Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

THƯƠNG VỀ QUẢNG NGÃI

 

 

 

Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa

Nguyễn Du

 

Viết về một địa phương là điều rất khó, viết về quê hương mình lại càng khó hơn, nhất là đối với những kẻ đang ngàn trùng cách biệt như chúng ta. Thương làm sao những kỷ niệm mật ngọt thiết tha? Nhớ làm sao những đắng cay buồn tủi! Mấy ai trong chúng ta - trong kiếp sống lưu đày này - lại chẳng hơn một lần gặm nhấm nỗi xót xa khi nhớ về quê mẹ thân yêu? Một văn hào Pháp đã viết: “Có thể nói tạo hóa đã cột chân mọi người vào nơi chôn nhau cắt rốn bằng một thứ nam châm vô hình. Điều lạ lùng và cao cả là ta luyến nhớ cố hương đẹp hơn cả” đã là đề tựa cho một bài tập đọc, học thuộc lòng trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư của tuổi học trò ở trường làng thuở ấu thơ.Trong niềm thương nỗi nhớ, người viết muốn gợi lại một ít - rất ít - những hình ảnh, những nét đặc thù về quê hương mình: tỉnh Quảng Ngãi.Ước mong sẽ được đọc rất nhiều những bài viết về tổ quốc Việt Nam khắp các miền để cùng sưởi ấm lòng nhau trong kiếp sống ly hương và để - dù cuộc sống tại xứ người có đầy đủ, có giàu sang, có sung sướng mấy đi nữa - quê mẹ vẫn còn mãi mãi trong tim chúng ta.Dòng nước cuốn theo bóng mây về đâu? Lặng lờ Trà Khúc nước trôi mau vấn vương qua nhịp cầu... Đường đồi lên Thiên Ấn dốc xa xa, lơ lửng áng mây vành trên mái chùa xưa im vắng... Đó là lời ca trong nhạc phẩm Thương Về Quảng Ngãi lai láng tình cảm mà khoảng trước 1960 cô bé Hồng Vân thường hát và chiếm giải nhất trong lần thi văn nghệ toàn tỉnh dành cho thiếu nhi, những thành công đầu đã góp phần đưa cô thành nữ nghệ sĩ sáng chói vừa hát vừa ngâm thơ trong ban tam ca Đông Phương sau này.Quảng Ngãi là khúc ruột của miền Trung. Từ phương nam đi ra, qua khỏi rừng dừa Tam Quan, Chương Hòa của tỉnh Bình Định là du khách gặp đèo bình Đê để bước vào lãnh thổ Quảng Ngãi. Dưới chân đèo thoải dốc xa xa là thôn Sa Huỳnh, miền thùy dương cát trắng và cũng là một trong năm cửa bể của Quảng Ngãi với nhiều di tích đặc biệt. Nơi đó các nhà khảo cổ đã đào được những dấu vết cổ tích tiền sử trước khi có Chiêm Thành gọi là nền “văn minh Sa Huỳnh”.Vào khoảng năm 1955, trong chiến dịch tiếp thu Quảng Ngãi và Bình Định của chính quyền quốc gia, một nhà thơ quân đội đã lưu lại bài Tình Quê Hương chan chứa và được phổ thành nhạc rất hay:

Anh về qua xóm nhỏ

Em chờ dưới bóng dừa

Nắng chiều vương mái tóc

Tình quê hương đơn sơ

Quê em nghèo cát trắng

Tóc em cũng vừa xanh

Anh là người lính chiến

Áo bạc màu đấu tranh...

