. Đã tiêu pha năm mươi năm của cuộc sống, đã trôi nổi nhiều nơi tên trái đất, giòng máu tim tôi chưa chắc còn nồng đầy, nhưng hình như lúc nào cũng dạt dào những lượn sóng êm đềm của giòng sông Thu Bồn xanh biếc, vỗ về da thịt Hội An.

Tôi có cái may mắn được chào cuộc sống trong lòng phố cổ nhỏ bé này; lại càng được may mắn, chỉ có duyên hít thở liên tiếp cái không khí của cõi Hội An trong vòng năm năm đầu đời.  Năm năm, một chiều dài quá ngắn nhưng đã vừa đủ để một não óc non nớt, một trái tim trong suốt chụp bắt, lưu giữ đến trọn đời những hình ảnh ngọc ngà nhất.  Tôi ngây ngô tin rằng: thời gian càng dài, kỷ niệm càng đầy thì lòng tưởng nhớ, mến thương càng hao hụt. Và tôi đã bằng lòng, rất bằng lòng với cái gia tài kỷ niệm nghèo nàn, gầy vốn trên vuông đất đã chôn nhau, cắt rún của mình, bởi lẻ, trong cái nghèo đó, tôi thấy giàu mãi ra những nhớ nhung, thương mến.

Đã biết bao nhiêu lần tôi ngồi một mình, nằm một mình, đi một mình và miên man nhớ về Hội An. Một cây vông đồng già đầu ngõ phố, một mái hiên thả gió tự do, một vuông sân cát lúc thúc hai máu đầu để chỏm...ngày tháng, ngày tháng dần qua, một kẻ học đòi đùa chơi với ngôn ngữ, một kẻ không biết đã về đâu, còn tồn tại hay đã bị hủy diệt? Kẻ đùa chơi với vần điệu là thằng tôi hư hỏng này. Kẻ biệt tăm vô tích kia là người bạn đầu tiên trong pho danh sách bằng hữu dày cộm của chàng mê thơ, tôi.

Không hình dung nổi khuôn mặt, không gợi nhớ nổi phương danh, nhưng rõ ràng bên tôi, thỉnh thoảng vẫn phảng phất hình dáng người bạn xưa với cái vỏ nghêu đầy cát, cái lông gà mướt hương tay. Người bạn đó không chỉ sống trong tôi bằng mường tượng, anh còn sống trong tôi bằng một vết hằn da thịt thân thương. Ôi làm sao có thể tin vết răng sữa ngày xưa vẫn hiện diện trên lớp da bụng dày bụi đời của mình.  Tôi sờ lên vết cắn, cho tay và lòng cùng thấy lại chiếc răng, ngậm ngùi thay kỷ niệm. Cái xót xa dịu dàng tình cờ làm ngây ngất vu vơ...

Chồi kỷ niệm đầu đời của tôi nẩy mầm từ Hội An chỉ đơn giản như thế. Nghèo nàn quá. Đã nhiều lần tôi tự bắt mình lừa mình dùng ngôn ngữ ươm cho thật xanh, nhưng lần nào cũng đầu hàng, cũng bỏ cuộc nửa chừng. Cái bất tài của tôi ở đó, cái hữu tài của tôi cũng ở đó. Có kỷ niệm nào vẽ ra mà không mất đi nhiều nét đẹp. Có chút ngụy biện cũng chả sao. Cái lười biếng hỗ trợ cho cái ích kỷ, không chừng.

Sau năm 1955, tôi có dịp ghé thăm Hội An thường hơn, mặc dù mái gia đình của ba má chúng tôi không còn ở cổ phố này; ông bà tái lập nghiệp tại Đà Nẵng. Mỗi lần vào Hội An tôi mang cái cảm tưởng mình là một khách lạ.  Càng về thăm, càng lạ dần. Càng lạ dần, tôi càng thu vén cho mình được nhiều kỷ niệm. Cái mâu thuẫn này có vẻ ngớ ngẩn, nhưng riêng tôi, nghiệm rất đúng. Gia tài kỷ niệm về Hội An của tôi giàu hẳn ra theo cái chiều dày của danh sách bằng hữu. Những Thành Tôn, Thái Tú Hạp, Hoàng Quy, Tống Nhạn, Tống Văn Diệu, Hoàng Lộ, Duy Mãnh, Nguyễn Quới...mang đến cho tôi thật nhiều hình ảnh. Có điều lạ là trong rừng mặt mũi này không có được một bóng hồng, ngoại trừ Ỷ Vân mới ngộ nhau sau này tại Đà Nẵng.