 

Đến năm 1973, khi Hiệp định Paris bắt đầu có hiệu lực thì Cộng quân đã vi phạm ngay bằng cách xua quân chiếm Sa Huỳnh, lãnh thổ thuộc VNCH. Do đó Sư đoàn 2 bộ binh có dịp ghi thêm một điểm son trong bộ quân sử khi tập trung toàn lực tái chiếm Sa Huỳnh và chính đại diện Ba Lan trong phái đoàn Liên hiệp Quân sự cũng đã phải xác nhận là cộng sản vi phạm.Từ đèo Bình Đê chạy dọc quốc lộ số 1 về hướng bắc khoảng 90km, du khách sẽ gặp một vùng cát trắng gọi là Dốc Sỏi: ranh giới của hai tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Tín.Vùng đất sỏi cằn cỗi này khoảng 40 năm gần đây trong lịch sử cũng mang nhiều chứng tích. Từ 1945 đến 1954, Quảng Ngãi sống dưới gót sắt của Việt Minh, còn Quảng Tín (thuở đó còn thuộc tỉnh Quảng Nam) trở ra sống dưới chính quyền Quốc gia nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Vì vậy Dốc Sỏi là vùng tề, đồng bào từ các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi thường lén ra “buôn lậu” nghĩa là mua vải đồng hồ, đá lửa, thuốc tây, viết mực v.v... về bán lại. Cũng có nhiều người “vượt biên” qua vùng Quốc gia (Việt Minh gọi là trốn theo Pháp). Do đó địa danh An Tân (tên gọi chung của vùng ranh giới hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi) rất nổi tiếng thời bấy giờ.Sau 1965, eo bể của vùng ranh giới này là một căn cứ quân sự lớn tên là Chu Lai, nơi đồn trú của Sư đoàn 23 Hoa Kỳ và sau đó là Sư đoàn 2 Bộ binh. Dân chúng tụ tập về đây, buôn bán rất sầm uất.Phía đông Quảng Ngãi là biển Nam Hải với chiều dài gần 100km và có năm cửa biển: Sa Huỳnh, Mỹ Á, Cổ Lũy, Sa Kỳ, Sơn Trà. Do đó ngư nghiệp khá quan trọng: cá biển, tôm hùm, mực, nước mắm, muối.Phía tây Quảng Ngãi là dãy Trường Sơn trùng điệp và một phần tiếp giáp tỉnh Kontum. Quảng Ngãi có rất nhiều núi cao hiểm trở: Núi Cà Đam (còn gọi là Hòn Ông, Hòn Bà) cao độ 1600m, giữa hai quận Sơn Hà và Trà Bồng; núi Đá Vách, cao độ 1500m ranh giới giữa hai quận Minh Long - Sơn Hà. Đá Vách còn là tên một bộ lạc người Thượng thuộc quận Sơn Hà thường nổi lên chống chúa Nguyễn Phúc Khoát. Sau nhờ ông Nguyễn Cư Trinh dùng chính sách nhân hậu phủ dụ nên bộ lạc này mới thuần phục triều đình (khoảng giữa thế kỷ 18). Đến đời Tự Đức, bộ lạc này lại nổi lên cướp phá, nhờ có ông Nguyễn Tấn (người Quảng Ngãi làm Thị Lang sung Tỉnh Man Tiểu phú sứ) dùng chính sách vừa hòa nhã nhân từ, vừa mưu mẹo khôn khéo nên bình định được; núi U Bò ở xã Hà Khê, Sơn Hà cao độ 1200m. Ngoài ra còn rất nhiều núi trung bình cao độ khoảng 1000m.Miền thượng du chiếm hai phần ba diện tích toàn tỉnh nên lâm sản rất dồi dào: rất nhiều loại gỗ quí, đặc biệt tại quận Trà Bồng có nhiều quế nổi tiếng trên thị trường.Quảng Ngãi xưa vốn là đất của Chiêm Thành. Trải qua nhiều thế kỷ, dân tộc Chàm từng lấy miền đất Quảng này làm thành lũy ngăn cuộc nam tiến của dân tộc Việt. Hiện nay tại địa phương còn lưu vài di tích lịch sử như thành Châu Sa (xã Sơn Thành quận Sơn Tịnh), thành Cổ Lũy (quận Tư Nghĩa). Thỉnh thoảng đồng bào địa phương còn đào được nhiều tượng đá với nét điêu khắc tuyệt mỹ của nền văn minh Chàm. Tại xã Tư Hòa quận Tư Nghĩa còn độ khoảng 500 người mang họa chế (một trong bốn dòng họ chính của Chiêm Thành: Ôn, Ma, Trà, Chế) và có ngôi mộ tiền hiền của họ.Quảng Ngãi có bốn con sông chính là Trà Câu, sông Vệ, Trà Khúc, Trà Bồng (Trà do chữ Phạn là Jaya). Sông ở Quảng Ngãi - nhất là sông Vệ và sông Trà Khúc - không có lưu lượng lớn, lòng sông không quá rộng nên rất ích lợi cho nông nghiệp: dọc theo hai bờ của hai sông này, nông dân thường dựng các bờ xe nước tự động, đào nhiều kênh, mương để dẫn nước tưới ruộng.Quảng Ngãi có mười thắng cảnh đã được nhà thơ Nguyễn Cư Trinh (Tuần vũ Quảng Ngãi năm 1750) vịnh trong tập thơ Nôm Sãi Vãi là: Thiên Ân Niêm Hà, Thiên Bút Phê Vân, Long Đầu Hí Thủy, La Hà Thạch Trận, Liên Trì Dục Nguyệt, Cổ Lũy Cô Thôn, Thạch Bích Tà Dương, Hà Nhai Vãn Độ, An Hải Sa Bàn, Vân Phong Túc Võ.Về sau, các thi nhân địa phương còn vịnh thêm hai thắng cảnh nữa là: Vu Sơn Lộc Trường, Thạch Cơ Cầu Điểu.Đến nay, năm tháng và dâu bể của cuộc đời đã làm phai tàn vẻ đẹp của một thời vang bóng nên nhiều nơi du khách chỉ còn thấy những dấu vết lờ mờ.Quảng Ngãi có mười quận, gồm: Sáu quận miền trung châu: Đức Phổ, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn; bốn quận miền núi: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Trà Bồng.