Những đêm ôm Hội An mà ngủ của tôi cũng chưa vượt nổi số lượng ngón tay, trong khoảng thời gian hai mươi năm kể từ 1955-1975. Hai đêm để chuẩn bị và làm học sinh trường Trần Quý Cáp. Một đêm thức trắng tán dóc với Thái Tú Hạp ở sân Chùa Phước Kiến. Một đêm uống nước mìa với Nga, Đại Lộc. Một đêm ăn cao lầu với Quyên, Thanh Bình. Một đêm lau nước mắt cho Lý, Phước Ninh. Một đêm hộ tống Dương Phù Sao (Phan Duy Nhân) đến chiêu dụ Ngân Hà.  Vỏn vẹn chỉ có thế. Sáng đi chiều về, vài ba tuần một bận. Tổ ấm của người chị đầu tôi ở 56 Phan Chu Trinh 56 Phan Chu Trinh vẫn xếp tôi vào loại thượng khách, bởi lòng thương em vô biên của chị, bởi sự kính quý của các cô cháu gái mặn mà nhan sắc: Quê, Xuân, Quyền, Hòa nhưng đã không giữ được tôi qua đêm với Hội An.  Cái gì làm tôi ngần ngại với bóng tối của cổ phố giàu nghệ thuật này? Không có lý do nào chính đáng.  Tôi thèm đi, thèm nhìn, thèm rong chơi nhưng rất lười ăn, lười ngủ. Chiều dài của một đêm nằm trong mùng nghe muỗi thở than trên một cái giường lạ hơi quả không hấp dẫn nổi tôi.  Tôi lại rất chán lặp lại những cuộc viếng thăm bất đắc dĩ đàn rệp ở Rạp Phi Anh, cũng ngán ngẩm trước những mai phục của bóng tối trong lòng đường quá hẹp.  Nhan sắc Hội An, theo tôi, chỉ quyến rũ dưới nắng ấm mặt trời. Ánh sáng phủ dụ tôi nhìn ngắm những mái nhà cũ kỷ, ngói âm dương liền sát nhau những cánh tay quàng vai thân mật.  Đầm ấm từ màu ngói âm dương nâu thẫm lẫn màu tường xam xám, làm nền cho những tảng rêu, những bụi cỏ hoang xanh mướt ngóng trời.  Tuy không đến nổi đi dăm phút trở về chốn cũ nhưng đường phố Hội An có lẽ còn ít hơn chỉ tay trong bàn tay giàu truân chuyên của tôi.  Ấy thế mà tôi không thuộc hết tên đường.  Nhà của Ỷ Vân tiểu muội ở gần Chùa Cầu.  Chùa Cầu nằm trên con đường mang tên..tên gì quên mất, quên thật. Tệ quá.  Chùa Cầu là nơi ba má tôi đã bán khoán bổn mạng thời trẻ nhỏ của tôi đấy mà.  Chùa dựng trên một giòng rạch, bao che một thân cầu lót ván. Hai đầu cầu có thờ phượng chó và khỉ. Dưới cầu, cỏ dại, sỏi đá và rác rưởi nhiều hơn là nước.  Chùa Cầu là một góc đẹp của tổng thể nhan sắc Hội An.  Tôi sẽ lầm lạc rất nghiêm trọng nếu giới thiệu ba hoa, mà bẩm sinh ưa lắm lời nên xin được dừng lại. Đã thế, các bạn đâu có thể cùng tôi ngồi nhịp chân đánh chén cờ tây với những Vương Thanh, Đyng Hoàng Sa, Hà Nguyên Thạch, Châu Văn Tùng, Hoàng Trọng Bân trong một mái lá nằm sát góc đa trên  con đường bắt đầu vào phố chính.  Con đường nào nhỉ? Lại quên tên! Ưu điểm nổi bật nhất của não bộ tôi là chóng quên, hay đúng hơn là chưa kịp nhớ. Đã viết hơn vài ngàn câu thơ, dù dở có dở thật, nhưng không lẽ không thuộc nổi mươi câu ưng ý của mình? Vậy mà tôi đã xuất sắc không nhớ. Trí óc nhỏ nhoi của tôi hình như đã dành riêng để đặc biệt nhớ đến Người: Người thân, người tình, người bạn...Và một phần nhỏ dành cho cảnh sắc tổng quát đã được những kỷ niệm đậm đà thăng hoa.

Nhớ về Hội An, viết về Hội An, thưa thật, tôi vừa thích vừa chán. Phải chi cứ lim dim mà hồi tưởng thì vẫn đã hơn. Khỏi mạch lạc, miễn đầu đuôi. Hình ảnh chen chúc ảnh hình theo nhịp thở, tuyệt biết bao nhiêu. Có bốn giờ trong trường Trần Quý Cáp để nghe tiếng trống trường, để nhìn trộm một vài khuôn mặt hoa đã là hạnh phúc.  Có những giây phút trôi theo đôi chân chữ bát của Trung Lùn để sút những trai bóng thật hoàn hảo, thật danh dự đã là hạnh phúc.  Tôi còn đợi gì ở Hội An?

Kỷ niệm có thể là những họa phẩm. Vẽ lại những kỷ niệm để bày chơi trong năm tháng lưu lạc cuối đời có nên chăng? Tôi đã cụt hứng từ lúc khởi đầu; ép hết sức mình, họa phẩm của tôi cũng nghèo nàn như trên. Không phải phần đất nào của quê hương mình cũng đều đẹp hơn cả, nếu nhìn bằng đôi mắt. Mừng thay, tôi đang nhìn lại Hội An thân thương bằng trái tim.

LUÂN HOÁN.