Tỉnh lỵ đóng tại xã thị tứ Cẩm Thành là nơi đặt các cơ quan hành chánh cũng như quân sự và cũng là nơi buôn bán sầm uất nhất, mật độ dân cư đông đúc nhất.Thành bắt đầu xây dưới thời vua Gia Long (1807) tại xã Chánh Lộ đến năm 1815 mới xong. Thời chiến tranh Việt Pháp, thành bị phá hoại năm 1949. Những năm trước 1975, thành đổi tên là trại Hoa Lư, bản doanh của Sư đoàn 2 và Tiểu khu Quảng Ngãi.Hầu hết các tiệm buôn và hàng quán đều tập trung vào các đường phố chính: Quang Trung, Lê Trung Đình, Phan Bội Châu.Phía bắc thị xã là sông Trà Khúc với chiếc cầu xây lại năm 1966 dài 700m, tiếp giáp với núi Thiên Ân. Sông Trà từ phương tây đổ về chầm chập qua núi ông, cầu Trà Khúc rồi vòng cành tay thân ôm ngang lưng phố thị với bến Tam Thương lúc nào cũng tấp nập ghe thuyền. Phía nam thị xã là Cống Kiểu và xa hơn một đoạn là Thiên Bút phê vân...Ngoài ra Quảng Ngãi còn có hải đảo Lý Sơn về phía đông, cách đất liền 24km với chiều dải 7km, chiều ngang trung bình 3km, dân số khoảng 20,000 người. Từ 1945 đến 1954, Quảng Ngãi do Việt Minh kiểm soát nhưng Lý Sơn do chính quyền Quốc gia và có một phái viên hành chánh trực thuộc Đà Nẵng. Từ 1954 đến 1975, chính quyền hai xã Bình Vĩnh và Bình Yến của Lý Sơn trực thuộc quận Bình Sơn, có một phái viên hành chánh do tòa Hành Chánh Quảng Ngãi bổ nhiệm.Lý Sơn - còn gọi là cù lao Ré - với những rừng dừa, rừng chuối so le chồng chất từ ven biển đến núi đồi, với những ngôi nhà ngói có kiến trúc đặc biệt, với nhiều hang động, nhiều miệng núi lửa đã tắt lâu đời, với những bãi cát trắng loại đặc biệt thích hợp để trồng tỏi, trồng hành, với phi trường, với ngọn hải đăng là một phần đất vô cùng đặc biệt của Quảng Ngãi, rất thuận tiện để làm nơi nghỉ mát.Quảng Ngãi được toàn quốc biết đến là do ở phần địa lý nhân văn nghĩa là do nhưng con người được sinh ra bởi khí thiêng sông núi của miền địa linh này.Trong các tỉnh, thị của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ngày trước thì dân số Quảng Ngãi có hơn 800,000 người nghĩa là đứng hàng thứ ba sau Gia Định và Bình Định.Các thầy địa lý tại địa phương cho rằng: Tại Việt Nam, sông phát xuất trong nước thì sông Trà Khúc của Quảng Ngãi là dài hơn cả(?), núi ở quận Sơn Hà thuộc tỉnh Quảng Ngãi là cao nhất(?) nên thời nào tỉnh Quảng Ngãi cũng có người làm đến nhất phẩm triều đình.Sách Đại Nam Nhất Thống Chí xuất bản năm 1909 đã nhận xét về người dân Quảng Ngãi như sau: Đất xấu, dân nghèo nhưng tính kiệm ước. Địa thế tuy hẹp nhưng khí mạch rất hậu nên đời nào cũng sản xuất nhiều hạng danh thần, nhiều người trường thọ, nhiều sĩ phi đĩnh ngộ, tuấn tú.

Tập biên khảo Người Việt, Đất Việt xuất bản năm 1967 đã viết về người Quảng Ngãi như sau: Người Bình Định: khéo; người Phan Thiết: thực; người Khánh Hòa: nhã; những người Quảng Ngãi lại đảm hơn cả... Nước da bánh mật, nét mặt rắn rỏi, thân hình tầm thước chung của người Quảng Ngãi bộc lộ lòng dũng cảm và sức chịu đựng phi thường. Và câu “Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co” phản ảnh khá đúng về con người Quảng Ngãi (co: cự nự, đôi co).

Xin được lược kể sau đây một số nhân vật Quảng Ngãi mà tên tuổi đã vang danh khắp nước về phương diện này hoặc phương diện nọ theo dòng lịch sử của tổ quốc.

“Tả quân Lê Văn Duyệt: gốc làng Bồ Đề quận Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi. Công nghiệp của ngài đối với tổ quốc chắc mọi người đều biết. Thi sĩ Ưng Bình Thúc Gia Thị có thơ đề đền thờ Đức Thượng ông như sau:

Trăm trận gian nan là trang danh tướng

Trung can nghĩa khí là vị danh hiền

Hương hoa, lễ bạc đừng quên

Đi ngang Gia Định viếng đền Tả quân

 

* Cần chánh điện Đại học sĩ Trương Đăng Quế: Suốt thời quân chủ, không có vị quan nào mà hoạn lộ thênh thang và lâu bền như Đại thần Trương Đăng Quế: Sinh quán tại làng Mỹ Khê, xã Sơn Mỹ, quận Sơn Tịnh, cụ đậu cử nhân đầu tiên tại Quảng Ngãi (thời Gia Long), là đại thần liên tiếp bốn triều vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. (Dư luận trong giới quan trường và dân chúng Quảng Ngãi thời đó cho rằng với chức vụ đại thần, Trương Đăng Quế đã đem con trai mình tráo lấy con vua Thiệu Trị khi hai trẻ mới sơ sinh, nghĩa là vua Tự Đức chính là con của Trương Đăng Quế).* Nguyễn Thân: Người đầu hàng giặc Pháp, thẳng tay đàn áp các phong trào Cần Vương, Văn Thân, được quyền tiền trảm hậu tấu, sinh quán tại làng Thạnh Trụ quận Mộ Đức.* Trương Công Định : Anh hùng kháng chiến chống Pháp, sinh quán tại làng Tư Cung, xã Sơn Mỹ quận Sơn Tịnh. Cụ Nguyễn Đình Chiểu có thơ điếu Trương Công Định như sau:

Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ

Quản ấn Bình Tây đất vội chôn.

* Lê Trung Đình: Sinh quán tại xã Sơn Long, quận Sơn Tịnh, đậu cử nhân năm 1882 nhưng không ra làm quan. Khởi xướng phong trào Nghĩa Hội Cần Vương, được hưởng ứng mạnh mẽ tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Khởi nghĩa chiếm thành Quảng Ngãi năm hôm cách đây 100 năm về trước. Quân Pháp tấn công mạnh, dẹp tan quân cách mạng và xử chém Lê Trung Đình. Con đường buôn bán phồn thịnh nhất tại thị xã Quảng Ngãi mang tên nhà Cách mạng này.* Nguyễn Thụy: sinh tại xã Tư Nguyên quận Tư Nghĩa, đậu cử nhân năm 1903, hưởng ứng phong trào kháng thuế bị bắt đày đi Côn Đảo. Mãn hạn tù về tham gia Việt Nam Quang Phục Hội cùng với Thái Phiên, Trần Cao Văn, Lê Đình Dương (ở Quảng Nam).

Trực tiếp tham gia phong trào Văn, Thân, Cần Vương tại Quảng Ngãi còn phải kể đến quí vị Nguyện Tư Tân (quận Bình Sơn), Lê Ngang, Lê Khiết (quận Tư Nghĩa), Nguyễn Bá Loan (quận Mộ Đức) v.v....Trong lịch sử cận đại của nước nhà, người Quảng Ngãi hoặc liên hệ đến Quảng Ngãi đã giữ rất nhiều vai trò nòng cốt trong mọi lãnh vực của cả hai miền.* Lê Văn Tỵ: Cố thống tướng, người được cố tổng thống Ngô Đình Diệm tin cậy và đã có công lớn trong việc xây nền móng cho bộ Tổng tham mưu quân lực VNCH, sinh quán tại xã Đức Hoài quận Mộ Đức.* Nguyễn Ngọc Thơ: Cố phó tổng thống gốc làng Thu Xà quận Tư nghĩa.* Phạm Sanh: Nguyên là thợ hồ sinh quán tại ấp Bắc Môn thị xã Quảng Ngãi, là một trong những người giàu có nhất miền Nam được cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tặng “công dân danh dự” và nổi tiếng qua vụ Nam Việt ngân hàng bị đóng cửa.* Ngô Đình Diệm: Cố tổng thống, quê ngoại ở làng Phước Lê quận Sơn Tịnh và những năm tại chức thường về để hương khói.* Phạm Văn Đồng: Viên thủ tướng trị vị lâu nhất thế giới, sinh quán tại làng Thi Phổ quận Mộ Đức. Cần ghi thêm vài chi tiết về gia đình của Đồng: Quảng Ngãi có mười quận thì quận Mộ Đức giàu nhất. Mộ Đức có 20 xã thì làng Thi Phổ giàu nhất và gia đình họ Phạm là giàu nhất của Thi Phổ. Gia đình của Đồng đại quan liêu, đại phong kiến. Bố của Đồng đậu phó bảng và anh em Đồng hoặc là tri huyện hoặc là thông phán.* Huỳnh Tấn Phát: Thủ tướng của cái gọi là chính phủ Cách mạng Lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, gốc người quận đức Phổ.* Trần Văn Trà: Có lẽ Quảng Ngãi là tỉnh sản xuất nhiều tướng lãnh Việt cộng nhất. Phần lớn các viên tướng này đều phát xuất từ lò du kích Ba Tơ. Trà sinh quán tại xã Sơn Hội quận Sơn Tịnh. Cùng xã với Trà còn có Võ Bẩm viên tướng được Hồ Chí Minh trao tặng thanh kiếm trước khi lên đường vào Nam với sư mạng khai sinh đường mòn Hồ Chí Minh trong âm mưu thôn tính toàn bán đảo Đông Dương. Đa số những viên tướng này đã bị thất sủng hoặc lu mờ, trừ tên Trần Kiên (trung tướng người quận Tư Nghĩa), qua hai kỳ đại hội vừa rồi đều giữ chức Bí thư Trung ương Đảng kiêm Trưởng ban Kiểm soát Trung ương Đảng.Về văn thơ, một số văn, thi sĩ Quảng Ngãi đã nổi tiếng từ thời tiền chiến:* Tế Hanh: Sinh quán tại quận Bình Sơn, được giải thưởng của Tự Lực Văn Đoàn qua thi phẩm Nghẹn Ngào, nổi tiếng qua những bài thơ về quê hương như Con Đường Làng, Quê Hương v.v...* Bích Khê: Sinh quán tại quận Tư Nghĩa, nổi tiếng qua thi phẩm Tinh Huyết.* Nguyễn Vỹ: Sinh quán tại quận Đức Phổ, nổi tiếng qua các bài thơ Sương Rơi, Gửi Trương Tửu. Chủ bút nhật báo Dân Ta, tạp chí Phổ Thông, chủ xướng Tao Đàn Bạch Nga. Tác giả nhiều tiểu thuyết, khảo luận, thơ giá trị như: Hai Thiêng Liêng: Tuấn, Chàng Trai Nước Việt: Cái Hoang Vu... Một thời đã viết các phóng sự, tùy bút dí dỏm qua bút hiệu Diệu Huyền trong mục “Mình ơi” trên tạp chí Phổ Thông.Về nghệ sĩ sân khấu, ngoài Hồng Vân còn hai người nữa là Thanh Tuyền, ca sĩ nổi tiếng trước 1975, nguyên quán tại quận Mộ Đức; Trà Giang, tài tử điện ảnh số một kiêm đại biểu Quốc hội của bạo quyền Hà Nội, sinh quán tại thị xã Quảng Ngãi.Về hội họa thì khoảng thập niên 1960, họa sĩ Nghiêu Đề (gốc quận Sơn Tịnh) đã tạo được những kết quả đặc biệt trong bộ môn nghệ thuật này, được tặng huy chương bạc trong triển lãm hội họa mùa xuân 1961 và được cử đi ngoại quốc.

Sinh ra và lớn lên tại Quảng Ngãi, với tuổi trung niên, tôi đã chứng kiến đầy đủ hoặc trực tiếp tham dự, gánh chịu những sôi động của quê hương qua ba biến đối đặc biệt trong lịch sử cận đại của đất nước.Là quê hương của tranh đấu nên những đổi thay thời cuộc 1945-1954-1975 tại Quảng Ngãi bao giờ cũng kinh hoàng.Thuở 1945, Việt Minh đã chủ trương tàn sát biết bao người yêu nước, lương dân và tín đồ các tôn giáo - nhất là Cao Đài - bằng súng, bằng dao, bỏ biển, chôn sống v.v...Nhà Cách mạng Tạ Thu Thâu đi khắp nơi được bình yên, nhưng đến Quảng Ngãi dù đã đưa thư Hồ Chí Minh gởi cho mình vẫn bị chém tại xã Tư Thuận Tư Nghĩa. Rồi những chính sách thuế nông nghiệp, nuôi quân, phóng tay phát động quần chúng, tổng động viên của Việt Minh đều được thực hiện triệt để tại Quảng Ngãi.Suốt 21 năm dưới chính quyền VNCH, Quảng Ngãi là nơi sôi động nhất nước về ý thức hệ. Chiến tuyến rõ ràng, thù bạn phân minh. Các địa danh như núi Ông, núi Tròn, Gia Vực, sông Rè, núi Sứa không thể nào phai mờ trong ký ức của các chiến sĩ VNCH. Những trận đánh lừng danh như Sa Huỳnh, Thạch Trụ, Ba Gia, Vạn Tường v.v... là dịp mà tập đoàn đỏ xua hàng vạn người - đa số ở lứa tuổi 17, 20 - vào cõi chết qua các đợt tấn công biển người.Sau ngày 24/3/75 (ngày tỉnh Quảng Ngãi bị cưỡng chiếm), sự tàn bạo tân kỳ gấp bội so với thời 1975. Biết bao là hố chôn sống tập thể các cán bộ cơ sở của chính quyền Quốc gia. Những hầm phòng thủ quân sự ngày trước là nơi Cộng sản lùa cán bộ Quốc gia vào rồi bấm mìn xong lấp đất.Thế giới đã từng lớn tiếng lên án vụ thảm sát Mỹ Lai nhưng nào ai có biết được rằng chính tại nơi đây Cộng sản đã chôn sống tập thể các cán bộ xã, ấp miền đông quận Sơn Tịnh?Tôi đã nghe đồng bào chứng kiến tại chỗ những vụ thảm sát kể lại rất đầy đủ từng hình ảnh, từng chi tiết.Tôi đã chia xẻ đắng cay, tủi nhục với anh em, bạn bè, chiến hữu suốt chín năm trong các trại tù trên chính quê hương mình.Ở những nơi khác thì những người đã từng là thủ tướng, là tổng bộ trưởng, là tướng lãnh, là tổng giám đốc... có thể sau sáu, bảy năm đi tù đã 'được khoan hồng', nhưng Quảng Ngãi thì khác hơn nhiều. Những cán bộ cơ sở như ấp trưởng, xã trưởng, đoàn trường xây dựng nông thôn, trung đội trưởng nghĩa quân đã phải ở tù tám, chín năm. Và trong tù mặc dù thường trực đối diện với lưỡi lê, với nhục hình, với đói khát thiếu thốn, anh em vẫn vô cùng anh dũng, vô cùng hiên ngang.Mồ hôi tôi đã thấm khắp đồi, dốc, núi rừng, ruộng rẫy của quê hương. Quê hương mãi mãi trong tôi. Làm sao tôi có thể viết hết về quê hương mình trong khuôn khổ giới hạn của một bài báo hay cả trong một khảo luận trường thiên? Làm sao người Việt ly hương có thể viết được hết về tổ quốc thân yêu của mình? Nỗi buồn nhớ, niềm luyến thương chỉ ghi được bằng ray rứt chịu đựng chứ không thể diễn tả được bằng lời, không viết được bằng giấy mực.Dường như một nhà văn ngoại quốc nào đó đã viết: trong tất cả mọi nỗi khổ đau, cái nào thời gian cũng có thể làm nguôi ngoại, trừ một cái không nguôi được, đó là nỗi khổ đau phải xa quê hương.Người viết muốn xin được tiếp theo: Vậy thì chúng ta, những người Việt ly hương, phải cùng nhau làm nguôi nỗi khổ đau của mình... Nào? Xin hãy nắm tay...Người viết xin đốt nén hương lòng vọng về quê mẹ thân yêu, xin nhắn gửi, xin chia xẻ niềm thương nỗi nhớ, lòng xót xa đến những người con miền núi Ân, sông Trà đang lưu lạc khắp các nơi trên quả đất không mấy to lớn nhưng sao quá bao la xa xăm này?Trí nhớ đã phai nhạt khá nhiều bởi thời tao loạn, sách vở và tai liệu lại không có nên bài viết nhất định có nhiều thiếu sót hoặc không chính xác, mong quí vị cùng các bậc cao minh, vì lòng chân thành tha thiết của người viết, rộng thứ cho.Cầu mong những ngày mai thật an lành cho đồng bào ruột thịt, cho quê mẹ Quảng Ngãi thân yêu. Cầu mong cho những ngày mai ấm no thật sự cho đồng bào Việt Nam, độc lập thật sự cho tổ quốc Việt Nam...